watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:04:4126/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > NƯỚC NGOÀI > Robinson Crusoe - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Robinson Crusoe
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 10

Chương 5

Tới nơi, tôi đóng ngay chiếc bè. Kinh nghiệm lần trước giúp tôi khéo tay hơn. Chiếc bè này không cồng kềnh như chiếc trước mà cũng không phải chở nặng quá. Tuy nhiên tôi vẫn mang về được rất nhiều thứ có ích. Tôi tìm thấy trong kho đồ mộc mấy túi đinh và sắt nhọn, một cái khoan lớn, có đến hơn chục cái búa, rìu và một hòn đá mài. Tôi để riêng ra cùng với mấy thứ khác của người pháo thủ, như vài thanh sắt, hai thùng đạn, bảy khẩu súng và thêm vào đó một khẩu súng săn, một ít thuốc súng, một túi lớn đựng đầy đạn ghém cỡ nhỏ.

Mấy thùng thuốc súng sao mà đồ sộ và nặng đến thế! Tôi phải đục thùng lấy thuốc súng ra dần dần, chia thành nhiều gói đem bỏ lên bè. Công việc ấy cũng làm tôi mất thêm một số thì giờ. Vào đến đất liền với ngổn ngang trăm thứ như thế, tôi dựng ngay một cái lều nhỏ bằng tấm vải buồm lấy ở tàu về và những cọc nhọn đã chuẩn bị sẵn sàng. Tôi mang vào trong lều tất cả những thứ có thể bị hỏng vì mưa nắng ngoài trời. Sau đó, tôi xếp những hòm và thùng rỗng, cái này chồng lên cái kia, thành một bức lđá vây quanh chiếc lều để bảo vệ tài sản của tôi, chống những cuộc tấn công của bất cứ kẻ địch nào. Tôi lại dựng mấy tấm ván phía trong và một cái hòm rỗng bên ngoài để chặn lối ra vào. Sau khi luồn hai khẩu súng ngắn xuống dưới gối và đặt khẩu súng săn bên cạnh mình, hôm ấy là buổi đâu tiên tôi được đặt mình xuống giường, đánh một giấc ngon lành cho tới khi trời sáng rõ. Tối hôm qua tôi bị mệt đến mức không ngủ được mấy chút, rồi cả ngày hôm nay lại làm việc không nghỉ, suốt ngày ra tàu lấy các thứ về rồi lại chuyển lên bờ đưa về lều. Kho chứa đồ của tôi có thể coi là một tài sản lớn nhất riêng cho một người. Tuy nhiên tôi vẫn chưa thỏa mãn. Chiếc tàu còn đứng vững ngoài kia thì tôi còn phải ra mà lấy cho kỳ hết tất cả những gì có thể đem về được. Ngày nào tôi cũng ra tàu vào lúc nước triều rút, hôm lấy về thứ này, hôm đem về thứ kia. Đặc biệt trong chuyến đi thứ ba, tôi lấy về tất cả những đồ dùng đi biển: dây chăo loại nhỏ, sợi gai bện thừng, một tấm vải thô và cả cái thùng thuốc súng bị thấm nước. Cái gì có thể lấy về được là tôi không từ. Tôi không quên tất cả những lá buồm các cỡ, từ cái to nhất đến cái nhỏ nhất, trong hoàn cảnh này, nếu không dùng làm buồm thì cũng dùng làm vải thô. Tôi cắt thành từng mảnh đem dần về.

Sau năm sáu chuyến đi như thế, tưởng rằng trên tàu chẳng còn gì đáng giá nữa, đột nhiên tôi vớ được một thùng lớn đầy bánh khô, ba thùng rượu mạnh, một hộp đường đen và chừng một thùng bột mì rất mịn. Cả chừng ấy thứ vẫn tốt nguyên, chưa bị nước mặn làm hỏng. Thật là thích thú quá chừng! Tôi vội vàng lấy hết bánh khô trong thùng ra đem gói vào trong những miếng vải buồm đã cắt sẵn, rồi bỏ lên bè chở vào bờ. Chuyến này cũng yên ổn và rôm rả không kém những chuyến trước. Ngày hôm sau, tôi lại đi một chuyến nữa. Những chuyến trước, tôi đã lấy tất cả những gì có thể mang đi được một cách tương đối nhẹ nhàng. Lần này tôi nhằm vào những dây chão lớn. Tôi bắt đầu chặt những dây lớn nhất thành từng đoạn vừa sức tôi kéo đi, rồi chất hai dây chăo, một dây tam cố và đồ sắt, linh tinh thành một đống. Tôi lại cưa hai cái trục buồm lớn ra đem kết thành một cái bè lớn, chuyển tất cả cái đống nặng nề đó lên rồi chèo đi. Nhưng bản thân chiếc bè đã nặng quá lại chở quá sức, cho nên khi tới cái vũng hôm trước, tôi không điều khiển nổi bè nữa. Thế là bè bị lật, hất tôi và tất cả đồ đạc xuống nước. Tuy chính mình không bị tai nạn gì vì bè đã vào gần tới bờ, nhưng chuyến này tôi bị thiệt hại khá nhiều, nhất là các đồ sắt định dùng vào một số việc cần thiết. Cũng may nước triều xuống cạn, tôi vớt được lên bờ hầu hết những đoạn dây chão và một ít đồ sắt. Tôi cứ phải lặn xuống ngoi lên mãi nên mệt nhoài. Từ hôm đó, tôi vẫn tiếp tục mỗi ngày một chuyến ra tàu để lấy tất cả những gì có thể chở về được. Tôi đã lên đất được mười ba ngày và ra tàu được mười một chuyến. Tôi đã lấy về tất cả những thứ mà sức một con người đơn độc có thể lấy và đem đi được. Tôi tin chắc rằng nếu trời cứ tốt, mặt biển cứ lặng, tôi sẽ lấy về được tất cả chiếc tàu, từng mảnh từng phần một. Tôi trở ra chuyến thứ mười hai, nhưng biển bắt đầu động nên không đóng bè chở thêm được. Bất ngờ tôi lục trong ngăn kéo viên thuyền trưởng được một số tiền vàng đủ các loại, mươi chiếc dao cạo và một tá dao ăn. Tôi định bỏ số tiền lại vì bây giờ nó vô dụng quá chừng, nhưng sau tôi cũng đem gói lại cùng với dao vào một miếng vải buồm. Tôi ôm lấy cái gói, nhảy xuống biển bơi vào bờ trước khi mặt biển nổi sóng lớn. Tôi cũng không ngạc nhiên lâu.

Một ý nghĩ chợt đến đã an ủi tôi: may mà mình không bỏ phí một chút thì giờ nào, không ngại khó khăn, không sợ mệt nhọc, đã lấy được hết mọi thứ cần thiết dù ít dù nhiều. Bây giờ nếu có còn chút thì giờ nào nữa cũng chẳng còn gì đáng kể mà lấy. Từ nay tôi phải lo tìm cách ổn định cuộc sống, đề phòng kẻ địch như người hoặc thú rừng. Tôi cân nhắc măi những kinh nghiệm làm nhà và các kiểu nhà, không biết bây giờ nên đào một cái hang sâu hay dựng một túp lều. Cuối cùng tôi quyết định làm cả hai thứ. Tôi cũng muốn giới thiệu với các bạn toàn bộ "dinh cơ" của tôi vì chắc cũng có nhiều điều đáng được các bạn chú ý. Trước hết, tôi nhận thấy chỗ ở tạm của tôi bây giờ không thích hợp để làm nhà vì vừa thấp vừa lầy lội, lại chẳng gần nguồn nước ngọt nào. Tôi bèn đi tìm một chỗ ở tốt hơn. Trong hoàn cảnh này, tôi thấy cần phải kết hợp cho được nhiều mặt thuận lợi. Trước hết, cần có đủ điều kiện để bảo đảm sức khỏe tốt, gần nước ngọt, tránh được ánh nắng gay gắt ở xứ này. Mặt khác, những điều kiện để tự bảo vệ chống những cuộc tấn công bất ngờ của kẻ thù cũng không thể thiếu. Sau nữa, tôi lại muốn có thể nhìn được ra ngoài biển cả để nếu thấy chiếc tàu nào qua lại sẽ tìm cách thoát khỏi đảo vắng. Há vọng này tuy mỏng manh nhưng tôi vẫn quyết tâm bám chặt lấy. Tôi tìm được một miếng đất bằng phẳng, nằm sát chân một ngọn núi cao. Sườn núi phía này thẳng đứng như tường, không dễ gì đi từ trên cao mà xuống đến chỗ tôi ở được. Bên dưới có một chỗ lõm vào giống như một cửa hang.

Nhưng bên trong chẳng có hang động hoặc đường hẻm. Tôi dựng nhà trên nền đất ngay trước chỗ lõm ấy. Một khoảng đất rộng chừng năm mươi sải và dài gấp đôi, trải ra trước mặt như một tấm thảm xanh, ba bề dốc thoải thoải về phía bờ biển. Làm nhà ở đó tức là phía bắc tây bắc ngọn núi, hàng ngày tôi có thể tránh nắng cho đến lúc mặt trời sắp lặn. Trước khi dựng lều, tôi vạch một đường vòng cung, bán kính từ chỗ đất lőm thẳng ra chừng mười sải còn đường kính chạy theo chân núi thì dài hai mươi sải. Theo đường vòng cung, tôi trồng hai dãy cọc gỗ thật chắc chắn, chôn sâu xuống đất rất vững, cao hơn mặt đất chừng năm bộ rưỡi và đẽo nhọn ở trên. Hai lớp rào trong ngoài cách nhau chỉ chừng sáu tấc bộ. Xong xuôi, tôi lấy những đoạn dây chão đã cắt đem đan lại thật sít nhau, vào giữa những cọc hàng rào, từ chân lên đến ngọn. Tôi lại đóng thêm những cọc gỗ khác cao chừng hai bộ rưỡi, áp chặt vào những cọc trước, để đỡ phía trong. Công trình ấy vững chãi đến mức không thể có người, hoặc con vật nào phá vỡ hay vượt qua được. Tôi đã dồn vào đó biết bao công sức, nhất là để cưa xẻ những cọc gỗ rồi kéo từ bến vào, dựng lên mà chôn sâu xuống. Tôi không làm cổng, nhưng lại làm một cái thang nhỏ để trèo qua rào, rồi kéo luôn thang vào bên trong. Như thế, chắc chắn tôi được bảo vệ rất cẩn thận để chống với mọi kẻ địch và từ ngày đó tôi mới được ăn ngon ngủ yên. Nhưng kể cũng thừa, vì suốt một thời gian dài về sau, thực tế chẳng thấy có kẻ thù nào đáng kể. Chính trong cái chỗ trú ẩn đó, hoặc gọi là cái pháo đài cũng được, tôi đã chuyển vào tất cả lương thực, khí giới, nói tóm lại, tất cả tài sản của tôi. Bên trong, tôi dựng một chiếc lều lớn có hai lớp mái để chống những trận mưa như trút và dai dẳng ở miền này. Trước hết, tôi dựng một lều trung bình, rồi làm một cái khác lớn hơn trùm lên, sau đó lại căng thêm một lớp vải nhựa đem từ tàu về.

Từ đó, một thời gian rất lâu, tôi không ngủ trên cái giường đem ở tàu lên nữa. Sẵn có chiếc võng rất êm của người hoa tiêu trước kia thường dùng trên tàu, tôi đem mắc trong lều để ngủ, vì tôi thích ngủ võng hơn. Tôi lại cất vào trong lều tất cả những loại thức ăn có thể bị mưa làm hỏng. Sau khi đã chuyển hết mọi thứ vào bên trong, tôi bịt kín hàng rào lại. Từ đó, tôi chỉ dùng cái thang để ra vào như trên kia đã nói. Công việc ấy xong xuôi, tôi bắt đầu đào sâu vào trong núi. Đào được bao nhiêu đất, tôi đều chuyển qua lều đem ra đổ vào chân hàng rào, dần dần thành một sân đất nện, cao hơn bên ngoài đến một bộ rưỡi. Chẳng bao lâu tôi đã đào xong một cái hang, vừa dùng làm chái, vừa dùng làm hầm chứa đồ, ngay sau lều. Tôi đã phải tốn rất nhiều tâm sức mới hoàn thành toàn bộ những công trình đó. ấy thế mà dạo ấy lại còn một số việc bất ngờ xảy đến làm tôi lo lắng thêm nữa.

Một hôm, trong thời gian đầu, tôi đương suy nghĩ về cách dựng lều và đào hầm, một đám mây đen và dày kéo đến rồi một cơn bão nổi lên. Bỗng nhiên, một tia chớp vụt sáng lòe và tiếp đó một tiếng sét nổ dữ dội. Sét nổ sau chớp là lẽ tất nhiên, cho nên tôi không sợ hãi gì. Nhưng một ý nghĩ vụt nảy ra cũng nhanh như chớp: "Không biết thuốc súng của mình ra sao rồi đây! Không còn thuốc súng thì mình kiếm ăn thế nào được!". Tôi lo ngại quá chừng, chỉ sợ kho thuốc súng có thể bị sét đánh nổ tung lúc nào không biết. ý nghĩ đó day dứt tôi đến nỗi vừa ngớt cơn băo, tôi vội tạm ngừng ngay tất cả công việc dựng hàng rào và lặt vặt khác để lo cất giấu thuốc súng. Tôi gấp rút làm những cái bao và những cái hộp để bỏ thuốc súng, chia thành nhiều gói cất ở nhiều nơi không cho bắt lửa, lỡ khi có một gói bị cháy. Như vậy muôn một có xảy ra chuyện gì thì tôi không bị mất tất cả thuốc súng. Tôi đã mất đến nửa tháng trời để hoàn thành công việc đó và tôi ước tính số một trăm rưởi cân thuốc súng của mình đã chia thành chừng một trăm gói nhỏ. Riêng cái thùng thuốc súng đã bị ướt thì không có gì đáng lo ngại nữa nên tôi đem cất vào trong cái hang mới đào, cao hứng tôi gọi là nhà bếp. Tôi giấu những gói kia vào những hốc đá thật khô ráo, và tất nhiên tôi hết sức chú ý để khỏi quên. Mặc dầu bận bịu như thế, không ngày nào tôi không đi dạo bên ngoài ít nhất là một lần, hoặc để giải trí hoặc để săn bắn kiếm thịt tươi, hoặc để biết thêm dần cảnh vật trên đảo. Mỗi lần đi ra, tôi đều đem theo con chó. Nó chạy quanh quẩn bên tôi, sục vào bụi đuổi chim hoặc thú ra cho tôi bắn. Lúc tôi ngồi nghỉ, nó nằm im bên cạnh, thỉnh thoảng ngước mắt nhìn tôi rất âu yếm. Có nó, tôi cảm thấy bớt được một phần cô quạnh.

Trong buổi đi dạo đầu tiên, gặp mấy con dê đực, tôi thích thú vô cùng. Nhưng rồi thích thú ấy cũng giảm bớt đi sau khi tôi thấy giống dê ở đây là một loại dê rừng, tinh khôn và chạy rất nhanh, khó lòng lại gần được chúng! Tuy thế tôi cũng không nản lòng; tôi tin thể nào thỉnh thoảng cũng bắn được một vài con. Quả nhiên về sau tôi đã bắn được chúng. Chú ý nghiên cứu theo dõi lối đi đường về của bầy dê, tôi nhận thấy mỗi khi tôi ở trong cánh đồng cỏ mà chúng ở trên núi thì chúng tỏ vẻ hoảng sợ, bỏ chạy trốn nhanh như biến. Nhưng khi chúng xuống gặm cỏ trong cánh đồng mà tôi đứng trên núi thì hình như chúng lại không để ý gì đến tôi. Tôi kết luận rằng có thể do một sự cấu tạo đặc biệt, mắt chúng luôn luôn nhìn xuống nên không thể thấy được dễ dàng những vật đứng cao quá tầm mắt. Từ đó về sau, hễ muốn săn dê, tôi lại leo lên núi để đứng cao hơn, và như thế thì muốn bắn bao nhiêu con cũng được. Ngay phát súng đầu tiên, tôi hạ được một con dê cái còn nuôi con, thành ra cũng không được hài lòng. Khi dê mẹ ngã xuống, dê con cứ đứng bên mẹ; lúc tôi vác con dê mẹ lên vai đưa đi thì con dê con cứ theo tôi mà về tới hàng rào. Tôi đặt dê mẹ xuống, bế con dê con lên, trèo qua hàng rào, đưa nó vào bên trong, há vọng có thể nuôi được nó. Nhưng nó không chịu ăn uống gì cả, nên buộc lòng tôi phải giết thịt nó vậy. Bữa đó tôi chẳng thấy ngon miệng chút nào. Cái nguồn thịt tươi ấy cung cấp thức ăn cho tôi trong một thời gian khá lâu. Tôi ăn uống rất dè sẻn, hết sức tiết kiệm lương thực, nhất là bánh khô, được chừng nào tốt chừng ấy. Tôi có nhà cửa hẳn hoi. Bây giờ cần phải thu dọn một góc để chất củi đốt. Nhưng tất cả những việc đó, từ cách thức mở rộng hang, đến những thứ thêm thắt dần vào cho cuộc sống được thoải mái và có nhiều thuận lợi hơn, sau này tôi sẽ có dịp nói nhiều đến. Bây giờ tôi muốn nói lên những điểm thuộc về con người của tôi, những ý nghĩ thay đổi trong đầu óc tôi trước một cuộc sống lạ lùng ít ai có thể tưởng tượng được.

Thực tế hiện ra trước mắt tôi thật là khủng khiếp: sau một cơn bão dữ dội trên một chiếc tàu bị trôi giạt, tôi bị ném vào hòn đảo hoang vu, cách xa những đường hàng hải hàng trăm dặm. Tôi cảm thấy cuộc đời tôi sẽ măi mãi bị chôn vùi trong cảnh ngộ éo le bi thảm này. Nghĩ như thế, nhiều lúc hai dòng nước mắt chảy dài xuống má than thân trách phận, buồn thay cho mình phải đày đọa thống khổ tới nông nỗi này. Nhưng tiếp theo những ý nghĩ yếu đuối ấy, bao giờ cũng có ngay những ý nghĩ lạc quan hơn. Một buổi đi dạo trên bãi biển, súng cắp dưới cánh tay, con chó chậm rãi đi theo sau từng bước, tôi suy nghĩ rất nhiều về hoàn cảnh hiện tại của mình. Ngay lúc đó, lý trí vốn biết cân nhắc điều hơn lẽ thiệt, đã nổi dậy chống lại những lời than vãn bi quan đó. Tôi tự nhủ: " Này, mình hiện đương ở trong một hoàn cảnh bi đát, đúng thế! Nhưng những bạn cùng tàu của mình hiện nay ở nơi nào! Chẳng phải là tất cả có mười một người trên tàu đó sao. Vậy thì mười người kia đâu rồiâ Cớ sao họ lại không sống sót, mà mình lại không chếtâ Vì sao chỉ có một mình ta thoát nạnâ Đàng nào hơnâ ở đây hay là dưới đóâ (đồng thời, tôi chỉ tay xuống biển). Liệu có nên nhìn nhận mọi sự việc cả mặt tốt lẫn mặt xấu khôngâ Chẳng lẽ những điều may mắn đã được hưởng lại không thể an ủi ta về những điều đau lòng được saoâ" Hơn nữa, nhìn lại, tôi thấy mình đã được thừa hưởng một tài sản khá lớn. Số phận tôi sẽ ra sao nếu không có chiếc tàu đã mắc cạn trên giải cát ngầm giữa biển, khiến tôi có thể ra lấy tất cả tài sản đó đem về cất trong khoâ Không có sự may mắn đó thì tôi biết làm thế nào mà tự tạo lấy những vật dụng cần thiết cho đời sốngâ Bất giác tôi nói to lên: " Mình sẽ ra saoâ ừ, mình sẽ ra sao nếu không có khẩu súng này, không có đạn dược để săn bắn, không có đồ dùng để làm việc, không có quần áo để che thân, không có giường để nằm, không có lều để ởâ ". Nghĩ thế, tôi lại thấy phấn khởi hơn. Tôi được hưởng tất cả những thứ đó, dư dật đến mức một ngày nào đó hết thuốc đạn, khẩu súng trở thành vô ích. Khi đó, chắc chắn tôi vẫn có đủ mọi thứ để sống trong nhiều năm . Ngay từ buổi đầu, tôi đã tính trước cách đối phó với mọi trở ngại khó khăn có thể xảy đến, không những chỉ tới ngày thuốc đạn thiếu hẳn, mà cả đến khi sức tôi bị yếu, lực tôi bị hao.

 

Chương 6

Đặt chân lên đảo được mười hai hôm, tôi đã lo vì thiếu giấy, bút, mực, rồi đây mình có thể quên không tính được thời gian. Như vậy, tôi cũng sẽ không phân biệt được chủ nhật với những ngày khác, nếu không kịp thời tìm cách bổ cứu. Để tránh những sai lầm sau này, ngay trên bờ biển, đúng vào chỗ tôi đặt chân lên đất lần đầu tiên, tôi dựng một cây cột vuông vắn trên khắc một dòng chữ: "tôi đặt chân lên đảo ngày 30 tháng 9 năm 1659" ở bốn mặt cái cột, mỗi ngày tôi vạch một vạch nhỏ; cứ bảy ngày tôi lại vạch một đường dài gấp đôi, và cứ vào mồng một đầu tháng, một đường dài gấp đôi nữa. Cứ như thế tôi bảo đảm quyển lịch đều đặn suốt thời gian sống trên đảo vắng. Trong cái kho chứa vật dụng đem từ dưới tàu lên, còn có những thứ như không cần thiết lắm nhưng thật ra vẫn rất được việc cho tôi, ví dụ ngòi bút, mực và giấy, mấy cái com-pa, những dụng cụ về toán học, ống viễn kính, bản đồ và nhiều sách về hàng hải, một số sách linh tinh, v.v... Rất nhiều thứ còn để lộn xộn, tôi chưa có thời giờ lựa ra xem cái gì dùng được, cái gì bỏ đi. Tôi lại không thể không nhắc tới con chó trên tàu đã theo tôi về đảo ngay từ chuyến bè thứ nhất. Nó đã sống bên tôi như một người bạn tốt và một người giúp việc tận tình; có gì đem về được cho tôi dùng là nó cố gắng lấy về. Theo bản năng, nó đã tìm hết cách để sống với tôi thật là thân mật. Với con vật trung thành ấy, tôi chỉ còn một ước mơ mà ai cũng biết là không bao giờ thực hiện được, là làm cho nó biết nói. Kể ra kho vật liệu của tôi cũng đã tích lđá khá nhiều thứ rồi đấy. Nhưng dù bao nhiêu chăng nữa, tôi vẫn còn thiếu nhiều đồ dùng trong đó phải tính đến kim khâu, kim đính và chỉ để vá may, cái xẻng, cái cuốc, cái mai để đào và đổ đất đi nơi khác. Do thiếu thốn đồ dùng như thế nên tôi hoàn thành chậm mọi công việc. Tôi phải mất gần một năm trời mới làm xong hẳn cái hàng rào. Những chiếc cọc rào ấy nặng quá thể! Tôi phải bỏ nhiều công phu mới dựng lên được. Lại còn phải mất bao nhiêu thì giờ để đẵn từ trong rừng, đẽo gọt và nhất là đem được về tới nhà. Tính ra mỗi cái cọc cũng đã lấy đứt đi của tôi hai ngày tròn vừa chặt vừa kéo, lại thêm một ngày nữa để chôn sâu xuống đất. Khó khăn như vậy nhưng không lúc nào tôi nản chí. Thì giờ và tài trí sức lực không dốc vào bảo vệ cuộc sống thì tôi còn dùng để làm gì nữa!

Ngày mồng 1 tháng 11. -Tôi bắt đầu dựng lều dưới chân đồi. Tôi cố thu xếp cho lều được rộng răi và tôi chôn cọc để chống lều lên cho chắc chắn. Xong xuôi, tôi mắc võng vào hai cái cọc và hôm đó tôi ngủ võng.
Ngày mồng 3. -Tôi xách súng ra dạo bên ngoài và bắn được hai con chim trông giống như vịt giời, thịt rất ngon. Buổi chiều, tôi đóng một cái bàn. Sáng sớm mồng 4. -Tôi lại tiếp tục làm việc theo bản chia thời gian đã vạch ra mấy hôm nay. Tôi quyết tâm giữ đúng giờ giấc hàng ngày như làm việc, đi chơi săn bắn bên ngoài, ngủ và giải trí. Tôi sắp đặt thì giờ như sau: buổi sáng nếu trời không mưa, tôi xách súng ra ngoài chừng vài ba tiếng đồng hồ; sau đó tôi làm việc cho tới quãng mười một giờ rồi ăn bữa trưa rất đơn giản, có gì ăn nấy. Tôi nghỉ trưa cho tới hai giờ chiều, bởi vì ở đây buổi trưa rất nóng, chẳng làm ăn gì được. Ngủ dậy, tôi lại làm việc cho đến chiều.

Suốt Ngày mồng 4 và cả ngày hôm sau, tôi hì hục đóng cho được một cái bàn gỗ. Thật tình, tôi cũng chỉ là anh thợ quèn, nhưng dần dần về sau, nhờ thời gian và nhu cầu tôi trở thành lành nghề. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai, khi đã lâm vào cảnh ngộ như tôi, sớm muộn cũng sẽ được hai ông thầy ấy đào tạo cho trở nên khéo chân khéo tay như thế.
Ngày 17. -Tôi bắt đầu đào sâu vào sườn núi sau lều để mở mang nhà cửa cho rộng rãi và thoải mái hơn. Chắc các bạn còn nhớ tôi còn thiếu ba thứ đồ dùng để làm việc, đó là một cái cuốc, một cái xẻng và một cái xe cút-kít, hoặc một cái thúng. Tôi đành tạm bỏ dở công việc và tìm hết cách thay thế bằng những đồ dùng mới, tự làm lấy. Không có cuốc, tôi đã dùng một thanh sắt làm xà beng tuy hơi nặng, nhưng được việc ra trò. Nhưng đến cái xẻng, dụng cụ cần thiết nhất thì tôi vẫn chưa có cách gì thay thế.
Ngày hôm sau, 18 tháng 11.- Tôi vào rừng tìm được một cây gỗ, giống loại "thiết mộc" ở Bra-din. Tôi đã mất nhiều công sức, chặt mẻ cả lưỡi rìu mới được một đoạn. Khúc gỗ nặng quá chừng! Tôi lại phải một phen bở hơi tai mới đem được về đến nhà. Gỗ đã cứng như sắt, lại thêm tay chân vụng về, dụng cụ thô sơ, cho nên tôi vất vả vô cùng. Tuy vậy, mỗi lúc một tí, tôi cũng đẽo gọt tàm tạm thành một dụng cụ, nửa xẻng nửa mai, nhưng lưỡi thì không viền sắt cho nên không bền được như xẻng sắt; tuy nhiên nó cũng rất được việc. Tôi vẫn còn thiếu một cái thúng hoặc một chiếc xe cút-kít. Tôi phải bỏ cái việc đan thúng vì không tìm được một loại cây nào dẻo như miên liễu để uốn mà đan. Tôi bèn nghĩ cách làm xe cút-kít nhưng lại gặp khó khăn là không biết cách làm bánh và rèn trục sắt. Thế là tôi lại đành phải bỏ cái mộng làm xe. Tôi bèn đóng một cái thùng giống như cái chậu đựng vữa của thợ nề để chuyển đất đào trong hang đem đổ ra ngoài. Làm cái thùng này không mất nhiều công phu như cái xẻng; tuy vậy hai thứ này với cái xe làm thử đã lấy của tôi hết bốn ngày tròn, trừ những lúc xách súng đi dạo buổi sáng kiếm thức ăn tươi.

Ngày 23 tháng11.- Tôi tiếp tục công việc đào hang. Suốt mười tám hôm liền, ngày nào tôi cũng cố gắng làm việc để đảm bảo đúng kế hoạch đã định. Tôi đào cái hang cho rộng và sâu thêm để có thừa chỗ xếp đặt thứ tự và gọn gàng tất cả "gia tài".
Ngày 10 tháng12.- Tôi đương đứng nhìn lên trần và yên chí là chắc chắn rồi, thì bỗng nhiên đất đổ ập xuống ở một góc gần đó. Tôi hết cả hồn vía vì nếu lúc ấy tôi đứng đó thì cũng đã "mồ yên mả đẹp" rồi! Tôi lại mất rất nhiều công sức để sửa chữa lại chỗ đó. Trước tiên là phải chuyển ra ngoài cho hết đống đất đổ; sau đó, đây là việc quan trọng hơn, lại phải lót ván và chống cái trần cho chắc chắn để từ nay về sau khỏi xảy ra tai nạn như thế nữa.
Ngày 17 tháng12.- Từ hôm nay cho đến ngày 20, tôi lo lót ván và đóng đinh vào những cái cọc chống để treo tất cả những thứ gì có thể treo lên được. Bắt đầu từ đó, tôi có thể tự hào rằng mọi thứ trong nhà đều đã ngăn nắp và có trật tự.

Ngày 20 tháng12.- Tôi đem tất cả đồ đạc vào hang, thu dọn nhà cửa. Tôi lấy ván đóng một cái bàn đặt trong bếp để xẻ và thái thịt. Dạo này, ván cũng bắt đầu hiếm rồi.
Ngày 27 tháng 12.- Tôi bắn chết con dê con và làm một con khác què chân; con chó đuổi theo con dê què, bắt được nó và giữ lại cho tôi buộc dây dắt về nhà. Về tới nơi, tôi nắn ngay chân cho nó và băng bó lại. Tôi chăm chút săn sóc nó rất chu đáo nên nó thoát chết; cái chân bị thương cũng lành mạnh như ba chân kia. ở với tôi ít lâu thì nó quen dần và yên tâm gặm cỏ trong bờ rào, không hề tìm cách trốn. Thấy thế, tôi nảy ra ý nghĩ nuôi gia súc để đảm bảo lương ăn khi hết thuốc súng và đạn ghém.

Mồng 1 tháng 1 năm 1660.- Trời vẫn còn nồng nực lắm. Tuy vậy, cứ sáng tinh mơ hoặc quãng chiều chiều, tôi vẫn xách súng ra ngoài. Lần này, đi sâu vào những thung lũng ở khoảng giữa đảo, tôi đã gặp vô số dê rừng; nhưng chúng đã quá quen sống hoang nên khó lại gần lắm. Có một lần, tôi xuỵt con chó đuổi theo , nhưng lũ dê quay đầu sừng chống cự khiến con chó đâm ra lúng túng. Tôi không dám bắn sợ làm con chó bị thương.
Ngày mồng 3.- Tôi bắt đầu "xây lũy đá" vây quanh nhà. Lúc nào tôi cũng nơm nớp sợ bị tấn công bất ngờ, cho nên luôn luôn bồi đắp thêm cho bờ lũy đá ngày càng dày, càng vững. Những ngày mưa cản trở công việc của tôi nhiều. Tuy mưa không dai dẳng suốt ngày, nhưng nhiều khi cũng kéo đến hàng tuần, hàng tháng. Bức lũy đá chưa xây đắp xong, tôi chưa thể sống yên ổn được. Những cọc gỗ dùng vào việc này, tôi đã làm to hơn cần thiết, nên cũng khó mà tin và cũng khó mà nói được là đã tốn bao nhiêu công sức vào mỗi việc làm, nhất là đưa chúng từ rừng về rồi chôn sâu xuống đất. Làm xong bức lũy đá, tôi lại trồng một lớp cỏ che bên ngoài. Bây giờ thì dầu có ai bước chân lên đảo, chắc cũng không thể nhận thấy ở đây có một cái nhà và đang có người ở. Tôi rất sung sướng đã đạt kết quả đó và sau này tôi sẽ nói đến thêm nữa. Ngày nào tôi cũng không quên vào rừng săn, trừ khi trời mưa phải ở lại nhà. Trong những cuộc đi dạo thường xuyên như thế, tôi đã tìm được rất nhiều thứ bổ ích. Tôi gặp một loại bồ câu rừng không ở trên cây như giống gầm ghì, mà lại chui vào làm tổ trong hốc đá. Tôi bắt mấy con chim non đưa về định nuôi cho quen; nhưng vừa lớn lên, chúng đã bay đi mất, không con nào trở về chuồng nữa. Tôi lại còn thiếu một vật rất cần thiết, đó là nến. Tôi rất khó chịu vì thiếu nến, như thế là cứ phải đi ngủ ngay từ chập tối, thường vào quãng bảy giờ. Phương pháp độc nhất để thoát nạn ngủ sớm là lúc nào giết thịt dê tôi dành mỡ lại. Sau đó, tôi lấy đất sét nặn một cái đĩa nhỏ đem phơi khô, lấy một sợi dây gai làm bấc. Tôi đã có một cái đèn, mặc dầu ánh sáng chỉ leo lét, không sáng bằng nến. Có ánh lửa ban đêm, tôi làm thêm được nhiều việc, tránh được những lo nghĩ vẩn vơ, căn nhà thêm sáng sủa, ấm áp. Trong khi lục lọi các thứ, tình cờ tôi thấy một cái bao gai đựng thóc cho gà vịt ăn trên tàu. Bao nhiêu lúa mì đều đã bị chuột nhằn hết, chỉ còn độc trấu và bụi. Định dùng bao gai vào việc khác nếu tôi không nhầm, thì là để đựng thuốc súng lúc chia nhỏ thành từng bao đề phòng sét đánh. Tôi bèn đem đổ tất cả trấu với những gì còn lại trong đó vào chỗ chân núi, ngay bên cạnh bức lũy đá. Tôi đổ trấu và thóc lép ấy một thời gian ngắn trước mùa mưa; rồi không để ý đến nữa, chỉ chừng một tháng sau, là tôi quên hẳn. Nhưng vừa lúc đó, tôi lại thấy có lơ thơ vài mầm mạ mọc lên; tôi cho là những loại cỏ dại nào đó nên cũng bỏ qua. Được ít lâu, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy mười hai bông lúa đã vừa ướm chín, một thứ lúa mạch rất ngon không khác giống lúa mạch ở châu âu. Tuyệt hơn nữa là lúa cũng mọc tốt như ở nước Anh vậy. Thoạt tiên tôi kinh ngạc quá đỗi, không hiểu vì đâu lúa mì không cần giống mà cũng mọc lên được thế này?

Đã có lúc tôi nghĩ có lẽ trời thương tôi nên bỗng dưng sinh ra lúa mì để nuôi sống tôi trên đảo hoang. Nhưng sau nhớ lại là mình đã rũ một cái bao gai ở đấy và cái bao ấy vẫn đựng thóc cho gà ăn thì tôi thấy ngay chẳng có phép lạ gì trong câu chuyện này cả. Tuy nhiên cũng thật là bất ngờ mà có những bông lúa ấy. Đúng là một sự may mắn hiếm có! Tình cờ sao lại còn sót mười hai hột lúa chắc trong cả một bao lúa đã bị chuột nhằn hết nhẵn; tình cờ sao tôi lại đem rũ bao gai vào chỗ bóng râm dưới núi nên lúa mới có thể nảy mầm. Ví thử tôi rũ cái bao gai vào một chỗ khác thì mấy mầm lúa kia có thể bị nắng thiêu héo khô, hoặc bị nước cuốn đi chứ còn đâu nữa! âu cũng là một điều may mắn mà tôi không thể bỏ qua! Thôi thì còn gì hơn nữa! Chắc các bạn cũng tưởng tượng được vào quãng cuối tháng sáu, mùa lúa chín, tôi đã "gặt" rất cẩn thận những bông lúa đầu tiên ấy! Tôi cất kỹ từng hạt lúa và định sẽ gieo tất cả số lúa đó, há vọng rồi đây sẽ gặt được nhiều, đủ để làm bánh nuôi thân. Phải trải qua bốn năm trời ròng rã, tôi mới được dịp vuốt ve cái bánh mì đầu tiên. Tới lúc đó, tôi sẽ nói chuyện nhiều với các bạn hơn. Sở dĩ kéo dài thời gian như thế là vì thiếu kinh nghiệm nên lúc đầu gieo giống bị hỏng gần hết. Ngoài số lúa mạch, tôi còn có chừng ba chục bông lúa tẻ nữa. Tôi cũng rất cẩn thận số thóc này để gieo như lúa mạch và cũng định dùng nó làm lương ăn. Khác với lúa mạch, gạo tẻ có thể vừa dùng làm bánh vừa dùng làm thức ăn. Tôi đã biết cách nấu thức ăn bằng gạo hột chứ không cần phải giã thành bột như lúa mạch. Tôi làm việc luôn tay suốt ba bốn tháng trời để xây bức lũy đá và đắp kín nó vào hôm 14 tháng 4 sau khi đã quyết định dùng thang để ra vào qua lũy đá. Tôi không chừa cổng, sợ từ xa người ta có thể nhận thấy chỗ ở của tôi.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 328
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com