watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
01:03:0430/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Vô Gia Đình - Phần 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Tất cả các trang
Trang 25 trong tổng số 25

Nhưng bà Cát-Tường cắt đặt đến Yến-Chi thì thôi không nói nữa. Tôi liền tiến lại và hỏi:
- Thưa còn tôi nữa?
- Mày à? Mày không phải người nhà.
- Tôi sẽ làm cho bà.
- Mày không phải con cháu.
- Bà hỏi An-Sinh, hỏi Bằng-Mai xem có phải tôi rất chăm làm.
- Chăm cả ăn bánh mì nữa phải không?
Hai anh đều nói:
- Phải, phải. Minh cũng là người nhà.

Lệ-Hoa lại trước mặt bà Cát-Tường, chắp tay và trỏ vào tôi, ý kêu van cho tôi cùng đi.
Bà Cát-Tường bảo:
- Cháu ơi! Cô hiểu lắm. Cháu muốn cho Minh cùng đi. Nhưng cháu nên biết ở đời lắm lúc người ta không thể làm được những điều người ta muốn. Cháu là cháu cô. Đến khi về nhà cô, chồng cô có ra bộ không bằng lòng thì cô có thể nói rằng: “Nó là cháu, nếu ta không thương nó thì ai thương nó?”. Gia đình các cô, các chú khác cũng thế. Người ta chỉ có thể rước những người họ, không ai nuôi người ngoài. Người ta bớt bánh vì con cháu chứ không ai bớt bánh cho cả mọi người.
Tôi nhận thấy tôi không thể làm gì hơn, nói gì hơn nữa. Những điều bà Cát-Tường vừa nói thực quá phải. “Tôi không phải người nhà”. Tôi không vì lẽ gì để đòi hỏi nữa, còn kêu xin tức là ăn mày, tôi không muốn thế. Dù không phải là con một nhà, tôi cũng yêu các con ông như tình ruột thịt. An-Sinh, Bằng-Mai há chẳng phải là các anh tôi sao! Yến-Chi, Lệ-Hoa há chẳng phải là chị là em tôi sao! Các anh và chị lớn yêu tôi như yêu Lệ-Hoa. Và Lệ-Hoa cũng yêu tôi như yêu các anh Bằng-Mai hay An-Sinh.

Bà Cát-Tường không hề thay đổi ý kiến một khi bà đã định làm. Bà cho chúng tôi biết trước là ngày mai chia tay nhau và bây giờ thì đi ngủ cả đi. Chúng tôi vừa vào buồng thì mọi người đã quây lấy tôi, Lệ-Hoa ôm lấy tôi mà khóc. Tôi rất cảm động, nghĩ rằng mặc dầu gia đình tan tác, anh em phải xa lìa nhau, mà họ thương tôi trước nhất, tôi há chẳng phải là người em hay sao? Tức thì một ý tưởng rọi sáng trong óc rối bời của tôi, đó là một nguồn linh cảm tự nhiên phát từ trái tim lên óc tôi. Tôi bảo các anh chị:
- Các anh chị ơi! Nếu các cô chú không nhận tôi, các anh chị cứ cho tôi là con một nhà có được không?
- Có! Có! Minh bao giờ cũng là em chúng tôi!
Lệ-Hoa không nói được, nhấn mạnh câu đó bằng cái bắt tay quá chân thành khiến tôi không cầm được nước mắt. Tôi nói:
- Tôi sẽ là em anh chị, một đứa em hết lòng. Tôi sẽ chứng minh điều đó.

Bằng-Mai hỏi:
- Thế anh định đi làm đâu?
Yến-Chi nói:
- Có một chỗ làm ở nhà ông Bích-Niên. Anh có muốn tôi hỏi giúp không?
- Tôi không muốn đi làm thuê. Nếu tôi làm thuê ở Ba-Lê, tôi sẽ không bao giờ được gặp các anh chị và Lệ-Hoa nữa. Tôi sẽ lại khoác mảnh áo da cừu, tôi sẽ hạ cây đàn mà tôi đã treo ở kia, tôi sẽ đi từ Lan-Thành đến Văn-Xá, từ Văn-Xá đến Yến-Nam và từ Yến-Nam đến Mộc-Văn. Tôi sẽ lần lượt thăm hết anh chị Lệ-Hoa. Và do tôi các anh chị và Lệ-Hoa sẽ được liên lạc với nhau luôn. Tôi còn nhớ các bản “Tình-ca” và vũ khúc. Tôi sẽ mưu sinh được.
Nét mặt mọi người đều tươi hẳn lên. Và trong cơn phiền muộn, lòng tôi thấy nhẹ nhàng. Chúng tôi nói chuyện rất lâu, hết chuyện dự định, chuyện chia tay, đến chuyện tái ngộ, chuyện quá khứ, chuyện tương lai.

Đêm đã khuya, Yến-Chi giục chúng tôi đi ngủ. Nhưng suốt đêm đó chẳng ai chợp mắt được, nhất là tôi.
Sáng sớm hôm sau, Lệ-Hoa dắt tôi ra vườn, tôi hỏi cô có điều gì muốn nói.
- Cô muốn nói chuyện phải không?
Cô gật đầu.
- Cô buồn vì anh em xa cách. Cô không phải nói, tôi đã thấy rõ ở đôi mắt cô và tôi đã cảm thấy ở trong lòng tôi.
Cô ra hiệu rằng không phải vấn đề đó.
- Trong 15 ngày nữa, tôi sẽ đến Mộc-Văn thăm cô.
Cô lắc đầu.
- Cô không muốn tôi đến Mộc-Văn?
Muốn nói chuyện với cô, thường đặt những câu hỏi để cô trả lời “có” hay “không”.
Cô muốn tôi đến Mộc-Văn lắm, nhưng cô giơ tay về ba phía cho tôi hiểu rằng tôi hãy thăm hai anh và chị cô trước.
- Cô muốn tôi đi đến Văn-Xá, Yến-Nam và Lan-Thành trước?

Cô mỉm cười, sung sướng vì tôi đã hiểu ý cô.
- Tại sao cô lại không muốn tôi đến thăm cô trước?
Tay cô và mắt cô đã nói lên như sau:
- Để cho anh biết tin tức chị Yến, anh An và anh Bằng trước, rồi khi về Mộc-Văn, anh sẽ kể lại cho tôi nghe những điều anh trông thấy và những lời các anh chị đã gửi anh.
Cô Lệ-Hoa đáng thương!
Bốn anh chị sẽ phải khởi hành hồi 8 giờ. Bà Cát-Tường đã thuê một chiếc xe ngựa đưa các con ông An-Thanh vào khám để từ biệt ông, rồi ra ga, mỗi người một gói lên tàu về các nơi đã định.
Lúc đó 7 giờ.

Đến lượt cô Yến-Chi đưa tôi ra vườn:
- Chúng ta sắp xa cách nhau, tôi muốn lưu cho anh một kỷ niệm. Đây là cái hộp khâu trong đó có đủ kim, chỉ và kéo mà trước kia người cha đỡ đầu đã cho tôi. Anh cầm lấy. Đi đường, anh sẽ cần đến các thứ này để đính cúc hoặc vá áo. Tôi sẽ không có đấy để giúp anh. Khi cầm đến cái kéo, anh sẽ nhớ đến chúng tôi.
Trong khi Yến-Chi nói chuyện với tôi, An-Sinh cũng lượn quanh tôi. Khi cô trở vào, tôi đang cảm động không nói được câu nào thì An-Sinh lại gần tôi bảo tôi:
- Tôi có 2 đồng 5 xu. Tôi biếu anh một đồng, anh nhận thì tôi thích lắm.
Trong bọn năm người chúng tôi, An-Sinh là người quý tiền hơn cả. Chúng tôi thường chế riễu anh luôn. Anh góp nhặt từng xu một. Khi đổi được đồng 10 xu hay đồng 20 xu mới thì luôn tay đem ra ngắm nghía cái mặt lóng lánh của nó hay rê lên để nghe tiếng kêu leng keng thì lấy làm thú lắm.
Đồng tiền biếu bất ngờ làm cho tôi vô cùng cảm xúc. Tôi không muốn lấy nhưng anh nài tôi và bỏ vào tay tôi đồng tiền sáng loáng và đẹp quá. Do đó, tôi nhận thấy anh quý tôi hơn tiền, vật mà anh thích nhất trên đời.

Bằng-Mai cũng không quên tôi. Anh cũng muốn lưu cho tôi một kỷ niệm. Anh không có gì cả, chỉ có một con dao, anh đem đổi cho tôi lấy một xu vì người ta thường kiêng cho nhau dao: “lưỡi dao hay cắt tình thân”.
Giờ phút đi nhanh chóng. Chỉ còn 15 phút nữa, rồi 5 phút nữa, chúng tôi sẽ xa nhau. Lệ-Hoa không nhớ tôi hay sao?
Giữa lúc xe ngựa lạch cạch đến cửa, Lệ-Hoa ở buồng bà Cát-Tường ra, gọi tôi theo cô ra vườn.
Bà Cát-Tường gọi giật lại:
- Lệ-Hoa!
Nhưng cô không trả lời, cứ ra thẳng vườn.
Trong vườn còn sót một gốc hồng giống Băng-Gan ở góc giậu. Lệ-Hoa bẻ lấy một cành có hai nụ hàm tiếu, cô chia cho tôi một nhánh.
Ôi! Lời nói ở miệng không hùng hồn bằng lời nói ở mắt. Tiếng nói không nồng nàn, đằm thắm bằng khóe mắt!
Bà Cát-Tường gọi gấp:
- Lệ-Hoa! Lệ-Hoa!

Đồ đạc xếp cả lên xe ngựa rồi.
Tôi vác đàn và gọi Lãnh-Nhi. Lãnh-Nhi trông thấy nhạc khí và bộ áo của tôi năm xưa, nó nhảy nhót vui mừng. Chắc nó biết rằng nó sắp được chạy nhảy tự do trên đường cái, sung sướng hơn là bị giam hãm ở xó vườn. Lúc phân kỳ đã đến. Bà Cát-Tường muốn làm vắn tắt. Bà gọi Yến-Chi, An-Sinh, Bằng-Mai lên xe và bảo tôi đỡ Lệ-Hoa lên lòng bà.
Rồi thấy tôi đứng ngây ra, bà đẩy nhẹ tôi ra và đóng cửa xe lại.
Tôi kêu với theo:
- Các anh hôn cha cho tôi với, vì…
Tôi nghẹn ngào không nói được.
Bà Cát-Tường giục người đánh xe:
- Đi đi!
Xe bắt đầu chuyển bánh.

Qua làn nước mắt, tôi thấy Lệ-Hoa nghiêng đầu ra cửa xe và thò tay vẫy tôi. Rồi xe chạy nhanh, đến chỗ ngoẹo, tôi chỉ còn thấy một đám cát bụi bay mù.
Thôi thế là hết!
Hai tay tì trên cây đàn, dưới chân con Lãnh-Nhi nằm đợi, tôi đứng đó rất lâu nhìn đám bụi tan dần.
Một người hàng xóm giữ việc nhận nhà và khóa cửa cho chủ nợ, lên tiếng gọi làm tôi giật mình và trở về thực tại.
Ông ta nói:
- Em có muốn ở lại đây không?
- Không. Tôi đi.
- Đi đâu bây giờ?
- Thẳng đằng trước mặt tôi.
Có lẽ ông còn chút từ tâm nên giơ tay và bảo tôi:
- Nếu em muốn ở, ta sẽ nuôi em nhưng không có tiền vì em còn bé quá. Rồi sau sẽ hay.

Tôi cám ơn ông ta và chối từ.
- Cái đó tùy ý. Ta thương em nên bảo thế thôi. Chúc em lên đường may mắn.
Rồi ông trở vào.
Xe đã đi xa rồi. Nhà đã khóa rồi. Tôi đeo đàn lên vai. Các tác động quen thuộc đó làm cho Lãnh-Nhi chú ý. Nó đứng dậy, ngửa mặt nhìn tôi.
- Đi đi, Lãnh-Nhi.
Nó hiểu, nhảy lên trước và kêu “gâu gâu”.
Tôi ngoái nhìn lần cuối cùng ngôi nhà mà ở đấy tôi đã nương náu hai năm trời, ở đấy tôi vẫn tưởng sống suốt đời, bây giờ bước ra không khỏi ngậm ngùi.
Mặt trời đã lên cao. Trời trong sáng không một vẩn mây. Khí trời ấm áp khác hẳn với đêm tuyết giá năm xưa tôi đã ngã gục ở cửa vườn kia. Hai năm trời chỉ là một độ nghỉ. Nghỉ xong, tôi phải lên đường.
Độ nghỉ đó đã mát mẻ biết bao!
Nó đã cho tôi sức khỏe, và điều đáng quý hơn sức khỏe ở thân thể tôi là tình hữu ái đang chứa chan ở trong trái tim tôi.
Tôi không cô quạnh ở trên đời nữa.

Đời tôi chỉ có một mục đích: giúp đỡ và làm vui lòng những người yêu tôi và tôi yêu.
Tôi bắt đầu bước vào cuộc sống mới. Tôi nhớ lại thầy tôi, tôi tự nhủ:
- Tiến lên!

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 174
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com