Thơ:
Trọng đạo tôn sư đức nghiệp tuân
Điêu hoa lạc diệp tổng qui căn
Tư nguyên niệm bản thông chân tính
Bội nghĩa vong ân hà túc luân.
Dịch:
Trọng đạo tôn sư nghiệp đức nên
Hoa rơi lá rụng thảy qui nguồn
Nhớ mong gốc gác thông chân tính
Bội nghĩa vong ân há lạm bàn.
Tế Phật: Năm rắn sắp hết, mọi người đều nghĩ năm Ngựa tới sẽ thành công, đó chẳng qua chỉ vì muốn thành công nên cho rằng ngựa không dừng vó gắng gỏi tiến lên. Ta hy vọng người đời qua năm mới thúc ngựa gia roi, nếu không ngựa chẳng ra ngựa cọp chẳng ra cọp, tiếng hô sẽ giống như gió xuân qua tai ngựa, tu đạo nên học cái tính của con ngựa luôn luôn hướng về tinh thần vô địch không hề sợ sự trở ngại gian nan, còn như nếu buông bỏ, tới đâu hay tới đấy, một sớm thấy mình già nua hẳn là có bốn ngựa cũng khó đuổi kịp. Bữa nay chuẩn bị dạo âm ti, Dương Sinh mau lên đài sen.
Dương Sinh: Con đã sẵn sàng, mời ân sư lên đường, không rõ bữa nay mình dạo thăm ngục nào.
Tế Phật: Sẽ tới ngục oằn lưng đội đá trực thuộc sự cai quản của Đệ Thất Điện. Chuẩn bị khởi hành... Đã tới địa ngục oằn lưng đội đá, Dương Thiện Sinh mau xuống đài sen.
Dương Sinh: Quả nhiên chỉ sau một sát na đã tới, khi ngồi trên đài sen ở trước Hiền Đường, nhắm chặt hai mắt giống như ngồi trên máy bay phản lực, chỉ nghe tiếng "vù" bên tai đã tới địa ngục.
Tế Phật: Người cũng giống như phi cơ ở giữa không trung, phải không có chướng ngại vật còn không nguy hiểm vô cùng, vì nếu sơ sẩy thì chỉ trong nháy mắt là rớt xuống vực sâu muôn ngàn trượng. Có thể nói chỉ cần một chút sơ ý xương thịt lập tức tan thành tro bụi vô phương tìm kiếm. Càng định được thần càng tăng thêm sự nhẹ nhõm, càng nhẹ nhõm càng dễ cất cánh, do đó người ta lên hay xuống đều phải căn cứ vào sự quyết tâm mới đạt tới trạng thái ổn đỉnh lớn lao. Người đã tu tâm dưỡng tính, dù có lâm cảnh trận mạc cũng chẳng dễ dàng hốt hoảng. Còn nếu không tu, sự đoạ lạc địa ngục xảy đến cũng chỉ trong một thoáng phút giây. Do đó khuyên người đời cần phải ổn định tâm trí, nhìn rõ phương hướng, dù cho có bị lạc vào chốn khói sương mê hồn trận cũng vẫn còn có tâm là kim chỉ nam. Nếu nắm vững được tâm, tự nhiên thành công trong mọi việc, ngồi trên toà sen ở giữa chốn bụi bẩn nước nhơ được hẳn là phải có công phu về định thần tĩnh tâm mới có thể ngồi nổi, còn không chỉ cần một chút sơ sẩy sẽ bị mất hút nơi chốn vực sâu không đáy. Con có phúc khí mới có thể ngồi nổi, cho nên phải cố giữ gìn. Mau tới trước trước mặt Ngục Quan làm lễ ra mắt.
Dương Sinh: Xin tuân lệnh. Kính chào Ngục Quan cùng chư vị Tướng Quân, tôi là Dương SInh thuộc Thánh Hiền Đường bữa nay thầy trò chúng tôi phụng chỉ tới quí ngục thăm hỏi sự tình, kính xin Ngục Quan giúp đỡ phương tiện.
Ngục Quan: Hoan nghênh Tế Phật cùng Dương Sinh tới thăm, việc phụng chỉ viết sách là việc làm vô cùng quang vinh, mời hai vị vào trong ngục thăm quan.
Dương Sinh: Cảm tạ Ngục Quan... phía trong các tội hồn đang làm việc, người lớn kẻ nhỏ đều đang khuân những tảng đá phải chăng quí ngục đang xây thêm phòng mới?
Ngục Quan: Trong này không xây thêm phòng mới, các tội hồn phải đội đá vì đó là một thứ hình phạt.
Dương Sinh: Các tội hồn khi khuân đá, miệng lớn tiếng kêu than, cũng chẳng lấy làm lạ vì họ phải đội những tảng đá quá lớn, hai tay giữ chặc, mình khom khom giống như là đã kiệt sức, mỗi bước đi chỉ nhích được chừng một tấc. Có kẻ sức không chịu nổi, tảng đá rớt xuống đè nát mình hoặc dập xương chân, nằm chết ngất, âm binh múc nước xối liền tỉnh dậy, lại bê đá đội lên đầu tiếp tục đi. Hình phạt này đã có từ xưa, nay lại dùng phạt tội hồn kể cũng khá hữu dụng!
Ngục Quan: Những tội hồn này đang luyện "thiết đầu công" (công lực đầu sắt) vì họ là những kẻ lúc sống cứng đầu, cao ngạo, thích làm thầy đời, không yêu sự thanh cao, không tôn sư trọng đạo cho nên sau khi chết đều phải tới đây tu luyện.
Dương Sinh: Xin Ngục Quan cho gọi máy tội hồn tới đây để tôi hỏi họ xem lúc sống họ đã phạm phải tội gì?
Ngục Quan: Hay lắm, để tôi truyền lệnh gọi mấy tội hồn tới đây để nó khai rõ những lỗi lầm lúc còn sống để làm bài học răn đời... các tọi hồn đã tới, mời Dương Sinh tra hỏi.
Dương Sinh: Xin hỏi vì cớ gì lại phải tới đây đội đá?
Tội Hồn: Nói ra xấu hổ muôn phần, tôi lúc sống là giáo sư, liền lợi dụng uy tín sẵn có của mình mà dụ dỗ những nữ sinh có nhan sắc vào đường dâm ô. Lúc sống tuy chuyện xấu xa không bại lộ, nhưng sau khi chết lại khó trốn thoát khỏi con mắt thứ ba của Diêm Vương mặt sắt. Khi tới địa ngục âm binh cùng Diêm Vương các điện ra lệnh đánh tôi bằng roi, sau đó giao qua Đệ Thất Điện, Thái Sơn Vương thấy tôi khí giận bốc, tóc dựng đứng, mắng tôi là quân súc sinh, làm thầy dạy người mà không giữ thân trong sạch, mà lại đi làm nhục nữ sinh, phán đày tôi tại ngục còng lưng đội đá, cất đầy chẳng nổi.
Ngục Quan: Mi là thầy dạy học mà không biết liêm sĩ lại đi gian dâm với nữ sinh, tội mi các ác. Giờ đây bắt mi đội đá cho đầu mi gãy gập, khí mi tiêu tan chẳng còn mặt mũi nào nhìn thấy ai nữa để cho hết còn xấu hổ. Khuyên những kẻ làm thầy ở thế gian, bất luấn là đạo sư, giáo sư hay bách nghệ sư, sĩ nông công thương không có thầy truyền dạy ắt nghề chẳng tinh. Thầy trò như cha với con, nên lấy lễ mà đối xử, không được vượt ra ngoài khuôn phép mới mong tránh khỏi luật trời trừng trị. Mời Dương Thiện Sinh tiếp tục tra hỏi.
Dương Sinh: Xin hỏi tội hồn, nhìn diện mạo nhà ngươi thấy cũng có vẽ tu hành, đầu lại húi trọc, cớ sao phải vào đây "luyện công"?
Tội Hồn: Xin chớ có mỉa mai tôi, đầu phải húi trọc vì đội đá mà để tóc tôi có cảm giác đau nhức không chịu nổi. Lúc sống tôi là một kẻ sĩ học đạo, sau khi vào trường, đọc được ít kinh sách liền cho mình đã đắc "vô thượng tâm pháp" gặp lão sư sở học kém tôi từ đó tôi tự phong tôi làm thầy, lại thường phê phán thầy trước mặt bạn cùng trường. Sau khi chết vì tôi đã từ lâu khinh thầy do đó mà bị âm sai áp giải xuống đị ngục. Sau khi bị Diêm Vương phán xử, tội của tôi là "thụ sư chi đạo, bại sư chi đức" (học đạo của thầy mà lại phản đức của thầy). Phàm thông hiểu kinh sách hẳn có thể đem chân lý dạy cho người chứ không được tự xưng là thầy một cách kiêu căng ngạo mạn. Nếu như không tuân theo lời khuyên này, ắt bị đày tại ngục còng lưng đội đá, hàng ngày phải gập mình đội đá đi đường cho tiêu tán ác nghiệp.
Tế Phật: Học sĩ có tài năng hẳn là chăm lo phát huy hết khả năng của mình, tự ngàn xưa đã có nhiều trường hợp trò giỏi hơn thầy. Nhưng còn kẻ kiêu căng tự cho là mình tài giỏi hơn thầy, nếu như tôn sư trọng đạo thì không thể chê trách thầy. Các loại nghề ở thế gian đều do các bậc thầy truyền dạy mới có thể thành công. Nhưng thế nhân giờ đây có nhiều kẻ quá hiện thực, học nghề chưa giỏi đã vội bỏ thầy bỏ trường để đi kiếm tiền, đối với thầy cũ vong ân bội nghĩa. Kẻ học đạo khoe tài lập dị, ham làm thầy đời, khoe danh khoe mẽ, đại phản thầy phản đạo phải mau sám hối mới mong được miễn cái khổ còng lưng đội đá.
Dương Sinh: Xin hỏi tội hồn vì cớ gì lại phải tới đây chịu khổ hình.
Tôi Hồn: Tôi lúc sống đã giàu có lại thêm có tài biện bác, mỗi khi nói ở giữa đám đông thường khinh kẻ nghèo, ỷ thế đè người. Mỗi khi nói ra là chữi mắng kẻ nọ kẻ kia, nói năng bừa bãi không chịu giữ mồm giữ miệng. Chỉ có phạm mỗi một tội này mà phải tới đây chịu hình phạt, lòng tôi có chút không phục, kính mong Phật Sống tế Công hãy nhân danh là người nắm đạo công bằng biện giải giùm tôi.
Tế Phật: Hay lắm hay lắm nhưng hãy đưa tiền đây ta mới nói, không có tiền lời nói không có kí lô nào cả, chẳng ai chịu nghe, nếu như có tiền ta có thể nói nhỏ với Ngục Quan giảm bớt tội cho ngươi.
Tội Hồn: Đa tạ sự giúp đỡ của ngài, hiện tai tôi không mang tiền theo, để lại hết ở trần gian bị con cháu tiêu hoang phí phá hoại, bây giờ làm sao tôi lo nổi?
Tế Phật: Thực chẳng khác gì mộng huyễn, "hữu tiền hữu thế nhân đê đầu, vô tiền vô thế tự thuỳ đầu". (Có tiền có thể người cúi đầu, không tiền không thế mình tự gục đầu). Ai bảo ngươi lúc sống kiêu ngạo, như nay tiền tài và thế lực ở đâu? Lại còn phải đưa đầu đội đá để gột rửa lỗi lầm.
Ngục Quan: Mi quá ác độc, lúc này còn nghĩ dùng thế lực đè người. Diêm Vương mặt sắt có dùng tiền mua chuộc cũng chẳng được nào. Vừa rồi Tế Phật mỉa mai châm chọc mi, mi có biết không? Từ rày về sau chớ có nói xàm, trái lệnh sẽ bị tăng thêm hình phạt.
Tế Phật: Đường đời dành ba phần đường cho người đi, không thể độc chiếm một mình mình đi, người chẳng thể vĩnh viễn cao cao ở trên chỉ cần một sớm thất thế, thất lợi là người bỏ hết. Nếu như lại quá khinh người, kiêu ngạo không chịu cúi đầu hẳn là sau khi chết chẳng thể tránh khỏi gục đầu dấu mặt. Đã tới giờ, xin cáo từ Ngục Quan, chúng tôi sửa soạn trở lại Hiền Đường.
Dương Sinh: Đa tạ Ngục Quan. Chúng tôi đã phiền nhiễu chư vị Tướng Quân quá nhiều, xin cáo biệt.
Ngục Quan: Lệnh cho cá Tướng Quân hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Tế Phật: Dương Sinh mau lên đài sen.
Dương Sinh: Con đã sẵn sàng, xin ân sư trở lại Hiền Đường....
Tế Phật: Đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.
Thơ:
Hiệu đạo như đồng lạp lệ lưu
Ân cần dục đãi lạc thời hưu
Khai hoài nghinh đắc xuân phong ý
Đối nguyệt đàn cầm thạch điểm đầu.
Dịch:
Học đạo cũng như lệ nến trào
Thiết tha đợi lúc nghỉ tiêu dao
Trút sầu nghênh đón mùa xuân mới
Trăng đá đàn ca ý dạt dào.
Tế Phật: Năm mới Mậu Ngọ, lần đầu tiên dạo âm phủ viết sách, ngày xuân còn tràn trề khí xuân, rất tốt cho sự mở đầu công việc. Dương Sinh sửa soạn dạo địa ngục.
Dương Sinh: Bạch thầy con đã chuẩn bị xong, kính mời thầy lên đường...
Tế Phật: Đã tới nơi, mau xuống đài sen.
Dương Sinh: Bạch thầy con đã xuống rồi, bữa nay mình dạo thăm ngục nào?
Tế Phật: Hôm nay dạo ngục vạc Dầu Sôi, phía trước Ngục Quan sẵn sàng nghênh đón chúng ta.
Dương Sinh: Quả nhiên phía trước có một đoàn người ngựa cảm tình chan chứa. Phải mau hướng về phía Ngục Quan cùng chư vị Tướng Quân làm lễ ra mắt.
Ngục Quan: Chớ quá chấp kễ. Bữa nay Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh tới thăm chúng tôi rất hoan nghênh. Bản ngục có tên gọi là "Ngục Vạc Dầu Sôi" thuộc quyền cai quản của Đệ Thất Điện. Hai vị phụng chỉ tới đây trải bao gian lao vất vả, đó thực là công quá lớn.
Tế Phật: Ngục Quan quá khen, quí vị cũng lao khổ vì suốt ngày phải canh gác tội phạm chẳng được an nhàn thư thái chút nào.
Ngục Quan: Chúng tôi chỉ biết cố gắng hoàn thành trách nhiệm để mong cảm hoá tội hồn, cho nên rất hao tổn tinh thần. Nếu như chúng tôi được vinh hạnh cùng quí vị thực hiện công đức khuyên đời, độ người bằng cách soạn sách lập thuyết thì hẳn là thay trời giáo hoá. Xin mời hai vị theo chúng tôi vào trong.
Dương Sinh: Đã tới cửa ngục, hai bên có âm binh canh gác nghiêm ngặt, chỉ có vào chứ không có ra e rằng thời gian giam giữ rất dài. Trong ngục bày biện sơ sài, nhìn không được đẹp mắt. Có một cái nồi cực lớn hình thù giống như nồi luộc heo, luộc rau ở các làng quê, phía dưới âm binh đốt lửa cháy đỏ rực, trong nồi dầu sôi sùng sục giống hệt cảnh dương gian thường nói là "vạc dầu sôi". Âm binh áp giải tội hồn tới gần dùng đinh ba đâm rồi thảy vào nồi, tội hồn chỉ kịp thét lên được một tiếng sau đó chìm ngay xuống đáy nồi. Dầu sôi thì vô tình, chỉ còn trơ lại bộ xương trắng xoát. Xin hỏi Ngục Quan hình phạt này là loại hình phạt gì? Tội hồn phạm laọi tội ác nào mới phải vào đây chịu hình phạt này?
Ngục Quan: hình phạt quăng tội hồn vào nồi dầu sôi là hình phạt nặng nhất của Đệ Thất Điện. Dương gian nói "thảy vạc dầu" đó là hình phạt cực nghiêm để trị yêu tinh ác quỉ, nay bản ngục cũng dùng hình phạt này để trừng trị những kẻ đã phạm tội cực ác ở thế gian, cho nên các tội hồn sau khi chết mà phải tới đây chịu cực hình thì đều là những kẻ lúc sống đại gian ác.
Dương Sinh: Phần lớn họ đã phạm vào những tội gì?
Ngục Quan: Lúc còn sống các tội hồn đó đã phạm vào các tội như là: cướp trộm, đả thương, giết người, loạn luân, tham nhũng, đánh thuốc dộc, hại tính mạng người, phản bội lẽ trời. Chết đi phải chịu các hình phạt ở các ngục khác xong còn phải tới đây chịu hình phạt tối nghiêm trọng này.
Dương Sinh: Ngoài các tội phạm kể trên còn có tội phạm nào khác tới đây chịu hình phạt này không?
Ngục Quan: Nếu như lúc sống chuyên dùng pháp thuật hại người, sau khi chết các tội hồn đó cũng phải tới đây nhận lãnh hình phạt này để cho tà pháp tiêu tan.
Dương Sinh: Thưa Ngục Quan có thể ra lệnh cho âm binh áp giải vài tội hồn chưa bị ném vô nồi tới đây để tôi phỏng vấn họ được chăng?
Ngục Quan: Được lắm. Lệnh Tướng Quân dẫn mấy tội hồn tới đây để có cung khai.
Tướng Quân: Xin vâng lệnh... Tội hồn đã tới, mời Dương Thiện Sinh tra hỏi.
Dương Sinh: Xin hỏi bà cụ già, cớ sao cụ phải tới đây chịu hình phạt này?
Tội Hồn: Tôi lúc sống thuộc loại tú bà ở lầu xanh, suốt cuộc đời tôi chuyên dụ dỗ, dẫn mối gái tơ, kiếm tiền bằng cách buôn da bán thịt, sau khi chết bị xử đày tại ngục Bùn Phân Nước Tiểu rồi Ngục Moi Ruột và bây giờ là ngục Vạc Dầu Sôi. Minh Vương thực quả tàn nhẫn vô cùng, tôi lúc sống chỉ biết làm tiền, không tin quỉ thần, sau khi chết mới rõ khó thoát khỏi cảnh địa ngục.
Ngục Quan: Ngươi là kẻ lòng dạ quá bất nhân, chẳng hề nghĩ tới cảnh đồng bào cùng chung cốt nhục, mi dùng tiền mua bán phụ nữ, đẩy người xuống giếng. Đạo đức nhân tính của mi đâu? Nếu không đảy mi vào nồi dầu sôi mà luộc thì những mầm mống ác độc trong cơ thể mi làm sao trừ tuyệt nổi?
Dương Sinh: Xin hỏi anh kia, tuổi tác còn trẻ cớ sao lại vào đây chịu hình phạt đau đớn này, trên mình lại còn lưu dấu tích máu me, hai tay ôm khư khư vết thương, luôn mồm kêu đau nhức, đầu óc rối bời, hình dung đúng là kẻ bất lương. Chẳng rõ lúc sống đã phạm phải tội gì tới nỗi sau khi chết phải đến đây chịu hình phạt này?
Tội Hồn: Bây giờ tôi thật là hối hận, lúc sống chẳng chịu học hành, suốt ngày lập bè lập đảng với đám du côn, đánh bài bị thua quịt nợ, cuối cùng sinh ra trộm cướp chẳng may sa lưới, toà án xử tử hình, bị hành quyết mà thác, hiện thời vết thương do đạn bắn vẫn còn đau nhức. Sau khi chết lại bị đày khắp các ngục cuối cùng còn giải giao qua Đệ Thất Điện. Diêm Vương vô tình phán đày tôi tại Ngục vạc Dâu Sôi. hiện thời luôn luôn kinh hoàng khủng khiếp, chẳng được một phút yên ổn, hy vọng người đời phải biết yên phận giữ mình. Vật cướp của người nuốt chẳng trôi, ăn chẳng nổi, uổng công thầy dạy dỗ, công cha mẹ sinh thành dưỡng dục, ơn nghĩa sâu dày chẳng biết tới bao giờ mới đền đáp nổi?
Tế Phật: Phép nước chí công, tại mi đi tìm đường chết, cuối cùng phải ăn kẹo đồng mà thác. Nếu mi còn được một chút lương tri, kiếp sau phải ráng lo tu.
Dương Sinh: Xin hỏi vị này, cớ sao người lại phải tới đây thụ hình?
Tội Hồn: Lúc sống, trong một phút quẩn trí vì say sưa tranh giành giết luôn hai người một lúc, bị toà án tử hình. Sau khi chết bị hành hạ cùng khắp các điện, nay lại giải giao qua ngục này, thấy dầu sôi sùng sục trong nồi, thịt da tiêu tan, hối hận chỉ vì một phút sai lầm mà tạo thành đại tội.
Ngục Quan: Giết người thì phải đền mạng, lời nói từ xưa quả là sáng suốt, dưới tay mi đã từng coi mạng sống con người như con kiến, bây giờ bị bỏ vạc dầu sôi há mi lại sợ sao? Nếu như không quăng mi vào vạc dầu sôi thì máu của kẻ bị mi giết chẳng thể khô.
Dương Sinh: Xin hỏi ông lão này cớ sao ông phải vào đây?
Tội Hồn: Lúc sống tôi học rành về đạo pháp, đặc biệt một mình được thầy bí truyền cho, người đời thường gọi là "Phù Tử Tiên". Phàm hễ ai có tiền trả là tôi làm phù phép khiến cho tinh thần người ta thác loạn, gia đình bất an, phá hoại hôn nhân, không một hành vi nào bỏ sót. Lại còn dùng tà thuật làm cho phụ nữ mê mẩn tâm thần để bày trò gian dâm, lúc sống có thể nói là vô cùng sung sướng. Sau khi chết Diêm Vương cả giận phán xử tội tôi, tôi liền sử dụng tà thuật đấu phép, không ngờ âm binh ở địa ngục đoàn kết đánh lại, khiến tôi đại bại, bữa nay bị quăng vào vạc dầu sôi, tà pháp tiêu tan chẳng còn gì. Ôi! Có pháp mà không sử dụng theo đường chính trực, sau khi chết thật là quá thảm.
Ngục Quan: Mi phản đạo phản trời, mượn tà thuật hại người quả là tên ma đạo, âm phủ tối kỵ thuật sĩ làm phép hại người, phàm thuật sĩ bất chính không một kẻ trốn thoát khỏi hình phạt quăng vạc dâu sôi. Khuyên những kẻ học pháp ở thế gian, tôn kính giữ đúng đem sở học cứu người giúp đời, ắt sau khi chết được gia nhập đạo thần, đạo tiên, còn không ắt sẽ nhập vào ma đạo, không thể không thận trọng.
Dương Sinh: Xin hỏi Ngục Quan tội hồn vừa bị quăng vạc dầu sôi chỉ còn bộ xương, nếu vớt ra dùng nước hoàn hồn tưới lên, xác thân trở lại nguyên hình, nếu như lại bị thụ hình lần nữa thì cảm giác của tội hồn sẽ ra sao?
Ngục Quan: Bị thẩy vào vạc dầu đâu đớn vô cùng và thân không còn dính da, cảm giác giống hệt kẻ bị dìm vào nước trước tiên ngạt thở, sau đó nóng bỏng rồi ngất lịm. Phàm kẻ có ma thuật, tà pháp lúc ném vào vạc dầu sôi sẽ bị "phá công".
Tế Phật: Vì thời giờ đã trễ chúng ta chuẩn bị trở lại Hiền Đường.
Dương Sinh: Đa tạ Ngục Quan cùng chư vị Tướng Quân đã tiếp đãi vô cùng nồng hậu. Xin cáo từ .
Ngục Quan: Lệnh cho các Tướng Quân hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Tế Phật: Mau lên đài sen.
Dương Sinh: Con đã sẵn sàng. Mời ân sư trở lại Hiền Đường...
Tế Phật: Đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.
Thơ:
Thế sự phân phânbất luận tranh
Tâm điền miễn thuế ứng cần canh
Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng
Chuyển nhãn hữu văn lạc diệp thanh.
Dịch:
Thế sự tranh đua chán mớ đời
Ruộng lòng thuê miễn cấy đi thôi
Sóng sông lớp lớp giành nhay chảy
Chớp mắt còn nghe tiếng lá rơi.
Tế Phật: Xem xong bài thơ trên hẳn có người cho ta là kẻ tiêu cực, lời ta nói là lời của thường nhân, ta cũng chẳng có cách chi biện bạch. Tích cực như lên thang lâu, nếu chỉ có tiến bước thôi thì đến khúc cuối, thang cao trăm thước mà chẳng chịu dùng, thì chắc chắn sẽ té dập xương nát thịt. Do đó người đời phải hiểu rằng một kiếp sinh thật là ngắn ngủi, nhà cao cửa rộng ta chỉ tạm trú ít chục năm trời, chẳng ai là kẻ ở mãi được. Một sớm tứ chi buông xuôi, muôn việc đều ngưng, con cháu chỉ còn biết mời ta đi nơi khác. Sóng Trường Giang lớp sau xô lớp trước, cuộc đời thì người mới sẽ phải lên thay người cũ, nếu như chẳng sớm tỉnh ngộ, đợi tới lúc toàn thây phủ bụi trần ai, không còn nhận diện được mình, khi đó hẳn là đã thành người cũ của thời xa xưa. Bữa nay chuẩn bị dạo địa ngục, Dương Sinh lên đài sen.
Dương Sinh: Xin tuân lệnh. Miếu phía trước tiếng tụng kinh nghe vang rần, tiếng nhạc tiễn người về Tây Phương Cực Lạc nghe hiu hắt.
Tế Phật: Tiếng tụng kinh giục người thức giấc người chết chẳng trở về. Thôi chúng ta dạo âm phủ... Đã tới nơi, Dương Sinh xuống đài sen.
Ngục Quan: hoan nghênh Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh thuộc Thánh Hiền Đường tới thăm bản ngục. Bản ngục là ngục Cắt Lưỡi Rạch mép trực thuộc sự cai quản của Đệ Thất Điện, hai vị Tiên Trưởng phụng mệnh viết sách, công lao sâu dầy quả đáng khâm phục, khâm phục.
Dương Sinh: Ngục Quan quá khên chỉ sức một mình tôi đảm đương sao nổi, việc dạo âm phủ viết sách chính là nhờ ân sư Tế Phật đưa đường dẫn lối, cùng sự chỉ giáo của chư vị Ngục Quan, lòng tôi hẳn còn mãi cảm kích, bữa nay tới quí ngục, kính mong Ngục Quan ban cho nhiều phương tiện.
Ngục Quan: Đương nhiên bao giờ chúng tôi cũng mở rộng cửa giúp đỡ. Xin mời hai vị theo tôi vào trong ngục xem xét kỹ càng.
Dương Sinh: Đa ta... Đã tới cửa ngục lính cnah hai bên, hàng ngũ chỉnh tề chào đón. Trong ngục chợt có tiếng kêu than ai oán, âm binh liền dùng móc sắt nhắm miệng tội hồn thọc vào, bẩy lên rồi quặc đầu móc vào lưỡi tội hồn kéo ra, tội hồn thất thanh la lớn, sau đó âm binh dùng dao sắc cắt lưỡi tội hồn đứt lìa, máu tươi chảy đầy ngực, tới đây âm binh vẫn chưa buông tha lại còn dùng dùi đâm thửng má, lấy dây kẽm luồn qua buộc vào cây cột. Tội hồn rên rỉ lát sau ngất lịm, loại hình phạt này thật quá thê thảm và khốc liệt.
Ngục Quan: Lưỡi ăn thông với tim, lưỡi bị cắt tim đau đớn muôn phần, kẻ nào bị hình phạt này chân tay giãy giụa, hậu môn vãi cứt, vãi đái.
Dương Sinh: Âm ti chế hình phạt sửa trị tội hồn đều coi bịnh rồi mới bốc thuốc, thật quả là linh diệu. Chưa rõ những tội hồn này đã phạm phải những tội gì?
Ngục Quan: Những kẻ tới bản ngục thụ hình đều là phạm tội về: "khẩu nghiệ" hoặc "thất khẩu đức". Ta ra lệnh cho tội hồn phải tường thuật lại những hành vi thất đức lúc sinh tiền, để chép vào sách Địa Ngục Du Ký hầu khuyên răn người đời.
Dương Sinh: Đa tạ Ngục Quan quá chu toàn.
Ngục Quan: Tội hồn đã tới, Dương Thiện Sinh hãy tra hỏi họ cho thật kỹ càng.
Dương Sinh: Xin hỏi bà lão cớ sao bà lại phải tới đây chịu tội?
Tội Hồn: tất cả chỉ tại cái miệng của tôi không tu mà ra nông nổi đấy thôi, còn riêng tôi có phạm tội lỗi gì đâu?
Tế Phật: Miệng lưỡi giết người mà không phải phạm tội hay sao? Người chẳng nói thật sẽ bị gia tăng hình phạt.
Tội Hồn: Thưa đúng, tôi xin khai rõ tất cả, lúc sống tôi ghen ghét mọi người, thường xúi bẩy cho người ta xa cách nhau, thường dùng lưỡi làm thương tổn kẻ khác, khiến cho gia đình họ bất hoàn anh em xa cách, cha mẹ già không người phụng dưỡng, còn ngoài ra không hại ai khác.
Ngục Quan: Ngươi là kẻ từng được thế gian đặt cho tên gọi là "Mụ lưỡi dài", là phận nữ lưu mà không lo tu "khẩu đức", chuyên ăn xổng nói càn, đã phá hoại hạnh phúc gia đình kẻ khác, lại còn rượu thuốc trầu cau ăn uống hút sách luôn miệng. Lời nói của mi thường chẳng đắn đo suy nghĩ, lúc thì gào thét, lúc thì ghé sát miệng vào tai đàn ông thầm thì tiếng nhỏ, tiếng to, những lời nói ra đều là tiéng thị phi không chính đáng. Lưỡi mi có nọc độc cho nên phải cắt đi, khiến mi giờ đây câm miệng chẳng thể nói năng, phải lo tu lại "khẩu đức".
Tế Phật: Lưỡi sắc như dao, địa ngục cắt lưỡi phụ nữ khá nhiều, vì phụ nữ "tiểu khí đa ngon" rất dễ gây sống gió nếu sinh làm phụ nữ tính không nhu mì, nói năng như hét vào tai người khác, vì tiếng nói của mình mà thành đắc tội với người, nếu như không tự kiểm thảo sửa sai, sau khi chết ắt bị quỉ đầu trâu mặt ngựa dùng dao xẻo bớt lưỡi, để được nhẹ nhàng mỗi khiphát ngôn. Mong phụ nữ ở thế gian nên nói năng dịu dàng hầu trnáh làm mất hoà khí với mọi người.
Dương Sinh: Xin hỏi vị, vị pham tội gì? Cớ sao lại bị vào đây chịu hình phạt này?
Tội Hồn: Tôi lúc sống tính tình nóng nảy, mỗi khi gặp chuyện bất bình hoặc lời nói không vừa lòng, liền mạng miệng chửi bới om sòm; chẳng cứ là bậc tôn trưởng hoặc tổ tiên kẻ khác tôi đều chửi rủa chẳng sợ một ai. Ngoài ra tôi chẳng làm một điều gì bất nhơn ác đức, nhưng sau khi chết Diêm Vương đã chẳng tha thứ cho tôi, lại còn kết tội là tôi đã dùng miệng lưỡi ác độc chửi người, xấu xa chẳng thể dung thứ, phám giam ngục này, khiến tôi phải bị cắt lưỡi rạch miệng thống khổ muôn phần. Hy vọng người đời hãy nhìn tấm gương của tôi, chớ có chửi người bừa bãi, nếu như không sửa tính, sau khi chết, chắc chắn sẽ bị đày xuống địa ngục thống khổ chẳng thể kêu than.
Ngục Quan: Tục ngữ nói "tâm ác vô nhân kiến, khauảc hữu nhân thính" (Tâm ác không ai thấy, Miệng ác có người nghe) ác khẩu dễ đắc tội với người, hay rước lấy những điều thị phị thường làm mất hoà khí, do đó mới nói "Đao thương dị hợp, ngôn thương nan tiếu Daocắtdễlành,lờinóikhóquên.Lúcchửimắngngườithìdướimắtmìnhthấykhôngcònai,thôlỗchẳngkhoandung,đốixửvớingườicàngthậmtệ,chonênnói"Ngũluânbấtphân"chẳngrõnămmốicươngthườngvuatôi,chacon,chồngvợ,anhem,bạnbè,đócũnglàmộtcáitộilớnlắm.Đãlàkẻtuđạo,lờinóilạicàngcầnphảihợpýhợptìnhchớnóixàmnóibậy,nếukhông"khẩuđức"bạihoại,saukhichếtngụccấtlưỡirạchmépởdướiâmphủhẳnlàđãdànhchỗsẵn.
Ngục Quan: Có điều chi thất thố, xin lượng thứ. ra lệnh các Tướng Quân hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Dương Sinh: Cảm tạ Ngục Quan cùng chư vị Tướng Quân, thầy trò chúng tôi xin cáo biệt. Thưa ân sư, con đã sẵn sàng, mời thầy trở lại Hiền Đường...
Tế Phật: Đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.