watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:10:2528/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Tập Truyện Ngắn Phạm văn Khôi
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Tập Truyện Ngắn Phạm văn Khôi

Tác giả: Phạm văn Khôi

Bài học nổi danh

Bố tôi là một thợ nguội cơ khí chính xác. Một thợ giỏi có đôi bàn tay khéo léo tinh xảo. Trong một cuộc thi tay nghề cấp cao,bố tôi được giải nhất và được tôn vinh là người có “Đôi bàn tay vàng”. Bố tôi nổi danh,đã trở thành niềm tự hào của gia đình và những người dân thành phố. Đối với tôi,còn hơn thế nữa, ông là tấm gương để tôi noi theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn,bố tôi được đề bạt làm lãnh đạo. Từ đấy, đôi bàn tay khéo léo bẩm sinh, đôi bàn tay vàng của bố tôi bỗng trở nên thất nghiệp. Với sự thay đổi đột ngột này,lúc đầu,bố tôi có vẻ buồn. Nhưng bỗng chốc thành lãnh đạo,bổng lộc tự nhiên ùa đến. Chung quanh kẻ dạ người vâng như một phép lạ. ông cũng quen và thay đổi nhanh như phép lạ. Đôi bàn tay tài hoa của ông giờ đây đã mềm nhũn bởi công việc của nó chỉ là kí, ấn phong bì vào túi,cầm ly “nhấc lên,hạ xuống”…cái công việc mà một đứa trẻ cũng làm được. Còn cái bụng của ông thì ngày càng phưỡn ra như một bà mang bầu. Có lần,mẹ tôi cũng eo sèo về chuyện này,nhưng với bản tính đơn giản của một người thợ,thay vì lời thanh minh,bố tôi bảo : “Đời người được mấy giấc mơ !?”…
Thấy bố tôi nhờ nổi danh mà bỗng trở thành lãnh đạo,tôi cũng muốn được như vậy. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ,tôi đã tìm ra một phương pháp riêng cho mình. Tôi thầm nghĩ,nếu thành công thì chắc hẳn cái chức của bố tôi  hiện giờ cũng là nhỏ.
Một hôm,nhân lúc bố tôi đang ngồi xỉa răng. (Từ ngày là quan chức,bố tôi mới có thói quen này)…Tôi thưa chuyện :
-         Từ ngày mai,con bắt đầu tập phần một của chương trình “Nổi danh” !
Bố tôi gật gù hỏi lại :
-         Nó là cái gì vậy ?
-         Đó là…Đi bằng tay và bắt tay bằng chân ạ !
Bố tôi trợn tròn mắt kinh ngạc :
-         Đang yên đang lành,tại sao mày phải làm thế ?
-         Thưa bố, để nổi danh ạ !
-         Nổi danh để làm gì ?
-         Để làm lãnh đạo giống bố ạ !

Trên đời này,có người cha nào lại không muốn con của mình giống mình chứ !? Có vẻ như ông đã quan tâm đến ý đồ của tôi, ông bảo :
-         Nhưng đã khối người “Trồng cây chuối”… đi bằng tay,chân chổng lên Trời đó sao,chuyện có gì lạ nữa đâu !
Tôi vội nói :
-         Còn phần hai nữa cơ bố ơi !
-         Phần hai là gì ?
-         Dạ…là phần tập : ngồi bằng đầu và cạo mặt bằng mông ạ !
Tôi vừa dứt lời, ông liền thổi phì cái tăm từ mồm xuống đất rồi nhìn tôi chăm chú. Khi biết chắc là tôi vẫn “bình thường”, ông nói :
-         Kê đầu xuống ghế thay đôi mông thì tao cũng thấy khối người làm được rồi, Có gì ghê gớm lắm đâu !
Cái đầu non trẻ của tôi đã hơi cảm thấy mất hứng. Nhưng vẫn hy vọng rằng đến “chiêu” tập thứ ba của tôi,chắc ông hết chê. Tôi kiên trì nói :
-         Thưa bố…còn phần thứ ba nữa cơ !
Không hiểu tự lúc nào, ông đã lại ngậm chiếc tăm trên miệng. Ông hỏi tôi mà không biểu lộ cảm xúc :
-         Phần thứ ba là cái quái gì thế,con trai ?
-         Phần này “căng” lắm bố ơi ! con sợ không chắc đã luyện nổi.
Bố tôi nặng nhọc đứng lên,vỗ vai tôi như để vừa động viên vừa truyền thêm cho tôi thêm sức mạnh của đàn ông :
-         Không sao đâu con ! Trong cuộc sống,phải có lúc căng lúc chùng. Vấn đề là sự quyết tâm vượt khó. Xem bố đây này…từ một anh thợ,tót một cái,nhảy lên làm lãnh đạo !...”căng” không ?... ấy thế mà cũng đâu vào đấy cả. Phải mạnh dạn lên chứ !? Nào con hãy nói tiếp cái phần ba ra đi !
Thú thực,rất hiếm khi ông cởi mở với tôi như vậy. Có lẽ, đây là điềm may cho tôi !? Tôi nói :
-         Thưa bố,phần tập thứ ba là : Uống bằng…mông và thải ra bằng mồm ạ !
Tôi giật mình bởi ông quát :
-         Thôi im đi ! Mày có điên không đấy ?! Thật là quái đản hết chỗ nói !
Tôi không ngờ chuyện lại diễn biến xấu đến như vậy. Bố tôi đã nổi cơn tức giận. Ông đi lại trong phòng,mồm tuôn ra những lời lẽ nặng nề trên cả mạt sát. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy ông như vậy. Tôi cảm thấy sợ. Nỗi sợ cứ dâng lên theo từng bước chân và giọng điệu của ông. Từ sợ hãi,tôi bỗng nhận thấy có thêm cả nỗi hoang mang dao động…đầu óc tôi chao đảo…những hình ảnh,màu sắc, âm thanh,những ngôn từ sắc lạnh cứ quấn lấy tôi như một lũ ong…
Tôi chợt bừng tỉnh khi tiếng của bố tôi đã đã dịu đi :
-         …Mọi thứ sinh ra trên đời này đều có chỗ của nó…tay có việc của tay
…chân có chỗ của chân…mồm,mông,mắt,mũi cũng thế ! Không thể đổi chỗ cho nhau được. Đó là trật tự mang tính qui luật,mày hiểu chưa !?
Nói đến đây,tôi thấy ông nhổ phì cái tăm qua cửa sổ rồi mệt mỏi ngồi xuống ghế. Có vẻ, ông vừa qua một cơn xúc động quá mức. Ông ngồi thở hổn hển. Có lẽ bố tôi đã yếu hơn tôi tưởng. Một niềm thương cảm vụt trào dâng trong tôi khiến cổ tôi nghẹn lại. Tôi không ngờ,những điều tôi vừa nói xúc phạm đến ông. Tôi là người có lỗi. Tôi thấy hối hận vô cùng. Bố tôi chợt ngả người ra ghế mắt lim rim nửa thiền nửa ngủ. Tôi lặng lẽ đến gần. Tôi muốn nhân cơ hội này để ngắm nhìn rõ người cha kính yêu và hoàn hảo của tôi…Tôi chợt giật mình khi thấy bố tôi đi dép trái chiều !...

Một tháng sau, bố tôi xin từ chức. Ông quyết định quay về với nghề thợ nguội quen thuộc với đôi "Bàn tay vàng" của mình.

Có thể mai sau

Bà nội tôi ốm lay lắt đã ba năm nay. Tư tưởng và ý thức của bà chỉ thể hiện bằng ánh mắt đờ đẫn và những ngôn từ cay nghiệt qua những âm điệu thều thào làm cho bố mẹ tôi rất khó chịu. Hình như,bao nhiêu nỗi bất hạnh cuộc đời dành cho bà hơn sáu mươi năm qua bây giờ bà bỗng dưng trút lên đầu con cái !? Tôi không hiểu nổi tại sao bà lại đột ngột thay đổi tính cách như thế ?
Thật lạ lùng. Bà thoắt ngoa ngoắt đến cay độc. Bà tham ăm như một đứa trẻ.
Nụ cười nhân từ đã biến khỏi đôi môi của bà. Trước đây,bà đâu có thế. Bố tôi bảo : “ Bà nội dở chứng rồi ! Bà sắp chầu Giời !”…Tôi cũng đã từng nghe thấy người ta nói rằng người già sắp chết thường có những tháng ngày “khác thường” như vậy. Tôi hỏi Bố tại sao cứ phải “dở chứng” rồi mới chết ? Bố tôi chịu,không giải thích nổi. Tôi là một cô bé thèm hiểu biết hơn thèm bánh kẹo nên tôi muốn biết điều rắc rối này. Tôi cho rằng,có thể đây là một trong những hiện tượng bí hiểm của tâm linh con người. Tôi đi tìm lời giải thích bằng cách đi hỏi những người đáng tin cậy.
Nói chung,Tất cả những lời giải thích mà tôi đã được nghe đều không làm tôi tin tưởng. Có một luồng ánh sáng nào đó le lói trong đầu mách bảo tôi như vậy. Tôi không tin rằng có những qui luật không thể giải thích nổi. Tôi cảm thấy không hẳn chỉ có thế ! Chẳng lẽ cả một đời người sống lương thiện,nhân hậu như bà nội mà đến cuối đời lại đột ngột “dở chứng” như vậy sao ?
Từ ngày bà nội đột nhiên thay đổi,tôi coi như mặt trời của tôi bị mây đen bao phủ. Những lúc vắng vẻ tôi lặng lẽ khóc và gào lên : “ Bà ơi ! vị Thánh tuổi thơ của tôi ơi !”
Tôi buồn chán khi nghĩ rằng tất cả mọi người cuối cùng rồi cũng phải đổ đốn mà dở chứng. Tôi đi lang thang trong công viên. Tôi muốn tĩnh lặng với cỏ cây hoa lá. Tôi ngồi dưới một tán lá xanh và sắc hoa màu tím của cây Bằng Lăng. Tôi cố quên…cố quên…tôi muốn tư tưởng hòa vào từ trường của cõi tuyệt đối…
Tôi chợt linh cảm thấy một ai đó đang hiện diện phía sau !? Một ai đó đang rọi nhãn quang vào lưng tôi !? Cái nhìn lướt từ gáy xuống hai bờ vai rồi dừng lại ở lưng của tôi. Tôi cảm thấy nóng ran ở hai bờ vai. Nhiệt độ từ từ truyền thông sang bộ ngực non nớt của tôi. Có lẽ đúng là vậy. Tôi rùng mình thầm nói : “ Ai đó ? Hãy xuất hiện trước mặt tôi !”
Tôi nhắm mắt và nghe thấy tiếng chân người đạp trên cỏ.
Trước mắt tôi là một người đàn ông khoảng trên ba mươi tuổi. Người đó là một bệnh nhân vận đồ trắng đã hoen bẩn. Trên ngực áo trái có in một hàng chữ màu đỏ : “ Bệnh viện Tâm Thần TW ”. Không hiểu sao,với nét mặt thanh tú và làn da trắng bệch ở anh lại gợi cho tôi một cảm giác dễ chịu. Tôi tin rằng,người này, đang ở hoàn cảnh này chẳng hề gây khó dễ cho tôi. Ánh mắt của anh thật là đặc biệt : Lúc vô thần,lúc lại ngời lên sự điên dại chân thật.
Hiện tại, ánh mắt ấy đang vô tư như của một đứa trẻ…và anh đang nhìn tôi với ánh mắt ấy. Tôi chợt đáp lại bằng cái nhìn dịu dàng của một người chị.
Tôi thấy người lớn nói rằng : “ Chỉ cần nhìn vào ánh mắt là biết được người đó khôn dại ra sao !”. Tôi thấy chính xác quá. Anh im lặng và tôi cũng im lặng. Tôi nhìn anh và anh cũng nhìn tôi. Tôi thấy ánh mắt của anh lúc khôn lúc dại,và biểu hiện thành những chu kỳ. Tôi tạm gọi chu kỳ anh có biểu hiện điên là “A” và chu kỳ biểu hiện bình thường là “B”. Đúng vào thời điểm anh đang “B” tôi hỏi :
- Anh tên gì ?
- Nguyễn văn Bân !
- Anh làm nghề gì ?
- Tiến sĩ “Phân thân học” !
Tôi hoàn toàn không hiểu và chưa bao giờ nghe thấy ai nói đến cái nghề ấy cả. Nhưng không hiểu sao,tôi vẫn tin ở anh.
- Anh trốn viện ?
- Tôi không trốn ! Nhận định ấy dành cho kẻ có tội !
Tôi cảm thấy anh là người đàn ông quá nuông chiều tính tự tin bẩm sinh của mình.
- Anh đạt được học vị tiến sĩ “phân thân” lâu chưa ?
- Tôi cũng không còn nhớ nữa…nhưng cô thật tò mò…cô làm sao đủ tư cách lục vấn
tôi như vậy !
Tôi chợt nhận ra rằng, ở những chu kỳ “B” anh hiện nguyên hình một nhân cách háo danh bịp bợm. Tôi muốn khen anh một câu,cốt để xem sự man trá ở một con người nửa khôn nửa dại thăng hoa đến mức nào :
- Anh giỏi lắm,có trí tuệ hơn người !
Thật không ngờ. Tôi vừa nói dứt lời,anh bỗng chuyển sang chu kỳ “A”.
Anh sụp xuống… bò về phía tôi…rồi thản nhiên liểm láp bàn chân bé nhỏ của tôi. Vừa làm cái công việc đặc trưng của một loài vật anh vừa lảm nhảm:
- Trí tuệ cái quái gì…chỉ có Tiền…có quyền thế…cô em hiểu không !? Bố mẹ tôi có nhiều lắm ! Tôi muốn gì được nấy…muốn đi quốc gia nào
cũng được,chỉ cần có tên trên bản đồ thế giới…Tôi muốn đâm chém bất
kể đứa chó chết nào cũng được…cô thấy sướng chưa ? Nhưng mà cô ơi..
tôi không muốn trở thành tiến sĩ…tôi chỉ muốn liếm chân…cô hiểu
cho tôi không cô ?
Tiếng rên rỉ của anh xen lẫn tiếng gầm gừ giống như một con chó nhỏ trong cơn đùa cợt. Tôi se lòng thấy anh vừa tội nghiệp vừa đáng yêu. Tôi không thể trả lời anh được,bởi những gì anh nói,nó vượt qua tầm hiểu biết của tôi. Hơn nữa,tôi ngờ rằng có thể anh đang nói về người khác.
Anh ngừng liếm chân tôi rồi ngồi ngay ngắn ở vạt cỏ. Tôi biết,anh đã chuyển sang chu kỳ “B”,cái chu kỳ mà con người phải sướng,khổ,bệnh tật và trả giá. Anh im lặng ngồi thở như vừa phải làm một công việc nặng nhọc. Thời gian “B” của anh chẳng được bao lâu. Thú thật,tôi không thích anh ở chu kỳ “B”. Tôi cảm thấy ghê tởm cái hiện trạng thật của anh.
Anh đã chuyển sang chu kỳ “A” và nhanh chóng trở lại tính cách của một chú cún nhỏ đáng yêu. Bỗng anh hỏi tôi :
- Tôi thấy cô có vẻ buồn ?
- Đúng vậy ! Tôi buồn vì bà nội tôi bỗng dưng “dở chứng” ! Buồn hơn
nữa là chưa tìm được lời giải thích về hiện tượng đó !
Đôi mắt của anh chợt long lanh,có lẽ cảm xúc của một người điên đang dâng trào mãnh liệt. Tôi có cảm giác linh hồn anh đã thoát xác,và tiếng nói của anh như từ trên xa vời vọng xuống :
- Sẽ giải thích ! sẽ giải thích !...Nhưng không được kể lại với ai ! Hứa đi …hứa đi !
- Tôi hứa danh dự !
Anh lại lật bàn chân phải của tôi lên và liếm vào đó. Chưa bao giờ tôi thấy sự sống thảm hại như lúc này. Một cuộc đánh đổi tàn nhẫn. Không hiểu vì động cơ gì xui khiến,tôi xoài nốt bàn chân trái cho anh rồi ngửa mặt lên Trời,nước mắt giàn giụa. Tôi nghẹn ngào khi nghe anh nói :
- Tạo hóa cho con người một cử chỉ cao thượng cuối cùng, đó chính là sự
“dở chứng”. Tạo hóa không muốn những người còn sống phải đau khổ
Vì thương xót người đã chết ! Cô hiểu chứ ?
- Vâng ! Bây giờ thì tôi đã hiểu,cảm ơn anh !
...
Tự nhiên,tôi thấy thương bà nội tôi hơn. Tôi cứ ngửa mặt lên Trời mà khóc. Bây giờ,những giọt nước mắt của tôi đã bớt đi độ cay đắng bởi tư tưởng của tôi đã được khai thông. Cảm giác nhột ở lòng bàn chân chợt không còn nữa. Người đàn ông có tên là Bân đã bỏ đi tự lúc nào. Xin cảm ơn anh ! Một kẻ tâm thần ! Bởi vì,nhờ có sự rồ dại của anh mà giờ đây tôi có thể tin vào những điều trước kia tôi cho là không thể !

Người đàn ông thứ hai

…Hồi bố tôi còn sống, cứ mỗi lần hứng lên khi uống rượu say,bố tôi thường thủng thẳng nửa như nói chuyện,nửa như muốn dạy tôi về cách đối nhân xử thế,kinh nghiệm dàn trải với đời.
Phần lớn những điều đại loại như vậy thời gian đã làm tôi quên lãng.  Riêng chỉ có một lời dặn mà mãi cho đến hôm nay tôi vẫn còn nhớ.  Phải nói rằng,không làm sao quên được.  Nó nằm trong ký ức của tôi như một cái dằm cắm sâu trong da thịt…vướng bận,day dứt,buốt nhói.  Hôm ấy,bố tôi bảo :
-         Sau này,khi trưởng thành,tất nhiên con có bạn hữu…quan
trọng là phải biết lựa bạn mà chơi. Đời,có nhiều hạng người lắm.  Bố khuyên con nên chọn những người mà thiên hạ
thường chê là “hâm” mà kết làm bạn !  Bởi vì,hạng người này thường không có tâm địa hiểm độc !
Tôi còn nhớ,khi nói xong, ông còn vỗ vào vai tôi cười ha hả. Rồi đột nhiên ông chợt lặng thinh.  Ông thì thầm vào tai tôi như sợ ai nghe thấy.  Ông chỉ muốn một mình tôi biết :
-         Có lẽ,tất cả những người đàn ông được gọi là bố ở trên đời
Này không ai dạy con mình theo kiểu của ta,thật đáng tiếc !

Từ đó,tôi mang lời dặn ấy vào đời như con người vẫn thường mang đôi mắt trên mặt.
Đôi khi,tôi lại cho rằng đó là một lời phán của một vị thần trên vai luôn khoác một bị nhân phẩm.
Tôi đi tìm lời giải đáp hoàn chỉnh về nhân phẩm của “Hâm” !? Có thể chỉ là đi tìm ảo tưởng.  Để đến một ngày nào đó,tôi có thể nói với vong linh của bố tôi rằng :
-         Bố ơi !  Bây giờ trên đời này đã có người đàn ông thứ hai dạy con theo
kiểu của bố rồi đấy !?...người đó chính là con !

Tư cách

Có lẽ,khi con người ta đứng tuổi,không nhiều thì ít bỗng nảy
Sinh ra một hứng thú nào đó !? Có bà cứ mở mồm là chửi con,nói xấu chồng,cho vay nặng lãi. Vậy mà cứ ngày rằm,mồng một vẫn nghiễm nhiên vận áo nâu sồng ngồi tụng kinh niệm Phật ! Có ông nổi máu đố kị chỉ rình hàng phố có chút sai sót bằng hạt cát cũng thổi to bằng cối đá để say sưa ngồi thảo đơn từ đi kiện cáo các cửa.
Ông bác tôi cũng vậy. Gần một năm nay ông cũng nổi hứng
mê mẩn một thú chơi…Ông nuôi chó ! Nói một cách khác, ông chơi chó. Nhiều người đã trở nên giầu có nhờ nuôi chó Tây chó Nhật. Bác tôi thì không thế, Bác nuôi chó ta. Bác ghét những : Mích,Ních,Jon, Lu…Mai Ca,Tô tô,Ki,Kít…Bác thích chó Ta với cái tên chung của Nó : Cún ! Bác bảo : “Cứ gọi Cún là nó vẫy đuôi,thông minh chưa !”
Vì tò mò nên tôi hay đến nhà bác xem sự thể ra sao. Bác bảo:
- Tao không nuôi chó để giữ nhà hay “giềng mẻ”. Mà là tao muốn
Khám phá tính cách của nó. Tao chơi chó ! Chữ “chơi” ở đây
Cháu phải hiểu theo nghĩa của cụ Nguyễn Du.
Tôi ngầm hiểu rằng Bác của tôi đã hơi lẩm cẩm !?
Một buổi chiều,Tôi ngạc nhiên khi bác gọi tôi sang ăn thịt chó. Bác chọc tiết một con chó mà mà bác mới nuôi được hơn hai tháng. Theo như bác nói thì con chó này không thể “chơi” được !
Bác chỉ nướng một đĩa chả,còn đâu bác cho vào hầm với măng.
Khi đã ngồi vào chiếu,tôi so đũa,rót rượu. Bác chợt nhìn ra cửa rồi gọi với giọng tha thiết :
- Cún Cu …Cún Cu !...
Từ ngoài sân,một con chó nhỏ chạy xộc vào đuôi ngoáy tíu tít. Nó nhảy cẫng lên theo hướng bàn tay của bác tôi. Nó là một chú chó con màu vàng đốm trắng,thân thể uyển chuyển và năng động. Đôi mắt đen láy tự tin. Trông thật đáng yêu. Tôi hỏi :
- Sao bác lại đặt tên nó là “Cún cu” ? Cháu nghe như bác gọi chim ấy…
- Chó ta,tên chính của nó đã là cún rồi,nó là đực nên bác thêm chữ Cu nghe cho đỡ đơn điệu.
Bác vuốt ve “cún cu” như một bà mẹ trẻ vuốt ve con mình.
Bác lẩm nhẩm : “ Giờ này chắc cún cu đói lắm rồi đây ! Hôm nay Cho cu cậu nhịn từ sáng !”
Tôi cảm thấy thương hại khi thấy bụng con chó lép kẹp.
Mùi chả chó bốc lên thơm lừng khiến tôi ứa nước miếng. Có vẻNhư bác tôi biết được điều đó,bác bảo “ăn đi cháu !”
…Uống hết một tuần rượu, bác gắp một miếng chả to nhất,vàng
Óng bác dặt trước mõm “Cún Cu” và nói :
- ăn đi…chả chó đấy…ngon nhất đấy !...
Cún Cu hít hít miếng thịt một lát rồi nó ngẩng mặt lên nhìn bác tôi với ánh mắt nửa ai oán nửa sợ sệt…bác tôi chăm chú nhìn nó như người ta theo dõi Nhật thực. Rồi cún cu lại đánh hơi một cách thận trọng miếng thịt. Nó lượn quanh miếng thịt như thể cố quên đi mùi thơm của miếng chả và cái bụng lép kẹp của nó !? Tiếng khịt khịt đánh hơi của nó đã biến thành tiếng thở hổn hển…Nó vụt ngẩng lên nhìn bác tôi một lần nữa,lần này với ánh mắt không phải của chó !
Rồi bỗng nhiên, đuôi nó cụp xuống,lấm lét đi vào góc nhà nằm xẹp như một con Thạch Sùng.
Bác tôi chợt cười ha hả và hét toáng lên :
- Cháu thấy chưa ! Bây giờ thì bác có thể khẳng định rằng nó là một con chó Ta chính gốc ! Bác đã thử lũ các loại chó khác rồi, đói là chúng xơi tất ! Không đủ tư cách như cún cu của bác đâu.

Trong lúc tôi còn đang bàng hoàng bởi những sự kiện vừa xảy ra Thì bác tôi bỗng ôm cún cu vào lòng,vuốt ve nó và thổn thức với
Nó :
- Cún Cu ơi ! Con mới đích thực là Chó !

Chậu thủng

Khi ông trưởng ban tổ chức giải bóng đã nhà máy giầy ủng Trường Sinh tuyên bố : "Ngoài giải thưởng đã định (trận chung kết giữa phân xưởng nồi hơi và phân xưởng nồi hấp,gọi tắt là HƠI và HẤP) chi đoàn thanh niên nhà mày sẽ trao thêm một giải thưởng cho cầu thủ Phá lưới !" Cả hội trường reo lên ầm ĩ.
Một cầu thủ tiền đạo của đời NỒI HƠI hỏi :
- Giải thưởng là gì vậy ?
Cầu thủ của đội NỒI HẤP cũng nhao nhao :
- Tiền hay hiện vật đấy bố ơi ?
Ông trưởng ban tổ chức vốn là một thợ đúc nổi tiếng ở đất Ngũ Xã. Hiện ông là quản đốc phân xưởng cơ điện của nhà máy. Ông mê bóng đã từ bé,cách đây mấy chục năm,ông là một tiền đạo xuất sắc của đội "phủi" sân Long Biên. Vì tình yêu bóng đá,nên ông luôn đầu têu ra những giải bóng đá kì quặc.Giải thưởng cũng thực tế một cách trần trụi.Đại để ông đã tổ chức thành công Cúp Bóng đá Nhà máy giữa những cầu thủ thuận chân trái gặp những cầu thủ thuận chân phải.Rồi giải của những cầu thủ chưa hề lấy vợ mà phần thưởng giành cho những cầu thủ chiến thắng là một bộ tã lót ! Cũng may cho ông,vì tình yêu và sự năng nổ ấy mà mọi người đã tôn ông là thủ lĩnh bóng đá của nhà máy.
Họ nghe và tin ông,do vậy,ông thường vừa là trưởng ban tổ chức,vừa là trọng tài chính. Trong trận chung kết giữa hai đội NỒI HƠI - NỒI HẤP sắp diễn ra vào chủ nhật tới,ông tuyên bố,trận đấu "nổ nồi" này phải để tôi thổi ! Để mọi người trật tự,ông nói :
- Giải thưởng cho cầu thủ phá lưới sẽ là một chiếc chậu nhôm Liên Xô !
Các bà reo lên sung sướng. Trong tiếng reo dậy đất ấy,ông nghe thấy có cả tiếng vợ ông.Cái giọng đáng sợ ấy có trùm chăn cũng còn thấy lộng óc. Bà vợ ông là thợ đúc phom giầy,từng là cổ động viên nhiệt tình cho cho những cầu thủ thuận chân trái.
Về đến nhà,bà hỏi ông :
- Này,cái giải phá lưới ấy tốt quá nhỉ ?
- Còn phải nói !
- Loại chậu to đấy chứ ?
- Cỡ đại...
Bà lại hỏi :
- Liệu ông có đủ tài để đoạt được cái chậu ấy không ? chậu giặt nhà mình thủng hết cả rồi !
- Tôi là trọng tài chính,có phải cầu thủ đâu !
- Nhiều lần,tôi có nghe nói,trọng tài là cầu thủ thứ mười hai là gì.
- Bà ơi,đó là họ ám chỉ loại trọng tài thiên vị.
- Nhưng ông cũng chạy lên chạy xuống,nhòm ngó quả bóng như bọn họ,lẽ ra ông cũng phải là một cầu thủ chứ !
- Tôi là trọng tài,bà hiểu chưa ! là cha là mẹ của trận đấu !
Bà vẫn bám theo lí lẽ của bà :
- Đã là cha là mẹ thì làm gì chẳng được !
- Bà ơi ! chơi cái gì cũng phải có luật chứ. Mình làm láo,họ kiện lên FIFA thì sạt nghiệp !
Bà đã cảm thấy khó chịu vì những luận cứ dai như đỉa của ông. Sống với nhau đã mấy chục năm trời,bà có cách để ông phải "ngắn gọn". Giọng của bà bắt đầu đay nghiến và đanh thép :
- Này ! đừng có mang cái ông FIFA ra mà dọa tôi nhé. Ông phải hiểu rằng...khi mà chậu giặt ở nhà đã thủng thì luật với lệ của lũ mê muội bóng đá các ông chẳng là cái quái gì trên đời này hết ! Tôi nói để ông biết,ông mà không mang được cái chậu về đây cho tôi thì ông đừng có trách !
- Bà sẽ làm gì tôi ?
Ba mươi năm nay,đây là một đối thoại liều lĩnh nhất của ông,một ngoại lệ.
- Ông sẽ phải giã từ bóng đã !
- Trời !...
Ông thốt lên và ngồi phịch xuống giường.
Bà không nói không rằng lôi từ trong gầm giường ra
chiếc chậu giặt cũ bằng tôn mà đáy của nó đã đen kịt nhựa đường.- Bà ném nó ra sân,cái chậu vô tư lựơn một vòng cung khó hiểu rồi nằm ệch ra sân.- Ông run rẩy hiểu rằng,đó là một dấu chấm vĩ đại.- Trước đó là mệnh lệnh của bà,và ông có cảm tưởng rằng bà đã ném ông quay lơ ra sân...
Sáng chủ nhật. Trận chung kết giữa hai đội HƠI - HấP bắt đầu. Thời tiết xấu,mưa lắc nhắc rơi.-Ngoài những thành phần gần như bắt buộc phải có mặt như đại diện ban giám đốc,thanh niên,công đoàn và một số gia quyến của các cầu thủ.vào sân còn có trên hai chục người rách việc đến xem trận "thư hùng" của hai phân xưởng NỒI HƠI- NỒI HẤP.- Người đến sớm nhất là phu nhân của ông trưởng ban tổ chức kiêm trọng tài chính. Bà ao ước chồng bà chiếm được cái chậu giặt ! - Một ao ước theo bà thì thật đơn giản. Bà cho rằng...một người cầm cân nẩy mực trên sân cỏ. Có quyền đuổi anh này ra,cho anh kia vào. Hơn nữa,chẳng có ai dám kèm ông ấy cả...thì việc đưa một trái bóng vào lưới dễ như bà bỏ cái kẹo vào mồm vậy...
Trận đấu diễn ra đã trên bốn mươi phút mà bóng chỉ luẩn quẩn giữa sân. Hai đội vẫn cẩn thận dùng lối đá thăm dò...bỗng nhiên,mưa đổ xuống ào ào,mưa như trút nước.Hình như chỉ đợi có thế,cầu thủ của cả hai đội HƠI - HẤP chợt sôi động hẳn lên.Họ chạy,họ xô đẩy nhau,họ đá tưng bừng,họ hò hét như điên như dại. Đội Hấp tràn lên áp đảo đội HƠI...bóng đang bên phần sân đội HƠI...Người ta thấy ông trọng tài cứ luẩn quẩn trước khu vực cầu môn,vẻ mặt ông đấy căng thẳng. Những phút còn lại của hiệp một,không ai còn nghe thấy tiếng còi của ông nữa...
Sang hiệp hai.HƠI và HẤP vẫn áp dụng lối đá truyền thống như hiệp một. Họ đá thăm dò nhau khoảng bốn mươi phút. Ông trọng tài có vẻ sốt ruột. Ông hét toáng lên : " Tấn công đi chứ ! Chúng mày giữ sức để về ngủ với vợ hả ? Đá đại đi" !...Lời cổ vũ pha chút riễu cợt của ông quả có sức kích động mãnh liệt. Những cầu thủ có vợ bùng lên thi đấu một cách tự tin...họ bỗng khỏe như những con bò mộng...Đội HẤP tràn sang lấn sân đội HƠI. Người ta lại thấy ông trọng tài luẩn quẩn trước khu cầu môn...tiếng vợ ông hò hét làm ông bối rối. Ông thầm nghĩ...dù cho kết cục thế nào đi chăng nữa thì ông cũng phải hành động. Ông cất còi vào túi. Thời gian có kéo dài bao lâu ông cũng mặc,ông phải chờ cơ hội,phải trường kì mai phục.
----
Rồi cơ hội cũng đến với ông. Một cầu thủ tiền đạo của đội Hấp từ cánh phải tạt bóng vào khu vực cầu môn của đội Hơi...một,hai,ba cái đầu nhảy lên...nhưng không chạm bóng. Và,chỉ còn thủ môn đứng cách ông khoảng ba mét,khung gỗ cách ông hai bước chân. Trong cái giây phút đầy kịch tính này,ông cầu trời cho thủ môn bị chuột rút...lúc này,tốc độ trái bóng đã giảm,thủ môn đội Hơi nhảy lên đón bóng...nhưng,thật bất ngờ,vì sân trơn nên anh ngã nhoài. Trái bóng hạ độ cao,bay tà tà ngay tầm chân ông trọng tài. Và...như một thói quen bản năng. Ông trọng tài kiêm trưởng ban tổ chức ( vốn có duyên làm bàn)lập tức "đặt lòng" chân trái bằng một động tác kĩ thuật hết sức điêu luyện trước sự ngạc nhiên của tất cả những người có mặt trên sân. bóng bay vào lưới.Cùng lúc đó,ông lôi cái vật thiêng liêng ở trong túi ra,thổi vang lên hai hồi còi. Một để công nhận bàn thắng. Một để kết thúc trận đấu kéo dài không dưới một trăm năm mươi phút. Cầu thủ của cả hai đội Hơi và Hấp không còn đủ sức để vui mừng hay khiếu nại.Họ chỉ còn đủ sức để thở. Ôi ! Những con người yêu bóng đá,những con người luôn phải tiếp súc với than lửa và hơi nóng ấy,hai mươi hai cầu thủ của Nồi hơi và Nồi hấp ấy dã bị ông trưởng ban tổ chức kiêm trọng tài chính "hầm" cho một trận nhừ tử ! Họ không thể hiểu được nguyên nhân ông trọng tài đáng kính đã gây ra một kết cục quái gở có một không hai trong lịch sử bóng đá thế giới lại chỉ bắt nguồn từ một lí do giản dị đến lạnh gáy : " Chậu nhà ông thủng !".

 

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 122
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com