watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:11:5529/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Mối Tình Đầu
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Mối Tình Đầu

Tác giả: Tuệ Chương /Hoàng Long Hải

Năm đó, tôi và Lê Trọng đang học ở Đại Học Huế, những năm đầu viện đại học nầy mới khai giảng. Thời gian nầy, việc học hành tương đối thoải mái hơn, chỉ cần có mặt ở lớp nghe giảng, thi cử thì cũng phải học ôn nhưng tà tà hơn, không căng thẳng như mấy năm trước, vượt qua những cái bằng Tú Tài 1 và Tú Tài 2 thật chua cay.

Chúng tôi cũng đã lớn, đứa nào cũng trên hai mươi tuổi. Phong tục hồi ấy cũng còn xưa, có nghĩa là khi trên hai mươi, học hành cũng sắp xong thì cha mẹ lo lấy vợ cho con là vừa, lỡ cha mẹ có qui tiên sớm thì cũng đã thấy được mặt cháu nội.

Tuy nhiên, với chúng tôi, việc yêu đương và vợ chồng thì vẫn còn ngơ ngác. Chúng tôi chưa từng yêu ai, chưa từng nắm tay một cô gái nào chứ đừng nói chuyện gì khác. Đứng nói chuyện với một cô gái, một cô bạn học thì còn tự nhiên nhưng trước một đám đông con gái, không chắc là không bị liù lưỡi, nói chẳng ra hơi; còn như có việc gì mà một mình vào trường Đồng Khánh, gặp giờ chơi 0, mấy cô đứng đầy sân cỏ thì cuống cẳng, không chừng hai chân vướng vào nhau mà té chỏng gọng.

Qua học chương trình Việt Văn lớp Đệ Nhị, qua đọc tiểu thuyết thời tiền chiến, và qua cái lãng mạn tiểu tư sản của người Huế, thần tượng tình yêu của chúng tôi hồi ấy không phải là người thực mà chính là những nhân vật trong tiểu thuyết, chẳng hạn như mối tình không bao giờ thố lộ của Dũng và Loan trong "Đoạn Tuyệt", mối tuyệt vọng của Trương và Thu trong "Bướm Trắng", những nhân vật "hư ảo" trong "Hai Buổi Chiều Vàng" hay chú tiểu Lan trong "Hồn Bướm Mơ Tiên". Chúng tôi tự thấy mình chỉ là những chú bướm, yêu những nàng tiên trong truyện cổ tích, hoặc mơ mộng như kiểu Bùi Quang Đoài:
Trang sách mở rồi
Một tờ thư nho nhỏ
Thương em muôn vạn thuở
Gởi chùm hoa lý phần em
v.v. và v.v...
Một hôm Lê Trọng nói với tôi:
- "Cái thằng Thuần ở lớp tau nói nghe thiệt kỳ. Nó nói nó sẽ bỏ con Nga vì con đó không biết hun."
- "Nói gì mà nghe trần tục rứa?!" Tôi góp ý với bạn.
Cái sở thích của chúng tôi hồi đó là đọc sách, sách tìm hiểu phổ thông như loại "Livres de Poche" của Pháp hay "Nhận Định" của Nguyễn Văn Trung - Ông nầy hiện đang là giáo sư Triết của chúng tôi - và một số sách nói về các tổ chức Seato, Nato, hoặc "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc" mà chúng tôi rất mê. Theo tác giả của cuốn sách nầy, ông Hoàng Văn Chí, thì những tác giả trong phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" sẽ được tồn tại trong Văn Học Sử.
Vì học hành tà tà, nên cứ mỗi tối, sau khi cả hai chúng tôi làm xong công việc "Giáo tại gia" - tức là nghề kiếm cơm ăn học của bọn học trò nghèo như chúng tôi - giảng bài lại, ra bài cho "đệ tử" xong là tôi ngồi chờ Lê Trọng. Anh ta từ Ngự Viên - Trọng làm "précepteur" tại nhà một ông Cảnh Sát ở đó, ăn ngủ tại nhà chủ như tôi vậy - thì nó đạp xe lên tôi rồi hai đứa đi bộ lang thang dọc theo Ngã Giữa ra trước chợ Đông Ba uống cà-phê Lạc Sơn. Trời mưa hay tạnh đều như thế. Mưa thì càng thú vì mặc áo mưa và mang guốc, không mang sandalle vì sợ hư giày. Cả hai đứa đều có học bổng nên cũng có chút tiền tiêu rủng rỉnh, áo quần mới và sạch sẽ hơn, không đến nỗi tồi tàn như mấy năm Trung Học. Ngồi uống cà-phê và dĩ nhiên chúng tôi nói chuyện chính trị chính em khắp cõi ta bà thế giới. Chúng tôi tưởng mình như thế là ngon lắm.
Một hôm đang ngồi nói về bức tường Bá Linh đang xây, bức tường bị ông Ngô Đình Nhu gọi là "ô nhục" (Bức tường ô nhục), bỗng ông chủ quán Lạc Sơn ngồi kết ngay trước mặt hỏi chúng tôi:
- "Ông Thủ Tướng Tây Đức tên là chi rứa?"
Ông ta cũng thành thật hỏi thôi chứ không có ý moi móc gì, nhưng quả thật hết sức mắc cở vì cả hai chúng tôi không sao nhớ được tên Adenauer, người cầm "chiếc đũa thần kinh tế" của Tây Đức hồi bấy giờ như báo chí Tây phương gọi. Tới lúc gần về, tôi mới chợt nhớ ra tên ông nầy, nói lại cho ông chủ Lạc Sơn nghe, nhưng tới lúc ấy thì câu chuyện cũng nguội mất rồi. Tuy vậy cũng đỡ tẻn tò chút ít. Trên đường về, Lê Trọng nói với tôi:
- "Ngu thiệt! có cái tên đó mà cũng không nhớ nỗi. Ngồi nói chuyện tưởng như là thông kim bác cổ lắm mà cái tên đó cũng không nhớ rạ Ngu chi ngu dữ!"
Bỗng một hôm, cũng khá khuya, Lê Trọng đến khoe với tôi:
- "Tau mới đi ăn tiệc ở nhà vợ tương lai của tau!"
Tôi chưng hững nhưng không nói gì bởi vì tôi và Lê Trọng chơi thân với nhau lắm, từ lớp Đệ Thất Trường Trung Học Quảng Trị mới thành lập năm 1951, tính ra đến nay thì cũng gần mười năm. Khi tiễn Lê Trọng ra về, tôi hỏi:
- "Mi định cưới con mô rứa. Tau có nghe mi nói ưng con nớ khi mổ"
- "Con Nhạn, có cửa hàng bánh kẹo ở cửa Bắc chợ Đông Ba. Con nớ dễ thương và khéo lắm, buôn bán giỏi. Vô tiệc là có khăn lau tay ngâm nước nóng, pha với dầu thơm "Eau de Cologne" thơm thiệt là thơm, lịch sự vô cùng."
Tôi thoáng thấy nụ cười và nét tự hào trên mặt Lê Trọng.
Thật ra, chúng tôi còn rất nhà quê. Đi ăn giỗ ở nhà bà con thì có, làm gì có việc đi ăn tiệc hay đi nhà hàng sang trọng mà biết khăn lau tay nước nóng tẩm dầu thơm. Đối với Lê Trọng, đó là lần đầu trong đời; còn tôi thì chưa từng.
Tôi cũng chưa bao giờ nghe Lê Trọng nói tới cô Nhạn nầy. Mà tại sao nó lại chịu lấy một con nhỏ bán bánh kẹo. Đâu có cân xứng, ít ra là trong sức học. Huế vốn dĩ có những cái rất chọn lựa, cân nhắc. "Sanh Viên Trường Học Đại" 0 thì lấy một cô nữ sinh, nếu cô gái đang còn đi học, hoặc cô giáo viên tiểu học, chí ít cũng thư ký thư kiếc ty sở nào đó, chớ sao lại cô bán bánh kẹo. Chắc là vung úp lộn nồi rồi.
Mấy ngày sau, Lê Trọng cũng chưa hết cái "sướng" của bữa tiệc hôm ấy. Anh ta nói với tôi:
- "Ngồi ăn chung với cả nhà, tau hơi ngại chút ít, nhưng khi cô ta đưa tau ra ngõ, tau phát run."
- "Tại răng run?" Tôi hỏi.
- "Nó đưa tau ra cổng, cái cổng có mái che và vách tường hơi kín. Cô ta đứng sát bên tau nên tau run."
- "Không hun nhau?" Tôi hỏi.
- "Mô có! Tay cô ta vịn vào ghi đông xe đạp của tau. Tau muốn nắm cái tay ấy. Chưa nắm đã run. Nói chi tới hun."
Lê Trọng giải thích.
Tôi không nói gì. Không chê mà cũng không khen, không có ý kiến vì cho đó là việc của bạn, nên tôn trọng.
Vậy mà chỉ tuần sau, cả khu cư xá sinh viên ở tầng lầu trên trường luật, tụi nó đồn ầm lên việc Lê Trọng lấy cô bán bánh kẹo chợ Đông Ba. Lê Văn Lợi mai mỉa khéo:
- "Tụi bay bữa nay có muốn ăn kẹo bánh thì cứ ra ngay quán con Nhạn ở chợ Đông Ba, nói là bạn thằng Trọng thì ăn thả sức."
Cũng chính nó đi đâu cũng chê bai việc Lê Trọng sắp cưới cô bánh kẹo, làm mất mặt giới sinh viên. Hậu quả những lời nói của Lợi là làm cho Lê Trọng không còn dám bén mảng đến khu cư xá sinh viên nữa. Chờ tới giờ, anh ta chui vào lớp, ngồi hàng ghế chót. Thầy vừa giảng xong là anh ta dọt lẹ, ra chỗ để xe đạp dông về nhà. Nếu thầy có dặn dò chi thêm, tôi sẽ báo cho anh ta sau. Lại một hôm, Lê Trọng đến nhà tôi cũng khá khuya. Trọng nói:
- "Tau đi hồi hôn con Nhạn."
- "Răng rứa?" Tôi hỏi.
Trọng nói gần như khóc:
- "Tụi nó cười quá, thiệt là trẻn."
- "Có chi mà trẻn." Tôi nói. "Ăn thua là mi có ưng cô ta không, cô ta có ưng mi không. Thiên hạ nói, có chi mà lưu tâm. Đừng sợ. Ưng nhau thiệt rồi thì "Dù ai nói ngả nói nghiêng, thì ta cũng vững như kiềng ba chưn." Trọng làm thinh. Một lúc sau, anh ta nói:
- "Không được mi ơi! Thiệt ra tau cũng không ưng con nớ, nhưng vì anh chị Tôn giới thiệu với cậu mạ tau nên tao bằng lòng."
Anh chị Tôn là chị ruột khác mẹ và anh rể của Trọng. Cậu mạ (mẹ) Lê Trọng thì đã già. Ba Trọng là ông Nghè, là một chức quan nhỏ thời Nam Triều trước 1945, nay đã về hưu. Năm 1930 ông làm thừa phái 0 ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tịnh, cưới mẹ Lê Trọng là người làng Tiên Điền cũng ở huyện nầy. Bà là người cùng làng với cụ Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều. Khi học Kiều, tò mò, tôi có hỏi bà về làng Tiên Điền nhưng bà lấy chồng hồi còn trẻ, theo chồng đi xa nên chẳng nhớ gì về ngôi làng nầy ngoài mấy lũy tre làng như ở nhà quê nước tạ Sau vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930, ba mẹ Lê Trọng sợ quá, xin đổi về Thừa Thiên.
Mấy ngày sau, Lê Trọng đến nói với tôi:
- "Mai, mười hai giờ trưa, mi với tau qua Nha Ngư Nghiệp gặp chị Hoàng vợ anh Đỗ. Chị ấy chịu đi hồi hôn cho tau."
Anh Đỗ là một thi sĩ nổi tiếng ở Huế lúc ấy, làm thư ký tờ tuần báo "Mùa Lúa Mới". Tôi cũng đang tập tành viết lách, đang là "Mầm non văn nghệ" để chuẩn bị làm "dại dăng hào" 0 như Lê Trọng hay đùa mà mỉa mai.
Cả hai chúng tôi đều quen rất thân với hai vợ chồng nầy. Có một thời gian ngắn, Lê Trọng làm "précepteur" cho đứa con trai lớn của anh chị ấy.
Tôi không có ý kiến gì, chỉ giữ lời. Trưa hôm sau, cả hai đều có mặt ở Nha Ngư Nghiệp, chỗ chị Hoàng vợ anh Đỗ làm việc, chờ chị ấy ra.
Trên đường từ Nha Ngư Nghiệp ra chợ Đông Ba, chị Hoàng đi Vélo Solex còn chúng tôi thì đi xe đạp, phải rán hết sức mà đạp cho kịp. Tới ngoài cửa chợ, chị Hoàng nói:
- "Trời nắng quá! Maù dồn lên mặt. Để chị đứng một chút cho mặt bớt đỏ."
Hai chúng tôi vịn xe đạp đứng im, không nói gì. Một lúc chị ấy lại nói:
- "Không yêu nhau nữa thì chia tay. Có chi phải lo. Hai em đứng đây để chị vô một mình."
Khoảng mười phút sau, chị ấy đi ra, nói:
- "Xong rồi! Thôi mình về."
Chị lên xe cho nổ máy chạy về nhà. Thấy nét mặt Lê Trọng có vẻ băn khoăn, tôi nói:
- "Đi uống cà-phê mày."
Rồi hai chúng tôi vào cà-phê Lạc Sơn ngay bên cạnh.
Sáng hôm sau, trước giờ học, khi tôi và Lê Trọng tới trước cổng trường Luật thì thấy một bà già dáng điệu hết sức tiều tụy, đang ngồi bệt xuống đất, dựa lưng vào tường nghỉ mệt. Chợt thấy bà, Lê Trọng nhìn ra ngay mẹ của mình bèn dựng xe bên lề dường rồi chạy tới:
- "Mạ! mạ làm chi ở đây. Mạ vô khi mô mà sớm rứa?"
Bà già bỗng bật khóc và nói:
- "Con ơi! Con làm chi mà lạ ri ? Ai mà đi hồi hôn ri ?"
Nói xong, bà mẹ Trọng đứng dậy, đưa ra một bức điện tín màu giấy xanh. Bức điện tín viết:
"Có một người xưng là chị anh Trọng đến xin hồi hôn. Cho biết ý kiến gấp."
Xem bức điện xong, Lê Trọng nói với mẹ:
- "Con đó mạ. Con nhờ người xin hồi hôn. Con không lấy con nớ được."
- "Trời ơi con ơi! Con làm chi mà cậu mạ không hay biết chi cả. Chừ làm răng mà ăn nói với người ta đây trời."
Nói xong, bà mẹ Trọng ngồi thụp xuống và lại khóc. Trông bà Nghè bây giờ thật là thê thảm. Cái nón lá cũ để bên vách tường, quai nón là sợi dây mây, không phải là quai nhung đen như mấy bà nghè, bà tham như tôi thường thấy. Bà mặc một cái áo dài tuy không có chỗ vá nhưng nhìn qua là biết ngay cái áo đã cũ mèm, vạt áo nhăn vì không ủi. Bà chỉ gài mấy hột nút áo nơi ngực, mấy hột bên nách thì để hở, lộ cái áo trắng màu cháo lòng mặc bên trong có mấy vệt nước trầu vàng ố. Bà mặc quần đen vải và đi chân đất, chẳng guốc dép gì cả.
Trọng hơi mắc cở vì hình ảnh tiều tụy, lôi thôi của mẹ, nói:
- "Đi Huế mà ăn mặc chi rứa không biết. Mạ đừng khóc nữa. Tụi bạn thấy nó cười con chết. Mạ tới đây khi mổ"
- "Mạ đi tàu suốt, tới đây hồi bảy giờ tới chừ. Túi qua thằng Tôn đến nói ở trong ni gọi điện thoại ra nói con Nhạn nghe nói hồi hôn, nó té xỉu ngay giữa chợ. Người ta chạy tới xức dầu, quạt cho nó, nó mới tỉnh. Xong nó đóng cửa hàng bỏ về, không bán hàng nữa. Mạ biết ăn nói với người ta răng bây chừ. Chắc anh chị Tôn giận lắm. Khổ quái! Trời ơi là trời!"
Trọng năn nỉ mẹ:
- "Thôi mạ đừng khóc, để con đưa mạ đi ăn sáng. Đứng đây lâu không được mộ"
Tôi biết ý Trọng sợ tụi bạn thấy mẹ anh nên nhìn ra đường, thấy chiếc xe xích-lô trống chạy trờ tới, liền ngoắc lại. Thấy xe, Trọng nói với mẹ:
- "Mạ lên xích lô đị Tụi con đạp xe theo."
- "Rứa không học à?" Mẹ Trọng hỏi.
Trọng nói dối mẹ:
- "Không! Bữa nay được nghỉ. Con chỉ tới trường gặp bạn mà thôi."
Nghe Trọng nói dối, tôi thấy buồn cười. Trốn bạn muốn chết mà dám nói tới gặp bạn.
Xe chạy được một đoạn, bỗng bà Nghè đưa tay ra ngoài xe ngoắt ngoắt:
- "Thôi, thôi! Cho mạ xuống."
Xe xích lô ngừng lại. Tôi và Trọng cũng vừa trờ tới.
Trọng hỏi mẹ:
- "Chi rứa mạ? Mạ ngồi yên cho người ta đưa đi, con đi theo."
- "Mạ thấy ngợp quá con ơi! Ngồi trơ trơ một mình không có chi trước mặt cả. Lỡ đụng ai thì răng?"
Trọng nói, không dấu được nụ cười:
- "Chi mà sợ! Người ta lái xe hay lắm, không ai đụng mạ mộ Mạ đừng sợ."
Tôi cũng thấy buồn cười vì cái nhà quê của bà cụ. Quả thật lúc ấy tại thị xã Quảng Trị cũng có mấy chiếc xích lô nhưng chỉ ai đi xa mới đi thứ xe ấy. Thành phố nhỏ, đi đâu cũng gần nên người ta thường đi bộ. Vả lại, từ khi có hiệp định Genève, ông bà Nghè bán ngôi nhà ở thị xã Quảng Trị, dọn về chợ Sãi. Dân chợ Sãi thì không mấy khi thấy chiếc xe xích-lộ
Tôi và Trọng đưa bà Nghè về quán Hương Bình gần đập đá ăn bún bò. Ăn được mấy miếng bà cụ ngưng đũa nói:
- "Chuyện của con làm mạ đắng họng đắng hầu, chẳng ăn chi được. Từ chiều qua tới chừ, nhận điện tín, mạ lo lắm, có ăn chi mô!"
Trọng trấn an mẹ:
- "Mạ cứ nói việc trăm năm là việc quan trọng. Tương lai của con để con quyết định. Rứa là xong."
- "Nhưng con phải cưới vợ để có cháu nội cho cậu con mừng. Thằng anh mầy ở bên Tây, có vợ có con mà không về, có thấy mặt mũi mấy đứa cháu mộ"
Trọng có người anh ruột du học ở Pháp từ năm 1949 đến nay chưa về nước dù đã đỗ đạt và có gia đình.
Trọng cười:
- "Mạ đừng lo. Ra làm giáo sư rồi, có vợ dễ lắm, cưới mấy hồi."
Ăn xong, bọn tôi đưa bà cụ ra bến xe hơi để cụ về Quảng Tri. nhưng cụ cứ đòi đi xe lửa. Cụ nói:
- "Mạ đi xe lửa cho rẻ, xe lô mắc lắm."
Trọng cằn nhằn:
- "Xe lửa bảy giờ tối mới có. Mạ về sớm để cậu ở nhà một mình."
Nhắc tới ông cụ ở nhà một mình, bà mới chịu cho chúng tôi đưa cụ ra bến xe hơi.
Suốt hơn hai tuần lễ không thấy Lê Trọng đến chơi. Tôi có thoáng gặp hắn ta ở trường nhưng có lẽ anh ta đi học bữa có bữa không. Nóng ruột, tôi đi tìm hắn ta.
Tới nhà Trọng làm "précepteur" hỏi, Ngô, học trò của Trọng, trả lời:
- "Anh Trọng dọn đi hơn mười ngày ni rồi, không biết đi mộ"
Một hôm, tôi cố gặp hắn ta ở trường. Trọng nói:
- "Mi qua Xã Tắc gặp tau, nhà ông Hữu làm ruộng bên cạnh nền. Nhớ không cho ai biết tau ở đó."
- "Chi mà bí mật rứa?" Tôi hỏi. Trọng không trả lời vội vàng leo lên xe đạp ra cổng.

HOMECHAT
1 | 1 | 122
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com