watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:32:0928/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Bồ Tát Đưa Thơ
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Bồ Tát Đưa Thơ

Tác giả: Huỳnh Trung Chánh

Hưng cầm thơ mẹ trên tay thật lâu, nghe lòng thương yêu tràn ngập, rồi mới từ từ mở ra nghiền ngẫm từng dòng chữ ngọt ngào của mẹ. Mẹ là nhà giáo, chữ viết của bà đều đặn mẫu mực mà vẫn mang nét ẻo lả mềm mại dịu hiền của người đàn bà Đông phương thuần hậu. Bà thường gói ghém tình thương của mình vỏn vẹn trong hai trang giấy, nâng niu gởi đến con những lời thăm hỏi sức khỏe, nhắc nhở con gìn giữ đạo đức gia phong, khuyên con nhớ đi chùa lễ Phật, bà tuyệt nhiên chẳng bao giờ kể lể những chuyện thị phi, chuyện làng trên xóm dưới, cũng không bao giờ đòi hỏi con cung cấp tiền bạc. Ngay trường hợp lâm bệnh thình lình, tiền bạc eo hẹp bà vẫn lẳng lặng chịu đựng chớ chẳng hề thở than khiến con cái phải bận tâm lo lắng. Dầu biết nội dung thơ cũ rích nhưng chàng vẫn nôn nóng mở thơ, đọc những dòng chữ thương yêu của mẹ, để đón nhận tình mẫu tử dạt dào vượt qua bờ đại dương sang ấp ủ chàng. Ngờ đâu lần nầy thơ bà có vẻ khác thường, chẳng những dài đến bốn trang, mà cũng không có những cụm từ thương nhớ dặn dò thường nhật. Thơ viết :

Con thương!
Dạo nầy, bỗng nhiên mẹ hay vớ vẩn nhớ nghĩ mông lung về thời còn bé bỏng xa xưa, nhớ tha thiết chuỗi ngày ỏng ẹo trong vòng tay ông bà ngoại, tại ngôi nhà ngói âm dương, vách ván, tọa lạc cạnh dòng sông Dinh thơ mộng, thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở đó, tháng nào vào ngày mười bốn và ba mươi, mẹ thường được ngoại dẫn đi chùa Giác Hải, nơi mà mẹ đã được hòa thượng Tâm Thành quy y từ thuở mới lên năm. Ngoại đã đưa gia đình rời Bố Trạch vào Saigon sinh sống từ năm 1954, khi mẹ mới vừa tròn bảy tuổi, nên quê hương mà mẹ thương mẹ nhớ có thể nói chính là ngõ hẻm chợ Vườn Chuối, là quận ba với các con đường Phan đình Phùng, Cao Thắng…, mẹ chẳng hiểu biết gì về nơi chôn nhau cắt rún tại vùng đất Quảng Bình khô cằn xa xưa ấy. Do đó, khi tham dự chuyến hành hương thập tự tại các thị xã Huế – Đà Nẳng do nhóm “Phật tử lão niên” chùa Ấn Quang tổ chức, tuy mẹ đã đọc kỹ chương trình thấy có tiết mục ngoạn cảnh động Phong Nha, một kỳ quan của đất nước thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, mà mẹ vẫn vô tình chẳng mảy may liên tưởng gì đến nơi chôn nhau cắt rún của mình.  Mãi đến khi theo phái đoàn chiêm bái chùa Thiên Mụ, trầm lặng nhìn dòng Hương Giang, bỗng nhiên ký ức thuở ấu thời bất thình lình hiện về khiến mẹ nôn nao nhớ đến ngôi chùa Giác Hải êm đềm. Chùa ấy cũng soi bóng trên một dòng sông - sông Dinh -, một dòng sông thơ mộng chẳng kém Hương giang là mấy. Thật ra, vào ngày xưa đó mẹ ngây thơ khờ khạo nào có hiểu biết gì về chùa, về đạo, nhưng những trái chuối, chén chè, nắm xôi… mà quý thầy nâng niu trao cho “con bé mũm mĩm” là những hình ảnh gợi thương gợi nhớ đã bùng dậy mãnh liệt khiến mẹ xúc động nghẹn ngào. Từ đó, mẹ thấp thỏm ăn ngủ không yên, ước mong có cơ hội ngắm nhìn lại ngôi chùa ngày xưa. Sáng hôm sau, trong khi chuẩn bị theo đoàn hành hương xuống thuyền máy tiến vào động Phong Nha, mẹ bỗng đổi ý, bỏ chuyến du ngoạn, âm thầm thuê chiếc xe ôm, tìm đường về đến chùa Giác Hải. Thật khó tưởng tượng, cái gọi là ngôi chùa, chỉ là một ngôi nhà lá lụp xụp nép mình thoi thóp trên mảnh đất hoang phế khô cằn. Chùa vắng tanh, lạnh lẽo. Tim mẹ quặn thắt xót xa. Mẹ thỉnh chuông và thắp nhang lễ Phật. Một ngôi tượng cô đơn, hư hoại loang lổ, bị phế bỏ lãng quên bao tháng năm dài vẫn khắc khổ chịu đựng và vẫn an nhiên hiện hữu ở chốn nầy. Chiêm ngưỡng tượng Phật, mẹ chìm đắm trong suy tư mênh mang quên mất cả thời gian không gian, hốt nhiên mẹ cảm thấy tượng Phật sống động hẳn lên, Phật trao cho mẹ nụ cười thanh thoát. Thì ra, trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào Phật vẫn hiện hữu như như tự tại ban phát lòng từ bi vô lượng cho chúng sanh các loài, cho mẹ. Nước mắt ràn rụa, niềm xúc động ngập tràn nghẹn ngào, rồi trong giây phút thiêng liêng đó, mẹ chợt ý thức trách nhiệm của mình với ngôi chùa năm xưa, nên thành tâm phát nguyện sẽ xả thân mình để bảo trợ cho việc trùng tu đạo tràng nầy.
 

Sau giây phút bốc đồng phát nguyện, mẹ mới giựt mình suy nghĩ lại và nhận thấy rằng lời nguyện đó viễn vông không phương cách nào thực hiện nổi. Ôi! Một mình mẹ làm sao đảm đương nỗi trọng trách nầyï! Mẹ có uy tín gì để kêu gọi quyên góp, mẹ quen biết bao nhiêu người đâu? Mẹ lại chẳng quen thuộc chốn nầy? Chẳng biết chùa do cá nhân hay cơ quan nào quản lý? Vị trụ trì là ai? có đạo tâm không? Mẹ đang phân vân tự hỏi mình thì có vị sư trẻ hấp tấp bước vào chùa. Sư ngạc nhiên trước người khách lạ, và tỏ ra ái ngại về sự lơ là chậm tiếp đón khách phương xa. Sư cho biết, thật ra, sư  có nghe tiếng chuông nhưng tưởng rằng người Phật tử địa phương đến công quả lễ bái, và vì đang bận rộn chăm sóc mấy luống khoai sắn vừa bén rễ ở sau chùa, nên ráng lo cho xong việc mới vào. Thái độ ân cần lịch thiệp, và uy nghi đĩnh đạc của sư cũng khiến mẹ ngạc nhiên không kém.
- Xin lỗi, dường như thầy không phải là dân địa phương?, mẹ dò hỏi.
- Kể ra thì tôi chỉ có chút xíu gốc gác Quảng Bình mà thôi. Nguyên ông cố nội tôi, là người làng Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tổ đơn thân rời quê vào Nam lập nghiệp tại tỉnh Bình Dương từ thời Pháp thuộc, con cháu sau nầy chỉ nghe nhắc nhở tên ngôi làng tổ tiên, chớ chẳng ai biết được điều gì khác cả. Tôi sanh trưởng tại Thủ Đức, xuất gia tại chùa Vạn Đức, và chỉ được thầy gởi đi tu học các Phật học Viện miền Nam, nên địa phương nầy cũng xa lạ lắm. Tôi vân du lang thang đây đó, rồi quyết định dừng chân ở chốn nầy chưa tròn một năm, đạo hữu ạ!
 

Tình cờ gặp một tu sĩ miền Nam tại xứ lạ, lòng mẹ nổi lên niềm vui như tìm được người bà con thân thuộc, mẹ tíu tít : “Thảo nào, tôi thấy phong thái của thầy khác hẳn với những tu sĩ miền nầy! Lạ quá…!” Mẹ thật thà định hỏi : “ Sao thầy không chọn thị tứ nào phồn thịnh để dựng chùa, mà lại thua thiệt chui vào chốn khỉ ho cò gáy đói rách như thế nầy?”, nhưng mẹ ngưng lại kịp, nên ơ..ơ kéo dài rồi lên tiếng : “ Ơ! miền đất nầy khô cằn đá sỏi! Thầy lại là người Nam cô đơn, không thầy bạn, không thân nhân thì làm sao mà có thể sống nổi ở chốn nầy?”
Thầy mỉm cười hỷ xả đáp :
- Kể ra nếu đặt vấn đề “sanh sống làm ăn” thì quả thật muốn sống còn ở đây cũng gian nan lắm, nhưng nếu nghĩ đến chuyện tu tập thì nơi nào cũng tốt, nơi nào chẳng là đạo tràng phải không đạo hữu?
- Ơ! Nhưng chắc phải có duyên cớ gì đặc biệt lắm thầy mới “trụ” ở đây chớ?
Thầy ngập ngừng, trầm ngâm khá lâu mới chậm rãi lên tiếng :
- Chuyện dài dòng và cũng có thể nói là lạ lùng hy hữu, nếu đạo hữu tò mò thì tôi cũng sẵn lòng kể rõ.
- Dĩ nhiên, là con tò mò lắm rồi!
 

Thầy mỉm cười :
- Đúng như đạo hữu đã biết, nếu không do nghiệp duyên chiêu cảm, nếu không được long thần hộ pháp dắt dẫn, thì chắc hẳn tôi đã không đến chốn nầy. Chuyện khởi đầu, là vào mùa kiết hạ năm trước, bỗng dưng tôi lại nảy ý xin an cư tại chùa Trúc Lâm, Huế. Khi lễ hòa thượng bổn sư xin phép lên đường, hòa thượng đang lơ đãng, đong đưa chiếc võng bỗng cất tiếng bâng quơ : “ Gặp Phật lễ Phật, gặp tổ lễ tổ!”. Chẳng biết đó là nói vô tình hay một lời dặn dò cho riêng tôi như một thứ công án nào chăng? Tôi ngờ ngợ câu nói có nét tương tợ như công án “Gặp Phật giết Phật gặp tổ giết tổ” của thiền tông, nhưng chưa kịp thỉnh ý thì bổn sư lại vui vẻ chỉ mô hình chùa Vạn Linh, núi Cấm, Châu Đốc rồi nói tiếp : “Khi cần, khi gặp thuận duyên thì mình cũng nên phục hưng sự nghiệp của chư tổ! Con ạ!”. Thầy đưa tay tiễn khách, tôi ra đi với nỗi niềm thắc mắc giăng giăng. Mùa kiết hạ sắp hoàn mãn, liên tiếp ba đêm cuối cùng tại chùa Trúc Lâm tôi đều chiêm bao thấy rõ rệt Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện đến khuyên bảo : “Con hãy mau mau về Bố Trạch làm Phật sự để hoàn thành lời phát nguyện của con từ kiếp trước!” Tôi vốn không tin mộng mị, nhưng giấc chiêm bao cứ hyển hiện rõ ràng trong tâm khảm, khiến tôi cũng phân vân. Do đó, khi khóa hạ chấm dứt, thay vì trở về Thủ Đức như dự tính, tôi thuê chiếc xe đạp dun rủi về phương Bắc, với túi lương khô dự phòng. Rời Huế, một thị xã sùng đạo, đến Quảng Trị, tôi nhận thấy sinh hoạt Phật giáo tương đối đã suy yếu, rồi khi bước vào địa phận tỉnh Quảng Bình, tôi mới choáng váng khám phá rằng đạo Phật ở đây có lẽ đã biến dạng tự bao giờ. Dường như, phần đông dân địa phương chưa hề thấy bóng dáng chùa chiền, họ nhìn lữ khách áo lam với ánh mắt xa lạ, vừa nghi ngại, vừa lạnh lùng. Tôi viếng thăm các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Phong Lộc, Bố Trạch, tỉnh lỵ Đồng Hới, với tâm trạng hững hờ chua xót. Một hôm, tôi đang ngồi thọ thực lương khô dưới bóng cây bên đường quê, ngoại ô thị trấn Hoàn Lão, bỗng có một gã trung niên sồng sộc bước tới, hắn chăm chăm nhìn tôi oang oang cất tiếng : “Nầy anh! Anh làm nghề sư hở!?”. Tưởng gặp phải công an, và bị đặt vấn đề hành đạo trái phép, tôi dè dặt đáp : “Đúng vậy, tôi là tu sĩ ở thành phố Hồ chí Minh. Tôi chỉ du lịch tỉnh Quảng Bình vài ngày mà thôi”.  “Ừ! Vậy thì anh phải đi theo tôi mới được!”. Thấy tôi ngần ngừ, anh ta nắm áo tôi nói một hơi : “Nội tui! Tuổi già cú đế rồi! Ổng bệnh liệt giường gần ngủm tới nơi mà lại sanh tật nhứt định đòi phải gặp sư thầy thì mới chịu chết! Tôi hỏi thăm lung tung chẳng ai biết, may tôi thấy anh mặc áo kỳ lạ nầy, hỏi nhóng chừng, dè đâu lại đúng! Vậy anh theo tui đi gặp ổng nghen!”. Nghĩ đến nguyện vọng tha thiết của người sắp chết, nên dù trong lòng vẫn e ngại gặp rắc rối bởi luật lệ “tự do tôn giáo”, tôi vẫn lót tót bước theo anh ta. Cụ Năm, lão già bệnh hoạn tuổi đã ngoài 90, đang nhắm mắt nằm im lìm dán xuống giường như một cái xác khô đét, quay quần bởi đám con cháu vài mươi người, vừa nghe báo cáo tìm được nhà sư, bỗng mở choàng đôi mắt tinh anh nhấp nháy ra dấu mời tôi tới gần. Tôi lên tiếng : “Tôi xin tụng một thời kinh cầu an! Cụ nhé!”. Cụ không trả lời, mắt đăm đăm nhìn tôi, rồi bỗng chấp tay kính cẩn : “Con cảm tạ Bồ Tát!”  Tôi hoảng hốt đính chánh : Tôi chỉ là một tu sĩ tầm thường, xin cụ gọi tôi là sư chú được rồi!”. Cụ thều thào : “Thầy là Thanh Phong phải không?”. Tôi ngạc nhiên lặng người, đáp lí nhí : “Pháp danh tôi là Hoằng Nghiệp, còn Thanh Phong chỉ là bút hiệu khi còn trẻ! Sao cụ biết?” Ông cụ cười, mà nước mắt cụ ràn rụa - trông ông cụ khỏe và tươi tỉnh hẳn ra – cụ không màn lý sự với tôi, chấp tay kính cẩn : “Con cảm tạ Đức Bồ Tát Quan Âm đã đáp ứng nguyện cầu của con, đã dẫn dắt thầy Hoằng Nghiệp đến gặp con trong giờ phút tối hậu nầy!…”,  rồi hướng mắt sang tôi, cụ nói tiếp : “Bồ Tát Quán Âm đã báo mộng cho tôi về thầy. Thầy ạ! Tôi có tâm nguyện cưu mang bao năm nay không giải bày cùng ai được, nên dầu bệnh hoạn già yếu khổ sở mà vẫn gắng gượng sống lây lất cho đến giờ nầy. Nay Bồ Tát đã dẫn dắt thầy hiện diện đúng lúc cho tôi có thể ủy thác tâm nguyện của mình. Tôi thỉnh cầu thầy hứa khả việc nầy hầu tôi có thể yên tâm nhắm mắt lìa đời!”. Tôi ngần ngừ : “Miễn là việc cụ nhờ không trái đạo lý và không vượt quá khả năng của tôi, thì tôi sẽ cố sức mình hoàn thành tâm nguyện cho cụ!”. Cụ trầm ngâm giây phút rồi kể lể : “Bốn mươi năm về trước, hoàn cảnh tu tập vô cùng khó khăn. Chùa chiền bị theo dõi, Phật tử tránh né chẳng ai dám lai vãng. Rồi sư ông Giác Hải bị gán tội phản động, gởi đi học tập, ngôi chùa bị xâm chiếm biến thành trụ sở ủy ban nhân dân, tượng Phật, tượng Tổ bị vất ra ngoài hè chờ ngày họp dân lại đập phá. Thương thầy, thương chùa, mến đạo… tôi đớn đau tột cùng nhưng bề ngoài vẫn giữ thái độ vô tâm, ngay đối với vợ con cũng dè dặt chẳng hé môi than thở. Một hôm, có người bạn nối khố, cùng đi chùa lễ Phật với tôi từ xưa, đang phục vụ trong quân đội nhân dân, mang quân hàm đại úy thuộc sư đoàn 19 đóng tại Thanh Hóa nghe tin sư ông lâm nạn trở về làng tìm hiểu sự tình. Anh gặp tôi dọ hỏi, lúc đầu tôi lửng lơ “không thấy, không nghe, không biết”, nhưng anh cứ vặn hỏi mãi nên sau cùng đành tiết lộ hết sự thật. Dựa vào quân hàm, anh ta mạo hyểm tìm đến trại cải tạo thăm nuôi sư ông. Trở về, anh cho biết, sư ông già yếu khó sống sót, sư ông trăn trối ủy thác chúng tôi bảo vệ tôn tượng chờ ngày trùng tu chùa, hưng long đạo pháp, ngoài ra, sư ông cũng tha thiết dặn dò chúng tôi rằng trong hoàn cảnh Phật Pháp bị cấm đoán hủy hoại như thế nào, chúng tôi cũng phải gắng sức thầm giữ lục tự Di Đà trong lòng. Mấy ngày sau đó, trời đổ giông, mưa cuồn cuộn như thác đổ, cơ nguy lũ lụt sắp diễn ra. Lợi dụng tình trạng cán bộ các ngành nhốn nháo lo bảo vệ nhà cửa vợ con họ, trụ sở ủy ban nhân dân bỏ ngõ, chúng tôi lẻn vào mang tượng Phật, tượng tổ xuống xuồng chở đi. Bơi lang thang khá lâu mà chẳng tìm được địa điểm nào an toàn để cất dấu, cuối cùng tôi đành bặm gan mang về nhà, khoét một ngách sâu dưới ao, bọc tượng bằng vải áo mưa, vùi vào đó. Vài tháng sau sư ông qua đời, anh Thanh Phong bạn tôi bị chính ủy trung đoàn kiểm thảo về vụ thăm nuôi sư ông, đoạn bị đưa vào Nam công tác rồi tử trận vài năm sau đó. Trong mấy chục năm nay, lời dặn dò của sư ông Giác Hải tôi vẫn canh cánh bên lòng, nhưng tôi chỉ có thể chuyên cần niệm Phật ngày đêm, còn chuyện trùng tu lại ngôi chùa xưa thì hoàn toàn vô vọng : Tôi chẳng biết tiến hành cách nào? Bàn bạc với ai đây? Khi đất nước vừa thống nhất, lợi dụng lúc đi thăm đứa con đang công tác tại thành phố Hồ chí Minh, tôi có viếng vài ngôi chùa, tiếp xúc vài tu sĩ, hy vọng tìm được người có thể đảm trách công việc trùng tu, nhưng họ tỏ vẻ sợ sệt nghi ngại, nên tôi đành im lặng. Thế rồi, tôi chỉ biết ngày đêm niệm Phật A Di Đà và chí thành khẩn cầu Bồ Tát Quan Âm gia bị cho công cuộc trùng tu chùa Giác Hải, và nhiều lần, trong chiêm bao tôi đã được Bồ Tát an ủi và khuyên bảo hãy bình tỉnh đợi chờ Thanh Phong trở lại gánh vác trọng trách nầy…”  Ngay khi ông cụ kể đến giai đoạn dầm mưa bão mang tượng đem đi dấu, tôi bỗng nhiên thấy hyển hiện trước mắt tôi diễn biến của tiền kiếp với từng chi tiết nhỏ, và hiểu rõ Thanh Phong ngày đó chính là tôi chớ chẳng là ai khác. Thảo nào, thuở nhỏ, tôi có niềm thích thú đặc biệt với hai tự Thanh Phong nên mới đắc ý chọn làm bút hiệu của mình. Chẳng chút ngần ngại tôi đáp: “Thanh Phong đã trở lại, dĩ nhiên là Thanh Phong sẽ nhận lãnh trách nhiệm. Thanh Phong sẽ xả thân nầy để trùng tu lại chùa Giác Hải, xin người bạn năm xưa hãy vững tâm”. “Đa tạ Thanh Phong! Có thể nào Thanh Phong cho tôi nhìn lại pho tượng Phật ngày xưa, trước khi lìa đời chăng?”. Không cần ai chỉ dẫn, tôi vội vã đưa đám thanh niên con cháu chủ nhà ra bờ ao, dưới gốc sung, nhờ họ đào sâu chừng hai thước đã khám phá ngay bảo vật trong lớp vải bọc mục nát, nhưng hai pho tượng bằng gỗ mít, chỉ bị phai màu, và lốm đốm loang lổ mà thôi. “Gặp Phật lễ Phật, gặp tổ lễ tổ”, tôi quỳ xuống đảnh lễ rồi cung thỉnh tượng vào nhà cho cụ già gia chủ chiêm ngưỡng. Cụ Năm được đỡ ngồi tựa vào gối, rạng rỡ ngắm tượng. Cụ yêu cầu tôi tụng thời kinh Di Đà, sau đó tôi hộ niệm cụ Niệm Phật. Tiếng niệm Phật của cụ nhỏ dần, nhỏ dần, rồi lặng yên. Cụ ra đi thanh thản, mặt mày tươi tỉnh, và cho đến khi tẩn liệm, đỉnh đầu vẫn ấm áp, thân thể vẫn mềm dịu. Tôi tin chắc rằng cụ đã vãng sanh về cõi Tây phương Cực Lạc. Nhờ đám con cháu cụ, có người đang giữ chức vụ quan trọng trên tỉnh, và huyện vận động, và cũng nhờ chánh sách chiêu dụ du khách về thăm động Phong Nha, nên khuông viên chùa xưa được hoàn trả lại, và mươi tháng sau thì ngôi chùa lá đơn sơ đã được dựng nên…

- Phật tử ở đây có lẽ chẳng mấy người mộ đạo phải không thầy? Chắc họ cúng dường tệ lắm, nên cả năm mà thầy chỉ dựng được mái lá sập xệ như vầy?
- Thật ra, phần lớn tài chánh dựng ngôi chùa tạm nầy là do con cháu cụ Năm yểm trợ, còn dân chúng quanh đây nghèo kiết xác, mình đâu mong họ cúng dường, chỉ mong họ thỉnh thoảng lai vãng tới chùa để tụng kinh, nghe pháp… nuôi dưỡng đạo tâm mà thôi. Đạo hữu biết không? Đã quá nhiều năm xa vắng đạo pháp nên họ đã mất niềm tin, họ nghi ngờ bâng quơ, lo ngại tốn kém nên mời họ đến chùa gian nan lắm! Họ viện dẫn đủ mọi lý do để từ chối. Tôi phải thực hành tứ nhiếp pháp, thăm nom săn sóc họ khi ốm đau, tặng họ viên thuốc cảm, một cục xà bông… tôi cũng theo họ ra đồng chuyện trò vừa tiện tay giúp họ nhổ cỏ, cấy lúa… nên dần dần tạo được mối tình thân rồi mới hướng dẫn Phập Pháp cho họ được. Hiện giờ, vào ngày lễ sám hối nào cũng có hơn hai mươi người tham dự, trong đó có một thanh niên vừa ngỏ ý xin xuất gia vào mùa Phật đản sắp tới.
- Thầy có dự định xây chùa lại cho khang trang không thầy?
- Chuyện trùng tu là sở nguyện của thầy, nhưng hiện giờ thầy chưa dám nghĩ tới. Có hai chuyện thiết thực mà thầy muốn hoàn thành trước. Trước nhất là cần có một đại hồng chung. Tiếng chuông ngân bàng bạc khắp thôn làng, sẽ đi sâu vào lòng người và khơi dậy hạt giống Phật trong tàng thức họ. Điểm thứ hai là thầy mong hội đủ tịnh tài hàng tháng tổ chức cơm chay vào hai ngày lễ sám hối, mời Phật tử tham dự miễn phí tạo cho họ cơ hội gần gũi với chùa, với Phật…
Thầy trò thân mật bàn bạc dông dài cho đến xế trưa, người tài xế xe ôm đúng giờ hẹn rước mẹ về tỉnh lỵ đã lấp ló ngoài cổng, mà mẹ vẫn quyến luyến chưa muốn rời chùa. Thầy biết ý mẹ nên mời mẹ và cả người tài xế ở lại dùng cơm. Thầy lúi húi nhúm lửa, vo gạo nấu cơm, rồi ra sau sau chùa, hái đọt bí, đọt lang vào luộc. Mẹ vừa ái ngại vừa xót xa, tội nghiệp hoàn cảnh đơn chiết cực nhọc của thầy, muốn đỡ đần thầy một tay, nhưng cái bếp “hẹp té”, chẳng có chỗ chen vào thành thử chẳng có cách nào tiếp giúp cả. Có lẽ, hiểu bụng dạ của mẹ, thầy cười hề hà trấn an :
- Nấu cơm là chuyện bình thường của thầy mà, đừng ngại. Thầy vẫn thường nấu cơm mời người dân quê ăn cơm chùa với thầy cho vui! Ở nước Chúng Hương Đức Phật và chư Bồ Tát cũng mời Phật tử ăn cơm, quí Ngài thuyết pháp bằng thức ăn rất hiệu quả, đạo hữu ạ!
- Thưa thầy! Con hiểu ý thầy rồi! con sẽ ăn bữa cơm tỉnh thức, lợi lạc như nghe pháp vậy!

Bữa cơm thanh đạm, nhưng có lẽ đây là buổi cơm chay ngon nhất đời của mẹ, vì tất cả các món ăn : cơm, đọt bí, đọt lang, tương hột, cà pháo muối dưa đều đượm nhuần một hương vị đậm đà đặc biệt mà ít khi mẹ có phúc duyên cảm nhận : đó là đạo vị.
Khi chia tay ra về, mẹ quyến luyến chào thầy, và chân thành nói :
- Thưa thầy! Con cũng có liên hệ đến ngôi chùa Giác Hải ngày xưa, con nguyện tích cực góp phần trùng tu chùa. Khi về thành phố con sẽ vận động thân hữu yểm trợ việc đúc chuông và tịnh tài cho phần cơm chay hàng tháng tại chùa. Con hy vọng sẽ sớm liên lạc với thầy báo cáo kết quả.
Mẹ vét hết tiền mang theo, sau khi giữ lại vừa đủ phần tiền trả chuyến xe ôm, được năm trăm ngàn đồng, trao hết cho thầy :
- Còn tạm thời con xin cúng dường thầy số tiền mọn nầy!
Thầy lắc đầu :
- Thầy rất tán thán công đức của đạo hữu! Tuy nhiên, vì số tiền tương đối lớn thầy khuyên đạo hữu nên suy kỹ lại, đừng do xúc động nhất thời trước cảnh chùa nghèo xác xơ mà cúng quá sức. Nếu vì cúng dường mà tạo ra những khó khăn tiền bạc cho gia đình thì nên bớt lại, cúng dường vừa phải thôi!
Mẹ hơi ngạc nhiên, và hơi bất mãn vì chưa bao giờ gặp trường hợp “quá dè dặt” như thế nầy, có lẽ thầy nghi tiền nầy lai lịch bất chính chăng? Mẹ đáp nhanh :
- Con không bốc đồng đâu thầy! Con đã suy nghĩ rất kỹ và cúng dường theo khả năng của gia đình con! Nếu thầy nghi ngại lai lịch tiền thì con xin thưa rõ đây là tiền rất sạch do nghề nghiệp chân chánh làm ra! Con xin thầy yên tâm nhận cho!
- Xin đạo hữu đừng hiểu lầm! Chẳng qua vì Đức Phật dạy tu sĩ chỉ nhận cúng dường vừa phải như loài ong hút nhụy mà không làm phương hại đến hoa. Do đó, dẫu chùa nghèo và cần tiền, thầy cũng không nỡ gây phiền toái cho những Phật tử hảo tâm có thể lâm vào cảnh khó khăn chật vật vì cúng dường mà thôi!
Về thành phố, khi nghe mẹ kể lại hành hoạt của vị tu sĩ trẻ giàu lòng từ bi, chấp nhận nếp sống cô đơn, đói rách tại một ngôi chùa lá tồi tệ để hoằng dương Phật Pháp, các thân hữu ai cũng xúc động, và ai cũng sẵn sàng đóng góp ít nhiều cho chùa Giác Hải. Tuy nhiên, giới thân hữu của mẹ toàn là các nhà giáo hưu trí, phần lớn sống cảnh chật vật gói ghém ăn tiêu, nên dù họ có mở rộng cõi lòng, chung sức gom lại cũng không đáng kể. Mới hôm qua đây, thầy Hoằng Nghiệp có thông báo mẹ rằng pháp huynh của thầy, trụ trì một ngôi chùa tại Tiền Giang, vừa ủng hộ chùa Giác Hải đại hồng chung cũ, vì chùa nầy vừa đúc một đại hồng chung mới lớn hơn. Như vậy, số tiền quyên góp của mẹ tuy ít ỏi nhưng đã dư thừa cho thầy Hoằng Nghiệp tổ chức cơm chay cả năm rồi.
Mối ưu tư lớn của mẹ, là yểm trợ thầy Hoằng Nghiệp xây dựng lại ngôi chùa nếu không khang trang, thì tệ nhất  cũng lợp mái ngói, lót gạch, có kệ thờ, chuông mõ, kinh sách… như thuở xưa. Mà muốn được như thế, thì tiện tặn lắm cũng phải có một ngân khoản từ mười đến hai mươi ngàn dollars. Số tiền nầy dân quê Quảng Bình đào bới đâu cho ra, còn mẹ dẫu có đi ăn xin trọn kiếp cũng chẳng thấm tháp gì! Khi mẹ bạo gan phát nguyện với Phật tổ, thì mẹ đã nghĩ đến con rồi. Hưng ơi! Con ráng giúp mẹ nghen con!

 

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 131
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com