Bình má má đưa ngón tay ra ấn vào nút cơ quan tự động đã giữ chặt Vương Ngọc Yến tiểu thư nhưng cơ quan này vẫn trơ ra đó, không nhúc nhích tý nào.
Ðoàn Dự cả giận hỏi:
-Mi không chịu tha tiểu thư phải không?
Bình má má vẻ mặt sầu khổ đáp:
-Tôi kiệ t lực mất rồi.
Ðoàn Dự tự mình thò tay vào gầm bàn sờ nút bấm, ấn đánh "toách" một tiếng,cái vòng thép chịt lưng Vương Ngọc Yến tự động mở ra rồi co về nằm trong cột sắt.
Ðoàn Dự cả mừng nhưng chưa dám thả Bình má má ngay. Chàng lượ m thanh đao ở dưới đất, chí vào cắ t đứt dây trói tay A Bích. A Bích rảnh tay rồi đón lấy thanh đao cắt đứt dây trói cho A Châu, hai người lại móc hết hạt trái cây trong
miệng ra rồi vừa mừng vừa sợ, hồi lâu không nói ra tiếng.
Vương Ngọc Yến trừng mắt nhìn Ðoàn Dự mấy lần, nét mặt nà ng lộ vẻ kỳ dị hỏi:
-Ngươi biết phép "hoá công đại pháp" ư?
Ðoàn Dự lắc đầu đáp:
-Ðó không phải là môn "hoá công đại phá p" đâu!
Rồi chàng toan thuật hết đầu đuôi cho Vương Ngọc Yến nghe nhưng một là vì câu chuyện rất dài hai là vị tất Vương Ngọc Yến đã tin nên chàng bịa ra một tên gọi cho xuôi chuyện:
-Ðây chỉ là môn "thái dương dung tuyết công" do phép Nhất Dương Chỉ và Lục mạch thần kiếm biến hoá ra mà thôi. Môn "thái dương dung tuyết công" cùng môn "hoá công đại pháp" khác nhau ở chỗ một đằ ng chính một đằng tà, một đằng thiện,một đằng ác, không thể coi là một được.
Vương Ngọc Yến tin ngay, mỉm cười nói:
-Quả là ta có điều không phải với ngươi, vì kiến văn hẹp hòi. Về phép Nhất Dương Chỉ của họ Ðoàn nước Ðại Lý ta có biết được chút đỉnh còn phép Lục mạch thần kiếm thì mới biết tiếng mà thôi. Sau này sẽ xin thỉnh giáo.
Ðoàn Dự chỉ mong mỹ nhân hỏi tới đã cho là mình có phướ c lắm rồi, vội vàng đáp ngay:
-Nếu tiểu thư hỏi đến tôi xin trình bày gan ruột, đâu dám giấu diếm?
A Châ u, A Bích thật không khi nào ngờ đến phút khẩn cấp cuối cùng Ðoàn Dự tới giải cứu, lại thấy chàng cùng tiểu thư trò chuyện thân mật đều lấy làm kỳ dị. A Châu nói:
-Thưa cô nương! cháu xin cảm tạ cái ơn cứu mạng! bây giờ ta phải bắt cả mụ Bình má má đưa đi để khỏi lo mụ tố giác những điều bí mật.
Bình má má nói:
-Tôi... tôi...
Mụ chưa dứt lời, A Châu một tay giữ chặt đầu, một tay cầm hạt trái cây nhét vào miệng mụ.
Ðoàn Dự nói:
-Phải lắm! đúng với thủ đoạn nhà Mộ Dung "gậy ông đập lưng ông".
Vương Ngọc Yến nói:
-Ta đi với bọn ngươi một chuyến xem tình hình... chàng ra sao.
A Châu, A Bích cả mừng nói:
-Ðược cô nương ra đi viện trợ cho công tử thì còn gì hay bằng?
Hai ả lôi Bình má má đến cạnh cột sắt rồi bấm nút tự động đưa vòng thép ra giữ chặt lấy mụ. Ðoạn bốn người lẹ làng đẩy phiến đá đóng cửa thạch ốc lại, lanh chân chạy ra bờ hồ. Bốn người chạy ra đến hồ may chẳng gặp một ai, cùng nhau bước xuống thuyền nhỏ. A Châu, A Bích hạ mái chèo, quay mũi thuyền, chèo đi.
Vương Ngọc Yến rút kim thoa trên đầu ra, vạch một chiếc la bàn 64 cách, đặt cành kim thoa vào trung tâm la bàn, ánh mặt trời chênh chếch chiếu vào bóng cành thoa,ánh xuống mặt la bàn, Vương Ngọc Yến giơ tay ra trỏ nẻo. Con thuyền ở giữa vùng khơi sóng bao la trên mặt hồ đầy lá lăng, vòng mé đông rồi quay sang mé Tây đi ra.
Ðoàn Dự rất là khâm phục khen nàng:
-Cô nương tuy chưa ra khỏi cửa mà hiểu biết cả thiên văn, địa lý.
Vương Ngọc Yến mỉm cười nói:
-Ðó là những điều ta xem trong sách, chẳng hiểu công dụng có hiệu nghiệm không?
A Châu cùng A Bích chèo hồi lâu, con thuyền nhỏ lúc lướt dọc, lúc đi ngang, lúc lượn vòng vũng vịnh mà không thấy quay trở lại Mạn Ðà sơn trang, bấy giờ ai nấy mới vững tâm.
Ðoàn Dự hỏi Vương Ngọc Yến:
-Cô nương! tôi còn có điều này chưa hiểu. Tỷ dụ chúng ta trốn đi ban đêm,không có mặt trời để chiếu la bàn thì làm thế nào?
Ngọc Yến mỉm cười đáp:
-Dễ lắm! Tinh tú trên trời là la bàn đó. Cứ ngẩng đầu lên nhìn là biết.
A Châu, A Bích cùng Ðoàn Dự ba người luân phiên nhau chèo thuyền ra khỏi miền phụ cận Mạn đà sơn trang. Hết các nẻo quanh co cùng vũng vịnh thì hai ả A Châu, A Bích đã biết đường đi trên mặt hồ. Trời đã xế bóng, trên mặt hồ sương chiều mỗi lúc một dày, A Châu nói:
-Thưa cô nương! Ðây đã gần đến chỗ cháu ở rồi. Cô nương hãy tạm trú lại đây đêm nay để thương nghị việc đi tìm công tử nên chăng?
Ngọc Yến nói:
-Cũng đành thế vậy.
Thuyền đi càng xa Mạn đà sơn trang phong cảnh lại càng tịch mịch. Ðoàn Dự thấy gió thoảng mặt hồ làm lay động tà áo Ngọc Yến. Lúc đó trời đã hoàng hôn,sương lạnh lăm lăm, Ðoàn Dự cảm thấy nỗi thê lương tràn ngập. Những cảm giác vui tươi lúc mới ra đi nhạt dần. Chèo thuyền một lúc nữa, trông mặt mũi mọi người đã có vẻ đờ đẫn như buồn ngủ. Chợt phía đông nhìn thấy ánh đèn le lói A Bích nói:
-Chỗ có ánh đèn lửa kia là Thính hương tinh xá của A Châu tỷ nương.
Thuyền liền nhắm thẳng phía có ánh lửa bơi tới. Ðoàn Dự lẩm bẩm:
-Ðời ta khó lòng lại có được một buổi như hôm nay. ước gì con thuyền cứ lênh đênh mãi trên mặt hồ, vĩnh viễn đừng đến chỗ sáng đèn lửa kia có phải hay không?
Bất thình lình trước mặt một tia sáng loé ra, bên trời một vì sao đổi ngôi xẹt qua,kéo thành một cái đuôi rất dài. Vương Ngọc Yến miệng rì rầm nói điều gì, Ðoàn Dự nghe không rõ. Lúc đó trời đã tối mịt, không nhìn rõ mặt, chỉ nghe thấy nàng thở dài rất não ruột.
A Bích an ủi nàng bằng một giọng rất êm ái:
-Cô nương hãy yên lòng. Công tử thường gặp dữ hoá lành. trước nay biết bao nhiêu lần gặp nguy hiểm mà rồi công tử đã qua khỏi được hết.
Ngọc Yến nói:
-Nếu chàng đi Cái Bang, thì ta chẳng có gì quan tâm cho lắm, còn đi chùa Thiếu Lâm thì không phải chuyện chơi. Về 72 môn tuyệt kỹ của phái này chàng đã hiểu cả nhưng đó là từ trước. Phái này đã nổi tiếng mấy trăm năm nay, giả tỷ họ còn học thêm được môn gì khác biệt thì ôi thôi...
Nàng dậm chân nói tiếp:
-Bữa nay gặp sao đổi ngôi, ta xem ra thì điều ước nguyện không thể thành tựu được.
Theo tục truyền tại miệt Giang Nam, khi sao đổi ngôi người nào cầu nguyện khấn khứa tất lời rồi thì việc khó đến đâu cũng được toại nguyện. Nếu sao lướt ngang lời cầu còn giang dở, sao đã biến mất rồi thì việc không thành. Hàng ngàn
năm nay, nhiều cô gái Giang Nam chiêm nghiệm điều đó mà hy vọng tràn trề hoặc vì đó mà sinh thất vọng.
Vương Ngọc Yến tuy là người hiểu biết rất nhiều lại cực kỳ tinh thông võ nghệ cũng chưa thoát khỏi thường tình của cô gái quê mùa.
Ðoàn Dự nghe nàng than vãn trạnh mối thương tâm. Tuy chàng biết rõ điều ước nguyện của nàng nhất định có liên quan đến Mộ Dung công tử và hẳn là cầu cho gã đặng bình yên, mọi sự như ý.
Ðoàn Dự tự hỏi: "ở trên đời này bao giờ có cô gái nào như Vương cô nương đây khấn thầm cầu khẩn cho ta chăng? trước kia có Mộc Uyển Thanh rất yêu ta nhưng sau khi nàng biết ta là anh ruột dĩ nhiên sẽ có mối tình cùng người khác, không biết hiện giờ y ở đâu? Và đã gặp được ai như ý lang quân chưa? còn Chung Linh! Vị tiểu cô nương này hãy còn ngân thơ, chưa biết mùi thế sự. Có lúc nàng tưởng tới ta thì cũng chẳng qua là ngẫu nhiên tâm động trong chốc lát rồi chuyện đâu bỏ đó, quyết không bằng Vương cô nương tha thiết với ý trung nhân, mối tình dường như đã chép xương, ghi dạ. Ôi bá phụ cùng gia gia lại còn hỏi Cao tiểu thư cho ta làm vợ. Ta chưa từng gặp tiểu thư lần nào. Nàng xấu
đẹp, thấp cao ta cũng không biết nữa. Ta không tưởng nhớ nàng tất nhiên nàng cũng chẳng tưởng nhớ đến ta".
Con thuyền đi mỗi lúc một gần lại, A Châu nói khẽ bảo A Bích:
-A Bích! Em thử coi! Dường như có sự gì lạ lắm!
A Bích gật đầu nói:
-Sao đèn đuốc nhiều thế kia?
Rồi nàng mỉm cười nói tiếp:
-A Châu tỷ nương ơi! trong nhà chị làm gì náo nhiệt như đêm nguyên tiêu vậy?
Ðèn đuốc sáng trưng, không chừng họ ăn mừng ngày sinh nhật chị.
A Châu lẳng lặng không nói gì. Nàng chỉ nhìn ánh đèn lửa chiếu xuống mặt hồ.
Lúc đó Ðoàn Dự đã nhìn thấy rõ tám chín gian nhà dựng trên một cái cù lao nhỏ,trong đó có hai căn nhà lầu. ánh đèn lửa do các cửa sổ chiếu ra ngoài. Chàng thầm nghĩ: "chỗ A Châu ở đây gọi là thính hương tinh xá cũng tương đương với cầm vận tiểu trúc của A Bích. Mộ Dung công tử đối đãi với hai cô nữ tỳ này thật là công bằng. Cầm vận tiểu trúc thì cách bài trí thanh nhã còn thính hương tinh xá lại ánh lửa huy hoàng, mỗi nơi một vẻ khác nhau".
Thuyền còn cách thính hương tinh xá chừng một dặm, A Châu dừng chèo nói:
-Vương cô nương! kẻ địch vào nhà rồi!
Vương Ngọc Yến giật mình hỏi dồn:
-Sao kẻ địch đến à? Sao ngươi biết? Ai vậy?
A Châu đáp:
-Chưa biết bọn nào nhưng ngửi thấy mùi rượu xông lên nồng nàn thì đúng là hạng khách bất nhân đến phá quấy rồi.
Vương Ngọc Yến hít hơi thật mạnh để ngửi xem nhưng chẳng thấy gì. Cả A Bích, Ðoàn Dự cũng chẳng thấy mùi gì khác lạ. Chỉ có mình A Châu rất thính mũi,nàng ngửi thấy mùi lạ từ đằng xa. Nàng nói tiếp:
-Hỏng bét! Thật là hỏng bét! Bọn chúng lấy cả rượu hoa nhài cùng Mai quế lộ ra uống. Trời ơi! khổ rồi! Cả vô hàn mai hoa lộ chúng cũng đem ra uống vung uống vãi.
Mấy câu sau nàng nói như muốn khóc, Ðoàn Dự rất lấy làm kỳ hỏi:
-Mắt cô tinh đến thế kia ư? Nhìn thấy rồi hay sao?
A Châu nghẹn ngào đáp:
-Không phải tôi trông rõ nhưng ngửi thấy rồi. Tôi tốn bao tâm cơ mới chế được thứ rượu đó, bọn gian ác này đem ra uống mất rồi.
A Bích hỏi:
-A Châu tỷ nương ơi! chị tính sao đây? Ta tránh đi hay lên bờ động thủ?
A Châu nói:
-Chưa rõ bọn địch có lợi hại lắm không?
Ðoàn Dự cũng xen vào:
-Phải đó! Nếu chúng lợi hại quá thì ta tránh đi là hơn. Băng chúng chỉ là hạng tầm thường thì mình lên giảng giải cho chúng để những vật báu của chị A Châu đã bị tổn hại...
Ba thiếu nữ thấy chàng nói thế đều sửng sốt. Ai nấy trừng trừng nhìn chân tay con người quờ quạng dường như chẳng biết chút võ công nào mà sao tại hoa phì phòng Bình má má hung hãn là thế vừa mó vào chàng dây lát đã mất hết nội lực,tuyệt không kháng cự được chút nào. Chẳng biết chàng có phải vào hạng võ công thượng thừa mà cố ý làm bộ một gã thư sinh yết ớt.
Vương Ngọc Yến hỏi:
-Ngươi lên bờ mà gặp phải bọn võ nghệ ghê gớm chúng đánh ngươi giết ngươi thì làm thế nào?
Ðoàn Dự đáp:
-Họ đánh giết thì tôi đành chịu nhưng xem ra vận hạn tôi rất tốt việc gì cũng gặp dữ hoá lành cả.
Trong lòng chàng tự nhủ: "giả tỷ ta có vì nàng mà phải bỏ mạng cũng cam tâm".
Vương Ngọc Yến vẫy tay trái một cái, ngón tay nàng đã điểm tới huyệt thái dương chàng. Thái dương là một trong các huyệt đạo sinh tử của con người, chỉ điểm mạnh một cái là chết liền. Bất luận là người có võ công cao cường đến đâu
cũng không thể để huyệt đạo này bị phong toả được. Trong đêm tối, Ðoàn Dự mờ mịt chẳng biết chi rằng mình bị nguy trong khoảnh khắc. A Bích trông thấy giật mình kêu rú lên còn A Châu thì hiểu rằng chẳng qua Vương Ngọc Yến thử xem Ðoàn Dự là người không biết võ công thật hay giả vờ nên nàng chỉ chú ý nhìn chứ không nói gì. Ngón tay Vương Ngọc Yến chỉ còn cách thái dương huyệt Ðoàn Dự không đầy một tấc mà Ðoàn Dự chẳng biết gì cả, vẫn nói tự nhiên:
-Ba vị cô nương còn nhỏ tuổi thế này mà lên gặp chúng thì không được đâu.
Ngọc Yến từ từ rút tay về hỏi:
-Ngươi chưa học qua võ công thật ư?
Ðoàn Dự cười đáp:
-Nếu cái môn "thái dương dung tuyết công" mà chưa phải là võ công thì ngoài ra tôi chưa học môn nào cả.
A Châu nói:
-Tôi có kế này. Bây giờ bọn ta tìm quần áo cải trang là lũ ngư ông, ngư bà.
Nàng chỉ về phía đông nói tiếp:
-Mấy nhà chài lưới kia tôi quen lắm.
Ðoàn Dự vỗ tay cả cười nói:
-Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
A Châu bèn trở chèo bơi quay sang phía đông. Một dải dân chèo này ở gần thính hương tinh xá , ngày thường họ vẫn đi lại chơi với A Châu. A Châu đưa Ngọc Yến,A Bích vào mượn quần áo để cải trang. A Châu trá hình làm một bà lão chài, Ngọc Yến, A Bích hoá trang thành hai ngư bà đứng tuổi, đoạn gọi Ðoàn Dự vào sau, mặc quần áo giả làm ngư ông ngoài bốn chục tuổi. Thuật hoá trang của A Châu thật tinh diệu tuyệt luân. Nàng trát phấn, trát bột cho cả bốn người một loáng đã xong cả, người nào người ấy không còn ai nhận ra được bộ mặt cũ nữa. Nàng lại mượn nào thuyền nào lưới nào cần câu nào cá sống. Ðoạn chèo thuyền về thính hương tinh xá.
Ðoàn Dự cùng Ngọc Yến tuy tướng mạo cải trang được nhưng giọng noi và cử chỉ vẫn lòi đuôi, học đòi A Châu thế nào được?
Ngọc Yến cười nói:
-A Châu! Mọi việc đều do ngươi ứng phó, bọn ta chỉ có giả câm là tài.
A Châu cũng cười đáp:
-Phải đó! Cô nương đừng nói gì xen vào!
Thuyền bơi đến gần tinh xá thấy xung quanh chỗ nào cũng trồng toàn dương liễu. Trong nhà vẳng ra những tiếng thô lỗ cùng tiếng gọi nhau ơi ới làm cho căn nhà u nhã, hoa lệ rối loạn cả lên, mất cả ý nghĩa của nó.
A Châu bật lên những tiếng thở dài ngao ngán. A Bích ghé vào tai nàng nói nhỏ:
-A Châu tỷ nương! Ðể tống cổ bọn địch đi rồi, em sẽ giúp chị một tay để sắp xếp lại.
A Châu nắm chặt tay A Bích để thầm cảm ơn mỹ ý của nàng. A Châu dẫn ba người lên bờ, đi quanh vào nhà bếp thì gặp trù sư của mình tên gọi Lão Cố, mặt mũi đầy mồ hôi mồ kê, đang nhổ bọt giãi phì phì vào chảo thức ăn rồi không ngớt xoa tay cho ghét cáu rớt xuống chảo. A Châu trông thấy vừa tức vừa buồn cười bảo:
-Lão cố! Ngươi làm gì đó?
Lão cố giật mình đánh thót một cái, quay ra hỏi:
-Mụ... mụ...
A Châu cười nói:
-Ta là A Châu cô nương đây mà!
Lão Cố cả mừng nói:
-Cô nương ơi! một bọn phá gia ở đâu đến, bắt ép tôi phải thổi cơm và nấu thức ăn cho chúng! Cô nương lên mà xem!
Lão vừa nói vừa xì mũi, ném toẹt vào chảo thức ăn, rồi toét miệng ra cười hềnh hệch.
A Châu cùng A Bích đang lúc phải chú ý hết sức để đối phó với cục diện cực kỳ nghiêm trọng mà thấy cử chỉ trẻ con của lão trù sừ béo ỵ cũng không thể nhịn cười được.
Nguyên bọn địch này ở đâu đến kẻ réo người quát, uy hiếp lão phải nấu ăn và hầu hạ chúng. Lão không làm thế nào được đang tức mình pha những thứ dơ bẩn vào món ăn thì A Châu về tới nơi. A Châu chau mày hỏi:
-Sao ngươi làm đồ ăn dơ bẩn thế?
Lão cố vội đáp:
-Món ăn của cô nương thì lúc tôi nấu nướng tôi phải rửa thật sạch. Còn cho những quân phá gia này ăn phí của nên tôi pha những thứ dơ bẩn vào cho chúng ăn.
A Châu nói:
-Từ nay ngươi làm món ăn cho ta, ta cũng ghê tởm quá.
Lão cố nói:
-Cô nương xơi thì khác hẳn, đâu dám làm thế?
A Châu tuy làm thị nữ cho Mộ Dung công tử nhưng là chủ nhân thính hương tinh xá. Dưới quyền cũng đủ đầy tớ, đầu bếp, phu bơi thuyền, thợ trồng hoa phục vụ cho nàng.
A Châu hỏi:
-Bọn địch có bao nhiêu tên?
Lão cố đáp:
-Bọn trước đến chừng 15, 16 đứa, bọn sau đến 20 đứa.
A Châu lại hỏi:
-Những hai bọn kia à? Chúng thuộc về hạng nào? Coi cách ăn mặc và giọng nói có biết chúng ở đâu không?
Lão cố hậm hực:
-Mẹ chúng nó.
Câu chửi tục vừa ra khỏi cửa miệng, lão tự biết là vô lễ, vội đưa tay bịt miệng,sợ hãi tiếp:
-Xin lỗi cô nương. Lão cố này tội thật đáng chết. Hai toán này thì một toán là loài man mọi phương bắc, có vẻ toàn là cường đạo, còn một toán nữa người Tứ Xuyên, tên nào cũng mặc bào trắng, không rõ chúng thuộc về đạo nào.
A Châu hỏi:
-Họ đến đây tìm ai? Có người nào bị thương không?
Lão cố đáp:
-Toán cường đạo thứ nhất cũng như toán cổ quái thứ hai khi vào tới nơi là chúng tra hỏi công tử ở đâu? Tôi bảo công tử vắng nhà nhưng chúng không tin, lùng khắp nơi tìm kiếm một hồi. Các nha hoàn trong nhà chạy trốn hết, còn mình tôi tức quá,mẹ...
Lão toan chửi câu nữa nhưng kịp rút lưỡi lại, chưa tuôn ra hết câu. A Châu thấy mắt bên trái lão tím bầm, còn một nửa mặt sưng vù lên chắc là bị chúng đánh đau,trách nào lão chẳng nhổ đờm giãi cùng xoa tay dơ vào các món ăn cho hả giận?