Vua Đồng Khánh thăng hà vào lúc năm cùng tháng tận, làm triều đình hết sức bối rối. Việc lựa người nối ngôi cần phải nhanh chóng để Tân Xuân cho có Tân Quân. Việc Hoàng Tử Bửu Lân được tôn lên ngôi do một nguyên cớ như sau: Viện Cơ Mật không dám tự tiện lựa chọn Tân Quân nên mới cùng nhau sang Tòa Khâm Sứ để hỏi ý kiến. Các quan hỏi ông Khâm Sứ rằng: -" Hiện nay vua Đồng Khánh đã thăng hà, theo ý của quý Khâm Sứ thì nên chọn ai lên kế vị? ". Nhưng ông Diệp Văn Cương, nhân viên tỏa khâm, lại dịch rằng: - " Nay vua Đồng Khánh đã thăng hà, Lưỡng Tôn Cung cùng Cơ Mật đều đồng lòng chọn hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, không biết ý kiến quý Khâm Sứ thế nào?. Nghe thế, ông Khâm Sứ đáp: - " Nếu Lưỡng Tôn Cung và Cơ Mật đã đồng ý chọn hoàng tử Bửu Lân thế tôi cũng xin tán thành " . Câu này ông Cương cũng dịch ra một cách khác: - " Theo tôi, thì các quan Cơ Mật nên chọn hoàng tử Bửu Lân là hợp hơn ca. Thế rồi các quan Viện Cơ mật vâng lời ra về, liền đi rước hoàng tử Bửu Lân ( tức vua Thành Thái sau này) . Có sự sắp đặt trên do ông Diệp Văn Cương chồng là bà Công Nữ Thiện Niệm, con gái Thoại Thái Vương . Bà Thiện Niệm là cô ruột của vua Thành Thái. Hoàng Tử Bửu Lân theo mẹ là bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan thị Điều về quê ngoại khi vua Dục Đức còn sinh thời. Đến năm Đống Khánh thứ 3 ( 1888) thì theo mẹ vào ở Thành Nội lo việc hương khói ở nhà thờ của vua Dục Đức. Lúc triều thần về đến nhà để rước hoàng tử vào cung thì bà Từ Minh đi vắng. Hoàng tử tỏ vẽ lo sợ, hỏi : - Các ông đến đây làm chi? Đến để bắt tôi mà trị tội à? Các ông muốn làm gì thì làm nhưng hãy đợi á ( mẹ) tôi về đã ". Đến khi bà Từ Minh về, nghe các quan xin rước hoàng tử vào cung để tôn lên ngôi vua thì bà khóc, vì lo sợ cho tính mạng của hoàng tử khi ở ngôi vua. Thảm cảnh của chồng chết vì đói khát trong ngục, sau đó là hai vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, còn vua Hàm Nghi đang bị lưu đày, vẫn còn ám ảnh bà. Bà cố chối từ, nhưng các quan cam kết là không có việc gì đáng phải lo ngại, Lưỡng Tôn Cung. Cơ Mật Viện và ông Khâm Sứ đã đồng lòng chọn hoàng tử lên kế vị vua Đồng Khánh . Bà Từ Minh khi ấy mới yên lòng. Thế là hoàng tử Bửu Lân được rước vào Đại Nội chuẩn bị làm lễ đăng quang.
Lễ Tấn Tôn
Hoàng tử Bửu Lân tuy mới 10 tuổi, nhưng cao lớn, mạnh khỏe, nước da ngâm ngâm đen, mắt linh lợi thông minh, đã biết giữ ý tứ. Một ông thị vệ rót nước mời, hoàng tử chỉ nhìn mà không uống. Biết ý, vị quan này hớp trước một ngụm, khi đó hoàng tử mới chịu uống. Ngày mồng một Tết -1870 . Triều đình làm lễ chính thức tôn hoàng tử Bửu Lân lên địa vị Tân Quân Vua Thành Thái ngồi trên ngai, chung quanh có hoàng thân, văn võ đình thần đứng chầu. Lúc các viên chức Pháp đến, vua ra khỏi điện, bước xuống gần để nghênh tiếp. Vua mặc áo xanh, bịt khăn, đóng. Khi các viên chức Pháp đến, vua mới từ ngai vàng bước xuống, ra khỏi điện nghênh tiếp, có viên thái giám v cầm quạt lông theo hầu. Dáng điệu nhà vua đã tỏ ra người lớn. Mồng hai Tết mới chính thức làm lễ đăng quang. Sau khi một viên quan xướng " trung nghiêm ngoại chỉnh" vua Thành Thái đội mũ cửu long, mặc hoàng bào, mang đai ngọc, tay cầm trấn khuê ( 1 ) từ điện Cần Chánh bước lên kiệu, có quan quân theo hầu, ngự ra điện Thái hòa. Mặc dù có một viên thái giám đi trước, hai tay nâng vạt áo lên, nhưng vì chiếc áo quá nặng, nhà vua bé nhỏ phải bước từng bước thật khó khăn. Sau khi bắt tay viên Tổng Trú Sứ và những người tháp tùng, nhọc nhằn lắm vua mới leo lên được mấy tầng cấp để ngồi vào ngai vàng. Một viên quan xông trầm hương ngào ngạt. Bên ngoài 21 tiếng súng lệnh nổ vang, báo hiệu khởi sự lễ đăng quang. Rheinard đọc chúc từ. Vua bước xuống ngai đứng nghe, đoạn đáp từ bằng chữ Hán viết vào thẻ ngà, giọng sang sảng giữa điện rồng. ( Miếng ngọc rồng bằng hai ngón tay, dài chừng hai tấc )
Chương 2 Các Cuộc Vi Hành Kỳ Lạ Của Thành Thái
Vốn sẵn thông minh, từ nhỏ đã sống chan hòa với nhân dân lao động nên nhà vua có ý thức dân chủ, muốn chia sẻ gian khổ với những lớp người cùng bần trong xã hội, muốn hiểu biết những tâm tư, tình cảm của họ, do vậy nhà vua thường vi hành, có khi lợa hóa trang đủ cách để được tự do đi lại. Có lần vua Thành Thái đi bách bộ trên cầu Gia Hội, gặp một người vác mấy cây tre, lính vội chạy lên dẹp đường. Nhà vua bảo: - Mình dân không phải là dân, vua không phải là vua, tại sao dẹp người ta làm chi? " Vua Thành Thái thường đi bắn ở Cổ Bị cách Huế 30 cây số ), hay ghé chơi các làng dọc bờ sông Bồ. Vào làng vua thường cho trải chiếu ngồi giữa đất. Thế là dân làng vây quanh để xem mặt vua. Nhà vua hỏi dân muốn xem chi, dân chỉ nói muốn xem bắn, nhà vua bắn cho họ xem. Lại có lúc nhà vua cải trang một người ăn mày và thực hành nghề nghiệp ấy. Ai cho gì, nhà vua cũng nhận. Chắc nhà vua muốn " thử chơi cho biết " để hiểu sâu sắc hơn nỗi đau trần thế! Nhưng có lẽ cuộc vi hành thú vị nhất là nhà vua cải trang thành một thư sinh nho nhã lên Kim Long chơi. Sau khi thăm đủ nơi chốn trên vùng đất thanh lịch này, ông cùng với mấy người tùy tùng bước xuống bến Đò. Bỗng thấy cô lái đó xinh đẹp, nhà vua xuống gợi chuyện. Đò mới ra bến, nhă vua ỡm ờ hỏi cô gâi: - " Này, có ưng làm vợ vua không? ". Ngây thơ chẳng biết đó là vua cải trang, nàng nửa đùa nửa thật đánh bạo nói : " Ưng " . Thế là nhà vua đứng dậy cầm tay nàng kéo ra mũi thuyền, bước nhanh ra sau đò cầm lái , giành lấy tay chèo từ tay người đẹp, đích thân chèo cho đò xuôi dòng Hương từ Kim Long đến bến Nghinh Lương trước Phu Vân Lâu. Đò cặp bến, nhà vua rước nàng " đưa em vào Nội ", thể theo lời nguyện ước của nàng. Thật là một lối tuyển cung phi mới lạ! Chỉ có vua Thành Thái mới có sáng kiến ấy. Câu ca dao: Kim Long có gái mỹ miều Trẫm thương, Trẫm nhớ Trẫm liều Trẫm đi hẳn xuất phát từ giai thọai này.
Câu Nói Đùa Tai Hại - Đoàn Nữ Binh Trong Đại Nội
CÂU NÓI ĐÙA TAI HẠI Trong Đại Nội, nhà vua thường xem tuồng ở Duyệt Thị Đường. Chính Thành Thái là một tay đánh trống tuồng giỏi và ưa diễn tuồng . Nhà vua đã từng đóng vai Thạch Giải Trại trong vở Xảo Tống. Có lần nghe đồn có một tay đánh trống tuồng cừ khôi nhà vua triệu ngay vào cung, bảo biểu diễn cho vua xem. sau khi nghe xong, vua ban thưởng ngay và thú nhận với đình thần là tài năng tên này hơn cả mình . Sau đó, nhà vua vỗ tvai người đánh trống nói đùa: - Ta phục tài đánh trống của ngươi lắm, ta thường cho ba lạng bạc. Nhưng có một điều người cần sửa là trong khi đánh trống , nhà ngươi có tật lúc lắc cái đầu trông xấu lắm. sau thánh sáu, ngươi trở lại đây biểu diễn, nếu lúc đó cái đầu nhà ngươi vẫn còn lúc lắc, thì ta mượn nó đấy. Kể từ đó, ngày nào tay trống ấy cũng luyện tập, nhưng tật lúc lắc đầu vẫn không bỏ được. Anh ta quá lo sợ nên nhuốm bệnh nặng rồi chết. Nghe tin ấy, vua Thành Thái rất thương tiếc một tài năng nghệ thuật và hồi hận vì câu nói vô tình của mình. Nhà vua liền lệnh cho bộ Lễ ban phát cho gia đình người đánhtrống một số tiền bạc lớn để tống táng người chết và mưu sinh cho người thân còn sống. ( Theo Hoàng Trọng Thược )
ĐÒAN NỮ BINH TRONG ĐI NỘI Ngấm ngầm chống Pháp, vua Thành thái huấn luyện một đoàn lính nhưng toàn là nữ . Chẳng hiểu đoàn nữ binh này tài giỏi hơn nam binh ở điểm nào, nhưng có lẽ vua Thành Thái muốn che dấu việc huấn luyện quân ssự của mình nên mới có sáng kiến trên. Nhà vua tự bỏ tiền ra để tuyển mộ nữ binh cho ăn mặc áo quần theo kiểu riêng, hằng ngày chăm lo luyện tập quân sự một cách bí mật. Việc tuyển mộ cũng diễn ra một cách bí mật. Nhà vua cho lính cận vệ thân tín đến tiếp xúc với họ và gia đình. Nếu được chấp thuận, vua cho " dàn cảnh " bắt cóc, bằng cách hẹn ngày giờ và địa điểm gặp gở, rồi lính cận vệ, hoặc chính nhà vua đem xe song mã đến đón họ và đưa vào cung cấm. Một đội nữ binh gồm 50 người. Sau khi luyện tập quân sự đã thành thục, 50 nữ binhấy được giao trả về gia đình, đợi khi cần thì nhập ngũ chống Pháp, sau đó tuyển thêm 50 nữ binh mới. Để bảo mật, các cô gái bị " bắt cóc" thường được đưa vào Tử Cấm Thành bằng cửa Hữu của Thành Nội, gần làng Kim Long, vì con đường chạy dọc theo bên ngoài Hoàng Thành dẫn đến cửa Hữu rất vắng vẻ vào ban đêm, hai bên đường lại không có nhà cửa của dân chúng. Cũng vì vậy mà các cô gái ở làng này được tuyển mộ ưu tiên nhiều n hơn cả. Lý do thứ hai là các cô gái làng An Ninh ( giáp Kim Long ) được tuyển hầu hết là thợ dệt vải ( vải An Ninh rất nổi tiếng ) nên vua Thành thái cho tổ chức ở Đại Nội các chợ bán vải do các nữ binh ấy dệt trong Đại Nội. Như vậy một mặt dễ dàng lừa thực dân , mặt khác để cho nữ binh của vua có công việc mà trang trải chi phí Nhưng việc làm của vua lâu ngày cũng bị mộ, do Thượng Thư bộ Lại Trương Như Cương cầm đầu Viện Cơ Mật theo dõi sát, mách lại với Khâm Sứ Pháp nhằm lật đổ vua Thành thái để đưa con rể mình là Bửu Đảo ( Khải Định sau này ) lên làm vua.