Tôi thấy không nên cãi với cảnh sát. Vấn đề đúng hay sai tùy theo quan niệm sống của mỗi người. Nếu mình đem lý lẽ trên ra cãi với cảnh sát, họ hỏi lại phụ nữ thời xưa bó chân, bây giờ có nên bó chân không thì cậu nghĩ sao? Chấn Nghi bối rối:
À, còn rắc rối đó nữa chứ?
Thực ra thì tóc dài tóc ngắn gì cũng được cả, đó là thời trang mà. Tất cả những thời trang này đều do Tây Phương mang lại, ngay cả lối cắt tóc ngắn cũng thế, lúc Âu Châu đang thịnh hành mốt này thì triều Mãn Thanh của xứ ta cũng vừa bị lật đổ nên chúng ta theo Tây Phương với phong trào cải cách luôn đầu Bồ nghĩ xem trong lúc cả nước để tóc dài mà cắt tóc ngắn cũng vào bót cảnh sát ngồi như thường. Chuyện vui đấy hả? Mốt tóc cũng giống như những chiếc váy thời trang của quý bà vậy, lúc thì dài thoòng, lúc lại cụt ngủn. Chỉ có mái tóc của tụi này là không thay đổi, sáu mươi năm vẫn vậy. Chấn Nghi thích chí:
Đúng rồi, thế tại sao chúng ta không chạy theo mốt?
Chúng ta không theo kịp thời đãi không phải chỉ ở mái tóc thôi, mà ngay cả những vấn đề khác như giáo dục, thiết kế đô thị, giao thôngCòn tóc tai chỉ là chuyện nhỏ, nhỏ đến độ không đáng nói tới. Chấn Nghi ngở ngàng:
Nhưng màAnh Hòa, anh chấp nhận hay phản đối chuyện để tóc dài? Mộ Hòa cười:
Cá nhân tôi thì tôi không phản đối cũng không chấp nhận. Tôi nghĩ là chỉ cần giữ gìn cho sạch sẽ, còn tóc ngắn dài là tùy thích. Tôi chủ trương làm thế nào cho kiến thức người dân cao, không mù quáng a dua theo Tây Phương là được, cũng như đừng để cho thành phố toàn một loại hippy. Cảnh sát quá cứng rắn trong việc bắt mấy ông tóc dài về bót cũng không phải, vì để tóc dài đâu phải là một cái tội. Lưu Chấn Nghi kêu lên:
Thế tại sao anh không viết một bài đưa vấn đề đó lên báỏ Mộ Hòa đùa:
Tôi sợ không ai thèm đọc một bài như vậy. Bồ không thấy trên truyền hình, trên phim ảnh người ta chiếu cảnh mấy ông tóc dài bị cắt tóc sao? Viết chi để phiền nhiễu, vả lại tôi cũng không để tóc dài mà. Mộ Phong và Vũ Thường cười to. Mộ Phong chưa hề thấy thái độ châm biếm cao độ của ông anh mình như thế này bao giờ. Trước mặt Mộ Hòa, Chấn Nghi chỉ là một tên cù lần, thế mà hắn vẫn không chịu thua, cứ lên tiếng gọi: Anh Hòa ơi Mộ Phong dằn không được, đứng dậy:
Anh Nghi, anh tôi đã bảo cứ gọi tên nhau cho thân mật, anh làm gì cứ gọi anh ơi, anh hởi mãi làm tôi cũng sốt ruột. Theo tôi thấy chuyện tóc dài của anh không đáng mang ra thảo luận. Ai muốn để thì để, nhưng tôi thấy anh để tóc ngắn có vẻ đẹp hơn.
Chấn Nghi thích thú:
Thế à? Vậy thì mai tôi sẽ đi cắt tóc ngắn.
Không ngờ Mộ Phong lại có biện pháp khá hơn mấy ông cảnh sát nhiềụ Vũ Thường vừa cười vừa nói khiến Chấn Nghi đỏ cả mặt.
Mộ Hòa nhìn Vũ Thường, cô bé hôm nay mặc áo ngắn tay màu đỏ, chiếc mini jupe màu đen, giữa là một thắt lưng bằng da to tướng, chân mang giày cổ cao màu đỏ. Trông nàng thật hồn nhiên, thật tươi tắn. Mái tóc ngắn ôm lấy khuôn mặt ửng hồng, hai mắt đen nháy, nụ cười lúc nào cũng gắn trên môi. Đúng là một mẫu nữ sinh viên lý tưởng. Nhưng Mộ Hòa vẫn không nhìn thấy một ít bóng dáng nào của Diệp Khanh với Hải Âu ngoài khuôn mặt thật giống. Mộ Hòa nhìn Vũ Thường mà lòng thẫn thờ. Đột nhiên Vũ Thường ngẩng đầu lên, nàng bắt gặp cái nhìn ngây dại của Hòa.
Vũ Thường hớt tóc ngắn từ bao giờ thế?
Vũ Thường không nghĩ ngợi đáp nhanh:
Từ kỳ nghỉ mùa đông năm rồi. Làm sao anh biết lúc trước tôi để tóc dài? Mộ Hòa cười:
Tôi chỉ đoán như vậy thôi. Tại sao lại cắt ngắn, để tóc dài chẳng đẹp hơn không? Nghĩ cũng lạ, đàn ông thì thích để tóc dài, trái lại đàn bà ưa tóc ngắn hơn.
Vũ Thường trề môi:
Tôi đâu thích cắt. Mẹ tôi bảo tóc tôi xõa dài không đẹp tôi mới cắt đấy chứ.
Mộ Hòa nhíu mày:
Đời bây giờ mà kiếm một người con gái biết vâng lời cha mẹ như cô kể cũng khó lắm!
Vũ Thường liếc nhanh Mộ Hòa:
Anh ngạo tôi à?
Mộ Hòa cười:
Đâu có, Vũ Thường đừng nghĩ lầm như vậy Vũ Thường, cái tên nghe đẹp quá chứ. Vũ là lông vũ, Thường là áo, như thế cô là loài chim à?
Vũ Thường quay sang Mộ Phong:
Ông anh của bà mang người ta ra làm trò cười, bà lại thản nhiên như vậy. Được rồi, từ rày về sau tôi chẳng thèm đến đây nữa đâu. Mộ Phong nhìn bạn, rồi lại nhìn anh, nàng cười không nói gì cả. Trong khi Mộ Hòa cúi thấp người xuống, cười nói:
Đừng giận, làm chim có gì xấu đâu? Có thể bay về phương đông, rồi lại sang phương tây, bay khắp góc biển chân trời, muốn đến đâu thì đến, còn gì hơn? Không phải tôi chế cô đâu. Tên cô hay thật, tôi cũng thích làm chim lắm, tiếc là ông bô, bà bô đã lỡ đặt tôi tên Mộ Hòa, bằng không tôi thích được gọi là Mộ Bàng, Mộ Hạt hay Mộ Âu hơn. À! Tôi đang chọn thêm cho mình một bút hiệu đây, cô thấy trong ba tên Mộ Bàng, Mộ Hạt, Mộ Âu, tôi nên chọn tên nào? Vũ Thường suy nghĩ một lúc nói:
Mộ Âu đi, cái tên vừa hay vừa có ý nghĩạ Mộ Hòa tán đồng ngay:
Hay thật, cô chọn thật đúng ý tôi. Mộ Âu vậy.
Mộ Phong hết nhìn Vũ Thường lại nhìn Mộ Hòa, nàng nhìn thấy trên mặt Thường vẻ trìu mến và trên mặt Hòa sự vui tươi. Đây là lúc thích hợp nhất để cô em gái trổ tài. Đứng dậy Mộ Phong nói:
Anh Hòa, hôm nay tốt trời quá phải không anh? Ban nãy Vũ Thường đề nghị đi bơi thuyền ở hồ Bích Đầm, thế mà bị câu chuyện của anh làm quên mất. Bây giờ anh mời tụi này đi bơi thuyền nhé. Đến tối dùng cơm luôn, được không?
Vũ Thường tựa người vào ghế lơ đãng. Hòa vỗ nhẹ lên vai em gái:
Tôi biết cô lại dở trò móc túi tôi. Cô biết hôm nay tôi mới lãnh lương nên trút túi tôi đây mà. Thôi được rồi, đã mang danh là anh thì không nên kêu ca phải không? Xong rồi, chúng ta đi chứ. Mộ Phong trừng anh. Người ta nói giúp chẳng cám ơn còn cắn trả một phát. Được rồi, bây giờ có Vũ Thường tôi tha cho đấy, chốc nữa sẽ biết!
Thừa lúc vào phòng lấy đồ, Mộ Phong nói nhỏ với anh:
Anh hôm nay lên quá nhỉ Được rồi, tối về sẽ thanh toán sau. Mộ Hòa cười không đáp, mắt chàng dán chặt lên người Vũ Thường. Vũ Thường đã đứng lên, mọi người bắt đầu đi. Mộ Hòa cố ý đi sau để ngắm Vũ Thường, chiếc lưng thon nhỏ, chân dài, một thân hình khá quen thuộc. Chàng đột ngột gọi lớn:
Diệp Khanh!
Vũ Thường vẫn thản nhiên bước tới, không quay đầu lại. Chỉ có Mộ Phong giật mình hỏi lại anh:
Anh gọi ai đấy? Mộ Hòa bực mình:
Gọi quỷ!
Mộ Phong bước chậm lại, đến bên anh nói nhỏ:
Làm gì thì làm, đừng dở chứng lên kỳ lắm!
Mộ Hòa cười:
Cô cứ an tâm, tôi bảo đảm mà.
Trời nắng tốt, thật ấm. Những tia nắng chói lọi nung sôi tấm lòng hăng hái tươi trẻ.
Tháng sáu, ông trời bắt đầu nung sức nóng xuống trần gian. Trời vừa tờ mờ sáng là Vũ Thường đã thức giấc. nhưng nàng không vội xuống giường ngay. Tay gối đầu, nàng nằm nghe tiếng chim hót trên cây phù dung bên cửa sổ. Không phải chim sẻ, vì trước đây, khi chim mẹ vừa mới làm tổ, Vũ Thường đã khám phá ra những chú chim con có những chiếc lông mềm màu xanh tuyệt đẹp. Bây giờ, chúng nó đang chào đón buổi bình minh bằng tiếng hót. Hôm nay trời tốt, đến cả lũ chim vô tri giác mà cũng mừng rỡ. Nhìn những tia nắng len qua kẽ màn, Vũ Thường biếng lười vươn vai, tay nàng đụng trúng chốt màn, tiện tay nàng kéo mạnh. Ánh nắng chói mắt ùa vào. Sự thay đổi đột ngột của ánh sáng khiến mắt Vũ Thường nhòa đi, một lúc mới trỡ lại bình thường. Mạch máu như căng đầy niềm vui. Quay người sang bên nhìn chiếc điện thoại vàng óng ánh, nàng thầm thì: Điện thoại, sao mi không reo đi! Reo lên đi! Nếu mai trời đẹp, chúng ta đi ra ngoại ô chơi Thường nhé? Anh biết mai em không có giờ học. Sáng thức dậy nhớ chờ điện thoại của anh. Tối qua chàng bảo thế mà bây giờ ánh nắng đẹp đẽ đã đến rồi, ánh nắng lý tưởng cho cuộc đi chơi xạ Vũ Thường đưa mắt nhìn chiếc điện thoại như kêu gọi:
Tiếng chuông điện thoại dễ thương, reo lên đi! Reo lên đi Vũ Thường đặt tay lên máy, nghiêng nghiêng đầu, lắng tai. Giận thật!
Chỉ có tiếng chim hót bên ngoài cửa sổ thôi.
Xoay người lại nàng úp mặt xuống gối không thèm nhìn chiếc điện thoại. Vũ Thường không muốn ngồi dậy trước lúc điện thoại reo. Vả lại dậy để làm gì hay cũng chỉ để ngồi đợi tiếng chuông điện thoại reỏ Vũ Thường bực bội, điện thoại mi mà chẳng reo thì mi chết với ta, đồ vô tri, vô giác! Vũ Thường lầm bầm:
Mi là một vật đáng ghét nhất trong những sản phẩm của văn minh này, mi không biết lúc nào nên reo và lúc nào nên nằm yên. Mặt trời càng lúc càng lên cao, tiếng chim càng líu lo trên cành. Tú Chi, người giúp việc, vừa tưới hoa vừa nghêu ngao hát, Vũ Thường có thể nghe cả tiếng nước rơi trên hoa, trên lá. Và tiếng xe chạy càng lúc càng ồn ào. Thật bực! Vũ Thường nằm yên trên giường tự hỏi, không biết đã mấy giờ? Nàng không thích nhìn đồng hồ, vì chẳng cần nhìn nàng cũng hiểu bây giờ cũng không còn sớm lắm. Nằm trên giường đã mấy trăm thế kỷ mà chiếc mày nói khốn nạn kia vẫn không chịu reo!
Tại sao ta lại lệ thuộc lời hẹn đến thế? Hắn có gì hơn người đâu? Đẹp trai ư? Thua xa Âu Thế Triệt. Trẻ trung ư? Kém hẳn Âu Thế Hạọ Đam mê ư? Làm gì có chuyện đam mê vì chưa bao giờ chàng để lộ một cử chỉ nhiệt tình nào với nàng cả. Chưa bao giờ có, dù đôi lúc chàng có mời đi chơi, đi dùng cơm, đi dạ hội, dù chàng có xách xe phóng hết ga chở nàng ra ngoại ô, vân vân và vân vân, nhưng chưa bao giờ chàng để lộ một lời nói hay một cử chỉ yêu đương với nàng. Chàng là một khúc gỗ! Thế thì nhớ đến một khúc gỗ làm gì cho mệt thân. Nhưng có thật chàng là khúc gỗ không? Không, không thể như vậy, nhiều khi nhìn thái độ suy tư, nhìn ánh mắt đăm chiêu, lời nói gàn bướng, và cái kiên nhẫn chờ đợi trong mấy lần đón đưaVũ Thương thấy chàng không giống khúc gỗ tí nào cả. Đợi chờ chăng? Chàng còn đợi gì nữa, không lẽ đợi nàng lên tiếng tỏ tình trước ư? Sao ngu quá vậy hở Mộ Hòa? Tội anh thật đáng chết! Anh có thể đợi chờ một đứa con gái nói yêu anh trước sao? Mộ Hòa, tôi chán anh lắm, anh là con người gây phiền phức, khó chịu cho người tạ Chán thật! Anh đừng hòng, tôi nhất quyết không thèm để ý đến anh đâu! Anh có gọi dây nói đến, tôi sẽ lạnh lùng bảo cho anh biết là hôm nay tôi không đi với anh được vì tôi có hẹn, tôi phải đi với Âu Thế Triệt. Phải, Âu Thế Triệt, hắn là người hiểu tôi và yêu tôi chứ không như anh đâu. Nhưngcái máy điện thoại đáng ghét này, sao mi chẳng chịu lên tiếng. Vũ Thường giận dữ ngồi dậy, nàng trừng mắt nhìn chiếc màu Chiếc máy mà cha nàng đã mua tặng năm nàng vừa tròn mười tám tuổi. Tuy kiểu đã lỗi thời mà trông thật xinh, đường dây riêng biệt.
Cha bảo:
Con gái cha đã mười tám tuổi rồi, đã trưởng thành chứ chẳng phải là trẻ con hoài được. Con phải tập giao thiệp bạn bè, sống cho đứng đến một tí, chứ đừng có nghịch ngợm nữa nhé! Nghịch ngợm? Cha lúc nào cũng bảo mình thuộc loại tinh nghịch bất trị, không bao giờ biết hành động đứng đến. Nhưng tại sao phải nghiêm trang đứng đến chứ? Tại sao phải biến mình thành một bức tượng chết? Con người phải sống hồn nhiên, sống đam mê để cuộc đời thêm phong phú mới phải chứ!
Chiếc máy này đã một thời mang đến cho Vũ Thường một niềm vui khó tả. Nàng lật quyển niên giám điện thoại ra gọi đãi một số nào đó, nếu đầu giây bên kia là giọng đàn bà thì nàng giả vờ nũng nịu hỏi:
Thưa có phải nhà ông Dương đây không ạ? Ông ấy có ở nhà không?
Không à? Sao lạ vậy? Tối qua ông ấy hẹn tôi dùng cơm tối mà? Cái chỉ Tôi là ai? Thế bà là ai? Vợ ông Dương à? Trời ơi, con người gì mà khốn nạn thế, may là tôi tìm được số điện thoại và gặp bà mới biết được anh ấy có vợ rồi. Đểu cáng thật!
Và không đợi người đầu giây bên kia phản ứng, nàng làm như giận dữ lắm ném máy xuống. Hậu quả thế nào nàng không cần biết. Còn nếu bên đầu dây là đàn ông thì nàng lại đổi giọng giận dữ:
Ông Dương đó à? Ông bảo vợ ông đừng có theo đuổi chồng tôi mãi như vậy. Nếu tôi mà còn bắt gặp một lần nữa thì đừng trách đấy nhé!
Nàng lại đặt mạnh ống nghe xuống, rồi sau đó nàng ngồi tưởng tượng diễn biến của thảm kịch và thích chí cười vang. Mẹ Vũ Thường biết chuyện đã lên tiếng trách:
Con có nghĩ đến hậu quả của việc làm của con không? Con có biết là con đã phá hoại hạnh phúc gia đình người ta không mà con đùa dại thế?
Vũ Thường không chịu thua:
Đời sống vợ chồng là phải tin cậy nhau, con làm thế chẳng qua để trắc nghiệm tình yêu họ với nhau thôi. Nếu tình còn nồng thì không một lời vu khống nào có thể làm xào xáo được. Bằng trái lại, thì đó là việc riêng của họ, con chỉ muốn giúp họ chú ý và chăm sóc cho nhau nhiều hơn thôi. Bà mẹ Vũ Thường thở dài:
Con gàn bướng chẳng biết trời đất gì cả. Mẹ hỏi con chứ con hiểu tình yêu được bao nhiêu mà lại nói vậy? Vâng, đối với tình yêu Vũ Thường đã hiểu được gì? Tuy lúc nào cũng có bao nhiêu bạn trai vây quanh nhưng Vũ Thường vẫn chưa đáp lại người nào cả. Câu nói của mẹ khiến nàng suy nghĩ hết mấy hôm. Nàng ngẩn ngơ, bối rối. Vâng, ta cũng nên yêu một lần, cũng nên nếm thử mùi vị của tình yêu. Nhưng tìm mãi mà vẫn chưa gặp được người hạp nhãn.
Bây giờ nàng đã hai mươi, cái tuổi của người lớn rồi, Vũ Thường không còn chơi trò tinh nghịch như xưa nữa. Nhưng nàng vẫn nghe lóm được mẹ bảo cha:
Con nhỏ nó thay đổi trò chơi rồi đấy, còn rắc rối hơn trước nhiều nữa. Không hiểu tại sao chúng ta lại có một đứa con gái gàn bướng, nghịch ngợm như vậy. Phải nó hiền lành, ngoan ngoãn như bao đứa con gái khác đỡ cho vợ chồng già mình biết mấy!
Cha đã trả lời mẹ:
Nó đang cần một đứa con trai đủ khả năng để trị nó!
Ta không bình thường? Ta gàn bướng, rắc rốỉ Có lẽ! Nhiều lúc Vũ Thường cũng cảm thấy mình quá khích quá, chơi những trò chơi thật náo động mới thích. Sẽ có người giữ cho ta ngồi yên? Vũ Thường bâng khuâng, nàng nghi ngờ, vì dưới mắt nàng lũ con trai hoặc ngu đần, hoặc tự phụ quá đáng. Nàng thích đem họ ra làm trò cười, trững giởn với họ như mèo vồ chuột để thỏa mãn tính thích đùa vui của mình hơn là nghĩ đến chuyện họ ràng buộc mình. Nhưng sau này sẽ ra sao? Nàng không cần biết, chỉ nghe cha hay khuyên:
Vũ Thường, con đừng đùa quá e có ngày con phải khổ vì những cái con đem ra làm trò đùa đó.
Vũ Thường không hiểu tại sao nàng chưa nếm mùi vị đau khổ. Nàng chỉ cảm thấy đời sống phức tạp, nhưng đã sống thì phải sống hết mình. Vũ Thường không ưa những đời sống đơn điệu vô vị. Cuộc đời mà bình lặng quá có lẽ tôi điên mất. Nàng thường nói như thế. Vâng, cuộc đời mà bình lặng quá thì còn thú vị gì nữa, vô duyên như buổi sáng hôm nay, suốt một buổi sáng trôi qua trên giường. Vũ Thường lại bật lên, hai tay ôm gối, mắt nhìn chiếc điện thoại mà thếc mắc, không lẽ máy bị hư? Ngay lúc đó, chuông điện thoại reo, tiếng reo đột ngột làm Vũ Thường giật mình. Nàng chồm tới, trước khi nhấc ống nghe lên nàng nhìn lại đồng hồ. Trời! Mười một giờ mười phút rồi còn gì nữa? Nàng phải mắng anh chàng một trận mới được, mắng đến bao giờ hả giận mới thôi. Tên cù lần không biết giờ giấc gì cả. Cầm ống nghe đặt lên tai, Vũ Thường hỏi:
A lổ Người bên kia đầu giây giọng nói thật ấm:
Vũ Thường đấy à, Triệt đây!
Lòng trĩu nặng, đầu óc vắng không, cơn phiền muộn ngập cổ. Đột nhiên Vũ Thường muốn khóc, muốn đãp vở luôn cả ống nghẹ - Có phải Vũ Thường đấy không?
Người đầu giây bên kia không nghe Vũ Thường lên tiếng, lo lắng hỏi. Vũ Thường miễn cưỡng trả lời:
Vâng, tôi đây.
Tôi gọi đến muốn hỏi xem Vũ Thường có thích đi phố không? Hôm nay nắng đẹp lắm, tôi biết Thường cũng không có giờ học. Lâu lắm rồi không được gặp Thường, hôm nay Thường có bận gì không?
Giọng nói của Thế Triệt chậm rãi và ấm, chàng là người kiên nhẫn nhất thế giới.
Đi đâu chứ?
Vũ Thường thờ ơ hỏi, nàng biết chắc đến giờ này là Mộ Hòa không gọi cho nàng nữa, mà dù có gọi đi nữa nàng cũng không đi. Bộ người ta sẵn sàng ngồi suốt ngày đợi điện thoại của hắn ta sao? Còn khuya! Nàng phải đi chơi, vâng đi chơi với Thế Triệt, chơi cho đã đời, đi nhảyĐến đâu cũng được.
Thế Triệt nói:
Tùy Thường, nếu Thường đi đâu tôi cũng sẵn sàng hết.
Hôm nay anh không phải đi làm à?
Tôi xin phép nghỉ.
Anh chàng nói sao có vẻ dễ dàng quá. Ông giám đốc hãng Triệt làm đâu thể cho chàng vắng mặt được! Anh ngữ giỏi, lịch thiệpnhư chàng có mấy người đâu, không lẽ lại cho anh chàng nghỉ để đưa đào đi chơi vậy sao? Vũ Thường suy nghĩ một lúc rồi quyết định:
Thôi được, ba mươi phút nữa anh đến đón tôi. Chúng ta đi ăn cơm trưa, đi đánh golf, dùng cơm tối rồi đi nhảy nhé? Hôm nay tôi dành suốt ngày cho anh.
Thế Triệt sung sướng bất ngờ:
Thế à? Ba mươi phút nữa tôi đến đón cô!
Vũ Thường chợt thấy khó chịu:
Khoan đã, đi hai người không vui, rũ thêm em trai anh đi với nhé!
Thế Triệt ngập ngừng:
Thằng Hạo không có bạn rồi sao?
Tôi sẽ tìm cho một cộ
Ai đấy, tôi có biết không?
Anh quen mà. Mộ Phong đấy, nhớ không?
Thế Triệt nghĩ ngợi một lúc:
Mộ Phong à? Tôi nhớ rồi, cô bạn gái của Thường có gương mặt tròn tròn, đôi mắt to to đấy mà. Được lắm, xứng đôi với Thế Hạo lắm.
Vậy là xong, đến đúng giờ nhé!
Vũ Thường lại quay đến nhà Mộ Phong. Nàng thích thú vì gọi thế này để cho anh chàng chết bầm, anh chàng sắp sa xuống địa kia biết rằng Dương Vũ Thường lúc nào cũng có người chực chờ để đưa đón hết, chớ không ai rảnh rỗi ngồi suốt ngày đợi điện thoại của hắn đâu! Vũ Thường cố ý không hỏi đến tên Mộ Hòa:
A lô, có cô Phong ở nhà không?
Người trả lời bên kia đầu dây là Hương người đầy tớ gái nhà họ Du:
Cô làm ơn đợi một chút ạ.
May quá, Phong có ở nhà, nếu không, không biết Vũ Thường phải xử trí thế nào. Mộ Phong đã ra tiếp điện thoại. Vũ Thường không để cho Mộ Phong từ chối, đã nói như ra lệnh:
Tụi này có một buổi họp mặt, cần có sự tham gia của bồ, ở nhà đợi nhé, đừng ăn cơm, tụi tao sẽ đến đón ngay!
Mộ Phong kêu lên:
Như thế sao được, chiều nay tao có giờ học mà.
Bỏ đi! Đây đâu phải lần đầu mày cúp cua đâu. Đợi nhé, tụi này đến ngay đầu Không đợi Mộ Phong trả lời dứt khoát, Vũ Thường gát máy ngay. Nàng nhảy xuống giường, đến tủ áo tìm chiếc áo đẹp màu vàng tươi mặc vào, và nàng mang thêm chiếc thết lưng da khoen vàng, giày ủng đen. Rửa mặt xong, đánh tí phấn nhạt lên má, nhìn vào kính nàng biết mình dù không phải là gia nhân tuyệt sắc, nhưng cũng đủ để người khác phái phải ngẩn ngợ Vũ Thường mong Mộ Hòa có ở nhà để chàng nhìn thấy bộ áo đẹp của mình bên cạnh một chàng trai khác. Anh em Triệt đến thật đúng giờ. Cả hai đều đẹp trai. Thế Triệt tốt nghiệp phân khoa ngoại ngữ Đại học Đài Loan, chàng đã thụ huấn quân sự xong và bây giờ làm việc cho một hãng buôn lớn. Thế Hạo thì hãy còn đi học, chàng là sinh viên năm thứ tư ban điện cợ Tuy là hai anh em ruột nhưng tính tình khác hẳn nhau. Thế Triệt hoạt bác, tế nhị, còn Thế Hạo lơ đãng, rộng rãi Sự quen nhau giữa Vũ Thường và Thế Triệt cũng mang một tính chất truyền kỳ. Thật ra không phải chỉ với Triệt, mà với tất cả những người bạn trai khác, sự gặp gở để rồi quen biết cũng là những hạnh ngộ. Riêng chuyện giữa Vũ Thường và Thế Triệt thì thế này. Cách đây hai năm, khi Vũ Thường từ nhà bà dì về thì đã gần mười giờ. Đêm ấy trăng thật đẹp, nàng không muốn gọi xe mà chậm rãi thả bộ về nhà, vừa đi vừa nghĩ ngợi mông lung. Vũ Thường công nhận lúc đó nàng cũng hơi lơ đễnh. Vừa ra tới đầu hẻm thì một chiếc xe gắm máy chạy vụt tới, Vũ Thường hoảng hốt tránh sang bên. Anh chàng lái xe cũng không có vẻ gì là bình tĩnh, hắn vội vàng lách nhanh và chiếc xe phớt nhẹ qua người nàng. Tuy chưa chạm đến nhưng cũng đủ khiến Vũ Thường toát mồ hôi. Và để trừng phạt tên lái xe ẩu, Vũ Thường giả vờ hét to lên rồi ngã soài xuống đường. Tên lái xe hoảng hốt dựng xe lại, chạy vội đến đỡ nàng dậy. Gã lấp bấp hỏi: Cô ơi cổ Cô làm sao đấy, tôi đụng trúng nơi nào? Vũ Thường cứ nằm ỳ ra đấy rên rỉ. Người đi đường tò mò đã tụ đến, gương mặt gã thanh niên càng tái, gã hấp tấp bảo:
Cô nằm yên đây nhé, để tôi gọi taxi đưa cô vào bệnh viện.
Vũ Thường liếc nhanh lên, thấy gương mặt lo lắng của gã nàng cũng hơi cảm động. Vả lại người xem mỗi phút một đông mà nằm thế mãi xem cũng kỳ nên nàng lồm cồm ngồi dậy, phủi nhẹ những vết bụi lấm trên áo, xong cười với gã con trai: - Tôi chẳng sao cả, ai bảo anh lái xe không cẩn thận, tôi dọa thế cho hoảng hồn chơi. Đám đông không nhịn cười được tan dần. Vũ Thường nghĩ chắc gã lái xe gắn máy giận lắm. Nhưng trái lại gã còn ân cần đưa mắt quan sát khắp người nàng rồi ôn tồn hỏi:
Cô chắc là tôi chưa hề đụng cô chứ? Cô xem kỹ xem có bị thương không?
À, hắn có vẻ khá đấy chứ. Vũ Thường nghĩ, nàng nhìn lại tướng mạo hắn, khuôn mặt vuông, mắt môk thanh tú. Đẹp trai đấy chứ!
Thật tình tôi chẳng sao cả.
Vũ Thường nói thật, nhưng gã thanh niên vẫn lộ vẻ hối tiếc:
Dù thế nào đi nữa tôi cũng phải đưa cô về tận nhà, vì ngộ nhở có gì thì saọ Vũ Thường nhướng mắt:
Như thế cũng được, nhà tôi ở đoạn thứ ba đường Nhân Ái, ông biết đường đấy không?