watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:16:3318/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thanh Cung Mười Ba Triều 151 - Hết - Trang 11
Chỉ mục bài viết
Thanh Cung Mười Ba Triều 151 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 11 trong tổng số 12

Hồi 169
CHIẾC ÁO DA RÁI CÁ

Vì chính mắt mình đã nhìn thấy ma quỷ hiện hồn trong cung cấm, Tây thái hậu liền truyền lệnh tập hợp binh sư Lạt ma vào cung, lập đàn chay cúng giải. Thế là ngày đêm chiêng trống vang rền, nơi cung cấm yên tĩnh bỗng trở thành một ngôi chùa miếu. Chuẩn bị mãi mấy ngày gần xong, sư Lạt ma tâu lên Tây thái hậu viện bắt đầu bắt quỷ trừ tà.

Bắt quỷ trừ ma thực là cả một thoại kịch thú vị vốn đã từng có trong cung Ung Hoà. Chuyện xảy ra như thế này.

Dùng một tên Lạt ma nhỏ tuổi, cho mặc áo trắng, đầu đội mũ trắng, mặt bôi năm sắc nham nhở, rồi cho nằm nép tại một nơi kín đáo bí mật trong cung. Vị Đại Lạt ma tụng kinh làm phép ở trên đài, bỗng đèn đóm tắt ngủm, rồi một tiếng rống lên ghê rợn… Tên tiểu Lạt ma giả làm quỷ sống khi nãy tức tốc từ trong chỗ núp xông ra. Bọn Lạt ma khác đứng chực sẵn chung quanh, tay cầm lăm lăm những thanh tre dài, khi nghe Đại Lạt ma quát rầm mấy tiếng, lập tức xông tới gần tên tiểu Lạt ma, dùng thanh tre phang vào người, vào đầu tới tấp. Con ma tứclàtêntiểuLạtmacảitrangbịđánhcocẳngchạylungtungtìmcáchtrốnthoát,cảbọnLạtMacứthếđánhđuổi,machạytrước,sưchạysau,gâythànhmộtđámđônghỗnloạnhếtsứctứccười.Macứchạymàsưcứtheomãirakhỏicungmôn,theomãiđếnkhikhôngthấynữamớiquaytrởvề.Mađãchạyrồi,lúcđóaicũngyênchírằngkhôngcònmaquỷtàyêugìnữa,đènđuốclạiđốtlênsángchoang.
Dẹp xong, Tây thái hậu đích thân lâm triều buông rèm nghe chính. Đây là lần thứ ba Tây thái hậu quay lại nắm quyền chính và cũng là lần chót đưa nhà Thanh đến mạt vận, gây nên cuộc cách mạng năm Tân Hợi (1911).

Nhưng không ngờ sau đó, Tây thái hậu tin tưởng vào bọn đại thần gian ngoan như Đoan Vương, Cương Nghị, nhận lầm phải đường lối của bọn Nghĩa hoà đoàn khiến đến nỗi phải trốn chạy khổ sở. Trong cuộc trốn chạy ấy. Tây thái hậu phải tự nhận rằng mình đã chẳng làm gì hơn được Quang Tự hoàng đế nên đã đích thân thi hành tân chính để mong mang lại thái bình. Bởi thế, trong lòng bà, lúc nào cũng nơm nớp bực bội xấu hổ, và nhục nhã. Tất nhiên, tâm trạng ấy kéo dài sẽ đẩy thái hậu đến chỗ nghiệt ngã và hơn thế, thù hận Quang Tự hoàng đế.

Bà hạ lệnh cho bọn nội giám và thị vệ phải nghiêm phòng các cửa vào Doanh đài, nơi Quang Tự hoàng đế ở với người đẹp Cẩn phi. Sự nghiêm phòng gắt gao đến mức Quang Tự không khác chi kẻ bị giam cầm.

Đầu năm Canh Tý (1900), Tây thái hậu đặt đủ biện pháp để cô lập Doanh đài. Ở mặt trái Doanh đài, có một cái cầu, và một số thuyền bè túc trực tại hai bên bờ hồ. Chiếc cầu này xây bằng đá tảng, những lúc cần, có thể rút đoạn giữa cầu lên được để cắt lối đi. Ban ngày người ta buông cầu xuống để đi lại. Nhưng bây giờ, thái hậu đã lệnh rút cầu vĩnh viễn.

Thế là bất luận ngày hay đêm không còn ai có thể tự do ra vào Doanh đài nữa. Mỗi khi, mong ân được triệu bọn phi tần bắt buộc phải dùng thuyền nhỏ mới vào được. Hồi đó, bên cạnh Quang Tự hoàng đế, chỉ có vỏn vẹn Cẩn phi mà thôi. Bởi thế, những lúc đầu hôm sớm mai, bên hoa dưới nguyệt, Quang Tự hoàng đế đôi khi không khỏi thấy trơ trọi, cô đơn, tình thế của ông vua bị giam cầm, phế bỏ. Rồi ngài tưởng nhớ đến Trân phi, người đẹp lý tưởng của ngài mà lòng càng thêm ngao ngán, buồn bã. Bất giác ngài nấc lên thành tiếng.

Cẩn phi thấy vậy cũng chẳng ngăn được lệ sầu tuôn chảy. Hai người ôm nhau khóc lóc thảm thiết, thương mình và thương lẫn cho nhau.

Có một lần, giữa cơn mưa tuyết lạnh thấu xương, tuyết đóng trên đất bặng dầy tới năm thước, Tây thái hậu gọi một tên tiểu thái giám khâu một cái áo bằng da con rái cá rồi đem sang Doanh đài cho Quang Tự hoàng đế. Bà còn dặn thêm tên tiểu thái giám:

- Khi dâng chiếc áo cho hoàng thượng, ngươi tâu với ngài là vải do Lão Phật gia đích thân cho để cắt may vốn là vải bố, còn cúc áo thì bằng vàng. Cứ câu nói đó ngươi nói đi nói lại mãi chừng ba bốn lần, để xem hoàng thượng trả lời ra sao, rồi trở về bảo cho ta hay, nghe chưa?

Tên tiểu thái giám lãnh chỉ, dùng chiếc thuyền nhỏ bơi qua Doanh đài, dâng chiếc áo lên cho Quang Tự hoàng đế. Hắn y theo lời Tây thái hậu dặn, nhắc đi nhắc lại mãi câu nói trên.

Lúc đầu, Quang Tự hoàng đế tuy có nghe đấy nhưng cứ tảng lờ như không. Về sau, thấy tên tiểu thái giám cứ lải nhải mải, ngài không nhẫn nại được nữa, liền nổi khùng lên, quát:

- Ta biết rồi! Y chỉ của Thái hậu là bảo ta sau này chết bất đắc kỳ tử, có thế thôi. Hiện nay cái chết của ta chưa hợp thời Ta còn phải đợi ít lâu nữa chết mới hợp, nghe chưa? Thái hậu có ý mong cho ta chết đi, nhưng ta thấy cái chết của ta chưa có giá trị thì ta chưa chết. Ngươi về tâu với thái hậu đúng như lời ta vừa nói nghe chưa?

Tên tiểu thái giám thấy Quang Tự hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, không dám nói năng gì thêm, vội hối hả quay về cung thái hậu. Cẩn phi lúc đó cũng có bên, biến sắc mặt, nói:

- Hoàng thượng nói vậy không sợ thái hậu giận sao?

Quang Tự bất giác nhếch mép cười ruồi đáp:

- Đã đến nước này, ta còn có sợ cái gì nữa chứ? Cùng lắm thì bà lão tàn ác cũng chỉ đối xử với ta như đối xử với bọn Túc Thuận mà thôi.

Cẩn phi nghe Quang Tự hoàng đế nói vậy, vội lấy mắt ra hiệu, nhưng đang lúc căm giận tràn hông, ngài đâu có còn giữ gìn ý tứ gì.

Sở dĩ có điều báo hiệu của Cẩn phi là vì hồi đó đã có con Hương Nhi tới đây để hầu hạ hoàng thượng. Cẩn phi biết đó là người của thái hậu cử đến dò xét. Và đó đâu phải là ả. Là hắn mới chính xác. Bởi hắn chính là Quản Cẩu An. Việc hắn hoá thành Hương Nhi cũng là cả một câu chuyện.

Như ta đã biết, Quản Cẩu An nhờ tên nội giám Lý Lục Lục tiến dẫn đã được thái hậu sung vào Như Ý quán rồi rất được Thái hậu sủng ái và tín cẩn. Ngay trước mặt bọn cung nữ và thái giám, mỗi khi gọi An vào yết kiến, bà đều gọi An là "con trai tao" (ngã nhi), có lúc bà lại gọi An là Hương Nhi.

Bởi thế tất cả cung nhân trong nội đều gọi hắn là Hương bối tử. An cũng có quyền hành khủng khiếp chẳng thua gì Hương vương thuở nọ.

Đắc thế đắc thời như vậy Hương Nhi ra vào nơi cung cấm chẳng còn kiêng kỵ gì cả, lại chuyên làm tai mắt cho Tây thái hậu, do thám bất cứ hành động nào của kẻ khác, đem về mách với bà.

Hương Nhi làm cái việc do thám một cách vô cùng đắc lực nên bất cứ một chuyện gì dù nhỏ nhặt vụn vặt đến đâu, Tây thái hậu đều biết hết, Cẩn phi đã rõ Hương Nhi là ai, làm việc gì nên thấy Quang Tự chẳng giữ gìn ý tứ gì cả, thì hất hoảng lắm.

Một lát sau, quả nhiên những lời Quang Tự nói đến tai Tây thái hậu. Tức khắc bà hạ chỉ cấm tất cả các đại thần không được tới Doanh đài để vấn an hoàng thượng nữa.

Sở dĩ có thêm việc cấm chấp này là vì từ trước tới nay, suốt trong thời gian Quang Tự hoàng đế bị giam cầm tại Doanh đài, bọn đại thần còn có quyền ra vào để vấn an, hoặc là bọn cương thần (bọn quan lại trấn giữ nơi biên cương) được phép vào bệ kiến. Thực ra, Thái hậu đã muốn cấm chấp từ lâu rồi, khi có chuyện Sầm Huyên từ Tây An vào Doanh đài.

Sầm Xuân Huyên chính là người đem quân cần vương phò giá Tây thái hậu chạy trốn lên Tây An. Do đó bà mới tán dương Huyên là người trung nghĩa, và hứa thưởng tứ sau này.

Khi xa giá hồi loan về Bắc Kinh rồi, Tây thái hậu giữ lời hứa thăng ngay Sầm Xuân Huyên lên làm Tổng đốc Tứ Xuyên.

Khi ra đi nhậm chức Huyên có xin vào bệ kiến Quang Tự hoàng đế trong Doanh đài. Quang Tự vừa nhìn thấy Huyên bỗng nước mắt giàn giụa chảy ướt cả đôi gò má. Chính giữa lúc ngài định dốc bầu tâm sự với Huyên thì Quản Cẩu An đột nhiên từ ngoài bước vào. Ngài biến hẳn sắc mặt, không nói nữa.

Sầm Xuân Huyên biết có điều khó nói, bèn thừa cơ thỉnh an rồi lặng lẽ lui ra. Tuy chưa có gì lộ ra nhưng với thái độ khả nghi của Quang Tự hoàng đế cũng như Sầm Xuân Huyên, Quản Cẩu An vốn quỷ quyệt, xảo trá, làm sao mà chẳng nghi ngờ. Tức khắc, An quay về cung tâu với Tây thái hậu. Được tin này, Tây thái hậu thấy cần phải đề phòng gấp, bà tính hạ ngay một đạo chi dụ xuống để cấm chỉ không cho bọn đại thần vào bệ kiến hoàng thượng, nhưng lại thấy có điều bất tiện cho Quản Cẩu An, nên đành phải từ từ đợi thời. Và đến bây giờ, lệnh đã được ban ra.

Doanh đài, thực ra chỉ là cái tên tổng quát của một cái điện gọi là Hàm Nguyên điện mà thôi. Kích thước của Hàm nguyên điện vỏn vẹn có ba gian nhà trệt, mỗi gian rộng chỉ hơn một trượng. Lùi về phía sau, có một cái lầu nhỏ. Đấy là tất cả cái khung cảnh của Doanh đài, được dùng làm nơi giam cầm ông vua chót của nhà Thanh, sau mười mấy đời vua gốc Mãn Châu vào thống trị Trung Quốc.

Có một hôm trời đã về chiều, Quang Tự hoàng đế cùng Cẩn phi ngồi đối diện nhìn nhau mà bồi hồi thổn thức. Không ai nói với ai nhưng cả hai đều nhận biết cái buồn của nhau.

Cuối cùng Quang Tự hoàng đế gượng đứng dậy thả bộ lên lầu Ngài phóng tầm mắt ra xa, đứng bất động như pho tượng.
Bỗng ngài thở dài đánh trượt một tiếng, rồi lững thững nện những bước chân nặng nề trên thang lầu để đi xuống…

Hồi 170
CUỘC PHIÊU LƯU TRONG CUNG CẤM

Nếu đứng ở Hàm Nguyên điện mà nhìn ra trước mặt, ta sẽ thấy điện Ỷ Hương, nơi cư ngụ của hoàng hậu, hoàng hậu tuy cũng có lúc sang điện Hàm Nguyên để chầu hoàng đế, nhưng buồn thay, Quang Tự hoàng đế lại không thích nói chuyện với bà. Nhất là từ khi bị giam cầm ở Doanh đài, Quang Tự chưa từng lần nào qua chơi bên điện Ỷ Hương. Bởi thế, giữa hoàng đế và hoàng hậu, bên ngoài thì có vẻ êm đẹp, nhưng thực ra bên trong lạnh nhạt, không còn tình nghĩa vợ chồng gì nữa. Hoàng hậu lại còn thấy hoàng đế sủng hạnh Cẩn phi, lòng bà thêm ghen tức, giận hờn không lúc nào nguôi…

Hoàng hậu Na Lạp thị vốn là cháu gái ruột của Tây thái hậu. Bà gả cho Quang Tự hoàng đế là có ý nhờ cái dây tình thân thiết ấy để lung lạc hoàng đế, nắm trọn quyền hành chính trị vào trong tay mình. Bởi thế khi chọn hoàng hậu, Tây thái hậu mới bảo Quang Tự cầm ngọc Như Ý trao cho cô cháu gái của bà. Theo tục lệ từ trước, thì mỗi khi hoàng đế sách phòng hậu, người ta phải xếp đặt cho các cô khuê nữ có đủ tư cách làm hoàng hậu, ngồi thành hàng trước điện. Sau đó hoàng đế mới tự mình chọn lựa lấy, hễ yêu ai thì trao ngay ngọc Như Ý cho người đó.

Quang Tự hoàng đế chi muốn chọn Trân phi nhưng phải cái Tây thái hậu đã định trước mọi việc, khiến ngài không thể nào trái lệnh được. Tuy vậy, khi đưa ngọc Như Ý cho hoàng hậu, ngài giả vờ lỡ tay đánh rớt xuống đất, khiến chiếc ngọc quý giá tốt đẹp như vậy mà vỡ tan thành những mảnh vụn.

Tây thái hậu thấy vậy, trong lòng rất không vừa ý. Cho đến sau ngày cưới, Quang Tự hoàng đế lại càng chán ngán bà hoàng hậu bất đắc dĩ này. Tây thái hậu biết Quang Tự hoàng đế sủng ái Trân phi, liền cho lập ngay hai chị em Trân phi và Cẩn phi làm phi tử để mong bắt được ông vua trẻ ham sắc phải phục tùng vì cái ơn trên của bà.

Trớ trêu thay, từ khi ôm được hai người đẹp Trân phi và Cẩn phi trong lòng rồi, thì cái của nợ hoàng hậu kia, Quang Tự hoàng đế càng không thèm để ý tới nữa. Mặt khác, hoàng hậu thấy mình là chánh cung mà không được sủng hạnh, trái lại mấy con phi tử lại được cái vinh dự bên vua, thì làm sao cho khỏi ghen tức. Chỉ còn cách ngày ngày sang cung Tây thái hậu tỷ tê, ỷ eo, khóc lóc cho bà nghe, may ra bà có tìm cho mình lối thoát? Chưa hết, hoàng hậu còn thừa dịp thuận lợi bắt chị em Trân, Cẩn hai phi đánh cho những trận đòn nên thân để trả thù.

Làm như thế, tuy có hả được đôi phần, nhưng hoàng hậu lại càng khiến hoàng thượng chán ghét hơn. Rồi tới cái chết tức tưởi của Trân phi, Quang Tự hoàn toàn đổ lên đầu hoàng hậu, cho bà là thủ phạm. Vì thế hai người tuy cùng ở trong Doanh đài, cách nhau chẳng bao xa, nhưng Quang Tự hoàng đế không bao giờ bén chân đến điện Ỷ Hương của hoàng hậu. Thậm chí còn không thèm nói chuyện với bà. Có một hôm, lòng buồn vô hạn, Quang Tự hoàng đế đứng tựa bên song cửa, lòng bồi hồi. Trong khi buồn bã đó, ngài nhân thấy mặt nước đã dần dần đóng thành băng. Bỗng ngài có ý nghĩ đợi cho băng đóng dày rồi bước lên trên mà băng qua hồ, sang bên kia.

Cẩn phi không chịu, vội khuyên ngăn:

- Băng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, dưới không có gì là chắc vững. Giả thử khi bước lên trên, lỡ băng vỡ chẳng nguy hiểm lắm sao?

Nhưng Quang Tự hoàng đế nào có chịu nghe, ngài gọi một tên tiểu thái giám dắt, dò dẫm hết bước này qua bước khác, cứ thẳng trên mặt băng mà vượt sang phía bờ bên kia.

Tảng băng ở gần bờ thì cứng, có thể bước lên trên một cách vững vàng, nhưng càng ra ngoài, nước càng sâu, băng càng mỏng đi. Quang Tự hoàng đế bước tới giữa chừng, mới thấy nguy hiểm. Lúc này, ngài bắt đầu hối tiếc vì không nghe lời Cẩn phi. Ngài tính quay về, thì một chân của tên tiểu thái giám đã lọt hẳn xuống nước, rồi đến cả người cũng sắp sửa xuống luôn.

Tên thái giám ở phía trước mặt thấy vậy vội vàng chèo một chiếc thuyền con lại để vớt. Chỉ có vớt tên tiểu thái giám và đưa được Quang Tự hoàng đế lên được bờ, ấy thế mà cũng mất tiêu cả một buổi.

Trong khi đó, không ai ngờ là hoàng hậu đã nhìn thấy. Đó chính là lúc bà đang chải tóc và trang điểm. Thấy cảnh Quang Tự đi trên băng, bà vội chạy ra trước cửa sổ điện Y Hương nhìn xem. Bà nghĩ:

- Gần đây hoàng thượng bị bệnh thần kinh thác loạn, hành động thường có những điều lầm lẫn. Cẩn phi cũng đã biết chuyện đó, tại sao nàng lại không ngăn cản ngài? Vạn nhất có điều gì nguy hiểm cho ngài, thì đến ta đây cũng không khỏi mang tội.

Nghĩ thế, hoàng hậu liền vội vã trang điểm qua quýt cho xong, lấy một chiếc thuyền nhỏ, bơi qua bờ phía bên kia, chạy vội đi báo với Thái hậu.

Trong khi hoàng hậu đang lon ton chạy tới cung thái hậu, thì Quang Tự hoàng đế đã lên bờ và bảo tên tiểu thái giám chèo ngay thuyền về phía Doanh đài để đón Cẩn phi sang.

Đã qua được bờ bên kia, hai người dắt tay nhau đi dạo chơi một vòng khắp cả mọi nơi. Khi đi qua trước mặt điện Nhân Thọ, Quang Tự hoàng đế không khỏi thở dài nói:

- Ta còn nhớ năm đó, tại nơi đây, ta cùng sư phó ông Đồng Hoà thương nghị việc triều đình, rồi triệu kiến Khang Hữu Vy, nhưng không ngờ cũng tại nơi đây ta lại gặp thêm Viên Thế Khải để rồi ngay sau đó, ta không còn được bước chân tới nơi đây nữa! Nhớ lại quang cảnh hồi đó, ta thấy rõ mồn một, y như còn ở trước mặt. Nếu có khác với hiện tại chăng, chỉ là khác ở chỗ cảnh vật không còn như thuở xưa nữa. Càng nghĩ lại, càng nhớ lại, ta càng thấy thương tâm quá!

Nói đoạn, Quang Tự hoàng đế đặt đôi mắt đau thương của mình vào cặp mắt chẳng kém phần buồn bã của Cẩn phi, để mong tìm lấy cho mình một nguồn an ủi, một ý nghĩ cảm thông trong nỗi khổ của mình.

- Bệ hạ đừng lo! Đó bất quá chỉ là trường hợp con giao long còn bị kẹt trong ao. Nhưng rồi đây, chỉ một sớm gặp được mây mưa, con giao long ấy sẽ bay lên đến tận mây xanh, kẻ nào đó, dù có ba đầu sáu tay cũng không thể nào cản ngăn được.

Quang Tự hoàng đế nghe Cấn phi nói, sẽ gật đầu tỏ vẻ ưng chịu, nhưng rồi lại thở dài nói tiếp:

- Đời sống được bao, tuổi xuân chóng hết. Kiếp sống của đôi ta thật chẳng bằng cuộc đời của kẻ dân giã tầm thường. Đời sống của họ thật là ung dung thong thả, phu xướng phụ tuỳ chẳng, có gì đau khổ lo âu, khanh có còn nhớ khi bọn ta ở Tây An không? Khanh há chẳng than hôm đó, có một đám nông dân vợ chồng hoà ấm, chồng cày vợ cấy, con cái đầy đàn đó sao? Gia đình họ ai dám nói là không hạnh phúc sung sướng? Bọn ta là đế vương phi hậu, nhưng bằng họ sao được? Phải đến lúc này, ta mới tin được lời nói Tự Tông nhà Minh là đúng: "Đời đời kiếp kiếp, xin đừng sinh vào gia đình đế vương". Đấy! Khanh đã cảm thấy cái nỗi đau lòng của Tự Tông và cũng là cha bọn ta chưa?

Y muốn của Quang Tự hoàng đế và Cẩn phi là đi du ngoạn khắp đó đây cho thoả lòng khao khát tự do bấy nay đã bị nỗi niềm tâm sự bỗng dưng nổi dậy dập tắt, khiến cả hai không còn chút hứng thú nào để đi thêm nữa. Bởi thế, Quang Tự hoàng đế bảo tên tiểu thái giám gọi chiếc thuyền con lại, và quay trở về Doanh đài.

Về đến Doanh đài, bốn bề tuyết phủ sương che, xa trông bát ngát. Quang Tự hoàng đế càng cảm thấy tình cảnh cô đơn đau xót của mình. Ngài truyền cho cung nữ dọn rượu, hầu mong quên đi những nỗi éo le của cuộc đời, những viễn cánh tương lai mà ngài biết không lấy gì làm sáng sủa lắm. Ngài nâng chén, cạn ly, Cẩn phi hầu bên cạnh liên tục rót rượu.

Ly này cạn, ly khác cạn, nhiều ly đã cạn hết, giữa khoảng không gian u tịch vắng vẻ tại Doanh đài.

Giữa lúc ấy, Quang Tự hoàng đế bỗng thấy trên mặt hồ có năm sáu chiếc thuyền con, bên trong ngồi bảy, tám tên nội giám, mỗi tên cầm một cái cuốc sắt, đang gắng sức chèo chống lại Quang Tự hoàng đế nhìn thấy cảnh tượng lạ kỳ này, cất tiếng hỏi Cẩn phi:

- Bọn chúng làm cái trò khỉ gì vậy?

Cẩn phi nghe hỏi, vội chạy ra cửa sổ, nhô đầu ra ngoài lên tiếng hỏi. Tức thì có tiếng trả lời vọng vào:

- Bọn nô tài vâng ý chỉ của Lão Phật gia tới đây cuốc băng ạ.

Cẩn phi nói lại cho Quang Tự hoàng đế nghe. Quang Tự cười nhạt:

- Hừ! Lão Phật gia bảo chúng tới cuốc băng nhất định là do chuyện bọn ta đã đi trên băng hồi nãy. Ta nghĩ rằng trong thiên hạ này, có bữa tiệc nào là chẳng đến lúc tàn? Tội gì mà phải bắt khoan bắt nhặt, ép lên buộc xuống mãi như vậy?

Quang Tự hoàng đế vừa nói với Cẩn phi vừa cất chén liên hồi. Sau khi cạn luôn mấy chén ngài chỉ sang điện Ỷ Hương phía bên kia, nghiến răng, dằn mạnh từng tiếng bảo:

- Câu chuyện này quyết lại do con mụ khốn nạn kia chạy đi ton hót với thái hậu đó thôi!

Nói đoạn, Quang Tự hoàng đế cười bảo Cẩn phi:

- Nếu ta có dịp nắm lại quyền bính, ta quyết bắt cho bằng hết lũ hồ ly láo xược đó.

Cẩn phi vội xua tay nói nhỏ với ngài:

- Vách có tai, bệ hạ có sợ luỵ đến thần thiếp chăng?

Quang Tự hoàng đế nghe câu này lại càng nổi sùng hơn. Ngài cất tiếng nói lớn như quát vào mặt những tên chó săn của Tây thái hậu lẩn quất xung quanh.

- Sợ cái gì? Đứa nào dám tới đây bắt khanh làm nhục khanh? Em gái khanh đã bị chúng giết chết một cách oan uổng rồi. Chúng lại còn muốn tới đây để hãm hại khanh nữa sao? Ví thử nay mai chúng làm chuyện đó, ta sẽ chết cùng khanh. Chẳng lẽ dám giết cả ta?

Càng nói, Quang Tự hoàng đế càng hăng, ngài đã thấm rượu, và rượu đã bốc được cái máu điên của ngài lên rồi. Miệng ngài nói, tay ngài múa, cao đàm khoát luận có bao nhiêu uẩn khúc, lúc này ngài cho ra bằng hết.

Giữa lúc đó, hoàng hậu lại sang tìm Quang Tự hoàng đế. Thật là lửa được đổ thêm dầu, Quang Tự hoàng đế càng lồng lộn lên như hổ dữ. Từ lâu, ngài vốn đã không thèm trò chuyện, đối đáp bất cứ việc gì với hoàng hậu. Mỗi khi bà sang hầu, ngài để mặc bà ngồi đó, ngồi chán thì về. Tình nghĩa vợ chồng coi như không còn chút nào nữa. Nhưng lần này thì khác, khác là vì hôm nay Quang Tự hoàng đế có chén rượu đã ngấm, chất men đã bốc sặc lên. Vừa mới trông thấy hoàng hậu, ngài đã nổi máu hoả, chỉ muốn tát cho bà mấy chiếc. Nhưng ngài lại e lễ tiết, sợ dư luận. Bởi thế, ngài lập tâm hỏi ngắn hạch dài, trong khi hoàng hậu chẳng tiện chống báng, đành chỉ ầm ừ đối đáp vài ba câu cho qua.

Quang Tự hoàng đế hỏi mãi, hạch mãi mà chẳng tìm ra được một chỗ hở nào của hoàng hậu để quở mắng. Ngài đành quay lại gọi Cẩn phi rót rượu thêm rồi mời luôn cả hoàng hậu cùng uống. Đến lúc này, hoàng hậu không vâng theo cũng không được, nên nâng chén cố cạn. Bà miễn cưỡng cạn một chén. Nhưng hết chén này, Quang Tự hoàng đế lại bảo Cẩn phi rót thêm chén khác, ngài không muốn để cho hoàng hậu thôi ngang trong khi ngài đang có tửu hứng. Hoàng hậu vốn không biết uống rượu, đành phải nói lời thoái thác. Quang Tự hoàng đế nhân lúc tửu hứng, đổi sắc mặt, bảo hoàng hậu:

- Tửu lượng của bà kém, không uống được nữa, phải không? Năm nọ, trên tiệc rượu vạn thọ của Thái hậu, bà đã chẳng cạn luôn một hơi trăm chén là gì?

Cẩn phi đứng bên cạnh, thấy Quang Tự hoàng đế mặt đầy giận dữ, biết chắc thế nào cũng có chuyện chẳng lành, vội cất tiếng nói:

- Ngự tửu ban xuống, kẻ cung nhân xin được uống thay!

Quang Tự hoàng đế cười nhạt nói:

- Không! Không được…! Chính mắt ta phải thấy bà ta uống. Ngươi thay để làm gì?

Nói đoạn Quang Tự hoàng đế khỏi nói thêm, cầm cả chén rượu đưa lên môi hoàng hậu, một tay ôm ngang lấy người bà đè ngửa ra, dùng sức đổ đại cả chén rượu vào miệng, buộc phải nuốt xuống ừng ực.

Nào ngờ tửu lượng của hoàng hậu quả có kém thực. Chỉ một chén rượu đó thôi đủ để cho bà thấy đầu choáng mắt hoa, tấm thân không còn tự chủ được mấy nữa. Bà thấy hoàng đế cố ép mình uống nữa, bèn giơ tay cản lại, không ngờ chiếc chén ngọc bị tung lên trên không, rớt xuống sàn gạch vỡ tan tành.

Quang Tự hoàng đế chạm tự ái, ngài nổi giận lôi đình quát lớn:

- Cho ngươi uống rượu, đó là do hảo ý của ta. Tại sao ngươi lại hất chén đi? Ngươi đã không muốn uống thì ta đây phải cho ngươi uống thêm vài chén nữa mới được.

Nói đoạn, Quang Tự hoàng đế lại gọi Cẩn phi rót thêm một chén rượu lớn hơn. Giữa lúc Cẩn phi tiến thoái lưỡng nan, thì bỗng đánh vút một cái, hoàng hậu đã đứng vùng dậy, cất bước chạy ra phía ngoài, chân lảo đảo, đầu lắc lư, chỉ muốn té.

Thấy hoàng hậu như vậy, Quang Tự hoàng đế sợ rằng bà đem chuyện tố cáo với Tây thái hậu, cho rằng ngài cố ý làm nhục bà, ngài cũng chạy theo sát gót, mong níu hoàng hậu lại Nhưng ngài không biết rằng ngài đã quá chén, chân đã mềm ra như bún, không còn thể nào đứng vững được nữa. Ngài vừa đứng lên thì thân hình lắc lư như muốn té ra sau.

Cẩn phi giật mình, vội sấn lại, giơ hai tay ôm ngang lấy lưng ngài, trong khi đó Quang Tự hoàng đế đã đưa tay phải ra quơ được tà áo của hoàng hậu ở phía trước, khiến bà bị trì lại, xuýt nữa cũng té nốt.

Thực ra thì Quang Tự hoàng đế nghi oan điều này cho hoàng hậu, chứ thực lúc đó hoàng hậu vì tửu lượng kém, đầu đã choáng mắt đã hoa, chỉ muốn quay về nằm nghỉ, đâu nghĩ tới chuyện đi đâu. Quang Tự hoàng đế đã hiểu lầm điềm này, khiến xảy ra quang cảnh xô đi đẩy lại, và thân hình hoàng hậu mới nghiêng bên này, ngả bên kia, cuối cùng chúi đầu luôn xuống đất. Bỗng một vật gì óng ánh sáng đẹp từ trên đầu hoàng hậu văng ra. Cẩn phi nhanh mắt nhìn thấy, vội giơ hai tay ra đỡ nhưng không kịp. Một tiếng "đốp" vang lên trên sàn gạch. Vật đó đã vỡ tan.

Hoàng hậu quay lại nhìn thấy, cả kinh vội nói:

- Chết tôi rồi! Bảo vật ngự tứ (nhà vua thưởng) vỡ mất rồi!
Quang Tự hoàng đế nghe nói quay lại nhìn, thấy Cẩn phi đang củi xuống đất lượm chiếc bảo vật nọ. Ngài xem kỹ lại thì ra bảo vật nọ đã bị gãy làm đôi. Lòng ngài bỗng có điều gì sợ hãi dâng lên, mặt dần dần tái đi, báo hiệu một sự gì nguy biến khủng khiếp sắp xảy ra cho ngài và có thể cho nhiều người khác nữa.

Hồi 171
PHẤN ĐỔ HƯƠNG RƠI


Chiếc trâm bằng ngọc thạch của hoàng hậu vốn từ đời Cao Tông truyền lại. Trâm dài chừng bốn tấc trong sáng long lanh không có chút tì vết nào, đúng là một bảo vật. Khi kết hôn, Quang Tự hoàng đế được Tây thái hậu giao cho để trao lại cho hoàng hậu. Cho nên chiếc trâm còn là một bảo vật truyền gia. Nay lỡ không may chiếc trâm rớt gãy, hoàng hậu hoảng hốt, cuống quýt lên, chỉ còn biết rơi lệ chứa chan và kể lể:

- Cành trâm đó vốn là di vật của tổ tông, mà Lão Phật gia đã cho trước đây. Nay hoàng thượng đánh gãy mất, bảo tiện thiếp ăn nói làm sao với Lão Phật gia chứ?

Long Dụ hoàng hậu nói đến đây, khóc nức nở. Cẩn phi biết rằng chuyện này xảy ra to rồi, cho nên nàng một mặt khuyên nhủ hoàng hậu một mặt giúp hoàng đế thu xếp. Hoàng hậu khóc một hồi rồi gạt lệ nói:

- Còn nói gì được bây giờ? Trâm đã gãy rồi! Tội này thì hoàng thượng phải hoàn toàn chịu lấy! Chỉ còn cách đưa nhau lên gặp Lão Phật gia phân xử cho thôi.

Quang Tự hoàng đế lúc đầu có đôi chút hối hận vì đã lỡ tay làm gãy chiếc trâm, nhưng đến khi nghe hoàng hậu nói, kéo nhau lên thưa gửi Tây thái hậu, thì máu hoả lại bốc lên ngùn ngụt. Ngài nổi giận nói lớn:

- Lúc nào cũng chỉ lo có chiếc trâm. Ừ, thì chính ta làm gãy đấy, làm đếch gì thì làm? Cứ hễ mở mồm ra là y như ngươi đem Tây thái hậu ra để cho ta sợ phải không?

Nói đoạn, Quang Tự hoàng đế mắm môi nghiến răng, cất cao chân phải lên rồi dậm mạnh một cái xuống chiếc trâm gãy nằm trên mặt đất và nói tiếp:

- Ngươi đi tố cáo với thái hậu đi, bảo ta cố ý làm gãy đấy! Để xem làm gì ta thì làm.

Trong lúc nói những câu này, Quang Tự hoàng đế tỏ ra vô cùng tức giận. Hoàng hậu thấy hoàng đế nổi giận, cũng không dám nói gì thêm nữa, chỉ đành lau mắt lệ, rồi gọi tên tiểu thái giám lấy đò chở bà sang phía bờ bên kia gặp thái hậu.

Sau khi hoàng hậu đi đã một lúc, Quang Tự hoàng đế vẫn còn chưa nguôi cơn giận. Cẩn phi tìm lời an ủi và khuyên giải:

- Hoàng hậu đi chuyến này, chẳng biết có thêm bớt điều gì nữa không?

Quang Tự hoàng đế vẫn thái độ tức tối như trước nói:

- Mặc thây bọn chúng! Bọn chúng muốn làm gì thì làm, ta đâu có sợ.

Đêm hôm đó yên ổn, không có chuyện gì xảy ra. Nhưng qua ngày hôm sau, Tây thái hậu cho thái giám đến triệu hoàng đế. Cẩn phi biết ngay chuyện hôm qua đã xảy to rồi. Nàng rỉ tai Quang Tự hoàng đế:

- Thái hậu tuyên triệu hoàng thượng quyết không có chuyện tốt đẹp đâu. Nguyên do chiếc trâm gãy gây ra. Lúc gặp Thái hậu, ngài nên để mặc bà nói, đừng có gây gổ, tranh luận gì như hôm qua, kẻo thái hậu trách mắng, liên luỵ cả đến thần thiếp đó.

Quang Tự hoàng đế gật đầu mấy cái, tỏ ý nghe theo, trong lòng nhớ đến câu chuyện hôm qua mà sợ. Sợ vì hôm nay ngài tỉnh rượu rồi.

Tây thái hậu chờ cho Quang Tự hoàng đế làm lễ xong, lúc đó mới lên tiếng:

- Ngươi là vua của một nước, mà hành vi xem ra không bằng thằng dân. Ngươi say rượu đến nỗi đánh cả hoàng hậu, hung dữ lồng lộn như một con thú dữ. Hành động như thế, phải chăng ngươi tỏ ý chống ta? Ta đem cháu gái ta gả cho ngươi là mong tạo hạnh phúc cho ngươi. Ta không ngờ kết quả đều ngược lại cả. Ví thử hoàng hậu có nhiều điều sai lầm tội lỗi đối với ngươi thì ngươi cứ nói rõ ra, bố cáo cho toàn thể thiên hạ biết, rồi đem phế thẳng đi, hà tất phải làm như vậy? Nếu ngươi không muốn làm như thế, ngươi để ta làm giùm cho. Ta phế ngay hoàng hậu giúp cho ngươi. Ngươi chỉ việc kê khai hết những tội lỗi của vợ ngươi ra đây, đừng có giấu giếm một điều nào là ta giúp cho ngươi hết mọi tức bực ngay.

Quang Tự hoàng đế nghe nói đến đây, vội vàng dập đầu tâu:

- Nhi thần quả không có nói là hoàng hậu có điều sai lầm nào. Hôm qua, chỉ vì quá chén nên say, thành thử xảy ra chuyện chẳng hay đó thôi. Nhi thần xin cải quá từ đây, lần sau không bao giờ dám có những hành động như vậy nữa. Kính xin Lão Phật gia rộng lòng thương mà tha thứ cho nhi thần lần này.

Tây thái hậu cười nhạt bảo:

- Rượu say nên mất khôn ? Quốc gia đại sự mà cũng cứ rượu say mất khôn như vậy thì mấy chốc mà đất nước đi đứt? Ta biết tính ngươi vốn trung hậu quyết không đến nỗi vô lại du côn đến thế. Đây chắc chỉ tại cái con hồ ly chín đuôi nọ nay ton hót mai ton hót cho nên mới có chuyện. Ta phải cho nó một trận biết thân, để sau này hết ton hết hót.

Tây thái hậu nói đoạn, quay đầu lại truyền cho gọi Cẩn phi tới. Chẳng bao lâu, Cẩn phi mặt mũi đầy lệ, theo chân một tên thái giám đến quỳ trước Tây thái hậu. Tây thái hậu quát hỏi:

- Hôm qua, lúc hoàng thượng và hoàng hậu gây lộn, mi có mặt ở đấy không?

Cẩn phi vội cúi thấp mình xuống đến sát mặt đất, tâu:

- Dạ! Tỳ tử có mặt ở ngay bên, và đã cố khuyên giải.

Tây thái hậu nổi giận nói:

- Đã đến đây mà mi còn leo lẻo cái mồm phải không? Nếu mi có khuyên giải thì làm sao lại xảy ra chuyện?

Cẩn phi bị cật vấn, hoảng hồn vội dập đầu tâu:

- Tỳ tử đâu có dám thế!

Tây thái hậu không đợi cho nàng nói thêm, giơ thẳng tay nện xuống mặt bàn đến thình một cái, quát lớn hơn, khiến Cẩn phi giật bắn mình lên, mặt xám ngoét lại:

- Cấm cãi! Con khốn nạn kia! Kéo cổ nó ra đánh bốn mươi gậy cho ta!

Quang Tự hoàng đế thấy nguy quá, vội chạy ra xin cho Cẩn phi:

- Kính xin Lão Phật gia mở rộng lòng thương mà xét cho. Việc này do nhi thần gây ra cả. Mong Lão Phật gia ân từ mà tha cho nàng.

Tây thái hậu nói:

- Hừ! Cứ mỗi lần trách phạt là mỗi lần ngươi năn nỉ cầu xin để che chở cho con khốn nạn. Ấy chính vì thế mà nó càng làm tàng, chẳng những không coi hoàng hậu ra cái gì, mà đến ngay ta đây nó cũng xem thường luôn! Hôm nay ta quyết không thể tha cho nó được. Nội giám đâu? Lãnh chỉ rồi kéo ngay con khốn nạn ra ngoài kia đi cho rảnh mắt ta.

Đáng thương cho Cẩn phi đã đành, nhưng cũng đáng thương cho Quang Tự hoàng đế, không có cách gì cứu được người yêu.

Lòng đau như cắt, hôm qua lại quá chén nên say, Quang Tự hoàng đế có lẽ không còn đủ sức để chống lại với cơn khủng hoảng tâm hồn quá kịch liệt này, cho nên ngài cảm thấy mặt hoa đầu choáng, chỉ chực muốn té.

- Ngươi nên bảo trọng tấm thân một chút mới được, ngươi cần biết là ta chỉ còn như ngọn đèn trước gió đó thôi. Trách nhiệm tương lai, há lại không phải ngươi gánh vác đấy sao? Lâu nay, ta vẫn biết ngươi tự bạo, tự khi quá nhiều, chứ không còn biết giữ gìn cẩn thận như xưa, đó là điều đáng tiếc cho ngươi đó.

Một mặt nói vậy, một mặt Tây thái hậu giả bộ nhỏ mấy giọt nước mắt. Bỗng bà thấy Quang Tự hoàng đế như có gì mắc trong họng, không phun ra được, rồi chỉ trong một phút, oẹ lên một tiếng lớn, khạc ra một bụm máu tươi, bắn thẳng ra trước mặt xa đến vài thước, dây be bét cả lên chiếc áo mới của bà.

Tây thái hậu nhìn kỹ lại, thấy đúng là máu, bà giật nảy mình, lòng vô cùng sợ hãi, vội nói:

- Bệnh ngươi đã quá nặng. Gọi ngay thái y vào chữa trị đi.

Bọn thái giám nghe nói vậy vội ba chân bốn cẳng chạy đi triệu thái y, trong khi Tây thái hậu tựa cho Quang Tự hoàng đế ngủ yên trên giường được một lúc.

Chẳng mấy chốc, thái y xách dao cầu, thuyền thuốc tới. Hành lễ quần thần xong, viên thái y chẩn bệnh cẩn thận một lúc rồi đoán bệnh:

- Bệ hạ nổi giận cho nên nỗi khí xung can, uất hoả bốc lên, khiến máu nghịch hàn sinh thổ huyết. Hơn nữa khí cũng bị tích lại quá lâu, dược lực nhất thời e khó thấy kiến hiệu.

Tây thái hậu nghe lời đoán bệnh của thái y, bất giác thở dài một tiếng, tỏ ý như thoải mái, nhẹ nhõm. Cũng lúc này, bọn nội giám đã đẩy cái xe nằm lại, rồi hè nhau vực Quang Tự hoàng đế lên xe. Tây thái hậu đích thân cầm cái gói đặt xuống phía dưới đầu cho ngài, miệng không quên dặn dò ba, bốn lần là nên tĩnh dưỡng cẩn thận, chớ có liều lĩnh, nhìn ngoài mà xét, thì Tây thái hậu lúc này như tỏ một tình cảm vô cùng thâm hậu với Quang Tự hoàng đế.

Trong trạng thái mơ màng, Quang Tự hoàng đế lại được đưa trở về Doanh đài. Cẩn phi đã đợi từ lâu, mặt mày tự nhiên xám ngoét chứng tỏ nàng đã bị đánh quá đau.

Quang Tự hoàng đế vừa trông thấy Cẩn phi bèn giơ bàn tay xanh gầy lên vẫy vẫy, có ý như bảo nàng hãy lui đi, hoặc đi xa hẳn đi, khỏi phải hầu hạ ngài.

Sau khi đưa Quang Tự hoàng đế về Doanh đài rồi, Tây thái hậu biết bệnh tình của nhà vua đã đến lúc trầm trọng, e khó có thể qua khỏi, mà lấy làm lo. Đã từ lâu, một mình buông rèm nhiếp chính, giải quyết mọi việc trong triều đình, bà cảm thấy Mãn tộc đã có nhiều người đem lòng đố kỵ, còn các thân vương thì không một kẻ nào là không dòm ngó ngôi lớn, thừa dịp có kẽ hở là hành động. Nếu chẳng may Quang Tự hoàng đế có mệnh hệ nào, ắt người trong họ thế nào cũng tranh nhau nhào vô kế vị. Đến lúc đó, một triều thiên tư một triều thần, kẻ khác làm vua tất có kẻ khác nhiếp chính. Nhất đán, đại quyền không còn trong tay, làm sao khỏi có kẻ khác chỉ huy lại bà? Và như vậy, bà đâu có còn cái ngày vinh hoa phú quý oai quyền nhất thiên hạ như bây giờ. Nghĩ đi nghĩ lại, bà càng thấy địa vị của bà lúc này lung lay hết sức, hoàn cảnh của bà vô cùng nguy hiểm. Do đó, bà vội vàng cho lệnh triều quân cơ đại thần Vinh Lộc nhập nội để bàn tính đại sự.

Nhưng cuộc bàn bạc đã kéo dài rất lâu mà vẫn chưa tìm được một giải pháp, Tây thái hậu vì vậy suốt ngày đêm buồn bã âu sầu, mặt không thấy lúc nào vui, nằm liệt trong cung cấm.

Khánh Vương Dịch Khuông thấy Tây thái hậu lo rầu như vậy bèn thừa lúc vắng tâu lên:

- Tây thái hậu, ngày mai là ngày âm thọ kỵ thần của Mục tông Nghị hoàng đế, Lão Phật gia có tính sửa soạn gì không?

Tây thái hậu giật mình quay lại bảo Khánh Vương:

- Ừ nhỉ! Mấy hôm nay bận việc quá khiến ta quên hết cả!

Nói đoạn, bà truyền lệnh cho bọn sư Lạt ma sửa soạn để tụng kinh niệm Phật, siêu sinh tĩnh độ suốt ngày hôm đó, lại cũng sai bọn đại thần cúng tế linh đình một phen. Nhưng chưa hết, Dịch Khuông còn tâu thêm:

- Theo thiển ý của nô tài thì trừ chuyện tế lễ ra, bọn nội giám còn cần phải diễn tuồng hát hội một ngày để cho Lão Phật gia giải phiền mới phải.

Bình sinh Tây thái hậu vốn thích ca nhạc tuồng chèo, bởi thế sau khi nghe Khuông tâu, tuy bà chẳng nói chi, chỉ sẽ gật đầu mấy cái mà Khuông cho là bà đã bằng lòng rồi. Thế là Khuông tự cho mình vinh hạnh lắm, nói mà thái hậu nghe ngay, liền tức tốc chạy vội ra ngoài kêu kép gọi đào, om xòm cả Bắc Kinh lên.

Ngày âm thọ kỵ thần của Mục Tông đã tới. Văn võ bá quan trong triều bỏ áo xanh ra, thay bằng bộ đồ trắng màu tang lũ lượt tiến về nhà Thái miếu để cúng tế. Từng hàng một, họ bước vào trong miếu xì xụp lạy, ra vẻ tôn kính nghiêm trang lắm. Lễ xong họ lũ lượt kéo về ngả Di Hoà viên để vào cung lạy Tây thái hậu.

Tây thái hậu truyền lệnh cho cả bọn lưu lại trong điện Đại Viện, rồi đặt tiệc chay thưởng tứ ân điển cho họ. Tiệc tùng xong, đến hát xướng. Khốn nỗi là sau vụ Canh Tý nọ, bọn đào kép cung phụng trong nội đình đã tứ tán đi hết, chỉ còn lại duy có mỗi anh kép già tên Tôn Cúc Tiên. Muốn để cho Tây thái hậu đẹp lòng, biết cho cái công trâu ngựa của mình, dù chỉ la cái công đi tìm mấy thằng kép và mấy con đào hát, Dịch Khuông vội chạy ra ngoài gọi cho bằng được một tên xướng võ sinh tên gọi là Liễu Tiểu Các.

Liễu Tiểu Các vốn là con trai của Liễu Nguyệt Các. Bố hắn cũng vốn là một võ sinh xuất thân, hắn cừ cả về lối diễn tuồng thần quái, cho nên mới có cái biệt danh là Tiểu hầu tử.

Liễu Tiểu Các được thày nghề là Dư Lão Mao bí truyền cho nhiều thuật vừa khéo vừa tài, cho nên khi diễn tuồng, Tiểu Các xem ra xuất sắc hơn cha nhiều. Nhờ đó, trong kinh thành Bắc Kinh, Tiểu Các cũng có đôi chút tên tuổi.

Hôm đó, Liễu Tiểu Các diễn ba tuồng: Thuỷ Liêm động, Kim tiền báo, Ba tiêu phiến, do chính Tây thái hậu chọn. Tiểu Các đem hết tài nghệ để cố sao được Tây thái hậu khen thưởng.

Quả nhiên hắn đã không biết để đâu cho hết lời khen của thái hậu.

Tuồng diễn xong, Tây thái hậu cho triệu Liêu Tiểu Các vào cung, hỏi tên họ, tuổi tác đủ thứ. Các nhất nhất đều trả lời rành mạch. Tây thái hậu rất lấy làm vừa lòng, bèn hạ lệnh cho Nội vụ phủ thưởng cho Các ba trăm quan tiền.

Liễu Tiểu Các lĩnh thưởng, tạ ơn, lui ra. Bọn con hát cùng gánh, kẻ nào cũng ca tụng Các, tâng bốc Các. Từ đó về sau, cứ hễ cung nội cần hát xướng, thế nào cũng phải có hắn. Và hắn còn được ra vào tự do trong cung cấm.

Có một hôm, Liễu Tiểu Các vào cung diễn tuồng, đem theo đứa con gái nhỏ tên là Tiểu Nguyệt. Diễn hát xong, Tây thái hậu thưởng cho hai cha con Liễu Tiểu Các nào vải, nào lụa.

Tiểu Các đem con gái vào trước Tây thái hậu để tạ ơn. Thấy Tiểu Nguyệt vừa xinh xẻo, mặt đầy đặn như trăng tròn, da thịt mịn màng như trứng gà bóc, lại vừa hoạt bát đáng yêu, Tây thái hậu bèn chỉ hỏi.

- Chứ con cái nhà ai vậy?

Liễu Tiểu Các dập đầu tâu:

- Nó vốn là con gái của nô tài.

Tây thái hậu hỏi thêm:

- Năm nay nó mấy tuổi? Nếu tiện, ngươi hãy để nó ở lại đây với ta cho vui. Mai ngươi bảo vợ ngươi tới đây đem nó về nhé!

Liễu Tiểu Các dạ dạ luôn mồm, rồi lạy tạ lui ra, và khi về nhà, chuẩn bị mọi chuyện để cho vợ tên gọi Nguyệt Hương ngày mai vào tiến cung gặp Thái hậu.

Bé Tiểu Nguyệt ở lại bên cạnh Tây thái hậu, mặc dù mới năm tuổi, nhưng rất khôn khéo, đặc biệt nhất là biết chiều người trong những lúc vui buồn, giận tức. Bởi thế, được Tây thái hậu hết lòng yêu.

Qua ngày hôm sau, Liễu Tiểu Các sửa soạn cho vợ vào cung để gặp Thái hậu.

Tây thái hậu thấy Nguyệt Hương tuy chỉ là một người đàn bà hạ lưu, nhưng diện mạo xinh xắn, nói năng dịu dàng, cử chỉ đoan trang, lễ phép bèn bảo Liễu Tiểu Các:

- Hiện nay trong cung cấm đang cần một người đàn bà hầu hạ. Vợ ngươi rất vừa ý ta. Ngươi hãy tạm thời để nàng ở lại đây ít lâu rồi hãy về nhà!

Liễu Tiểu Các vốn người ranh mãnh khôn ngoan, thấy Tây thái hậu nói vậy, mừng quýnh trong lòng, vì đó là điều cầu mong lâu nay mà chưa được.

Các vội vàng quỳ xuống tạ ơn.

Tây thái hậu bèn truyền nội giám đem ban thưởng cho Các nào tơ lụa, nào là đồ chơi, đồ cổ đủ thứ. Còn vợ con của Các cũng từ đó được lưu lại bên cạnh bà để hầu hạ. Tây thái hậu còn cho bé Tiểu Nguyệt một chiếc kiềng vàng, một đôi xuyến cũng bằng vàng.
Các loại kiềng vàng này nặng đến bốn lạng, nội vụ phủ làm sẵn để vào dịp lễ vạn thọ, dâng Tây thái hậu bán thưởng cho các nàng cách cách. Ấy thế mà mẹ con thằng kép hát ngày nay cũng được ân thưởng vật đó, há chẳng phải là một điều kỳ lạ đặc biệt đó sao?

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 193
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com