watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:41:5218/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thanh Cung Mười Ba Triều 26 - 50 - Trang 11
Chỉ mục bài viết
Thanh Cung Mười Ba Triều 26 - 50
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 11 trong tổng số 12

Hồi 47
NHƯ CHIM LIỀN CÁNH, NHƯ CÂY LIỀN CÀNH


Thuận Trị hoàng đế từ khi được Đổng Ngạc Phi thật là vừa đôi phải lứa, lúc nào cũng khanh khanh trẫm trẫm khiến bao nhiêu sầu buồn tích luỹ từ trước đều tiêu tan như tro bụi.

Về phía Đổng Ngạc Phi, nàng cũng một lòng phụng sự hoàng đế, có vẻ như quên hẳn người yêu xưa là Mao công tử.

Nàng ngấm ngàm mua chuộc bọn cung nữ cũng như thái giám trong cung hoàng Thái hậu, và cũng nhờ đó nàng mới biết được chuyện ngoại tình giữa bà Thái hậu với Hồng học sĩ.

Hoàng Thái hậu tuy nói rằng tấm hồng nhan đã luống tuổi xuân nhưng mỗi lần soi kiếng bà vẫn còn tin tưởng ở dĩ vãng vàng son của mình. Từ khi Đa Nhĩ Cổn chết, bà đã trải qua bao đêm võ võ phòng không trong chốn cung vi.

Bà hồi tưỏng lại thuở trước, biết bao bạn hữu của bà đều đã chết, chỉ còn lại có Hồng Thừa Trù xa xôi cách trở mãi Giang Nam. Bởi vậy bà bèn ngầm hạ đạo ý chỉ, gọi người bạn già về Kinh để những lúc buồn phiền có kẻ chuyện trò đấm bóp giải khuây.

Tất cả nhưng uẩn khúc đó của Thái hậu đã bị Đổng Ngạc Phi tìm hiểu rõ cả. Nàng tự nhủ với lòng quyết lợi dụng cơ hội gợi chuyện trước hoàng đế để tính mạng của tên Hồng tặc phải đi đứt chuyến này và chỉ cỏ thể mới thoả lòng oán hận của mình. Ý đã định, nàng quyết thực hiện.

Cách ít hôm, trời bỗng oi bức khó chịu. Hôm đó Đổng Ngạc Phi nằm ngủ trưa trên chiếc long sàng. Thuận Trị hoàng đế bất chợt tới nơi. Bọn cung nữ vội chạy vào gọi nàng tỉnh giấc để đi tiếp giá. Nhưng hoàng đế lắc tay ngăn lại bảo đừng. Rồi ngài tự tay vén bức rèm nhưng, rón rén bước vào. Nàng Tiểu Uyển lúc đó nằm nghiêng trên giường thiêm thiếp giấc nồng một bên má để lộ chút phấn hồng, càng làm tăng thêm phần duyên dáng đáng yêu của cái sắc chim sa cá lặn.

Thuận Trị hoàng đế bước sát lại cạnh giường. Ngài thấy Tiểu Uyển đôi mắt nhắm, mùi hương phảng phất, đang say sưa ngủ. Ngài lại nhìn đôi hài phía dưới, nhỏ như hình cái búp măng mùa xuân. Ngài thấy chúng xinh quá, liền cúi xuống lượm lên, lật đi lật lại trong tay. Khi nhìn tới gót hài, ngài bỗng thấy năm chữ "Châu diên nhu tiến trình" thêu bằng chỉ gấm.

Ngài gật đầu rồi mỉm cười trí ngài như đang để vào một chuyện gì. Một luồng gió nhẹ thổi từ ngoài vào lọt qua cửa số làm tung vạt áo lụa trên mình phi tử để lộ ra một miếng áo lót màu hồng trên đó có thêu một đôi chim uyên nhỏ đang quấn quýt bên nhau màu sắc thật là tươi đẹp. Ngắm nhìn một lát hoàng đế bất giác đâm ra bâng khuâng sờ sững.

Giữa lúc vắng lặng đó. Đồng Ngạc Phi bỗng tỉnh giác, nàng mở mắt ra thấy hoàng đế miệng cười chúm chím đang đứng phía trước. Nàng vội tuột xuống giường quỳ trên mặt đất để tiếp giá. Hoàng đế giơ tay nâng nàng dậy cười nói:

- Trời nóng nực như vậy, ở trong nhà mà làm gì! Phi đi hái sen với trẫm ở Thập Sát hải đi!

Đống Ngạc Phi tươi cười tuân chỉ. Nàng lại nói:

- Thần thiếp chưa tắm gọi gì cả Vạn tuế xin hãy ngồi ở ngoài nhà một lát.

Thuận Trị hoàng đế nghe xong, nghiêng đầu, tỏ ý lẳng lơ cười bảo:

- Trẫm chính đang muốn xem ái khanh tắm gội đây mà!

Đổng Ngạc Phi vội quỳ xuống tâu:

- Thần thiếp đâu có dám làm bẩn mắt vạn tuế. Lỡ bọn ngoại thần biết được thì còn ra thể thống gì nữa.

Hoàng đế xua tay lia lịa bảo:

- Sợ cái quái gì? Bọn ngoại thần đâu có để ý tới những chuyện đó. Nếu khanh xấu hổ, thì hãy bảo bọn cung nữ bỏ bức mành tương xuống. Trẫm ở phía ngoài nhìn xem cũng được rồi.

Đổng Ngạc Phi hết phương chối từ, đành phải bảo bọn cung nhân sửa soạn hương thang (nước nóng pha hương thơm), mở bức mành tương.

Thuận Trị hoàng đế ngồi ngoài mành nhìn vào bốn cung nữ vây chung quanh Đổng Ngạc Phi để kỳ cọ. Ngoài ra còn có bốn đứa nữa đứng canh, tay cẩm khăn mặt, kiếng soi, áo tắm nước hoa, thôi thì hằng hà vô số.

Một lát sau, Đổng Ngạc Phi tắm xong. Nàng trang điểm son phấn, cuộn bức mành tương. Hoàng đế bước lại gần, cười nói:

- Làn da của khanh sao mà trắng mịn thế! Khanh quả thật xứng với cái tên người ngọc.

Đồng Ngọc Phi nghe lời tán tụng của hoàng đế bỗng đôi má ửng hồng. Hoàng đế ngồi bên cạnh lặng lẽ ngắm nàng trang điểm. Rồi khi thấy nàng trang điểm đã xong ngài cầm tay nàng chạy ra khỏi cung, bước lên lương kiệu (kiệu đi chơi mát).

Bọn thái giám khiêng kiệu, chạy tới Thập Sát hải.

Thật Sát hải là một vùng hồ sen bao la bát ngát, rộng có lối mười mẫu. Mỗi một cơn gió mát thối là mỗi lần lá sen lật lên úp xuống và đưa mùi hương thơm ngào ngạt khắp bốn phương. Bởi vậy cứ tới hồ sen là bất cứ ai cũng cảm thấy mát mẻ. Từ trong khóm sen giữa cầu, một chiếc thuyền vẽ từ từ ghé sát gần bờ. Bọn cung nữ đưa hoàng đế và phi tử lên thuyền, chèo ra giữa hồ. Nàng phi tử giơ tay hái một đoá hoa sen trắng dâng cho hoàng đế. Ngài cầm ngắm nghía, còn một tay cầm lấy tay nàng. Cả hai người ngồi trong cửa sổ của khoang thuyền, nhìn bọn cung nữ hái sen ngồi trên những chiếc mảng nhỏ nhắn xinh xinh đang lướt đi, lướt lại giữa những cụm sen lá xanh bông trắng, miệng hát bản thái liên khúc vừa êm ái vừa dịu dàng. Những tiếng hát duyên tình say mộng đó, vang đến tai hoàng đế, ngài luôn miệng khen hay.

Một lúc lâu bọn cung nữ, hái đã được khá nhiều hoa sen đem vào dâng cho hoàng đế. Ngài bảo xếp hết xuống dưới chân Đổng Ngạc Phi. Nàng ngồi trong khoang chung quanh đầy hoa sen; sắc hoa sánh với mặt người, mặt cùng như hoa trăm phần tươi đẹp.

Thuận Trị hoàng đế bất giác thở dài sung sướng thốt ra:

- Ái khanh quả có thể làm Liên Hoa tiên tử được.

Từ đó về sau bọn cung nữ đều gọi Đổng Ngạc Phi là Liên Hoa tiên tử. Hoàng đế sai dọn tiệc để cùng phi tử đối ẩm.

Hai người nâng chén tặng mời. Bọn cung nữ xếp bằng tròn ngồi cưới ván thuyền. Hoàng đế truyền lệnh ca nhạc. Tức thi những tiếng đờn tiếng phách dạo lên, những tiếng hát trong mà êm hoà theo:

"Trông bình khang

Nhìn thành Phượng

Liễu xanh buông mành cửa Thiên môn

Trên đường tơ tía rũ lơ thơ

Này Du lang chàng ơi!

Nhà ai én liệng song song,

Xa cách sông xưa

Khói xanh quyện sổ.

Ngắm trời trong tựa đường hóng hạnh

Cầu dài ván ghép,

Một giải xa xa gợn sóng tình,

Này đây quán rượu,

Nọ chốn trà lâu.

Giọng ai văng vắng tiếng mua hoa.

Sau sâu ngõ hẹp bóng ngang qua

Cành liễu la đà
!"

Tiếng ca nhạc càng về sau càng rét rắc du dương. Nào du tử, nào tiên nương, ai lại chả vì hoa vì nhạc mà để hồn bâng khuâng mơ mộng.

Tiếng ca nhạc vừa dứt thì thuyền cũng vừa cập bến mé tây. Nhìn lên, Thuận Trị hoàng đế thấy cây cỏ xanh tươi, bóng râm mát rượi, người bỗng cảm khoái thốt ra:

- Thật là cả một thế giới thần tiên tao nhã!

Nói đoạn, ngài dắt tay Đống Ngạc Phi bước lên bờ chờ đợi, dặn bọn thái giám và cung nữ ở lại bên bờ chờ chứ không được đi theo. Thế là Đế Phi hai người, vai kề vai tay trong tay, bước dần vào lùm cây cao bóng rợp.

Đứng trước cảnh đẹp, Thuận Trị hoàng đế bỗng nổi sóng tình, vụt mở rộng đôi tay, ôm ghì tấm thân ngà ngọc của nàng Phi vào lòng, rồi từ từ đặt cái hôn nồng cháy vào miệng người ngọc. Ngài cười nói.

- Trẫm với khanh chẳng khác nào một cặp vợ chồng quê mà mặc tình ái ân vui sướng.

Nghe xong lời nói yêu đương của nhà vua, Đổng Ngạc Phi bỗng lệ sa thành giọt, đôi má phấn hoen nước mắt, mặt rầu rầu như bông hạnh sau cơn mưa.

Hoàng đế thấy vậy lại càng thương yêu. Ngài vội ôm sát nàng vào lòng thì thầm căn dặn. Đổng Ngạc Phi sụt sịt một lúc rồi mới nói:

- Thần thiếp thân hèn chẳng khác chi loại cỏ nội. May mà được ánh chiều dương soi rọi thần mới được hưởng vinh hoa phú quý. Rồi đây, gió thu thổi lạnh thâm cung, ôi thê lương biết bao cho thần thiếp!

Hoàng đế nghe xong liền vừa vuốt tóc người yêu vừa dặn dò:

- Ái khanh hãy an lòng! Trẫm được ái khanh giống như cá được nước. Chẳng những đời này nguyện cùng nhau trăm năm đầu bạc mà còn nguyện làm vợ chồng kết tóc xe tơ mãi mãi hết kiếp này đến kiếp khác. Trẫm cũng xin nói như Đường Minh Hoàng thuở nọ. Ở trên trời thì nguyện làm chim liền cánh ở dưới đất thì nguyện làm cây liền cành. Nếu khanh chẳng tin, trẫm sẽ nhìn trời mà lập thệ.

Thuận Trị hoàng đế vùa nói vừa giơ tay nắm lấy vai Đống Ngạc Phi kéo xuống rồi hai người song song quỳ dưới thê môn. Ngài lâm râm khấn:

- Hoàng thiên ở trên trời, tôi là Ai Thân Giác La Phúc Lâm cùng với Phi tử Đổng Ngạc thị xin nguyện ở đời này trăm năm đầu bạc, muôn đời về sau kết thành vợ chồng, chẳng bao giờ lìa nhau. Thảng hoặc giữa đường gặp biến, tôi nguyện từ bỏ thiên hạ để bảo toàn tình nghĩa vợ chồng.

Đổng Ngạc Phi nghe đoạn, vội dập đầu tạ ơn. Hoàng đế nâng dậy. Nàng liền nhân dịp này tâu rõ cho hoàng đế biết việc nàng bị Hồng học sĩ bắt đem về kinh, trong nhà còn có người anh ruột tên Sào Dân chẳng biết sống chết ra sao, khiến đêm ngày tâm niệm không quên. Bởi vậy, nàng cầu xin ân đức của ngài tuyên triệu Sào Dân vào cung để anh em có dịp gặp nhau thì dù chết cũng yên lòng nhắm mắt.

Thật là một việc quá tầm thường đối với một vị hoàng đế oai quyền khắp bốn bể! Bởi vậy lời cầu xin của Đổng Tiểu Uyển được Thuận Trị hoàng đế chấp thuận ngay.

Ngay ngày hôm sau hoàng đế hạ chỉ cho tổng đốc Giang Nam tuyên triệu Sào Dân lên kinh. Ít hôm sau, Mao Sào Dân tiếp được thánh chỉ, lập tức khởi trình.

Lại nói Hồng Thừa Trù đem Đổng Tiểu Uyển vào cung, tưởng rằng nàng vốn trinh liệt thế nào cũng chết ở trong cung. Đó chính là dụng ý nhờ đạo giết người. Chẳng ngờ sau khi vào cung nàng lại được hoàng đế sủng ái muôn phần, đến nỗi nhiều hôm ngài bãi cả chầu để tìm vui nơi người đẹp.

Họ Hồng biết chắc rằng Đổng Tiểu Uyển khi được sủng ái thế nào cũng tìm cách báo thù. Bởi vậy y liền nghĩ kế sách hạ thủ trước là hơn.

Y bèn kế vạch với thái hậu là hoàng đế tự ý lấy gái Hán bỏ phế cả triều đình. Thái hậu được tin này cả giận, lập tức muốn tới gặp hoàng đế. Họ Hồng ngăn lại bảo:

- Việc này phải chầm chậm giải quyết mới được. Trước hết thái hậu hãy hạ một đạo ý chỉ cấm gái Hán vào cung. Có thế thì sau này khi tra xét cung đình ta mới có cớ để kết tội.

Thái hậu nghe kế, liền hạ một ý chỉ cấm chỉ việc thông hôn giữa Mãn và Hán (nghĩa là người Mãn và Hán không được lấy nhau), lại không cho tuyển gái Hán làm cung nữ. Bà con cho treo tại phía trong cửa Thần Võ một tấm biển trên viết: "Kẻ nào đưa gái Hán vào cung sẽ bị chém!".

Thuận Trị hoàng đế đọc tấm biển, trong lòng ngấm ngầm lo lắng cho Đổng Ngạc Phi.

Qua được mấy hôm, Mao Sào Dân tới kinh. Đổng Ngạc Phi tiếp kiên tại cung Khôn Ninh. Tất nhiên khi gặp nhau, hai người có cả một nỗi lòng buồn vui khôn tả. Chỉ vì bọn cung nữ đứng trước mặt nên họ đành phải dùng tiếng anh em mà xưng hô. Trong khi trò chuyện, hoàng đế cũng triệu Sào Dân tới, hỏi han, rồi ban yến tại hoàng cung. Yến tiệc xong. Sào Dân lại được vào nội cung để gặp Tiểu Uyển. Hai người nói đến những lúc ân tình thuở nọ mà nay chịu cảnh phân ly thì bốn dòng lệ tuôn xuống như mưa. Hàn huyên còn nhiều điều muốn nói nhưng cung cấm đâu có phải là chỗ ngồi lâu nói nhiều.

Mao Sào Dân đành gượng gạo đứng dậy cáo từ lui ra. Lúc lâm biệt, hoàng đế thưởng cho Dân năm trăm lạng vàng, còn hạ chỉ cho tổng đốc Giang Nam kiến tạo hoa viên cho Dân và hết sức che chở.

Lại nói từ khi Mao Sào Dân từ biệt về quê thi Đống Ngạc Phi lòng buồn rười rượi bất giác nàng lâm trọng bệnh, suốt ngày đêm ngủ li bì trên giường. Quan ngự y đến chẩn bệnh và bốc thuốc. Hoàng đế cũng luôn luôn lại thăm, dùng lời ngon ngọt an ủi.

Trong khi Đổng Tiểu Uyển đang ốm yếu mê man thì bỗng bọn cung nữ, báo tin thái hậu tới. Tiểu Uyển giật mình hoảng sợ đến đổ mồ hôi hột, vội gượng dậy trang điểm.
Bỗng bốn tên cung nữ bước vào, không nói không rằng, túm ngay lấy Tiểu Uyển khiêng tắp ra ngoài. Thái hậu mặt hầm hầm ngồi ngay tại giữa nhà. Bọn cung nữ đưa Đổng Tiểu Uyển tới trước rồi bắt nàng quỳ xuống.

Hồi 48
THUẬN TRỊ BỎ ĐI TU

Đổng Tiểu Uyển mặt cúi gầm vừa quỳ xuống thì bà thái hậu quát lên ầm ĩ:

- Con khốn nạn kia! Ngửng mặt lên cho tao xem mày mặt ngang mũi dọc ra sao nào?

Tức thì một tên cung nữ bước tới nắm lấy mớ tóc sau ót của Tiểu Uyển giật ngửa ra sau làm cho mặt nàng hất giơ lên trước. Thái hậu cười nhạt nói:

- À, mặt mũi con này bảnh bao lắm! Tát vào mặt nó cho tao!

Thế là tên cung nữ giơ thẳng cánh, cứ hai bên má nàng tát lấy tát để, một hơi đến ba bốn chục cái, đến nỗi đôi má nàng sưng híp và thâm tím cả lại, mắt đổ hào quang. Lòng nàng lúc đó vừa tức vừa rối loạn. Bỗng nhiên mắt nàng tối sầm rồi nàng mê đi.

Bọn cung nữ lấy nước lã tạt vào mặt nàng. Đống Tiểu Uyển dần dần tỉnh lại. Thái hậu bảo tên cung nữ hỏi nàng từ đâu tới. Nàng vừa sụt sùi khóc vừa cung khai lai lịch của mình một cách cặn kẽ. Tuy nhiên nàng vẫn cố giấu một điểm mà chỉ khai nàng vốn con gái họ Mao chứ không phái con dâu họ Mao.

Giữa lúc đang cung khai như vậy, Thuận Trị hoàng đế từ ngoài hối hả chạy vào. Ngài vốn sợ Thái hậu nên khi thấy cảnh tượng đó ngài chỉ biết cúi đầu, cung kính đứng nép một bên, chẳng dám nói một câu. Thái hậu hỏi Tiểu Uyển xong liền truyền lệnh cho bọn cung nữ đem đánh cho kỳ chết.

Tức thì, bốn tên kỳ phụ thô lỗ tay cầm chiếc côn sơn đỏ, tay cầm một chiếc bao bố màu đỏ xáp lại và sắp sửa ném nàng vào đó.

Đây là một lối trừng phạt trong cung Mãn thời đó. Hễ người cung nữ nào bị tội chết, thì dùng bao bố để bỏ vào rồi lấy côn đánh tới tấp cho đến chết mới thôi.

Thuận Trị hoàng đế lúc này không thể nhịn được nữa, bèn quỳ xuống trước mặt Thái hậu năn nỉ thay nàng.

- Nàng vốn là con nhà lương thiện mà Hồng học sĩ đem tiến vào cung. Nếu Thái hậu muốn đánh chết thì trước hết hỏi tội ông ta.

Vừa nghe hoàng đế nói tới Hồng học sĩ, Thái hậu chạm đến lòng riêng, tức thì lòng bà mềm lại, Bà bảo bọn cung nữ ngừng tay và đuổi nàng ra khỏi cung, Thuận Trị hoàng đế lại kêu nài.

- Người con gái Hán này đã ở trong cung lâu ngày, nếu đuổi ra khỏi cung thì thể diện của hoàng gia có chỗ bất tiện lắm!

Nghe hoàng đế nói vậy, thái hậu thấy có phần đúng, bèn bảo bọn cung nữ đưa nàng ra giam tại chùa Ngọc Tuyền ở Tây Sơn. Hoàng đế lại khẩn cầu lần nữa. Nhưng Thái hậu chỉ vào mặt ngài thét lớn:

- Mày có thấy chỉ ý của ta yết ở Cửa Thần Võ không? Gái Hán mà vào cung thì bị chém đầu, nay ta nể mặt mày nên tha cái mạng cho con khốn nạn đó, mày còn muốn gì nữa?

Nói đoạn, bà quát báo bọn cung nữ lôi ngay nàng Đổng Tiểu Uyển ra khỏi cung. Một chiếc kiệu nhỏ chực sẵn bên ngoài.

Bọn cung nữ đấy nàng lên kiệu, bọn nội giám nhấc chiếc kiệu lên vai, rồi vội vã đưa nàng tới chùa Ngọc Tuyền tại Tây Sơn - Chùa Ngọc Tuyền vốn dành riêng cho các nhà sư Lạt ma tu hành. Theo qui cũ của cung nhà Thanh thì khi người cung nhân phạm tội nặng thì bị đánh chết, nhưng nhẹ thì gửi chùa học Phật.

Nàng Đống Tiểu Uyển từ khi tới chùa tự cảm thấy lòng nhẹ lâng lâng ngày đêm lễ Phật niệm kinh.

Nàng tự biết mình kiếp hồng nhan bạc mệnh cho nên quyết rũ sạch nợ trần dốc tâm tu đạo. Chẳng mấy ngày, nàng đã học thuộc lòng tất cả những bộ kinh trong chùa. Nàng vốn thông minh, thẩm thấu ảo lý của kinh điển nên ân oán đôi đường nàng đều bỏ đi hết, nào là Mao Sào Dân, nào là Thuận Trị hoàng đế nàng cũng đều quên đi cả.

Thuận Trị hoàng đế trái lại, mong nhớ nàng càng ngày càng kịch liệt. Từ khi nàng ra khỏi cung, hoàng đế tuy có cả một bầy cung tần mỹ nữ đông đảo hầu hạ ngày đêm nhưng ngài lúc nào cũng nhớ tới nàng ngày đêm khóc lóc bi thảm.

Thế rồi ít lâu sau, không còn nhẫn nại đước nữa, ngài bèn bỏ ra rất nhiều tiền cho bọn cung nữ và thái giám nhờ che mắt Thái hậu, để cho ngài lén lên chùa Ngọc Tuyển với Tiểu Uyển. Hai người gặp nhau, chỉ còn biết ôm nhau khóc vùi.

Về sau, Tiểu Uyển đem chuyện hồng trần hư ảo ra khuyên can và an ủi hoàng đế, nhưng ngài vẫn tha thiết một lòng chẳng muốn rời tay. Ngài ở lỳ trong chùa Ngọc Tuyền luôn ba ngày không chịu về cung. Thái hậu biết chuyện liên sai nên tổng quản thái giám đem kiệu tới để tiếp giá và bảo:

- Nếu hoàng thượng không chịu về cung, Thái hậu sẽ đích thân tới chùa.

Đổng Tiểu Uyển cũng khuyên nài hoàng đế nhiều lần và bảo ngài:

- Bệ hạ nếu không quên thiếp, thì xin được gặp lại ở Ngũ Đài sơn sau này.

Thái hậu lại cho thái giám tới giục và bắt buộc lần nữa, lúc đó Thuận Trị hoàng đế không còn biết làm thế nào đành phải lên kiệu trở về cung. Nhưng có ngờ đâu hai hôm sau, bỗng tên nội giám quản thủ chùa Ngọc Tuyền tơi báo cho ngài biết Đồng Ngạc Phi tự nhiên biến mất, không thấy đâu nữa.

Hoàng đế được tin này, trong lòng thương xót vô tận. Ngài bèn ngầm sai bọn thái giám tin cẩn đi khắp nơi dò la tìm kiếm nhưng tuyệt vô tung tích. Ngài cho gọi tên cung nữ hầu hạ Tiểu Uyển tới hỏi thì tên cung nữ này nói:

- Phi tử thành tiên biến đi rồi. Số là cách đây mấy hôm giữa một đêm gió mát trăng thanh, mọi người chỉ thấy phí tử ngắm trăng đi lại nhởn nhơ trên đạo đài phía sau chùa.

Bọn nội giám vội chạy tới xem thì bỗng phi tử biến đâu mất, không còn lại chút vết tích nào. Như vậy nếu không phải thành tiên biến đi rồi thì còn là gì.

Thuận Trị hoàng đế nghe xong đã không lấy làm buồn, mà còn lấy làm sung sướng, vỗ tay nói:

- Trẫm đã nói nàng là Liên Hoa tiên tử nay quả nhiên nàng thành tiên thật. Trẫm phải làm sao bây giờ?

Nói đoạn, ngài cười lên sằng sạc như điên.

Tin này truyền đến tai Thái hậu. Bà sợ hoàng đế điên nên sai người ngầm tới Tây Sơn đang đêm phóng một mồi lửa đốt chùa. Chùa Ngọc Tuyền cháy rụi, chỉ còn trơ lại một đám đất đen xám. Đáng thương cho bọn thái giám, cung nữ bị ngọn lửa bạo tàn thiêu chết theo chùa. Trong số này, người ta thấy có xác một người cung nữ trông hao hao như nàng Đổng Tiểu Uyển. Thái hậu bèn dặn bọn cung nữ phao tin là nàng Tiểu Uyến đã bị chết cháy. Tin này đến ai hoàng đế. Một điều lạ đối với mọi người là ngài thản nhiên như chẳng có một chút gì gọi là bi thương cả.

Nhưng rồi một tin động trời bỗng truyền đi nhanh như chớp: Hoàng đế đã bỏ đi mất rồi.

Khi tới thư phòng của ngài, người ta lượm được tờ chiếu do chính tay ngài viết:

"Thái Tổ, Thái Tông sáng cơ lập nghiệp là việc rất trọng. Việc nối dõi không nên khiếm khuyết lâu ngày. Con của trẫm là Huyền Hoa do Đông Giai thị sanh ra, thông minh đỉnh ngộ có thể kế nghiệp tổ tông. Nay lập Hoàng thái tử, lên ngôi hoàng đê. Trẫm đặc mệnh bọn nội đại thân Sách Ni,, Tô Khắc Tát, Cáp Quá, Tất Long, Nhao Bái làm phụ thần (bầy tôi phò tá).

Bọn họ là những cựu thần có công lớn, trẫm đem tâm phúc để ký thác. Hãy gắng sức tỏ lòng trung, bảo hộ tự quân lo giúp việc cai trị, bố cáo khắp trong ngoài, khiến đều nghe biết, Khâm thử"
.

Thái hậu đọc xong tờ chiếu, ngẩn người một lúc lâu rồi truyền cho bọn cung nữ đi tìm nội đại thần Ngao Bái vào cung, tính mọi việc xong xuôi rồi mới truyền dụ ra ngoài nói hoàng đế bị cấp bệnh đã mất, di chiếu lập thái tử Huyền Hoa lên ngôi.

Tin này loan truyền ra ngoài, văn võ bá quan hớt ha hớt hải vội tề tựu ngoài cửa Đại Thanh môn đợi chỉ. Lệnh thái hậu ban ra phàm quan Mãn cũng như quan Hán, tất cả không được vào cung, đợi sáng mai triền kiến tân hoàng đế tại điện Thái Hoà.

Qua ngày hôm sau, văn võ đại thần, bối lặc, thân vương nhất tề đợi giá tại điện Thái Hoà.

Tĩnh tiên (roi dùng để ra lệnh yên lặng khi làm lễ triệu bái) đập xuống ba lần, tân hoàng đế đăng vị. Thái tử Huyền Hoa năm đó mới có tám tuổi, ngồi trên ngai vàng, chịu trăm quan triều hạ. Ngao Bái và Hồng Thừa Trù đứng ở hai bên.

Hoàng đế hạ chỉ cải hiệu là Khang Hi, mặt khác, sai lo việc tang ma cho Thuận Trị hoàng đế tại Bạch Hổ Điển.

Lại nói Thuận Trị hoàng đế khi đó đã lẻn ra khói cung, bèn cải trang thường phục cho nên chẳng ai biết mà ngăn cản, cật vấn. Vốn sinh trưởng trong cung cấm ngài chẳng thuộc đường trong kinh thành. Ngài nghĩ nên theo hướng Tây mà đi. Lần lủi đi một lúc lâu, ngài đã ra khỏi thành Bắc Kinh.

Lúc đó vào lúc cuối thu, khí trời lạnh lẽo.

Nhìn phía trước mặt thấy cả một vùng hoang vắng thê lương, Thuận Trị hoàng đế nhớ lại lúc trước Đổng Tiểu Uyển thủ thỉ bên nhau trong khu rừng cây kia, biết bao nhiêu ân tình thắm đưọm thiết tha cho nên ngài bỗng sinh lòng cảm khái, bước thấp bước cao tiến sâu mãi vào cánh đồng lúa đã ngả màu vàng nhạt. Giữa lúc Thuận Trị hoàng đế mải miết bước thì từ phía xa ngài thấy một nhà sư đầu chốc lở tay cầm một bức hoạ đã rách cuộn tròn, miệng chẳng biết ca bản gì lúc bổng lúc trầm đang dần dần đi tới. Khi tới gần hoàng đế, nhà sư lên tiếng hỏi:

- A di đà phật! Sư phụ đấy ư?

Thuận Trị hoàng đế nghe xong trong lòng không khỏi ngạc nhiên. Ngài tự nhủ:

- Nhà sư này ta đã gặp ở đâu mà tiếng nói quen quá nhỉ?

Nghĩ vậy rồi ngài định thân nhìn lại. Ngài thấy nhà sự ghẻ lở đầy người, mắt phía tả mù, chiếc cà sa đụp và hàng trăm mảnh, đôi chân trần chẳng có giầy vớ gì cả. Ngài ngắm nghía nhà một lúc rồi hỏi lại:

- Người để chân trần như vậy mà không sợ lạnh ư?

Nhà sư bỗng sằng sặc cười lớn lồi nói:

- Lạnh là cái gì?

Thuận Trị hoàng đế bất giác xúc động thiền cơn, trong lòng hoát nhiên đại ngộ. Tiếp đó ngài nói theo:

- Ta là cái gì? Cái gì là ta?

Nhà sư lại nói:

- May thay! May thay!

Thuận Trị hoàng đế nhìn vào bức hoạ hỏi nhà sư xem bức hoạ vẽ cái gì, bỗng thấy nhà sư khóc rống lên nghe rất thảm thiết. Khóc một lúc lâu rồi nhà sư mới lên tiếng:

- Bần tăng vốn tu hành tại chùa Thanh Lương nơi Ngũ Đài sơn. Sư phụ của bần tăng đạo hạnh rất cao, tu luyện đã trên 80 tuổi bỗng một hôm bảo bần tăng rằng: Ngày mai ta sẽ hạ sơn. Bần tăng lúc đó nghe xong, không muốn rời xa sư phụ nên nắm lấy áo người mà khóc oà lên. Sự phụ của bần tăng thấy bần tăng khóc lóc thảm thiết bèn bảo: "Đó là số trời đã định, có khóc cũng vô ích. Ta thấy ngươi có lòng chí thành, ta cho ngươi bức hoạ này. Trong đo vẽ một người không có lông mày. Đợi hai mươi năm sau người đem bức hoạ này xuống núi, tìm vào kinh thành, tự nhiên có kẻ thế người vẽ thêm cặp lông mày cho người trong bức hoạ.

Thuận Trị hoàng đế nghe nhà sư nói có vẻ ly kỳ, bèn tỏ ý muốn xem bức hoạ. Quả nhiên khi mở bức hoạ ra, ngài thấy hình một vị hoà thượng đi chân không, mặt thiếu hẳn cặp lông mày. Ngài xem rồi bèn thò tay vào túi đẹp sau lưng lấy ra một cây bút vẽ thêm đôi lông mày vào bức hoạ.

Nhà sư thấy Thuận Trị hoàng đế thế mình vẽ đôi lông mày xong bèn vội bò xuống mặt đất dập đầu lia lịa, miệng gọi "Sư phụ" và nói:

- Sự phụ của bần tăng có dặn người vẽ cặp lông mày đó chính là hậu thân của người. Nhớ lời dặn đó, bần tăng đợi đến nay đã hai chục năm, bèn hạ sơn để tìm kiếm. Bần tăng phiêu bạt giang hồ đã mấy năm trường mới được gặp Quý đàn việt. Quý đàn việt nếu không phải là sư phụ của bần tăng thì thật không còn ai nữa. Vậy xin sự phụ mau mau trở về núi đi.

Thuận Trị hoàng đế nghe nói lại càng lấy làm lạ, hỏi thêm:

- Thế sư phụ của ngươi hiện nay ở đây?

Nhà sư lại đáp:

- Sự phụ của bần tăng sau khi cho bần tăng bức hoạ thì ngày hôm sau đã viên tịch.

Thuận Trị nghe đoạn, cúi đầu chốc lát, bỗng phá lên cười lớn rồ nói:

- Thôi được, ta theo người cùng đi.

Nhà sư còn nói thêm như để báo một tin mừng:

- Vị nữ bồ tát cũng đã đợi sư phụ lâu ngày ở trên núi.

Thuận Trị hoàng đế hỏi nhà sư vị nữ bồ tát đó là ai thì nhà sư bèn nói đó là vị nữ bổ tát ở chùa Ngọc Tuyền thuở nọ.

Thuận Trị hoàng đế nghe xong, liền nắm tay nhà sư chạy như bay về phía Ngũ Đài sơn.

Về sau, người ta thấy Thuận Trị hoàng đế cùng Đống Ngạc Phi ẩn dật tu hành tại chùa Thanh Lương núi Ngũ đài sơn. Ngô Mai Thôn có một bài thơ tán Phật ở chùa núi Thanh Lương.

Bài thờ đó nói về sự tích Thuận Trị hoàng đế và Đổng Ngạc Phi. Thơ rằng:

Đẹp đôi ngắm cảnh dáng bồi hồi.

Binh phong đá đựng vách chơi vơi.

Sương mai còn ngắm đồng xanh cỏ.
Dưới núi rồng chầu, gió lộng khơi
.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 175
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com