watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
22:43:2604/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thanh Cung Mười Ba Triều 26 - 50
Chỉ mục bài viết
Thanh Cung Mười Ba Triều 26 - 50
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 12

Hồi 26

QUÁ TIN LỜI NÊN TRÚNG KẾ


Ông Giác Xương An cho mời Ni Kham Ngoại Lan vào. Không đợi cho Ngoại Lan cất tiếng, ông đã phủ đầu:

- Bộ lạc Tô Khắc Tô Hữ Hà của ngươi đã đầu hàng ta và chịu dưới quyền chỉ huy của ta đã lâu. Thế mà ngày nay các ngươi lại phản ta, giúp Minh triều đánh lại người mình. Vậy ngươi còn có gì đáng nói nữa không?

Ni Kham Ngoại Lan nghe bản án kết tội của ông An, giật mình kinh hãi, luôn miệng kêu oan:

- Nô tài nhờ đô đốc đề bạt nên được cái chức Đồ Luân thành chủ. Công ơn ấy, nô tài đời nào dám quên. Phiền một nỗi lần này Vương Cảo đắc tội với triều đình nhà Minh nên Minh triều dùng kế "Chém cỏ nhổ gốc", muốn bắt con trai Cảo là Chương Kinh A Thái. Họ bức bách nô tài phải dẫn đường. Nô tài e rằng nếu chống lệnh, họ sẽ đem quân tướng mạnh đến tấn công thì nô tài biết làm cách nào để chống cự, trong khi đô đốc ở xa mãi Kiến Châu, nhất thời không biết nhờ quân cứu viện nơi đâu. Hơn nữa, nô tài còn sợ rằng họ gọi một kẻ khác dẫn đường thì toà thành này ắt còn bị tàn phá mau hơn. Bởi vậy nô tài một mặt giả bộ đầu hàng Minh triều giúp họ đánh thành, một mặt chờ đô đốc tới đây để cùng thảo luận diệu kế thoái binh.

An nghe xong liền hỏi thêm:

- Ngươi có biết Cổ Liệt thành chủ Chương Kinh A Thái đối với ta là người thế nào không?

Ngoại Lan lắc đầu đáp:

- Thực không biết rõ.

Tháp Khắc Thế ngồi cạnh Giác Xương An, lúc đó mới lên tiếng:

- Chương Kinh A Thái vốn là cháu rể, gọi ta bằng cậu và gọi cha ta bằng ông ngoại. Thằng cháu rể này, cha ta rất cưng quý đấy!

Ngoại Lan nghe xong lời giải thích, giật mình hoảng sợ, vội bò xuống đất, đập đầu lia lịa, lắp bắp nói:

- Nô tài tội đáng chết! Nô tài quả không hề biết điều đó. Nay nếu Chương Kinh A Thái đã là cháu rể của đô đốc, nô tài sẽ xin nói với Ninh Viễn Bá là đô đốc nguyện ý tự mình đến thuyết phục người cháu rể, khuyên nên nể tình thân thích ông cháu mà nhường thành Cổ Liệt lại cho Minh trong triều, đồng thời khuyên Ninh Viễn Bá hạ lệnh cho các lộ binh mã lui lại năm dặm đóng trại, mở đường cho đô đốc vào thành gặp A Thái. Tương kế tựu kế, đôi bên quân ta sẽ nội ứng ngoại hợp để tiêu diệt quân Minh. Lúc đó đô đốc hợp lực với quân Cổ Liệt đánh thốc từ trong ra, còn nô tài sẽ đem binh mã đánh rốc từ ngoài vào. Xuất kỳ, bất ý thì quân Minh ắt bị tan tành. Thắng trận rồi, giảng hoà với Minh triều, buộc họ phải tấn phong cho ta, như thế có phải hay không?

Đô đốc Giác Xương An lúc đó chỉ mong gặp cô cháu cưng, trong lòng nóng như lửa đất, nên khi nghe Ni Kham Ngoại Lan trình bày kế sánh, ông chẳng suy xét kỹ lưỡng, thỉnh thoảng gật đầu, luôn miệng bảo hay lắm, hay lắm!

Ngoại Lan từ biệt ra về. Lúc lên đường, Lan dặn thêm Giác Xương An nên đem quân mã theo phía chính đông mà vào thành.

Mặt trời đã gác núi từ lâu, bóng tối dày đặc, gần sát mặt nhau mà không trông thấy người, Giác Xương An hạ lệnh nhổ trại lên đường.

Khi gần tới bờ thành Cố Liệt, quả nhiên ông thấy quân Minh vây thành đã rút sạch. Mé chính đông, quân của Ni Kham Ngoại Lan thấy quân Kiến Châu kéo tới, liền mở một đường lớn để cho qua. Ngoại Lan ngồi trên mình ngựa thấy Giác Xương An và Tháp Khắc Thế chạy tới gần bên, bèn ghé miệng thì thầm:

- Xin đô đốc lưu tâm cho việc này, sáng sớm tinh sương ngây mai nếu nghe tiếng pháo nổ ngoài thành, xin đô đốc kéo binh trong thành đánh ra tiếp ứng cho.

Giác Xương An nghe nói gật đầu, tỏ vẻ tin tưởng. Khi đại binh kéo tới bên hào, A Thái ở trên nhận ra hiệu cờ của Kiến Châu, vội mở cửa thành đón vào phủ Chương Kinh. Cô cháu gái vừa thấy ông nội tới, liền lăn mình vào lòng ông, tấm tức khóc mãi không thôi. Giác Xương An một mặt an ủi cô cháu gái, một mặt kể lại cặn kẽ kế hoạch của Ni Kham Ngoại Lan cho cháu rể nghe. Chương Kinh A Thái tỏ ý hết sức mừng rỡ, không một chút nào nghi ngờ cả.

Đêm đó trong phủ Chương Kinh mở tiệc lớn. Các binh sĩ ngoài trại cũng có rượu thịt tha hồ ăn uống no say. Tiệc tàn, quân sĩ được lệnh đi nghỉ để canh năm thức dây thổi cơm và sửa soạn tấn công. Đêm về khuya, mọi người đều đã ngủ kỹ.

Duy chỉ có hai vợ chồng A Thái, hai cha con Giác Xương An vì thân tình cốt nhục lại xa cách lâu ngày nay mới được trùng phùng nên có rất nhiều chuyện muốn nói, hàn huyên mãi tới canh tư gà gáy mới chia tay về phòng an nghỉ.

Toàn thành quân sĩ bấy lâu vất vả mệt mỏi, nay được một hôm nghỉ ngơi thoải mái ai cũng ngủ say như chết, chẳng còn biết trời đất gì nữa. Giữa lúc còn mơ màng giấc điệp, mọi người bỗng nghe một tiếng gầm long trời lở đất. Tháp Khắc Thế giật mình tỉnh dậy. Nhìn ra cổng, thấy trong ánh lửa sáng ngời, một đoàn quân vừa phá xong cửa lớn, hung hăng xông thẳng vào dinh, Thế biết tình thế nguy cấp, vội giấu cha xuống giường rồi cùng chạy ra phía sau và quay lại đóng chặt cửa sau viện lại.

Giác Xương An lúc đó sực nhớ tới cô cháu gái cưng, liền bảo Thế chẹn cửa trước chống địch, còn mình vội quay vào nhà sau. Cô cháu gái lúc đó đã tỉnh dậy, hoảng hốt tìm đường chạy, với ba, bốn đứa thị nữ, đầu tóc rối bù, áo quần xốc xếch, chân không kịp mang giày. Nàng vừa thấy ông nội chạy vào liền cầm lấy tay ông, vừa khóc vừa nói:

- Ông nội ơi! ông nội cứu cháu với!

Giác Xương An một mặt an ủi cháu, một mặt hỏi A Thái đâu, mới biết A Thái đã mang mấy tên vệ binh chạy ra trước cổng viện đánh nhau với địch.

Giữa lúc đó, bỗng một tiếng gầm vang như trời long đất lở, tiếp theo một tiếng hô dữ dội, rồi một ngọn lửa bốc cao lên tận mây xanh. Một tên thị vệ thở hổn hển, chạy từ ngoài vào nói với An:

- Cổng lớn đã bị phá. Một số địch quân đã xông vào thành, đang đi đốt phá. Đô đốc chạy trốn mau đi. Nếu chậm, e khó giữ được tính mạng.

Ông An nghe báo kêu lên một tiếng "trời" rồi vội lấy cái khăn gấm quấn chặt cô cháu gái vào trong, cướp cửa chạy ra.

Lúc đó, Tháp Khắc Thế dốc lực chiến đấu với bọn giặc, vừa đánh vừa lùi. Bọn chúng bị Thế chém chết ngã gục dưới đất ngổn ngang không ít. Thế cũng bị thương khắp mình, trào cả máu ra ngoài miệng. Tuy vậy, Thế vẫn vừa chửi bới vừa đâm chém túi bụi, Thế quay đầu lại nhìn, thấy cha bế cô cháu gái chạy ra, tinh thần thêm phấn chấn, miệng hô lớn:

- Phụ thân mau chạy trước đi.

Vừa nói, Thế vừa múa đao xông lên, mở một đường máu cho cha tiến lên phía trước. Một cái cửa ngách bỗng xuất hiện bên mé phải, Giác Xương An chẳng còn đủ thời giờ để lưu ý tới con nữa, vội dùng một tay vác bổng cô cháu gái lên vai, còn tay kia xô tung cánh cửa ngách để thoát ra. Ông quay đầu lại lần chót thấy một tên cường đồ tay cầm khoái đao nhọn hoắt nhè giữa lưng Thế mà đâm tới. Thế trúng mũi đao sắc, la một tiếng, ngã gục xuống vũng máu chết ngay. An chỉ còn thốt lên được một tiếng "đáng thương" rồi vội lấy vạt áo che kín mặt cất cao chân phóng thẳng ra. Nào ngờ vừa ra khỏi cửa, ông đã thấy thây người cháu rể là A Thái chết nằm gục đó, không biết từ lúc nào, trên mình còn rõ mồn một đến sáu, bảy vết đâm, loét to như cái chén, máu đang ri rỉ chảy. Cô cháu gái lúc đó cũng đã thấy chồng nằm chết gục, thét lên một tiếng lớn, rồi nhào xuống đất. Nàng chạy tới vài bước, quỳ xuống ôm lấy thây chồng, mê đi không còn biết gì nữa. Bọn cường đồ đến năm, bảy đứa trông thấy nàng bèn ùa lại bế xốc nàng lên, y như cọp bắt dê. Ông An vội tuốt bội đao nhảy tới tính cướp lại. Nhưng trong lúc không đề phòng, ông đã bị một ngọn đao cắt hằn mất ót phía sau, lẹ làng như một làn gió thoảng.

Cuộc ác chiến diễn ra khủng khiếp mái tới sáng sớm hôm sau mới chấm dứt, Ni Kham Ngoại Lan nghênh ngang đến trước phủ Chương Kinh, thong thả xuống ngựa. Lan hạ lệnh cho quân sĩ thu dẹp xác chết, quét dọn sảnh đường để sửa soạn tiếp giá, mặt khác ra bảng yên dân.

Thì ra kế hoạch cướp Cổ Liệt thành hoàn toàn do Ni Kham Ngoại Lan âm mưu trù tính từ lâu. Chỉ đáng thương cho hai cha con Giác Xương An nhất thời nóng lòng cứu cô cháu gái mà đến nỗi trúng phải độc kế, chết uổng mạng mất cả bốn người.

Trưa hôm đó, Ninh Viễn Bá huy động quân mã tiến vào thành, bên tả Ni Kham Ngoại Lan, bên hữu có Vương Thái.

Cả ba ngồi trên sảnh đường, khao thưởng ba quân. Đám binh lính được một tiệc rượu no say. Tiệc kéo dài mãi tới đầu canh tư mới tàn.

Ngày hôm sau, Ni Kham Ngoại Lan cùng Vương Thái vào yết kiến Ninh Viễn Bá Lý Thành Lương. Lương sai người đem mọi việc tấu về triều, đồng thời giao quyền chỉ huy Cổ Liệt thành lại cho Lan và Thái. Lương còn bàn với Thái:

- Hai cha con Giác Xương An tuy đã chết nhưng miền Kiến Châu còn có nhiều bối lặc và con trai Tháp Khắc Thế hiện chưa hàng phục, nhiều thành trì cũng chưa đánh chiếm được Bởi vậy tại hạ phiền nhị vị đem bản bộ binh mã chiêu an bọn họ!

Ni Kham Ngoại Lan nhận đem quân thẳng tới Kiến Châu. Vương Thái cũng xin đem quân đi thu phục các thành trì thuộc quyền Kiến Châu lúc trước. Ba người cáo biệt chia tay nhau.

Hai vị bộ chủ Lan và Thái rời khỏi thành Cổ Liệt, theo hướng đông mà đi. Được mấy hôm, Lan đã tới chân thành Kiến Châu. Dân chúng thành này được tin cấp báo, ai nấy hoảng hốt chuẩn bị, dốc tận dân làm lính. Họ lại được thêm tin hai cha con đô đốc Giác Xương An, hai vợ chồng A Thái đều chết theo thành, thôi thì từ đứa bé con ba tuổi đến ông già chín chục, không một ai là không khóc rơi lệ. Khóc đến ngất đi là bà phi tử, vợ Giác Xương An. Bối lặc Lễ Đôn nghe tin cha, rồi em, rồi con gái cùng con rể đều chết một cách thê thảm, uất quá, chỉ kịp oà lên một tiếng thế là máu tươi cứ hộc mãi ra, cuối cùng mê đi không biết gì nữa. Bà đại phúc tấn nằm phục bên cạnh chồng, mặc sức kêu khóc, gào la, cũng chẳng có ai tới giúp đỡ gì cả. Bọn bối lặc lâu nay đặc hưởng phú quý, đến lúc nguy cấp này không một kẻ nào dám ra chiến đấu cứ lùi lũi bế con dắt vợ vội vã chạy ra khỏi thành, rút cuộc lại, chỉ còn thấy duy có một mình Nỗ Nhĩ Cáp Tề, chàng vội chạy tới vừa giúp đỡ bà bác, vừa nâng ông bác dậy, đặt nằm trên giường.

Lát sau, Lễ Đôn tỉnh lại, hỏi ra mới biết anh em chú bác trong phủ đều đã trốn biệt, chỉ thấy có người em là Ngạch Nhĩ Cổn còn ở lại trong phủ, bèn cho gọi Cổn, giao tất cả mọi việc cho Cổn rồi nói:

- Đây là tất cả công việc mà cha và tứ đệ Tháp Khắc Thế giao cho anh. Nay anh giao lại cho em. Em nên tận tâm kiệt lực bảo vệ sự nghiệp của dòng họ Ái Thân Giác La chúng ta.

Nói đến đây, ông quay lại bảo Nỗ Nhĩ Cáp Tề, giọng mệt nhọc yếu ớt:

- Cháu khá lắm! Con trai như thế mới xứng đáng! Nếu cháu muốn đồ vương đồ bá, hãy theo bác cháu đây. Cháu không được bao giờ quên cái thù giết ông, giết cha này, nghe chưa?

Nói đến đây, ông Lễ Đôn ho lên mấy tiếng, rồi lại phun máu ra lênh láng. Ông mê đi, tứ chi buông xuôi, không động cựa nữa.

Ngạch Nhĩ Cổn thấy tình thế nguy ngập mà ông anh cả chắc chẳng hồi tỉnh được, bèn nắm tay Nỗ Nhĩ Cáp Tề kéo ra ngoài, ghé vào tai thì thầm:

- Ông chú, bà bác của cháu đều chạy trốn cả rồi. Bác và cháu xem chừng cũng khó sống. Hôm nay, tất cả toà thành này vẻn vẹn chỉ còn nhờ cậy vào một mình bác cháu ta thôi. Bác e rằng khó mà địch lại được đại quân của Thiên triều. Bởi vậy, theo ý bác, tốt hơn ta nên đầu hàng quách.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề không nghe thì chớ, chứ khi vừa nghe xong lời Ngạch Nhĩ Cổn chàng bỗng nổi giận, lửa hận bốc lên, mặt tái đi, răng nghiến kèn kẹt.

Chàng toan mở miệng để phản đối, bỗng nghe một hồi còi dài vang động, rồi từ bên ngoài thị vệ chạy như bay vào báo cho chàng biết Ni Kham Ngoại Lan đã tiến lại gần thành. Cổn lại càng hoảng, vội giục Nỗ đầu hàng. Trong sảnh phủ lúc đó còn đứng đầy binh tướng. Vừa nghe bác nói xong, chàng vội ném hẳn người xuống đất, quỳ trước mặt bọn bỉnh tướng, đôi mắt nhỏ lệ, vừa đập đầu binh binh trên nền gạch vừa nói:

- Chư vị tướng quân! Xin chư vị nhìn tới thể diện của cha và ông nội tôi mà đừng quên cái thù chẳng đội trời chung này. Các vị hãy tiếp tay giúp tôi…

Câu nói còn chưa hết, đã thấy thị nữ chạy từ trong nhà ra báo Đại bối lặc đã mất rồi. Nỗ Nhĩ Cáp Tề cùng Ngạch Nhĩ Cổn được tin giật mình, vội theo thị nữ chạy vào, chỉ thấy Lễ Đôn, đôi mắt mở to, tay chỉ ra bên ngoài viện, hơi thở đã tắt từ lúc nào.
Bà đại phúc tấn phục bên cạnh ông, khóc ngất đi không biết bao lần. Nỗ Nhĩ Cáp Tề càng mười phần thê thảm. Cả nhà không một ai không nhỏ lệ. Ngạch Nhĩ Cổn bảo Nỗ Nhĩ ở lại lo việc ma chay, còn mình thì chạy ra bên ngoài trù liệu việc quân binh…

Hồi 27
MÀI NANH GIŨA VUỐT ĐỂ BÁO THÙ

Nỗ Nhĩ Cáp Tề thân tuy ở lại bên trong để lo việc tang ma nhưng tâm chàng lúc nào cũng để bên ngoài. Tai chàng chốc chốc lại nghe những hồi tù và, trong lòng càng xốn xang lo lắng.

Ba ngày quay việc tang ma đã tạm xong, chàng lẳng lặng lẻn ra ngoài phủ. Dân trong thành chạy ngược chạy xuôi, hết phố này qua phố khác, lo lắng sợ hãi. Còn binh sĩ thì túm năm tụm ba bàn tán xôn xao hoặc bài bạc giải trí. Nỗ lấy làm kỳ, bèn ghé lại hỏi thăm tại sao không đi đánh giặc thì bọn chúng trả lời:

- Hiện nay quân của Ni Kham Ngoại Lan đã vây chặt thành trì, con kiến cũng không lọt. Nhị bối lặc có dặn án binh bất động vì ông đang thương lượng để mở thành xin hàng.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề giận sôi, máu uất bốc lên đến tận mây xanh. Chàng không hỏi gì thêm nữa, quay về nhà lấy khí giới, nhảy lên lưng ngựa phi như gió ra khỏi cửa Tây thành, xông thẳng tới cửa dinh địch hô lớn:

- Ni Kham Ngoại Lan có giỏi hãy ra đây nói chuyện!

Quân canh cửa vội chạy vào báo. Ni Kham Ngoại Lan bước ra cổng dinh. Nỗ vừa trông thấy Lan, răng nghiến ken két, chẳng nói chẳng rằng, cất cao đầu, cầm chắc ngọn thương, phóng ngựa tới đâm lia lịa. Vệ sĩ của Lan hoảng hất giơ đao chống đỡ. Lan không tức giận, cười khanh khách đáp:

- Cha và ông mi đều đã chết. Thành trì của các bộ lạc cha mi cũng đã đầu hàng cả. Mi không sớm hàng, còn đợi gì nữa.

Nỗ nghiến răng, trợn mắt quát mắng:

- Mi là một tên súc sinh, vong ân bội nghĩa, bán chúa cầu vinh. Đô đốc Kiến Châu chưa từng bạc đãi mi bao giờ, thế mà mi dám tư thông với quân Minh, hại cả ông và cha ta trong khi mi là bộ hạ của cha ta. Ta giận không thể cắt thịt người mà ăn, móc được tim người mà vằm nát để báo thù cho họ. huống hồ còn nói tới chuyện đầu hàng nữa sao?

Nói đoạn, Nỗ lại giơ cao ngọn thương đâm tiếp mấy nhát.

Thấy sự thể không đừng, một viên tướng từ sau lưng Ngoại Lan nhảy lên trước. Một cuộc ác đấu xảy ra. Bên này đâm thì bên kia chém; hai bên giao chiến kịch liệt. Quân của Lan kéo ra đông, vây quanh chờ dịp. Nỗ thấy thế quả bất địch chúng, bèn quay ngựa chạy về thành. Phía sau cũng không có ai truy kích.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề lúc quay về tới phủ, lòng bực tức không nguôi, chằng thèm tới thăm Cổn mà chạy thẳng tới linh sàng của bác Lễ Đôn, khóc lóc một hồi thảm thiết. Chàng về phòng, vì quá mệt mỏi, lăn quay ra ngủ. Giữa lúc mơ màng, chàng bỗng thấy có một bàn tay đưa nhẹ nắm lấy vai mình. Chàng mở mắt nhìn, thì ra chẳng phải ai xa lạ mà là bà bác phúc tấn Lễ Đôn. Bà sắc mặt hoảng hốt lo sợ, ghé sát vào tai chàng, thì thầm:

- Này cháu! Cháu nên chạy trốn mau đi. Bọn chúng định giết cháu đấy!

Bà vừa nói vừa đưa cho Nỗ một bao vàng, giắt vào bọc cho chàng, rồi chẳng để cho chàng nói năng gì thêm, vội mở cửa sổ hậu viện đẩy tấp chàng ra ngoài. Ngoài cửa sồ, một tên thị vệ đứng chực từ trước, khi thấy Nỗ ra khỏi cửa, liền dắt Nỗ chạy lẹ đi. Ngoài cửa sau, hai con ngựa đã chực sẵn.

Thế là chủ tớ lặng lẽ lên ngựa, nhè những con đường vắng vẻ hoang vu mà thoát.

Đêm đã khuya, ước quãng canh ba, dọc đường chẳng có một ai tra hỏi. Chủ tớ hai người tới cổng thành. Tên thị vệ tiến lên trước nói vài ba câu, tức thì cổng thành hé mở cho hai người chạy ra ngoài. Nỗ và tên thị vệ vượt khỏi mấy ngọn đồi núi. Vùng này còn thuộc đất của Kiến Châu vệ. Hai người đi một hồi lâu nữa, xem đã gần tới cửa quan Phủ Thuận.

Nỗ nghĩ tới vợ là Đông thị, chàng bèn đổi hướng lộ trình, rẽ dây cương chạy qua mé đông Phủ Thuận quan. Tới một ngọn đồi, chàng bỗng thấy một bọn người ngựa thập thò trốn nấp trong khu rừng cây lá rậm bóng rợp. Nỗ chẳng chút sợ hãi, quất ngựa tiến lên trước. Khi gần tới khu rừng, chàng thấy một người chạy ra giữa lộ quỳ xuống ngăn đường, miệng nói lớn:

- Người lại đó có phải là tiểu chủ nhân Nỗ Nhĩ Cáp Tề không?

Nỗ nghe nói, lấy làm lạ, vội hỏi:

- Ngươi là ai vậy?

Người kia bỗng oà lên khóc lớn. Tiếp đó, từ trong rừng cây chạy ra có tới vài ba chục người quỳ xuống trước Nỗ mà nói:

- Bọn tôi đều là tàn quân bại tướng theo lão đô đốc tới Cổ Liệt thành.

Nô vừa nghe nói xong, bất giác đôi đòng lệ tuôn xuống như mưa. Chàng vội nhảy xuống ngựa, nâng cả bọn đứng dậy, hỏi hết tình hình lúc đoàn quân bị hại ra sao. Một tên quân nhanh miệng kể hết đầu đuôi cho chàng nghe. Tất cả đều sa lệ, tỏ nỗi bi thảm khôn nguôi. Viên thị vệ trưởng tên gọi Y Nhĩ Cổ quay vào trong khu rừng bưng ra mười ba bộ giáp trụ cho chàng xem và bảo đây là di vật của hai vị đô đốc Kiến Châu - cha và ông nội chàng.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề nhìn thấy mấy bộ giáp trụ, bất giác ôm chầm lấy mà khóc lóc thảm thiết. Lát sau chàng quay lên nhìn, thấy đám quân sĩ mặt mày ốm o tiều tuỵ, quần áo rách nát. Chàng dắt cả bọn đi tìm đường thong thả về nhà Đông thị vợ chàng.

Đông thị thấy chồng trở về, mừng rỡ khôn xiết. Chàng đem hết mọi chuyện nói cho vợ nghe. Đông thị bèn nói:

- Nay trở về đây, chàng không nghĩ tới việc báo thù nữa sao?

Vừa nghe vợ nói xong, Nỗ Nhĩ Cáp Tề giơ tay lên cao, nắm chặt bàn tay lại to như cái bát, nghiến răng trợn mắt nói:

- Hận thù này còn ghi mãi trong tâm. Ta chỉ cầu mong nàng giúp một tay. Đến lúc thành công, ta không bao giờ quên cái đức lớn của nàng.

Đông thị tiếp lời:

- Chàng nói những điều gì lạ vậy? Gia đình của thiếp tức là gia đình của chàng. Tất cả những sản vật của thiếp đều là sản vật của chàng. Chàng muốn làm gì thì xin cứ làm, đừng lo ngại điều cái cả!

Nỗ Nhĩ Cáp Tề vội cúi đầu chắp tay vái Đông thị rồi nói:

- Xin đa tạ tấm lòng nàng!

Từ đó Nỗ náu mình trong thôn. Chàng bán ruộng bán đất để chiêu binh mãi mã, tích thảo dồn lương. Anh em bè bạn trước cũng như sau ai cũng một lòng bơi úp sức chàng. Rồi những môn đệ trước kia học võ với chàng cũng đều kéo nhau về đầu quân, chẳng bao lâu binh sĩ dưới trướng của chàng đã lên tới con số năm, sáu trăm người.

Chàng bèn chọn ngày tốt đặt hương án tế lễ, đem mười ba bộ giáp trụ bày hàng trước linh vị. Chàng bận đồ tang, quỳ lạy cha và ông, khóc lóc một hồi hết sức thảm thiết. Rồi một tiếng pháo hiệu nổ vang, Nỗ Nhĩ Cáp Tề hạ lệnh nhổ trại lên đường.

Thám mã phi báo thành Kiến Châu đã đầu hàng Ni Kham Ngoại Lan từ lâu, nhưng Lan hiện đóng quân tại thành Đồ Luân bên ngoài Phủ Thuận quan.

Ninh Viễn Bá Lý Thành Lương cho rằng hai cha con đô đốc Giác Xương An đã chết rồi thì miền Kiến Châu không còn đối thủ. Bởi vậy, Lương thu thập binh mã rút về. Ni Kham Ngoại Lan, trong chốc lát mà cướp được khá nhiều thành trì, thường tự phụ chiến công của mình, tha hồ gối cao nằm khểnh.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề do thám biết được mạt đông thành Đồ Luân có một cái eo núi tên gọi ải Cửu Khẩu. Ải này ăn thông với yếu đạo Kiến Châu. Ải vô cùng hiểm trở, thực là một nơi có cái thế một kẻ chẹn đường muôn kẻ khó qua. Chàng sai hai trăm quân tới đóng chẹn cửa ải, chặn đứng đường tiếp viện của địch. Còn tự mình đem ba trăm quân tinh nhuệ nhất, ngậm tăm chạy vội tới chân thành Đồ Luân.

Trời đã sang canh ba. Đêm vào khuya, gió lộng, trăng mờ, đối diện cũng khó thấy mặt nhau. Chàng ngầm sai một đội quân tới đốt cửa nam. Quân binh trong thành giật mình tỉnh dậy, nghe kêu cháy vội chạy xô ra cả cửa nam, không lưu ý tới các cửa khác. Chàng thừa cơ xuất kỳ bất ý, đánh lúc địch chẳng phòng. Cửa đông thành bị phá vỡ, đoàn quân gầm lên mót tiếng vang động cả thành Đồ Luân, rồi xông vào như nước vỡ bờ. Hai bên ác đấu trong bóng tối dầy đặc. Quân của Ni Kham Ngoại Lan trong thành không biết kẻ địch đông hay ít, đâm ra hoang mang hoảng hốt. Nào dân, nào quân, nào tướng nào sĩ, kẻ nào cũng chỉ còn biết lo chạy tháo thân.

Họ ùn ùn kéo ra cửa tây, cảnh hỗn loạn chưa từng thấy. Ni Kham Ngoại Lan bạt vía kinh hồn, cũng chẳng dám nán lại, vội đem một tiểu đội vệ binh lẩn trong đám đông chạy nạn. Lan chạy một mạch, mãi tới miền Cáp Bản mới dám dừng chân.

Thế là chỉ trong một đêm, Nỗ Nhĩ Cáp Tề đã cướp được Đồ Luân thành. Rồi hai thành Cổ Liệt, thành Sa Tế, cũng tiếp tục quay về với chàng. Từ đó, danh chàng vang dậy trong ngoài, quân đông, tướng lắm, binh hùng, ngựa khoẻ.

Qua tháng tám năm đó, chàng đem quân đánh phá Giáp Bản. Ni Kham Ngoại Lan lại chạy trốn khỏi Giáp Bản. Thắng được Ni Kham Ngoại Lan nhưng chàng lại gặp phải chúa thành Triệu Giai tên Lý Đại, Đại liên quân với Cáp Đạt tấn công chàng. Cuộc chiến kéo dài mãi tới mùa xuân năm sau, chàng mới bắt được Đại đem chém đầu trước cửa dinh.

Đến tháng sáu chàng đánh hạ đồn Mã Nhi. Rồi tháng chín, chàng đem năm trăm quân tinh nhuệ tiến đánh bô lạc Đổng Ngạc.

Sang năm thứ ba, Nỗ Nhĩ Cáp Tề huy động năm trăm kỵ binh đánh phá bộ lạc Triết Trần. Rồi qua năm thứ tư, vào hồi tháng bảy, được tin Ni Kham Ngoại Lan đã trốn về thành Nga Nhĩ Hỗn, chàng bèn hạ lệnh tiến công thành này. Lan hết đường, chỉ còn cách chạy về Phủ Thuận quan. Không ngờ viên tướng Minh giữ quan không chịu cho Lan vào, Lan đành phải quay về đường cũ, bị ngay quân của Nỗ Nhĩ Cáp Tề bao vây bốn mặt, kẻ thù ở trước mặt, mắt thấy rõ ràng, Nỗ khỏi cần hỏi, vội khua ngọn giáo xông tới đâm Lan. Lan giật cương vòng ngựa chạy trốn, lật đật tìm con đường nhỏ phóng như bay. Nhưng Nỗ đâu có để sổng, chàng thúc ngựa chồm lên, cuốn bụi trên đường thành một cột khói dài sau lưng. Tám vó xê xích nhau không còn mấy thước. Nỗ thuận tay vung thòng lọng, tức thì Lan bị trói chặt và bị giật mạnh, lăn cù xuống đất. Mấy tên quân nhẩy tới trói lại, khiêng về dinh như một con heo.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề đã ngồi trên trướng. Chàng vừa trông thấy Ni Kham Ngoại Lan, máu hận sôi lên sùng sục, chẳng thèm nói hỏi, liền tuốt cây bội đao chặt phắt ngay đầu Lan. Chàng hạ lệnh đặt hương án bày linh vị của ông và cha ngay tại giữa dinh rồi dâng đầu Lan lên để tế. Chàng quỳ trước bàn thờ, lạy tám lạy, oà lên khóc lóc thảm thiết. Binh sĩ thấy đều bận đồ tang.

Thành trì các nơi nghe tin Nỗ Nhĩ Cáp Tề đã giết chết Ni Kham Ngoại Lan, tới tấp về hàng. Các bộ lạc thuộc hạ của Kiến Châu vệ xưa cũng đều dâng biểu xưng thần. Lúc đó, chàng mới ban sư trở về.

Khi Nỗ Nhĩ Cáp Tề đi qua miền Hô Lan Cáp Đạt, thấy địa thế nơi đây rất là hiểm trở hùng vĩ, chàng sực nảy sinh một chủ ý: không về Kiến Châu nữa, ở lại khu đồi thấp và bằng nằm vào quãng giữa sông Gia Cáp và cửa Tháp Lý để xây cất một toà thành trì mới. Lúc công trình xây cất đã hoàn thành chàng bèn cho đem hết gia tộc ở hai nơi Kiến Châu, Phủ Thuận về ở đấy. Đối với chàng, việc giết Ni Kham Ngoại Lan để trả thù rửa hận cho cha ông tuy đã xong nhưng chàng vẫn không thể quên được kẻ ngoại thù yểm trợ cho Lan là Ninh Viễn Bá Lý Thành Lương. Chàng căm giận Lương đến xương tuỷ tiếc rằng chưa thể tới ngay được Phủ Thuận quan mà đâm chết hắn, băm vằm hắn ra hàng trăm ngàn mảnh cho hả giận.

Thực ra, chàng tự biết quân lực của mình chưa đủ sức, nên nhất thời chưa dám hành động.

Năm đó vào mùa hạ, bộ chủ bộ lạc Tô Hoàn là Sách Nhĩ Quả đem con trai tên Phi Anh tới quy thuận. Nỗ Nhĩ Cáp Tề bày tiệc khoản đãi ngay trong phủ. Trong bàn tiệc, chàng thỉnh thoảng lại thở dài tỏ ý buồn bã không vui. Sách Nhĩ Quả thấy lạ bèn hỏi duyên cớ thì chàng đem kể ngay chuyện Lý Thành Lương giết hại cha và ông chàng năm trước, tới nay thù vẫn chưa báo mà thi hài của cha ông chàng vẫn chưa tìm ra được. Quả cúi đầu suy nghĩ một lát rồi nói:

- Bối lặc muốn báo thù kia, không có người này thì chắc không được đâu.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề vội hỏi người đó là ai thì Quả đề cập tới bộ chủ Đổng Ngạc tên Hà Hoà Lý. Quả còn giúp chàng thêm nhiều kế sách để nhờ Lý giúp đỡ. Chàng mừng quá vỗ tay khen hay.

Ngày hôm sau Nỗ Nhĩ Cáp Tề sửa soạn đầy đủ dê trâu, thân chinh tới Đổng Ngạc bộ yết kiến Hà Hoà Lý. Hồi đó, Hà Hoà Lý được phong làm Đổng Ngạc ôn thuận, xưng bá một cõi, có binh hùng tướng mạnh, hiện đóng quân tai vùng Huy Xuân. Lý thấy Nỗ là một trang thanh niên có chí lớn, tay không mà xây dựng được sự nghiệp nên có ý biệt đãi chàng. Hai người tương đắc, ý hợp tâm đầu. Chàng thấy Lý mới chừng ba mươi, bèn tâm sinh một kế…

Đêm đó chàng nghỉ lại trong phủ, qua ngày hôm sau chàng khẩn khoản mời Lý tới Hưng Kinh, là kinh thành mới của chàng. Lý thấy chàng tỏ vẻ hết sức thành thực nên nhận lời chỉ đem có vài tuỳ tùng đi theo. Dọc đường hai người cưỡi ngựa song song mà đi. Lúc tới nơi, cùng xuống ngựa bước vào.

Bên trong phủ chiêng trống bỗng nổi lên vang dậy. Rồi bát âm, sáo, đàn,… tưng bừng náo nhiệt. Từ trên sảnh, bộ chủ Triết Trấn, bộ chủ Tô Hoa, bộ chủ Hỗn Hà, cùng các bối lặc đều bước xuống thềm đón rước… Hai bên chia chủ khách cùng ngồi. Nỗ Nhĩ Cáp Tề truyền lệnh bày tiệc, rồi cho các vũ nữ xinh đẹp tuyệt trần múa ca trước sân. Lý khoái chí, mở bụng uống tràn. Tới giữa buổi tiệc, Lý bỗng nghe một bản đàn hết sức du dương êm ái. Rồi, sau bức bình phong, một đoàn thị nữ đỡ một trang giai nhân tuyệt sắc bước ra. Đoàn thị nữ cùng cô gái xuân xanh đôi tám sắc nước hương trời ấy bước tới trước mặt Lý bỗng quỳ cả xuống làm lễ. Lý vội đáp lễ, lòng băn khoăn, thắc mắc. Trong chốc lát, căn đại sảnh bỗng trở thành lễ đường cho đôi họ kết thân. Rồi vị chủ hôn đầu râu tóc bạc, khăn đóng áo thụng, trịnh trọng bước ra bàn thờ ông Tơ bà Nguyệt. Chuông trống, bát âm lại nổi lên vang dậy. Tức thì Sách Nhĩ Quả tiến lên, dẫn Hà Hoà Lý tới chiếu giữa để cùng trang giai nhân nọ cúng tế trời đất ông Tơ bà Nguyệt và làm lễ phu thê giao bái. Mủi hương sực nức toả khắp phòng, xông vào mui, tiếng đàn êm ái du dương thánh thót rót vào tai. Lý vừa say mê thanh sắc, vừa ngạc nhiên, ngây người ra như một pho tượng, chẳng hiểu rồi cái cảnh kỳ lạ đột ngột này sẽ đưa mình tới đâu và mình phải xử trí thế nào? Chàng muốn quay lại hỏi Nỗ Nhĩ Cáp Tề thì một đám đông thị nữ đã vây lấy chàng và người đẹp rồi rầm rẩm rộ rộ đưa cả đôi trai tài gái sắc vào phòng hoa chúc.

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 549
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com