watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
21:34:1004/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Người Con Dâu
Chỉ mục bài viết
Người Con Dâu
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 4


Nguyễn Vạn Lý

Người Con Dâu

Thôi Mẫn, Người Vợ


Vào một buổi xế trưa trong làng Lưu Thôn, mặt trời cuối tháng Bảy như một cái lưỡi lửa, liếm mái nhà, bờ sông, cánh đồng trơ trụi nứt nẻ, và những cái sân rộng, nơi nông dân đang phơi thóc. Không có lấy một người dưới cái hơi nóng hun đốt ấy. Ngay cả dòng nước từ Sông Lưu chảy ra làm thành một cái ao trước dinh cơ nhà họ Lưu, cũng bị nung đốt thành một sự im lặng ngái ngủ.
Cửa sau nhà Nhị Gia mở ra. Trần Thôi Mẫn ngồi sau cái cửa trông ra ao. Nàng là em dâu của Nghĩa Phần, vợ goá của Nhị Gia. Nàng đang thêu chiếc áo cưới cho con gái. Trên tấm lụa sa tanh màu đỏ lợt móc vào khung thêu, là hình vẽ hai con vịt bằng phấn hồng, con trước con sau, nhưng bơi rất sát nhau. Hai ba đường vẽ gợn cong, biểu tượng cho sóng nước bên dưới hai con vịt. Cây kim của Thôi Mẫn liên tục cắm xuống rút lên trên tấm sa tanh. Thêu hoa lá hoặc vịt thì không khó khăn gì, nhưng nàng phải hết sức chú ý khi thêu những làn sóng. Nàng phải chú tâm từng mũi kim, mặc dù nàng rất buồn ngủ vì hơi nồng nực của một buổi chiều cuối tháng Bảy.
Một giọt mồ hôi rơi xuống tấm sa tanh đỏ. Nàng khẽ rút từ khuôn thêu một chiếc khăn nhỏ in hàng chữ đỏ "Chào Mừng", và lau trán. Nàng ngẩng lên và thở phào. Bên ngoài trời nắng chói chang, và trong một lúc nàng không thể phân biệt được nước ao và con đường dọc bờ ao. Tuy ngồi trong rợp mà mặt nàng vẫn đầm đìa mồ hôi. Nàng vừa lau trán xong thì mồ hôi lại ứa ra. Quấn chiếc khăn vào ba ngón tay phải và tay trái nắm đuôi khăn, nàng chùi mạnh trán hai lần nữa. Chiếc khăn này là của An Phúc, chồng nàng, mua từ Thượng Hải, trong lần về thăm nhà vừa qua, đã gần một năm rồi. Thoạt đầu nàng muốn để dành, nhưng cuối cùng chiếc khăn sọc màu lục đã cũ quá rồi. Thế là nàng phải lấy những chiếc khăn mới ra, cho thằng con trai Đại Chí một cái, một cái cho con gái là Vân Thụy, và chiếc này của nàng. Chiếc khăn bốc mùi long não khi nàng chùi mặt.

Nheo mắt lại, nàng nhìn con đường bên kia ao. Không có ai cả. Lần trước chồng nàng về cũng là một buổi trưa nặng nề và im lặng như thế này, dưới mặt trời thiêu nóng. Bố chồng nàng bị sốt và tiêu chảy sau một cơn cảm nắng. Mẹ chồng nàng hoảng hốt tưởng chồng chết, nên nhắn tin con trai ở Thượng Hải phải về ngay. An Phúc trở về và ở lại bảy ngày cho tới lúc ông bố qua cơn nguy hiểm. Tuy trách mẹ chồng quá hoảng hốt, nhưng Thôi Mẫn thầm sung sướng được đoàn tụ bất ngờ với chồng. Từ sáng đến tối, An Phúc hầu kề bố, thoa bóp lưng và chân cho bố, sắc thuốc cho bố uống, và săn sóc bố. Nhưng về ban đêm, chồng nàng là của nàng. An Phúc rất sợ sự nóng bức. Sau khi làm tình xong, chàng quay đi tránh đụng chạm đến thân thể vợ. Nàng thường nằm bên cạnh chồng, quạt cho chồng ngủ. Mùi thân thể chồng mơn man mũi làm nàng sung sướng và thoa? mãn, mặc dù thân thể hai người không đụng vào nhau.
Bây giờ, mãi đến ngày cưới con gái chàng mới về nhà. Nàng đặt chiếc khăn mặt lên khung thêu. Giọt mồ hôi trên tấm sa tanh đỏ khô đi thành một hình tròn rộng, giống như mặt trăng lờ mờ ở chân trời vào buổi bình minh. Cong ngón tay út, nàng chọn sợi chỉ lụa màu hoa cà. Mỗi khi kim thêu xuyên qua lớp sa tanh căng thẳng, một âm thanh lờ mờ vang lên, "Bựt!" Trong lúc nàng thêu, nàng nhớ lại buổi sáng ngày cưới của chính nàng, hai mươi năm về trước. Sáng sớm hôm ấy, mẹ nàng đánh thức nàng dậy. Nàng khẽ trả lời mẹ, nhưng vẫn nằm trên chiếc giường ấm áp và ngủ lại. Nàng mơ hồ nghe tiếng mẹ:
- Thôi Mẫn, mẹ sẽ để con ngủ thêm một lát nữa. Sáng mai vào giờ này, con sẽ phải dậy sớm, dâng trà cho cha mẹ chồng. Chú con đã nhiều lần cho con biết nhà họ Trần là một gia đình sang trọng, và luật lệ nhà họ rất khe khắt. Con phải hết sức thận trọng. Con ơi, con phải thức khuya dậy sớm; khi bị đối xử hà khắc, dù con đau đớn thế nào, cũng không được để lộ ra mặt. Chú con nói con trai họ là một người tử tế có tư cách; con phải ráng là một người vợ tốt.
Rồi một người lay mạnh nàng khiến nàng tỉnh ngủ hẳn. Đó là bà hàng xóm Trương Đại Má.
- Chúc mừng đại cô nương. Hôm nay là ngày đại hỷ của cô, tại sao chưa dậy? Dậy mau lên, tôi tới để làm mặt cho cô đấy.
Khoác chiếc áo bông cũ của mẹ lên bộ quần áo lót mới màu hồng, Thôi Mẫn ngồi bên cửa sổ, quay mặt vào ngọn đèn. Trương Đại Má tìm một chén nước lạnh và nhúng một sợi chỉ dài vào chén nước. Rồi bà ta nắm chặt hai đầu sợi chỉ, và ấn mạnh sợi chỉ vào trán Thôi Mẫn. Bà ta dùng răng kéo sợi chỉ ra, rồi để sợi chỉ bật vào trán Thôi Mẫn. Mỗi lần sợi chỉ bật lại, nàng cảm thấy rát và nhăn mặt lại.
Miệng ngậm sợi chỉ, Trương Dại Má nói, "Đại cô nương của tôi ơi, nếu cô thấy làm thế này đau thì hãy chờ khi nào cô làm con dâu nhà người ta! Cô sẽ phải chịu đựng những thứ đau đớn hơn thế này nhiều."
Khi mặt nàng làm xong, mịn màng và mượt mà, Trương Đại Má bôi phấn lên mặt nàng. Rồi bà nhấm ướt đầu bút chì, rồi tô lên lông mày của Thôi Mẫn; pha sáp hồng với nước, bà tô đỏ môi nàng và thoa phần còn lại lên hai gò má nàng. Rồi bà bước ra sau lưng nàng, để cuốn lại mớ tóc đen như mun của nàng thành hai búi tròn, và cắm những cây trâm bằng ngọc vào hai búi tóc. Công việc xong, bà nhìn Thôi Mẫn trong gương và nói:
- Này Lý tỷ tỷ, không phải là tôi nói khoe, nhưng khắp làng này không ai xinh đẹp bằng Thôi Mẫn của tỷ tỷ! Nếu không thế thì tại sao bà mai nhà họ Trần tới tận cái làng trên núi này để hỏi con gái của tỷ tỷ, trong khi trong làng họ có biết bao nhiêu cô gái khác có thể lấy được?
Nhìn trong gương, Thôi Mẫn trông thấy mẹ trải chiếc áo cưới của nàng lên giường - một chiếc áo chẽn thêu hoa anh đào đỏ, một chiếc áo màu hồng gắn đầy đồ trang sức lấp lánh và chiếc quần cũng màu hồng, một đôi dép thêu bằng hạt trai theo hình phượng hoàng. Bà không ngẩng đầu để đáp lại lời khen ngợi con gái của Trương Đại Má, nhưng dùng vạt áo bông cũ chùi mặt. Thôi Mẫn cảm động muốn oà khóc. Nhưng vì mặt nàng trong gương căng mịn vì son phấn, nên nàng phải cắn môi cầm nước mắt.

Trương Đại Má chạy vội lại, an ủi bà mẹ, "Ái chà, Lý tỷ tỷ vẫn buồn phiền đấy ư? Lấy chồng vào một gia đình như vậy, Thôi Mẫn không cần phải lo về ăn mặc nữa, và tỷ tỷ có một người thân giầu có để thỉnh thoảng viếng thăm. Nếu tôi là tỷ tỷ, tôi sẽ cười đến rách môi ra mất! Thế mà tỷ tỷ lại khóc như thế! Thôi, lại đây mặc áo cưới cho Thôi Mẫn; kiệu đón dâu sẽ đến ngay bây giờ đấy."
Mũi kim thêu len lỏi qua làn sóng, và đâm vào ngón tay nàng bên dưới tấm vải. Thôi Mẫn khẽ bật kêu lên, vội đưa ngón tay lên miệng và mút. Cắm cây kim lên hộp đồ thêu, nàng lấy tay xoa bóp cổ và ngồi nghỉ. Bên ngoài, hơi trắng bốc lên trên mặt ao, giống như khói bốc lên từ một chảo dầu. Một làn gió nóng thổi qua ao tới, vuốt ve mặt nàng và thấm nhập vào chiếc áo lót màu xám của nàng. Nàng nắm lấy cổ áo đã mở sẵn, và lắc chiếc áo rộng để lấy hơi mát. Sau khi biết chắc không có ai, nàng cởi thêm vài khuy áo nữa để lộ cái cổ và một phần ngực cho mát. Khi ngón tay nàng đụng phải ngực, nàng cảm thấy da nàng vẫn mịn màng và mát mẻ như hai mươi năm về trước.
Bỗng nàng cảm thấy choáng váng và tựa vào cánh tay phải, bàn tay ôm lấy cằm và khuỷu tay tì trên bàn thêu. Mắt nàng bừng sáng như say rượu, liếc nhìn con đường bên bờ ao, trong lúc tâm trí nàng trở về cái đêm động phòng hoa chúc của nàng, khi chồng nàng nài nỉ nàng cởi hết quần áo ra. Miệng lắp bắp như một người ngớ ngẩn, chồng nàng thú nhận đã hai mươi hai tuổi rồi, chàng chưa bao giờ trông thấy một người đàn bà trần truồng. Mặt nàng đỏ bừng như những cây nến cưới màu đỏ, hai tay nàng cũng run như ngọn lửa nến bên cạnh giường, nàng cởi hết quần áo ra. Nằm trên tấm khăn phủ giường màu đỏ, da nàng trắng hơn là tuyết, Nửa sợ hãi nửa bối rối, nàng cúi đầu xuống. Mắt nàng nhìn thẳng vào hai bầu vú trắng như men sứ, trong lúc bàn tay run rẩy của chồng mân mê. Thèm muốn vuốt ve làn da mịn màng khắp nơi của nàng, tay chàng lập tức đưa từ vú xuống hông nàng...

Một tháng sau ngày cưới, chàng trở lại tiệm bán đồ khô của chàng tại Thượng Hải, để nàng ở lại hầu hạ cha mẹ chàng. Bố chồng nàng, hai hàng ria mép bạc xám, từ sáng tới tối ngồi bên cạnh cái bàn bát giác trong phòng khách. Trong một ngày ông ta ít khi nào nói hơn tám câu, nhưng luôn luôn nhắc nhở mọi người đến sự hiện diện của ông, bằng cách gõ cái tẩu thuốc dài đầu bịt bạc vào cái chén đựng tàn thuốc bằng sứ trên tấm thảm da hổ. Ông ta không bao giờ nhìn nàng khi nói chuyện với nàng. Thoạt đầu, nàng thường quên bưng cho ông một ly nước muối cùng với nước trà buổi sáng. Ông chỉ nhìn ra hoa viên và nói bằng một giọng nhạt nhẽo đều đều, "Lại quên hả?" Ông không nói bằng một giọng nóng giận, nhưng nàng vẫn sợ Ông.
Mẹ chồng nàng thì thực là tàn ác. Bà có một bộ mặt nâu tím và mắt hình tam giác. Bất cứ khi nào la mắng con ở mà bà mua khi nó mới ba tuổi, bà chĩa một cái đóm lửa dài vào mặt nó. Thường cái đóm chạm vào da mặt nó thành một tiếng sèo sèo khẽ. Con ở không dám thở, không dám nói gì và cũng không dám khóc, trong lúc toàn thân Thôi Mẫn đau đớn co rúm lại vì nó. Mẹ chồng nàng không độc địa với nàng như thế, nhưng khi bà quan sát thân thể nàng bằng cặp mắt sắc bén, Thôi Mẫn ao ước nàng trở thành một tấm gỗ, chứ không phải là một người đàn bà da dẻ nõn nà, vú căng, bụng nhỏ và mông rất tròn. Khi An Phúc không có nhà, mắt bà còn có thể chịu đựng được; nhưng mỗi khi An Phúc ở nhà, mẹ chồng nàng nhìn nàng hung dữ đến nỗi Thôi Mẫn nghĩ rằng có lẽ máu sẽ trào ra khỏi tròng mắt bà.
An Phúc mỗi năm về nhà ba lần, trong dịp lễ Thanh Minh, Trung Thu và Tết. Vào mỗi dịp, chàng thường ở lại nhà từ mười ngày đến hai tuần, vì thế mỗi năm, nàng được hạnh phúc ít nhất ba mươi ngày. Tuy thế, nàng cũng không được kề cận chàng trong suốt thời gian chàng ở nhà. Chàng phải làm nhiều bổn phận: thờ cúng và viếng thăm mộ tổ tiên, thu tiền thuê nhà thuê đất và thăm viếng họ hàng, sửa lại dụng cụ và làm những việc khác nhau trong nhà. Không một phút nào rảnh rỗi. Nàng cũng lo công việc hàng ngày, trông coi đầy tớ sửa soạn bữa ăn và hầu trà buổi sáng và buổi tối cho cha mẹ chồng. Vào ngày Tết, khi người ta đến chúc mừng đầu năm, nàng phải mời kẹo bánh và trà nước nhiều lần trong một ngày. Có khi nàng không có dịp nói chuyện với chồng cả ngày, ngay cả lúc bữa ăn, bởi vì chàng bao giờ cũng ăn cùng với cha mẹ, trong khi nàng phải đứng hầu cơm cho cha mẹ chồng, rồi sau đó ăn cùng với đầy tớ trong bếp.
Bất cứ khi nào An Phúc về nhà, mẹ chồng nàng thường moi óc tìm ra những công việc làm thêm cho Thôi Mẫn, chẳng hạn như ngồi may giầy vải, viền những chiếc mền, khâu áo choàng hoặc mạng vớ. Cả hai ngồi trong phòng khách im lặng, mẹ chồng nàng ngồi hút thuốc và nhả khói ra trong lúc nàng phải làm những việc thêm ấy. Nỗi tức giận bí mật của Thôi Mẫn trào lên đầu nàng, vươn lên tới trần nhà như là một làn hơi nóng, hoà lẫn với khói thuốc của bà mẹ chồng nhả ra.

Cứ thế hai người ngồi cho đến khi bố chồng nàng phải cất giọng mệt nhọc và khàn khàn từ phòng bên cạnh, "Thôi cho nó đi nghỉ đi, khuya quá rồi."
Cầm chiếc đèn lồng bát giác, Thôi Mẫn rời khỏi phòng khách, bước ngang qua hoa viên và đi vào cái lối đi tối tăm. Mặc dầu tim nàng muốn nhảy lên vì được đi gặp chồng, nhưng nàng phải bước đi thật chậm, từng bước một, bởi vì dù không quay đầu lại, nàng biết rằng mẹ chồng nàng, một tay vén tấm màn cửa, vẫn đang nhìn theo nàng.
Nàng lại cầm kim lên, chọn một sợi chỉ màu lục và bắt đầu thêu bốn chữ "Bách Niên Hoà Hiệp". Tuy nàng chỉ đi học vài năm, nàng cũng nhận ra và hiểu ý nghĩa những chữ này. Người chồng của con gái nàng, Xương Đức, dường như là một người bản chất tốt. Nàng hy vọng hai con sẽ hạnh phúc sau hôn lễ. Trong suốt hai mươi năm nàng làm vợ An Phúc, chàng chưa bao giờ nói nặng nàng. Chàng chỉ ở nhà khoảng ba mươi ngày một năm, và hai người sống chung với nhau không quá hai năm trong hai mươi năm lấy nhau, nhưng chàng và nàng hạnh phúc và yêu thương nhau từng giây phút một, mỗi khi được gần nhau. Về ban đêm trong giường, bên trong tấm mùng che muỗi, nàng bay bổng tới bảy tầng trời hàng trăm lần. Tình cờ nàng cắm cây kim vào chữ "Bách" và lấy tay ôm lấy cằm. Một phần vì hơi nóng, và một phần vì nàng nghĩ tới những đêm chăn gối với chồng, mắt nàng trở nên lờ đờ, ngực nóng hổi, và toàn thân nàng đờ đẫn không còn hơi sức nữa.
Dù nàng bị mẹ chồng hành hạ đến thế nào, An Phúc, một người con hiếu thảo, cũng không bao giờ nói một lời phản đối mẹ. Một đêm, khi hai người nằm trong giường, ngón tay chàng tình cờ sờ phải một vết thẹo trên ngực nàng. Chàng hỏi tại sao, thì nàng nói nàng tự làm phỏng. Chàng muốn biết tại sao nàng bị phỏng.
- Hôm đó em đang chiên mỡ. Mẹ bước vào bếp và nếm thử một miếng mỡ. Mẹ nói miếng mỡ không được ròn và ném vào chảo, khiến mỡ sôi bắn vào ngực em.

Thực ra hôm đó bếp lò quá nóng, Thôi Mẫn phải cởi vài khuy áo ngực. Sau khi ném miếng mỡ vào chảo, mẹ chồng nàng lẩm bẩm, "Chồng đi vắng, mày phanh ngực ra để làm gì?" Nhưng khi kể lại, Thôi Mẫn bỏ bớt phần này đi.
Trong bóng tối chồng nàng không nói gì, cứ tiếp tục dùng hai ngón tay vuốt ve vết thẹo. Nàng cảm thấy như hai con kiến đang bò trên da thịt nàng. Cảm giác ấy khiến nàng co người lại, hai đầu gối đè vào đùi chàng. Bất ngờ chồng nàng lôi nàng lại, kéo nàng thẳng ra và ôm chặt lấy nàng.
- Sau khi Vân Thụy về nhà chồng, Đại Chí lấy vợ, và cha mẹ ta qua đời, ta sẽ đưa nàng lên Thượng Hải sống, mình ta và nàng thôi. Thượng Hải là một nơi tuyệt vời, có đủ thứ cho nàng thích. Ta sẽ đưa nàng đi coi chiếu bóng.
- Chiếu bóng là cái gì?
- Ta đã từng đi coi vài lần với mấy người bán hàng trong tiệm. Những người ngoại quốc đó, họ làm đủ mọi chuyện trước mặt mọi người. Lần đầu đi xem, ta không dám nhìn. Mấy người bán hàng gọi ta là trái bí ngô nhà quê.
- Những người ngoại quốc ấy làm gì?
Chàng biểu diễn cho nàng xem. Nàng cười khúc khích trong bóng tối. Hai cái móc màn bằng đồng gõ lóc cóc vào cột giường.
Nàng nói bằng một giọng không tin nhưng rất âu yếm, "Chàng chọc quê em rồi. Em là một người đàn bà nhà quê, chưa bao giờ được ra thành phố."
Chồng nàng khẽ vuốt ve vết thẹo trên ngực nàng. "Ta có bao giờ chọc quê nàng đâu. Một ngày nào đó ta sẽ đem nàng đi Thượng Hải, chỉ mình nàng và ta."
Thôi Mẫn hy vọng nhìn ra con đường đất bên bờ ao. Đường nào đi đến Thượng Hải? Người ta có thể tới Thượng Hải bằng con đường kia không? An Phúc có lần bảo nàng, "Hãy đi đến cuối làng, trèo qua ngọn núi Thần và đi bộ thêm hai mươi dậm nữa tới quận lỵ. Từ đó đi tầu thủy; sau một ngày và hai đêm, nàng sẽ tới Thượng Hải." Thật là một nơi quá xa xôi! Trong đời nàng liệu có bao giờ nàng tới đó được không? Thực vậy, cha mẹ chồng nàng tuy già nhưng đều mạnh khoẻ, và ít khi đau ốm. Nàng bật lên một tiếng thở dài. Tỳ cằm lên lòng bàn tay, nàng tiếp tục nhìn ra con đường đất. Điều duy nhất bây giờ nàng hy vọng là An Phúc trở về sớm cho hôn lễ của Vân Thụy, và sẽ ở lại thêm vài ngày nữa cho riêng nàng, trước khi trở lại Thượng Hải. Bàn tay nàng tuột xuống cổ, rồi tuột xuống phần ngực trần của nàng. Vết thẹo đã lặn mất rồi, nhưng nếu nhìn kỹ, nàng vẫn trông thấy một vết hồng lờ mờ. Nhớ lại cảm giác khi tay An Phúc mân mê vết phỏng, Thôi Mẫn bỗng say sưa đê mê đến nỗi nàng phải nhắm mắt lại.
Bất giác nàng trông thấy một người đàn ông đứng trên con đường bên bờ ao. Nàng không biết người ấy đứng đó từ bao giờ. Thoạt đầu nàng tưởng là An Phúc bất ngờ trở về như lần trước. Nàng vui mừng đến nỗi phải áp hai bàn tay vào ngực, để đè nén con tim đang đập hỗn loạn. Khi nàng lấy lại được bình tĩnh và nhìn lại, nàng nhận ra người ấy không phải là chồng nàng. Người ấy mặc một chiếc áo lụa để phanh ngực. Dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, nàng có thể trông thấy hai chòm lông trên ngực và cái rốn ở ngay bên trên chiếc quần lụa có thắt lưng lỏng lẻo. Hắn đứng chống nạnh, hai tay áo sắn lên để lộ hai đường gân nổi trên hai cánh tay. Ngay lập tức, Thôi Mẫn buông tay khỏi ngực và ngồi thẳng lên. Thật là không may, đây chính là Lưu Trường Khanh, một tên nổi tiếng lưu manh của làng Lưu Thôn!
Năm đó, sau khi làng Trần Kiều của chồng nàng bị chiếm đóng, một đêm quân du kích mở một cuộc đột kích và giết được hơn mười tên Nhật. Quân Nhật giận điên cuồng và đốt cả làng. Con ở của nhà An Phúc ban đêm dậy đi cầu, trông thấy lửa cháy từ vựa lúa, và la hét đánh thức cả nhà dậy. Mặc dù không có đàn ông trong nhà (An Phúc ở Thượng Hải, Đại Chí theo học trường trung học tại quận lỵ), nhưng rất may mắn Thôi Mẫn là một người con gái sinh trưởng từ một làng trên núi. Nàng nửa cõng nửa kéo lê cha mẹ chồng ra cổng trước, từng người một. Rồi, với sự trợ giúp của con gái, con ở, và người đầy tớ già, đã lấy được một số quần áo và nữ trang. Đêm đó họ thực là vất vả, đi bộ sang làng Lưu Thôn để ở nhờ nhà người chị chồng, Lưu Nhị Nương.

Làng Lưu Thôn cũng đã nằm trong tay quân địch rồi. Khi quân Nhật xâm chiếm làng, Lưu Trường Khanh tụ họp một số bô lão trong làng tại chợ để đón chào quân Nhật, mặc dù đàn bà phải nấp trốn hoặc cải trang, sợ quân Nhật trông thấy. Hồi còn trẻ, Lưu Trường Khanh là một người không làm nên trò trống gì, và mẹ hắn không dạy dỗ được hắn, và để hắn đi theo một vài người làng đến những hải cảng kiếm ăn. Hắn bỏ làng đi được hai mươi năm. Khi chiến tranh Trung Nhật xảy ra, hắn ở đâu trở về làng, và ra vẻ là một tay có tiền bạc. Hết ngày này sang ngày khác, hắn la cà trong làng, miệng ngậm điếu thuốc lá, áo không cài khuy và tay chống nạnh. Mọi người trong làng đều tránh né hắn. Rồi khi quân Nhật tiến vào làng, hắn lợi dụng biết bập bẹ vài tiếng Nhật và lập tức trở thành một người quan trọng. Hắn đi từng nhà quyên thu thực phẩm, rượu, và lụa để dâng cho quân Nhật. Quân Nhật rất hài lòng, và phong hắn làm xã trưởng. Sau một vài ngày ăn nhậu, quân Nhật rút lui về đóng tại quận lỵ, chỉ để lại vài tên lính canh phòng làng. Ngay khi quân Nhật rút đi, Lưu Trường Khanh cư xử y như hắn là một bậc đại trượng phu. Những ai trước kia gặp hắn ngoảnh mặt đi chỗ khác, và gọi hắn là tên bất lương sau lưng hắn thì nay lại màu mè lấy lòng hắn, trịnh trọng gọi hắn là "Xã Trưởng". Với một điếu thuốc lá gắn vào khoé miệng, tay chống nạnh, hắn thường xông vào nhà người ta không cần báo trước, bất cứ lúc nào hắn nổi hứng. Khi hắn bực mình, hắn thường trợn mắt lên khi nói chuyện.
Chị dâu của Thôi Mẫn là Nghĩa Phần kết hôn với Lưu Thế Xương, đệ nhị chủ nhân trong dinh cơ nhà họ Lưu. Đây là dòng họ Lưu danh giá nhất trong làng Lưu Thôn. Mặc dù Lưu Thế Xương đã chết vài năm rồi, nhưng dòng họ này vẫn còn giầu thịnh. Trước kia, một người như Lưu Trường Khanh mà lần mò bước qua cổng nhà họ Lưu thì đầy tớ sẽ không do dự, cầm gậy đuổi hắn ra như đuổi một con chó. Tuy nhiên kể từ khi hắn làm xã trưởng, hắn đã xông vào nhà họ Lưu vài lần, và ở lại dùng cơm tối. Nghĩa Phần phải ra lệnh cho mụ đầy tớ Trương Tẩu hâm rượu cho hắn uống.
Sau khi Thôi Mẫn dọn đến đây, Lưu Trường Khanh viếng thăm nhà họ Lưu thường hơn. Mỗi khi trông thấy nàng, mắt hắn dán chặt vào thân thể nàng. Hắn đi theo nàng như một con chó, và gọi nàng là Trần Đại Tẩu. Sau khi hắn đi về rồi, mẹ chồng nàng chĩa cái que lửa vào mặt nàng và nói:
- Chồng cô không có nhà, phải biết tự trọng! Tên đó là giống đểu cáng lưu manh, có cái gì đê tiện mà nó không dám làm! Cô có cần phải lắc lư cái mông nhiều như thế không? Khi nói chuyện với nó, cô có cần phải mỉm cười như thế không? Sao cô có thể cư xử rẻ tiền như thế trong khi chính cô sắp sửa thành mẹ chồng?
Ngay Nghĩa Phần cũng không thể chịu đựng được những lời lẽ như thế. Bà ta trả lời mẹ:
- Mẫu thân ơi, nói cho công bằng thì chỉ vì quyền lợi của tất cả chúng ta mà em dâu con phải rộng lượng với hắn; em dâu con không làm điều gì sai quấy. Chính con cũng nói chuyện và cười với hắn mà. Người ta có thể làm gì khác? Người ta vẫn thường nói "Đối phó với Diêm Vương dễ hơn là những tên gác cổng của Diêm Vương". Đời sống và tài sản của cả làng này nằm trong sự kiểm soát của hắn. Bất cứ ai không lấy lòng hắn thì sẽ gặp rắc rối ngay.
Bây giờ Lưu Trường Khanh, điếu thuốc lá đong đưa trên khoé mép, tay chống nạnh, chòm lông ngực lấp lánh trong ánh nắng mặt trời, mê mẩn nhìn mặt nàng. Nàng vội vàng nhìn đi chỗ khác và cúi đầu xuống. Trong lúc hoảng hốt, nàng không tìm thấy chiếc kim thêu, và ngồi xuống sàn nhà để tìm kiếm. Bỗng một cái bóng phủ lên sàn nhà bằng gỗ. Nàng ngẩng lên, mắt nàng bắt gặp cái nhìn cú vọ của Lưu Trường Khanh; hắn đã bước vào cửa. Đôi mắt hắn lòng trắng nhiều hơn lòng đen, chuyển từ mặt nàng xuống cổ và ngực nàng. Miệng hắn lập tức há ra, và điếu thuốc lá rơi xuống đất.
Một tay che ngực, một tay chống lên chiếc bàn thêu để đứng dậy, Thôi Mẫn nói, "Lưu Xã Trưởng, sao không ở nhà ngủ trưa giữa lúc nóng nực thế này?"
Hắn cười khẩy. "Trần Đại Tẩu ơi, tôi thèm muốn đại tẩu nhiều đến nỗi tôi không thể ngủ được. Hì hì."
- Xã Trưởng chỉ thích nói đùa thôi! À xin mời ngồi, tôi đi tìm đầy tớ bưng trà mời xã trưởng.
Nàng vô ý để lòng bàn tay đụng phải chiếc kim trên bàn thêu. Nàng bật kêu lên và lấy tay kia xoa bóp chỗ bị thương. Chiếc áo của nàng bật mở ra.


HOMECHAT
1 | 1 | 672
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com