watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:42:1518/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Mưu Trí Thời Tùy Đường 1 - 34 - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Mưu Trí Thời Tùy Đường 1 - 34
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 11

Chương 16

Tiến quân không lui bước, quyết đoán phân định hơn thua

Từ thời Tần Thủy Hoàng, Quan Trung đã bắt đầu trở thành một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của cả nước. Sau này Hán Cao Tổ Lưu Bang cũng vì chọn Quan Trung làm nơi thống lĩnh thiên hạ rồi đánh dẹp phía đông nên đã thống nhất được toàn quốc. Nhà Tùy dựng kinh đô ở Trường An rõ ràng cũng coi Quan Trung là nơi căn bản để lập quốc.
Năm 617, Tùy Dạng Đế lại đi tuần phương Nam, Quan Trung bị bỏ ngỏ, lực lượng quân sự ở kinh đô và các vùng lân cận đều rất yếu mỏng, nhà vua và đa số quan lại triều đình đều đi đến Dương Châu - đây đúng là một thời cơ đánh chiếm Quan Trung ngàn năm có một. Phe cánh của Lý Uyên từ lâu đã muốn sáng lập vương triều mới dễ gì chịu ngồi yên để lỡ mất một cơ hội tốt. Họ đã bất chấp rằng mình vừa khởi binh xong thì lực lượng đã bị yếu đi nhiều, bắt đầu khởi hành từ Thái Nguyên tiến quân về Quan Trung với tốc độ nhanh nhất.
Những khó khăn gian khổ và những nguy cơ bị phục binh ở khắp mọi nơi không lời nào kể xiết. Phía trước thì có quân phục kích được phái đi từ Trường An, lại thêm cái rãnh trời Hoàng Hà, xung quanh là quân khởi nghĩa và thế lực của các chư hầu đều mạnh hơn lực lượng của ông rất nhiều - họ cũng đều có ý đồ giành chiếm Quan Trung để thống lĩnh thiên hạ, căn cứ địa hậu phương là thành Thái Nguyên thì lực lượng nhỏ nhoi cô độc, phía bắc lại đối mặt với thế lực của Đột Quyết và Lưu Vũ Chu... mỗi một nguy cơ bùng nổ đều có thể khiến cho kế hoạch lâu dài tiến quân vào Quan Trung của Lý Uyên bị thất bại nửa chừng, Lý Uyên trong lòng rối như tơ vò bởi trăm mối lo.

Điều thần kỳ mà Lý Uyên hy vọng đó là thời gian, ông ta hy vọng bằng cách hành động thật nhanh chóng thì có thể bù đắp cho sự thiếu thốn vế lực lượng và về mọi phương diện khác nữa. Không ngờ trời chẳng chiều ý người, khi bọn họ tới Giả Hồ Bảo định tiến công thị trấn quân sự Hoắc ấp (cách Giả Hồ Bảo chỉ hơn 50 dặm) thì trời mưa triền miên. Đường sá lụt lội rất khó hành quân và bắt đầu có dấu hiệu thiếu lương thực. Lại thêm một tin dữ: Lưu Vũ Chu câu kết với Đột Quyết sẽ lợi dụng sơ hở mà tiến đánh vào sào huyệt của Lý Uyên.
Lý Uyên ngước cổ nhìn lên trời mà than rằng: "Xem ra thời cơ vẫn chưa chín, đành phải lui quân về phía bắc!". Bùi Tịnh và những người khác đều tán đồng với ý kiến lui quân của Lý Uyên, họ cho rằng quân Tùy phái đại tướng vừa giữ Hà Đông, lại vừa khống chế được Hoắc ấp sau đó sẽ liên binh cùng dựa vào nơi hiểm yếu để cố thủ chờ đối phương đuối sức, nên quân ta không thể tiến quân nhanh chóng dễ dàng được, chỉ có thể lui quân về Hà Nam. Mà người bạn đồng minh của chúng ta Lý Mật ở phía đông tâm địa khó lường. Con người Đột Quyết tham lam khó mà tin tưởng, cho dù trước khi khởi binh chúng ta đã nhún mình nhượng bộ làm hòa với hắn nhưng ai dám bảo đảm rằng hắn sẽ giữ tín nghĩa mà ngày hôm sau không trở mặt? Lưu Vũ Chu vốn là kẻ lòng dạ đi theo Đột Quyết, nhân lúc người ta gặp nạn mà ném đá lấp cửa hang là thói mà hắn quen làm. Thái Nguyên là căn cứ địa duy nhất của chúng ta, hơn nữa gia quyến các tướng sĩ đều ở cả nơi đó. Vì thế chi bằng hãy lui quân bảo vệ căn cứ địa, chuyện lớn đợi sau này bàn tiếp vậy. Cuối cùng Lý Uyên đã quyết định ngày hôm sau sẽ thực hiện kế hoạch thoái binh.
Lý Thế Dân hay tin rút quân thì vô cùng sợ hãi, vội vàng tìm đến cha hỏi cho rõ với giọng rất phấn khích. Lý Uyên trong lòng hoài nghi lo lắng nên mập mờ thoái thác rằng: “Lương thực sắp hết, khó mà cầm cự tiếp được". Lý Thế Dân khuyên rằng "Bây giờ lúa ngô đầy đồng, làm sao có thể thiếu lương thực? Tùy tướng Tống Lão Sinh đang trấn giữ Hoắc ấp thì quá yếu, hễ đánh là thắng liền. Lý Mật đang có được kho lương thảo lớn là Lạc Khẩu chắc sẽ không đến tranh giành với ta. Lưu Vũ Chu và Đột Quyết vẻ ngoài nói hòa hảo nhưng thực tế trong lòng hoài nghi lẫn nhau. Lưu Vũ Chu tuy rằng muốn tranh giành Thái Nguyên với ta nhưng lại sợ căn cứ địa Mã ấp của mình sẽ bị Đột Quyết thừa cơ chiếm mất nên sẽ không dám khinh suất mà hành động bừa. Đột Quyết thì vừa làm hòa với ta cũng không đến nỗi phá bỏ hiệp ước ngay lập tức. Càng quan trọng hơn nữa là ý chí lớn trong đầu chúng ta muốn xây dựng một đại nghiệp mới. Đã có chí cầu dân lập quốc thì nên vào Hàm Dương trước để thống lĩnh thiên hạ. Nếu bây giờ vừa gặp trở ngại nhỏ đã vội thu quân thì chỉ e rằng các tướng sĩ vừa lấy được khí thế nay vì thế mà nhụt ý chí, đại sự hóa ra cũng chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi!".

Ý kiến của Lý Thế Dân không thắng nổi sự phản đối của đám mưu thần Bùi Tịnh, Lý Uyên vẫn quyết định rút quân. Lý Thế Dân chán nản buồn phiền ăn không ngon ngủ không yên, đến trước cửa trướng của Lý Uyên mà khóc ầm lên. Lý Uyên khoác áo bước ra khỏi giường, cho gọi con trai vào hỏi vì sao lại khóc lóc thảm thương như vậy. Lý Thế Dân vừa khóc vừa thưa: "Quân hành động vì nghĩa, chỉ có tiến mà không lui, tiến thì sống mà lui sẽ chết, làm sao có thể không khóc cho được!". Lý Uyên lo sợ hỏi làm sao có thể chết, Lý Thế Dân thưa rằng. "Tất cả mọi người đã quyết tâm, hành quân đang sục sôi nhuệ khí, một khi đã lui quân thì ai nấy đều chán nản mà mất đi nhuệ khí, khi đó quân Tùy sẽ thừa cơ truy đánh tới đây, quân ta tan tác há chẳng phải chỉ còn cách bó tay chờ chết ư? Các mưu thần chỉ ham sống bàn luận, làm sao có thể dễ dàng tin theo?".
Lý Uyên bỗng nghĩ tới tính quan trọng của ý chí tiến quân nên vội vàng nói: "Quân ta đã bắt đầu rút, làm sao bây giờ?". Lý Thế Dân đáp rằng: "Con xin lập tức đuổi theo họ!".
Lý Thế Dân rút roi giục ngựa phi qua đêm thì đuổi kịp. Hai ngày sau, rất nhiều lương thảo được chuyển vào doanh trại Thái Nguyên. Dường như ông trời muốn thưởng công cho tướng lĩnh dám nghĩ dám làm nên dần dần đã mây quang mưa tạnh và bắt đầu đã có thể nhìn thấy rõ ánh mặt trời. Lý Uyên lệnh cho quân sĩ hong khô và chuẩn bị binh khí, tránh những vũng lầy mà đi, qua ải chém tướng, bất ngờ đánh Quan Trung.
Lý Thế Dân chẳng ngại khó khăn gian khổ, không để tai những lời trách cứ của các mưu thần, dũng cảm quyết đoán, can đảm và hiểu biết hơn người, cuối cùng cũng giúp được quân Đường đang hăng hái nhanh chóng chiếm lĩnh được điểm trọng yếu Quan Trung. Thật khó tưởng tượng nổi nếu không có mưu lược tự tin quả cảm của Lý Thế Dân thì quãng lịch sử kiến lập vương triều Đường cũng như cả bộ sử Tùy Đường sẽ như thế nào.
Chỉ lo suy tính giữa được và mất mà không hành động quyết đoán tất sẽ bỏ lỡ mất cơ hội tốt, khiến bản thân lại rơi vào thế bị động.
Công ty nước khoáng Blue của Pháp hiểu rõ điểm này nên cho dù đang ở trong tình thế tuyệt vọng vẫn có thể sống lại từ cõi chết, biến nguy thành an nhờ sự can đảm, hiểu biết và chính sách quyết đoán.
Đầu tháng 2 năm 1990, cục quản lý lương thực và dược liệu Hoa Kỳ tuyên bố sau khi điều tra đã phát hiện trong "chai Blue" có tới hai ba phần là chất hóa học Benzene, nếu sử dụng một thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư!
Sản lượng nước khoáng của Pháp luôn đứng đầu thế giới, Blue lại là hãng nổi tiếng của Pháp và vẫn được khen là loại nước khoáng ngon nhất. Hàng năm hãng này sản xuất 1 tỉ chai trong đó 60% được xuất khẩu ra nước ngoài. Tại Mỹ, Nhật và Tây âu, Blue đã trở thành một biểu tượng của nước Pháp. Đối với một sản phẩm có tiếng như vậy thì lời tuyên bố đanh thép về việc "có thể gây ung thư” của Mỹ khác nào như sự hủy diệt của trái bom nguyên tử! Cổ phiếu của công ty này trong một ngày đã giảm xuống 20%, những khách hàng trước đây vốn coi việc uống Blue là sự thưởng thức cao nhã lãng mạn nay loáng một cái đã coi Blue như một tai họa khủng khiếp, chỉ hận rằng không nhổ hết được lượng nước đã uống trả về cho nước Pháp.

Phải làm sao đây. Tập thể các nhân viên tài giỏi của công ty đang vắt óc tìm giải pháp, cả thế giới thì đang ngẩng đầu chờ đợi. Rất nhanh, Blue tuyên bố một quyết định động trời: “Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm!". Đây rõ ràng là một hành động điên rồ.
Nếu nói sự phát hiện trong sản phẩm có hàm lượng Benzene quá cao là một trái bom nguyên tử hủy diệt đánh vào công ty thì quyết định "tiêu hủy toàn bộ sản phẩm" lại là hành động cứu sinh tuyệt địa, là một trận cuồng phong, một trái bom nguyên tử "lòng tin" đánh vào người tiêu dùng của Blue.
Quyết định dứt khoát lập tức có hiệu quả: giá cổ phiếu của công ty ngay ngày hôm sau đã tăng lên 2,5%.
Sau đó công ty lại tuyên bố nguyên nhân của sự cố: Trong quá trình xử lý làm sạch nước, do thiết bị lọc nước đến hạn mà chưa kịp thay - thuần túy là do lỗi kỹ thuật chứ quyết không phải do nguồn nước bị ô nhiễm.
Nước Pháp lại giành được thị phần cho Blue, 84% người tiêu thụ Mỹ quay lại sử dụng Blue. Sản phẩm của hãng lại chiếm lĩnh thị trường, nhưng so với trước đây, chỉ có thêm ba chữ "sản phẩm mới" còn tất cả mọi thứ vẫn y nguyên như mọi người từng biết đến.
Ít lâu sau Blue bắt đầu làm quảng cáo trên truyền hình. Một chai nhỏ màu xanh, một giọt nước trên miệng chai từ từ bám vào thành chai và lăn xuống như giọt nước mắt. Bên ngoài lồng tiếng rằng: Blue giống như một bé gái chịu tủi thân đang khóc, lại- có tiếng như giọng một người cha âu yếm an ủi rằng: "Chúng ta vẫn yêu con".
Một quyết sách quả đoán cuối cùng đã khiến người tiêu dùng lại yêu thích Blue như trước.

Chương 17

Tránh trận công kiên, dụ địch xuất chiến

Lý Uyên khởi hành từ Thái Nguyên, dẫn 3 vạn binh mã gấp rút tiến quân về phía tây nam, áp dụng mọi biện pháp linh hoạt nhằm đến nơi trước các đạo quân khác và chiếm điểm trọng yếu Quan Trung rồi phát triển lực lượng để đạt bằng được mục đích thống lĩnh toàn thiên hạ. Tuy nhiên vừa mới đến được trước cổng thành Hoắc ấp cách Thái Nguyên không xa thì Lý Uyên đã phải đối mặt với thử thách lớn, đó là những trận đánh công kiên dai dẳng rất lãng phí thời gian.
Thì ra Dương Hựu, cháu Tùy Dạng Đế đã biết tỏng Lý Uyên chỉ giả bộ tuân Tùy và có dụng tâm làm phản. Vừa biết tin Lý Uyên tiến quân về hướng Tây liền lập tức phái tướng quân Tống Lão Sinh dẫn 3 vạn tinh binh chốt tại thành Hoắc ấp. Hoắc ấp vừa là lá chắn đầu tiên chống đỡ mũi tấn công từ Thái Nguyên đồng thời cũng là căn cứ địa đầu tiên để tiến đánh Thái Nguyên. Đối với Lý Uyên đây rõ ràng là một cái đinh nhọn, chi có thể nhổ bỏ nó đi mà không thể đi vòng tránh nó.
Về lực lượng tuy rằng quân số của Lý Uyên và Tống Lão Sinh là tương đương nhau nhưng do quân lính của Lý Uyên vừa mới được tập hợp nên chắc chắn sức chiến đấu của họ không thể so bì với quân lính của Tống Lão Sinh được. Tống Lão Sinh lại đang chiếm giữ thành trì nên có địa thế rất thuận lợi, có thể chỉ cần cầm cự chờ đối phương đuối sức, đây rõ ràng là ưu thế tuyệt đối mà ông ta có được.
Phải làm thế nào ư? Phải lấy yếu thắng mạnh, thậm chí còn phải giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất! Lý Uyên và các mưu thần cùng họp bàn rất kỹ lưỡng. Cuối cùng Lý Uyên quyết định tránh không để xảy ra những trận đánh công kiên dai dẳng phí thời gian mà cần phải tìm ra biện pháp dụ Tống Lão Sinh ra ngoài thành rồi thừa cơ tìm điểm yếu và sơ hở của ông ta để tiêu diệt gọn.

Tống Lão Sinh cố thủ trong thành, nhất định không chịu ra ngoài giao chiến. Nhưng Lý Uyên biết rõ bản tính Tống Lão Sinh kiêu ngạo hay vội vàng khinh địch. Thế là Lý Uyên lệnh cho hai con Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân đem vài chục kỵ binh tiến cận thành vung roi dọa nạt, làm như thể sắp bao vây thành đến nơi, mặt khác lệnh cho tất cả các binh sĩ cùng đồng thanh lớn tiếng chửi mắng Tống Lão Sinh là đồ đần độn nhát gan vô tích sự.
Quả nhiên Tống Lão Sinh đã không chịu được, lập tức dẫn đại quân xông ra từ cửa Đông và cửa Nam thành để quyết đấu với Lý Uyên một trận sống còn.
Lý Uyên đang ở phía đông thành chờ hậu quân tới thì thấy Tống Lão Sinh mở cổng thành xuất chiến bèn lập tức lệnh cho hậu quân dốc sức đuổi tới, còn bản thân chỉ mang theo vài trăm binh lính phi tới giao chiến với Tống Lão Sinh. Hậu quân nhận được lệnh đã kéo tới, Lý Uyên và Lý Thế Dân cùng ra lệnh “Quân địch đã ra khỏi thành, hãy lập tức đánh úp và phải tiêu diệt chúng trước giờ ăn cơm?". Đoạn, lập tức bày binh bố trận. Lý Uyên và Lý Kiến Thành cùng dàn trận ở phía đông thành còn Lý Thế Dân cầm quân chờ sẵn ở phía nam.
Tống Lão Sinh dẫn quân và ra lệnh tấn công kịch liệt vào phía đông thành nơi mà Lý Uyên cùng Lý Kiến Thành đang chờ ở đó. Quân Lý Uyên không chặn được đối phương đang hừng hực khí thế nên rút chạy về phía sau. Tống Lão Sinh thừa thắng xông lên, dẫn đội quân chủ lực rời thành dốc sức đuổi đánh về phía đông.
Lý Thế Dân ở phía nam thành đang đứng trên cao lặng im quan sát diễn biến tình hình bỗng phát hiện Tống Lão Sinh rời bỏ thành đuổi đánh, thật ra lúc đó cánh bên và hậu quân đã lộ ra trước mắt ông ta, tức thì chớp thời cơ dẫn một bộ phận quân lính xông thẳng lên vây kẹp Tống Lão Sinh. Tống Lão Sinh đành phải quay ngựa lại giao đấu với Lý Thế Dân.
Lý Thế Dân dụ được Tống Lão Sinh ra đến trận địa rồi lại lệnh cho binh sĩ tùy tùng bất ngờ đồng thanh hô lớn: "Tống Lão Sinh đã bị bắt rồi! Quân Tùy cớ sao còn chưa đầu hàng? ".
Khi đó ở phía đông thành, quân Tùy đang giao chiến với Lý Uyên và Lý Kiến Thành bất phân thắng bại, bỗng nghe rằng chủ tướng đã bị bắt liền vội vàng quay đầu tháo chạy về thành. Cha con Lý Uyên thừa thắng đuổi theo như vũ bão, quân Tùy trong nháy mắt đã tháo chạy thẳng vào trong thành rồi đóng cửa lại.
Lúc này Tống Lão Sinh trở thành một cánh quân cô độc không có đường mà tiến lui, thấy cửa thành phía đông đã đóng nên định chạy quay về phía nam thì bị Lý Thế Dân liều chết chặn đánh, định quay về phía đông thì lại gặp đại binh của Lý Uyên và Lý Kiến Thành tiến đến càn quét. Chẳng mấy chốc, Tống Lão Sinh bị giết, số còn lại hoặc chết hoặc bị thương, thây xác phơi hàng dặm.

Lý Uyên lệnh cho quân sĩ ăn uống qua quýt rồi tiếp tục công thành. Vừa giành được thắng lợi nên ai nấy đều hừng hực khí thế, chẳng tốn mấy công sức đã đánh vào tận trong thành và giành thắng lợi hoàn toàn.
Lý Uyên lệnh cho yết bảng an dân, chỉnh đốn lại quân ngũ rồi lại vội vàng tiến về phía tây.
Trong quân sự, muốn tiêu diệt đối phương, chung quy đều phải dựa vào thực lực. Muốn lấy yếu thắng mạnh thì chỉ có thể dựa vào việc dùng trí dùng mưu. Bè phái Lý Uyên muốn tránh hao phí sức lực vào những trận công kiên nên dùng mưu trí để dụ địch và làm cho đối phương để lộ nhược điểm rồi giáng cho một đòn chí mạng, nhờ thế mà chẳng tốn nhiều công sức cũng giành được thắng lợi lại còn tranh thủ được khoảng thời gian vô cùng quý giá để tiến quân đến Quan Trung. Trong việc kinh doanh làm ăn, nếu coi thị trường như chiến trường thì chất lượng hàng hóa là yếu tố thực lực chủ yếu của nhà kinh doanh. Muốn chất lượng hàng hóa gây được ấn tượng tốt và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì nhà kinh doanh đều phải đối mặt với những trận đánh công kiên, ở đâu cũng vậy cả. Đấy là chưa kể những nhà kinh doanh những mặt hàng cùng chủng loại đang tìm mọi cách để chiếm lĩnh địa bàn, củng cố trận địa, thì cần phải chiến đấu dài lâu. Đơn giản nếu đứng về phía người tiêu dùng mà nói thì đâu phải dễ gì mà phá vỡ ngay được phòng tuyến tâm lý như nghi ngờ, cổ hủ, không tín nhiệm hoặc chỉ dùng những mặt hàng đã có tiếng từ lâu.... Nhà kinh doanh phái sau khi dùng "chất lượng" đột phá những phòng tuyến trên mới có thể khiến sản phẩm của mình được người tiêu dùng ưa chuộng và luôn được tin dùng, qua đó càng chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn.
Vừa bán vừa tâng bốc hàng của mình là chất lượng số một. Đây là một kiểu phản công chính diện nhằm phá vỡ phòng tuyến tâm lý của người tiêu dùng. Do phải thay đổi tâm lý khách hàng nên biện pháp tấn công chính diện xem ra rất hao công tổn sức mà hiệu quả lại không cao. Vì thế nhà kinh doanh biết làm ăn thì nên giống như Lý Uyên tránh những trận công kiên chính diện và dùng biện pháp "dụ địch xuất chiến", phải làm sao khiến khách hàng chủ động tìm đến và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, sau đó thì "tóm sống" khách hàng.
Trên đường quốc lộ một tiểu bang của nước Mỹ có một chiếc xe chở bánh mì đang phóng rất nhanh. Vì ở tiểu bang này vừa xảy ra lũ lụt nên vấn đề lương thực rất cấp bách, bánh mì bán rất chạy mà nơi nào cũng thiếu hàng. Thế là chiếc xe bánh mì đó chẳng mấy chốc bị những người đói khát phát hiện ra và vây lại từng đoàn. Mọi người cướp bánh mì trên xe mà đáng lẽ phải mua, nhân viên áp tải hàng thì nói thế nào cũng không chịu bán. Đám đông phẫn nộ dường như muốn xé nát anh ta.
Nhà báo tới. Người nhân viên áp tải hàng kể rõ nguồn cơn sự việc. Thì ra đây là bánh mì của nhà máy Caterin. Nhà máy này sản xuất bánh mì đi bán, nhưng đặc biệt trên mỗi chiếc bánh mì đều ghi rõ thời hạn bánh bị khô và qui định rằng quá ba ngày thì tất cả lượng bánh chưa bán được sẽ không được phép bán ra nữa. Số bánh mì trong xe chính là số bánh bị quá ba ngày mà người áp tải hàng đã thu hồi từ các cửa hàng bán bánh của hãng. “Không phải tôi không muốn bán”, nhân viên áp tải hàng nói. "Quả thực là bà chủ của chúng tôi qui định rất nghiêm khắc. Bà ấy qui định rằng bất luận vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào, đều không cho phép bất kỳ ai đem bán bánh mì quá hạn sử dụng. Nếu như ai đó cố tình vi phạm, đem bán bánh mì quá hạn cho khách hàng thì nhất định sẽ bị đuổi việc. Nếu tôi bán bánh mì quá hạn cho mọi người thì há chẳng phải tôi tự đập bát cơm của mình sao?".

Sự "ngay thẳng thật thà" của anh nhân viên áp tải hàng khiến cho mọi người vô cùng kinh ngạc và kính phục, ai nấy đều rất cảm thông cho hoàn cảnh của anh ta. Nhưng cái mà những người đói khổ kia càng quan tâm hơn chính là những chiếc bánh mì ngon lành đã "quá hạn mà chưa "mất mùi" kia, họ chỉ muốn dùng miệng của mình để chứng minh những chiếc bánh mì kia là những thứ tuyệt vời nhất ở chính thời điểm này chứ tuyệt đối không phải là thứ hàng hóa "quá hạn" gì hết.
Nhà báo đại diện cho nguyện vọng của mọi người nói với anh nhân viên áp tải hàng. "Anh à, bây giờ đang là thời điểm nóng bỏng, anh hãy bán bánh mì cho mọi người, đừng để họ thất vọng!".
Anh nhân viên áp tải hàng với vẻ mặt thần bí ghé sát tai nhà báo nói: "Bán thì tôi tuyệt đối không dám, nhưng nếu là mọi người tự cướp bánh trên xe thì tôi mới không phải chịu trách nhiệm". “Thế chẳng phải là cướp giật hay sao?" nhà báo nói, "Bọn họ cướp bánh mì, song, vì lương tâm nên để lại một ít tiền tương đương, thế chẳng hóa thành mua như ăn cướp rồi sao?".
Mọi người ngỡ ngàng hiểu ra. Chớp mắt đã mua hết số hàng trên xe. Nhà báo cũng không quên chớp cơ hội chụp lấy một tấm ảnh tuyệt diệu để đăng báo, cảnh người dân tranh nhau cướp mua còn nhân viên áp tải hàng thì ra sức ngăn lại.
Bản tin trên báo phát biểu rõ rằng chất lượng bánh mì của hãng được khách hàng vô cùng tín nhiệm, chưa đầy nửa năm sau, lượng tiêu thụ bánh này tăng vọt hơn năm lần.
Nếu phân tích kỹ một chút, sự thành công huyền bí trong việc bán hàng của người áp tải bánh mì chẳng phải chính là tránh không thổi phồng trực tiếp về chất lượng ra sao mà là dụ mọi người chủ động đến và tự kiểm nghiệm chất lượng đó ư?

Chương 18

Tổng hợp ý kiến đám đông, một công đôi ba việc

Lý Uyên tiến quân đến Trường An, dọc đường đã đi nhanh như chớp tiêu diệt gọn thị trấn quân sự trọng yếu Hoắc ấp với 3 vạn tinh binh phòng thủ của triều đình. Một trận thắng lẫy lừng gây tiếng vang lớn tạo nên thế mạnh như chẻ tre, cứ thế liên tục đánh thắng những nơi hành quân qua như Lâm Phần, Giáng Quận, Long Môn - thành nào cũng đánh, người nào cũng phải hàng. Thế là hào kiệt Quan Trung nô nức xin theo, mỗi ngày những người thuận theo tâm ý Lý Uyên ra tòng quân không dưới hàng ngàn.
Lúc này có một người quê ở Phần Dương (nay là phía tây nam Vạn Vinh, Sơn Tây) tên là Tiết Đại Đỉnh hiến kế cho Lý Uyên rằng, không nên tiến công thành Hà Đông mà nên từ Long Môn qua thẳng sông Hoàng Hà chiếm lấy đại kho lương thực Vĩnh Phong (nay là cửa sông Vị Hà ở phía đông bắc Hoa âm, Thiểm Tây), sau đó "truyền hịch gần xa" là có thể ngồi chơi cũng có thể chiếm được Quan Trung. Hộ Tào Nhiệm Hoàn huyền Hà Đông cũng đưa ra ý kiến qua sông trước để chiếm Hán thành rồi áp sát Hợp Dương (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây), sau đó tiến thẳng chiếm Vĩnh Phong, như vậy mặc dù chưa có được Trường An nhưng Quan Trung đã là vật nằm trong tay.
Lý Uyên định sẽ dùng mưu hành sự nhưng đa số các võ tướng đều tỏ ra rất không bằng lòng, họ nhất quyết muốn thừa thắng xông lên đánh một trận để thu phục Hà Đông. Lý Uyên đành phải dẫn quân chủ lực tiến sát Hồ Khẩu (nay ở bờ sông Hoàng Hà thuộc huyện Tây Nam, Sơn Tây), lệnh cho 6.000 binh vượt Hoàng Hà chuẩn bị đánh Hà Đông.
Trấn giữ thành Hà Đông là đại tướng quân triều Tùy Khuất Đột Thông. Khuất Đột Thông là người rất thiện chiến, thấy quân của họ Lý đã bao vây Hà Đông bèn lập tức ngay trong đêm dẫn vài ngàn tinh binh đánh tập kích vào doanh trại Lý quân, Lý Uyên phải liều chết phản kích mới đuổi lui được quân Tùy vào trong thành. Không lâu sau Lý Uyên phát lệnh tấn công kịch liệt thành Hà Đông nhưng vẫn bất lực vì thành trì kiên cố, tướng giữ thành quá ư dũng mãnh, quân Lý cứ đánh mãi mà không thắng nên đã lãng phí vô khối thời gian vàng bạc tiến quân Quan Trung.

Lúc này lại có thêm không ít người ở Quan Trung theo Lý Uyên đề nghị Lý Uyên phải nhanh chóng vượt sông, tiến về phía tây chiếm lấy Trường An. Thế là Lý Uyên phái triệu tập cuộc họp để bàn hướng đi.
Người phía Bùi Kỵ cho rằng Khuất Đột Thông khiển binh kiên quyết thủ thành, nếu bỏ qua hắn tiến quân đến Trường An, nhỡ Trường An khó chiếm đánh thì muốn thoái binh về phía đông tất sẽ bị Hà Đông chặn đánh, sẽ ngã xuống một vực sâu mà trước mặt sau lưng đều có địch. Vì vậy bắt buộc phải hạ thành Hà Đông trước mới có thể Tây tiến. Trường An vốn là đang muốn dựa vào Khuất Đột Thông làm quân tăng viện, một khi Hà Đông đã mất, Trường An tất sẽ nghe thấy mà kinh hồn bạt vía, khi đó hễ đánh là sẽ thắng.
Lý Thế Dân lại có cách nhìn nhận riêng: Dùng binh quý ở thời gian, thừa thắng tiếp tục tấn công là thuận theo ý nhiều người, hành quân về phía tây là thượng sách mà mọi người đều nghĩ đến. Người của Trường An sẽ trông thấy gió mạnh mà kinh sợ, có trí không bằng dùng mưu, dũng cảm không bằng quyết đoán, "làm được như vậy thì khác nào gây ra một chấn động bên tai". Ngược lại, nếu sai lầm mà lãng phí tháng ngày tại tòa thành kiên cố Hà Đông làm tiêu hao ý chí chiến đấu chắc chắn mọi người sẽ ly tán. Khi đó Trường An sẽ chớp cơ hội hoàn thành công tác phòng thủ, lại cố thủ chờ quân ta mệt mỏi. Chiến pháp như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Còn nữa, các hào kiệt ở Quan Trung có ý theo quân ta nhưng vẫn chưa quy thuận, ta mà không kịp thời đến kết nạp thì sau một thời gian bọn họ sẽ trở thành kẻ thù hết. Đến lúc đó, bốn phía đều là quân địch, tiến đánh thì không thắng được mà thoái lui thì không có đường, có hối hận cũng không kịp nữa rồi.
Trong cuộc bàn cãi ai cũng cho rằng mình có lý nên rất sôi nổi ồn ào mà không đạt kết quả gì. Lý Uyên bỗng tuyên bố giải tán cuộc họp, thoáng cười nói rằng: "Ta đã có kế rồi".
Ngày hôm sau Lý Uyên lệnh cho một cánh quân nhỏ tiếp tục bao vây thành Hà Đông, chỉ vây mà không đánh với mục đích kiềm chế sức phòng thủ của Hà Đông, bản thân thì dẫn cánh quân chính nhanh chóng vượt Hoàng Hà, tiến thẳng Trường An.
Tại Triều ấp (Hà Tây), nay thuộc phía tây Đại Lệ, Thiểm Tây, Lý Uyên cho con trưởng Lý Kiến Thành và Lưu Văn Tịnh cùng Vương Trường Hài và vạn binh mã đóng chốt tại kho lương thực Vĩnh Phong để kiên thủ Đồng Quan, phòng có quân Tùy từ phía đông đến trước tăng viện cho Trường An; cho con thứ Lý Thế Dân cùng Lưu Huyền Cơ và Ân Khai Sơn lo phần việc ở vị Bắc rồi từ phía bắc áp sát Trường An, bản thân thì dẫn binh mã cuồn cuộn tiến về phía tây bằng con đường chính kéo thẳng tới Trường An.
Khuất Đột Thông thấy Lý Uyên đã đem quân chủ lực tiến đến hướng Tây bèn lệnh cho Ưng Dương lang tướng Khắc Quân Tố đảm nhiệm chức phòng thủ Hà Đông đồng thời phòng thủ Bạc Bản (nay là châu Tây Bạc, huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây), bản thân ông ta dẫn vạn quân chủ lực đến trợ giúp cho Trường An. Tuy nhiên Lý Uyên đã phòng bị từ trước, Khuất Đột Thông vừa ra khỏi Hà Đông đã bị quân Lý Kiến Thành đón tại Đồng Quan chặn đứng lại ngay ở phía đông Đồng Quan. Còn Lã Thiệu Tông là tướng quân do Lý Uyên cử ở lại bao vây thành Hà Đông lập tức chớp thời cơ phát lệnh tấn công thành. Khuất Đột Thông rơi vào thế tiến lui không có chỗ nên đã phải đầu hàng sau khi Lý Uyên chiếm được Trường An.
Lại nói về Lý Thế Dân được cha cử lo toan mọi việc ở Vị Bắc, dọc đường đã thu nạp số đông quân Tùy và các nghĩa quân nông dân, sau thời gian ngắn đã được mệnh danh là “Thắng binh cửu vạn". Thiết lập doanh trại tại Kinh Dương rồi bình định Phù Phong (nay là Phụng Tường, Thiểm Tây), ít lâu sau lại qua Vị Thủy và đóng quân tại Cố Thành Trường An (nay thuộc đông bắc Tây An, Thiểm Tây).
Lúc này, những người trong họ tộc nhà Lý Uyên như con gái Lý Thị, con rể Đoạn Luân, em họ Lý Thần Thông cũng khởi binh hưởng ứng và còn thu nạp được một số nghĩa quân ở một số vùng lân cận, số người lên tới 10 vạn, chiếm được một số nơi như Lan Điền, Châu Chí, Võ Công, tạo nên vòng vây ba phía đông - nam - tây đối với Trường An.

Ngày 4 tháng 10 năm 617, Lý Uyên đã tiến đến cận thành Trường An và đóng quân tại phía tây bắc Xuân Minh (một trong ba cửa thành phía đông Trường An). Trước đó hai ngày, Lý Kiến Thành cũng dẫn quân từ Đồng Quan đuổi kịp đến Trường An và đóng tại Trường Lạc cung.
Đến lúc này Lý Uyên đã có trong tay đại quân hơn 20 vạn người và đang vây chặt Trường An. Ngày 27 tháng 10, Lý Uyên hạ lệnh tấn công thành. Cháu Tùy Dạng Đế, Đại vương Dương Hiệu mang tiếng là quan trấn giữ Tây Kinh, thật ra mới 3 tuổi không hề có chủ kiến gì. Thủ hạ của Đại vương là quan đại thần Sử Vệ Thăng sợ hãi vỡ mật mà chết. Chỉ còn tướng quân Âm Thế Sử dốc sức chống đỡ nhưng đã như rắn mất đầu nên chẳng thể làm gì được. Lý Uyên chiếm được Trường An dễ như bỡn.
Lý Uyên có thể thuận lợi đánh thắng Trường An là nhờ tính đúng đắn của quyết sách ở Hà Đông. Phía Bùi Kỵ chủ trương đánh Hà Đông trước, Lý Thế Dân lại muốn Quan Trung trước. Lý Uyên đã quyết định giữ lại một bộ phận lính để giám sát và chặn đánh quân Tùy ở Hà Đông, còn quân chủ lực thì tiến thẳng phía tây. Bề ngoài tưởng chừng Lý Uyên đứng ra làm người hòa giải áp dụng biện pháp dung hòa, thực ra đó là diệu kế tổng hợp ý kiến của đám đông, tiến hành một công đôi ba việc. Qua mấy lần giao đấu, Lý Uyên hiểu rằng Khuất Đột Thông vẫn là một tướng Tùy tinh nhuệ lại đang trấn giữ thành trì vững chắc bên sông Hoàng Hà, nếu cứ tiếp tục vây đánh thì không biết chừng nào mới giành được thắng lợi. Bỏ qua Hà Đông mà hướng về phía tây, chỉ cần thấy Trường An có chuyện là Khuất Đột Thông chắc chắn sẽ đến chi viện, lời cảnh báo "trước mặt sau lưng đều có địch" tất sẽ biến thành hiện thực. Quyết sách của Lý Uyên chu đáo từ đầu đến đuôi, vừa tranh thủ được thời gian quý báu lại vừa thu nạp kịp thời đại quân khởi nghĩa ở Quan Trung, đồng thời sau khi hạ được Trường An, Lý Uyên lại nhân cơ hội ép Khuất Đột Thông đầu hàng, có được tướng giỏi lại vừa có được căn cứ địa cực kỳ quan trọng để có thể tiến lên phía trước. Thật đúng là một bước tiến làm xoay chuyển mọi tình thế.

Cách làm "tổng hợp ý kiến đám đông, một công đôi ba việc" cũng chính là cách ứng xử thông minh trong việc làm ăn buôn bán.
Tại bang Michigan của Mỹ có một nhà máy ôtô tên là Asimobi, tình hình kinh doanh của nhà máy đang xấu đi và lâm vào tình trạng phải đóng cửa. Giám đốc nhà máy quyết định cải thiện khâu tiêu thụ nhằm làm thay đổi cục diện. Áp dụng biện pháp tiêu thụ như thế nào là tốt nhất? Giám đốc suy nghĩ rất nhiều về tình trạng của nhà máy, chú trọng vào sự sống còn của nhà máy, phân tích đánh giá nghiêm túc và so sánh các thủ thuật tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh cũng như của các loại hàng hóa khác. Cuối cùng tổng hợp mọi biện pháp, giám đốc đã mạnh dạn đưa ra phương án tiếp thị “mua một tặng một". Hiện nhà máy đang tồn một lô xe con vẫn chưa kịp bán đi, tiền thuê không thể quay vòng mà giá thuê kho trữ hàng ngày một tăng. Vì vậy trong quảng cáo nói rõ: ai mua một chiếc ôtô con hiệu "Tozasi" sẽ được thêm một xe hiệu "South" miễn phí.
Cách tiếp thị mua một tặng một đã có từ lâu và cũng nhiều nơi sử dụng. Nhưng thông thường chỉ tặng miễn phí một số mặt hàng giá trị không lớn. Ví dụ như mua vô tuyến tặng một đồ chơi nhỏ, mua máy ảnh tặng một hộp đựng máy ảnh... Phương thức tiếp thị tặng thêm cho khách hàng một chút lợi nhỏ có tác dụng tiêu thụ sản phẩm rất nhanh. Nhưng lâu dần có nhiều người sử dụng cách này nên khách hàng cũng không còn nhiều hứng thú nữa.
Tặng quà và tiền hoa hồng cho khách hàng cũng là một cách tiếp thị đã cũ nhưng giá trị món quà và khoản tiền hoa hồng vẫn tương đối thấp nên không đạt hiệu quả lớn đối với người tiêu dùng.
Nhà máy ôtô Asimobi, tìm hiểu kỹ càng các biện pháp tiếp thị, tìm ra ưu nhược điểm và cố gắng hết sức khắc phục những khuyết điểm khiến khách hàng nhàm chán, mạnh dạn đề ra biện pháp xuất chúng: Mua một chiếc ôtô tặng một chiếc ôtô , quả nhiên gây kinh động lòng người, khiến nhiều người vốn đã nhàm chán với kiểu quảng cáo này phải mở to mắt, đâu đâu cũng bàn luận xôn xao. Rất nhiều người sau khi biết tin đã chẳng quản đường xa mà đến tận nơi xem sự thể ra sao. Cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của hãng chả mấy chốc đã đông kịt người. Những chiếc xe tồn đọng trước đây không ai thèm hỏi tới nay lại được bán đi với giá 2 .500 đô la, trong quảng cáo một mực nói rằng mua một chiếc ôtô được tặng miễn phí một chiếc "South" mới.
Hãng này tiếp thị như vậy tương đương với việc mỗi chiếc xe được bán rẻ đi 5.000 đô la, liệu có phải là lỗ vốn?

Không những không lỗ vốn mà hãng này còn có thêm nhiều điểm thuận lợi. Bởi vì lô xe đó mà sau một năm không bán được thì lợi tức hao phí, lệ phí thuê kho cùng với phí bảo dưỡng đối với mỗi chiếc xe cũng xấp xỉ với số tiền nói trên. Mà bây giờ xe đã bán hết, tiền vốn nhanh chóng quay vòng, đã có thể tiếp tục sản xuất qui mô lớn, số người dùng xe hiệu "Tozasi" tăng lên rất nhiều, danh tiếng của hãng lớn thêm lên, tỉ lệ chiếm lĩnh trên thị trương cũng cao hơn; lại xuất hiện thêm một hiệu xe mới - xe "South". Hãng xe này nhờ việc "tặng quà , mà nổi tiếng, cuối cùng đã có thể độc lập trụ vững. Nhà máy mô Asimobi từ đó đã cải tử hoàn sinh, kinh doanh càng phát đạt.

HOMECHAT
1 | 1 | 197
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com