watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
11:43:3218/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Chung Vô Diệm 1 - 40 - Trang 13
Chỉ mục bài viết
Chung Vô Diệm 1 - 40
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Tất cả các trang
Trang 13 trong tổng số 14

Hồi thứ Ba Mươi Tám

Trương phi hiến kế đốt Lãnh cung,
Chung hậu độn hoả về cố lý


Nói về vua Tuyên vương và Trương phi đang ngồi uống rượu, chơi trăng, bỗng đâu có trận gió thổi tới, làm cho đèn đuốc đều tắt sạch, thị nữ ó lên, chạy đi kiếm lửa, một lát thắp đèn lên được thì thấy bao nhiêu đồ vật, mất hết không còn một món chi, chỉ thấy Tuyên vương và Trương phi ngồi đó trơ trơ, đều thấy làm lạ! Thiên tử lại truyền nội thần bày tiệc rượu khác. Trương phi tâu với Tuyên vương rằng :
- Vợ chồng mình ăn mừng tiết Trung thu, lòng thành cảm động tới trời, nên quỷ thần hưởng hết.
Tuyên vương cả mừng, thị nữ lại châm rượu thêm. Tuyên vương uống tới say vùi. Trương phi cũng còn ép uống, rồi mới sanh ra một kế, thừa cơ hội ấy quyết hại cho được Chung Vô Diệm, mới trừ yên hậu hoạn. Nếu Chung hậu mà khuất bóng, thời khắc chức Chiêu đương ắt ở tay mình, tính rồi liền quỳ xuống mà tâu rằng :
- Mong ơn Thiên tử, xin tha tội cho Chung nương nương.
Tuyên vương nói :
- Vì ta thương Triệu phi, nên mới biếm Chung xủ phụ, ái khanh đừng nói tới tên đó nữa, trẫm lại thêm ghét đắng, ghét cay, ở Lãnh cung cũng bị chết có ngày, trẫm sẻ kiếm mưu hại nó.
Trương phi nghe Thiên tử nói vậy, bụng mừng phơi phới, biết gặp đặng cơ hội rồi, bèn kề tai nói nhỏ phải như vầy …như vầy…Tuyên vương đương say, chẳng biết chi là phải quấy, liền cho cung nữ uống rượu say mèm, tư bề thanh vắng, Trương phi lấy những đồ lưu huỳnh, thuốc pháo, rồi vợ chồng dắt nhau thẳng tới Lãnh cung. Khi đến nơi thấy tường vách đứng khó nổi lên, Tuyên vương mới bảo Trương phi đứng lên vai mình, leo lên vách phóng hỏa. Khi ấy Chung hậu, cung nữ ăn tiệc xong rồi, sửa soạn vào cung an nghỉ, thình lình bắt nháy mắt, lòng dạ rất xốn xang, nằm không an giấc, ngồi dậy bấm tay làm một quẻ, mới biết Tuyên vương và Trương phi âm mưu hãm hại mình, trong quẻ lại thấy sao Thái âm đè trên sao Thanh long, bèn giận máng rằng :
- Vô đạo hôn quân, cứ biết ham mê tửu sắc, không kể tới thân thể mnìh là một vị đế chủ Đông Tề, là cha mẹ muôn dân, có lẻ đâu cho con đàn bà đứng lên vai của mình làm điều vô nghĩa vô lễ như vậy. Rồi đây bốn phương xao động, thì ngươi chẳng khỏi bị vây ở nơi Đàm thành một trăm ngày, cớ ấy cũng tại mình làm ra, chớ đem lòng oán trách.
Nói rồi liền niệm mấy câu linh văn, hóa ra một bày ong, bay tới nơi góc tường, đốt Trương phi té nhào xuống đất, lỗ đầu chảy máu. Tuyên vương bồng lấy Trương phi mà chạy về cung, kế một lát, thấy lửa đỏ rực trời. Cung nữ khóc la dậy đất ! Chung hậu bèn nói rằng :
- Ta có phương pháp cứu đặng chúng bây, mau mau đem đao mã tới đây, níu áo ta đeo chung quanh mình ngựa, mắt thì phải nhắm lại, chẳng nên trể nải mà cháy tiêu.

Hết thảy  bọn cung nữ là ba mươi hai người, vâng lịnh ra hậu cung, đem cây Định tề đao và dắt Thần  mã tới. Chung hậu nhảy phóc lên ngựa, hai bên cung nữ bu chặt như ong. Chung hậu niệm mấy câu hỏa độn chân ngôn, ngựa vụt bay lên trên không, ra khỏi hầm lửa, đứng trên đám tường vân ngó xuống. Chung hậu lại sợ Tuyên vương sanh dạ nghi nan, liền lấy tay chỉ xuống Lãnh cung bao nhiêu ghế bàn hóa ra như thây cháy, lại niệm hô thần chú, đòi Nam Phương hỏa thần tới, dùng tam muội hỏa, thiêu hủy cho hết Lãnh cung. Lúc đó ở trong tam cung lục viện thấy bên Lãnh cung lửa dậy, la cứu vang trời, quân Nội thần vào Đông cung báo cho Tuyên vương. Tuyên vương lật đật chạy ra khỏi cửa cung, kịp truyền đánh loan phụng cỗ, cảnh dương chung, tề tập bá quan tới cứu hỏa. Trong giây phút kẻ xe người ngựa, chạy đến rần rần, đem hết quân Ngự lâm tới Lãnh cung chửa lửa, kẻ kiếm gáo người xách nước, la réo om xòm, tưới một hồi lâu ngọn lửa mới tắt. Yến Anh khi ấy mới nói :
_ Như Nương nương mà bị cháy, lấy ai mà bảo hộ giang sơn, phò xã tắc.
Điền Côn nghe như vậy thì rơi lụy dầm dề, trong ruột đau như dao cắt, văn thần võ bá thảy đều thương tiếc, không biết lửa ở đâu, ai cũng đem dạ ưu sầu than thở ! Tuyên vương mới biết mình làm điều quấy, Chung hậu ở trên mây xem thấy bắt tức cười, rồi bay tuốt về Thương  sơn lánh mặt.
Đây nói về Đông lộ vương là Điền Côn và văn võ triều thần đến đốc quân Ngự lâm tưới tắt hết lửa rồi bèn bới tro ra mà tìm kiếm, thấy thi hài nằm sắp lớp, nhìn chẳng biết ai là ai. Điền Côn giọt ngắn giọt dài, Yến Anh cũng tuôn rơi lụy ngọc ! Xúm nhau lại tâu với Thiên tử, xin minh cớ sự ấy bởi ai, một là lửa hoả tai, hai là ngưiờ ta đốt, có lẽ đâu trong cung cấm mà có gian tế tới đây ? Điền Côn cứ theo kêu nài :
- Xin Phụ vương tra xét, chẳng kể là Vương phi quốc thích, cùng là Nội giám cung nga, xin tra khảo cho ra, con bắt nó thường mạng.
- Tuyên vương nói :
- - Khuyên Vương nhi đừng vội nóng, để thủng thẳng sẽ hay, quân sư chiếm quẻ có tài, coi một quẻ ai làm sẽ biết.
Phán rồi, vua tôi dắt nhau trở về Kim loan điện, truyền nội thị đặt bày hương án, quân sư Yến Anh vâng mạng, quỳ xuống trước bàn đảo cáo với trời đất, rồi cầm tiền xủ quẻ, thấy bổn mạng còn bình an, loạn động lụa hào, nội quầy sách giao, thời đà biết ý, song thiên cơ bất lậu, không dám tả hết cho ai hay, liền viết ra một bài, có mấy câu đoán như vầy :
Người đàn bà đi trước.
Người đàn ông theo sau.
Đem những đổ hỏa thiêu.
Tới Lãnh cung mà đốt.
Vách tường cao chót vót.
Hai chân đạp vai rồng.
Phạm tội với Thiên công ,
Bị bầy ong chích mặt.
Sẩy chân té xuống đất.
Dấu tích còn sờ sờ.
Muốn biết ai bây giờ,
Chẳng phải người đâu tới.


Yến Anh viết xong rồi đưa cho Nội thần dâng lên cho Tuyên vương xem. Thiên tử coi rồi cả kinh, cứ lấy mắt ngó Yến Anh, và mắng thầm rằng:
- Thằng lùn này thiệt giỏi, nó biết các việc của ta, nếu như nó nói ra, ắt triều thần dị nghị.
Vua Tuyên vương lại truyền nội thị, đưa bài đoán ấy xuống cho quan coi. Điền Côn coi rồi khóc ngất một hồi, không biết tính phương kế chi mà minh oan cho Quốc mẫu. Yến Anh nói:
- Xin Điện hạ bớt cơn sầu não, mà lo tẩm niệm nương nương. Điện hạ hãy tâu với Thánh thượng, phải chiếu theo quốc lễ.
Điền Côn tuân lời tâu với Thiên tử, Tuyên vương chuẩn tấu truyền cho quan nội các, sắm sửa đồ tẩm liệm Chung hậu xong rồi đem linh cửu về nơi Bạch hổ điện. Tuyên vương cũng giả làm bộ than khóc Chung nương nương. Điền Côn tuy là con nuôi nhưng cũng như trưởng nam, nên cũng mũ rơm áo bã và văn võ bá quan, thảy đều quảy hiếu cư tang, làm chay bảy thất, cầu cho siêu độ vong hồn.
Trương phi từ khi leo lên phóng hỏa bị bầy ong chích mặt. Thiên tử bồng về Đông cung dưỡng bịnh, còn Thiên tử mắc lo việc tang chế cho Chung hậu ở nơi Bạch hổ điện hoài hoài. Xảy đâu thấy nội giám tới tâu rằng:
- Đông cung nương nương bệnh thế trầm trọng, e sống không nổi.
Tuyên vương nghe báo hồn vía đều bay lên mây, vội vàng trở về ông cung đòi các quan ngự y tới điều trị. Giây phút Yến Anh và văn võ đều tựa tới hầu thăm. Thiên tử cho ngồi chuyện vãn. yến Anh khi ấy tâu rằng:
- Xin bệ hạ chớ khá ưu phiền, mà hao tổn mình rồng, tôi đã biết bệnh chứng của Đông cung phi rồi, chẳng qua là người bị nọc ong, trong vài bửa thì lành căn bịnh.
- Tuyên vương nghe nói liền kiếm chuyện khác nói qua, rồi truyền lệnh cho các quan và ngự y thảy đều về an nghỉ.
- Còn Chung hậu cưỡi mây bay về tới núi Thương sơn là chỗ quê xưa, liền sà xuống và kêu cung nữ bảo mở mắt ra, bèn khiến vào Chung gia trang mà thông báo. Quân gia đinh nghe kêu, lật đật ra mở cửa, thấy một người mặt mũi hung thần ác sát, liền quỳ xuống lạy lia lịa mà thưa rằng:
-  Chung viên ngoại tôi giàu lắm, để tôi chỉ cho, xin trại chủ đừng giết tôi tội nghiệp.
- Chung hậu ngồi trên lưng ngựa nghe nổi tức cười và nói lại rằng:
- Mày hãy vào thông báo cho Chung viên ngoại hay nói rằng: Tuyên vương chánh hậu là Chung Vô Diệm về thăm.

Gia đinh nghe nói nửa mừng nửa sợ, lật đật vào báo với viên ngoại hay, vợ chồng vội vã chạy ra mừng rỡ vô cùng! Chung hậu khi ấy xuống ngựa cầm tay mẹ than khóc một hồi, rối dắt nhau vào nhà thư thất. Kế thấy hai người anh là Chung Long, Chung Hổ và hai người chị dâu, đều tới mừng rỡ! Chung phu nhân khi ấy mới hỏi Chung hậu rằng:
-  Vì làm sao mà con về đây thăm cha mẹ đặng?
Chung hậu liền thuật hết các việc tai nạn cho cha mẹ nghe , vợ chồng Chung viên ngoại cũng động lòng thương  con than thở . Chung hậu từ đấy ở với cha mẹ , ngày thời dạo hoa chơi kiểng , đêm thời xem xét bình thơ, chờ cho tai nạn mãn rồi, ắt có quân sư tới rước.
Đây nhắc lại khi lửa cháy  lãnh cung , các quan ngỡ chắc là Chung hậu bị thiêu, chỉ một mình quân sư Yến Anh biết sự Chung hậu đã dùng phép hỏa độn, mà cứu bọn cung nữ bay về Thương Sơn , nhưng chẳng dám nói ra, bởi vậy cho nên vua Tuyên vương và triều thần cứ mỗi thất là 7 ngày, làm chay niệm Phật, cầu cho siêu độ vong hồn, tới nay đã đủ bảy thất rồi, mới sắm sửa phát tang, đưa linh cửu tới Sơn lăng mai tang, khi sắp đạt xong xuôi, phát pháo động quan, Điên Côn thì phò giá triệu, còn Tuyên vương cũng giá ngự đi sau, văn võ Triều thần đều đưa đông đủ. Khi tới Sơn lăng an tang xong rồi, bá quan hộ giá trở về thành . Không dè Điền Côn đã sắp đặt xong xuôi, phát ba tiếng pháo truyền cho tám viên dõng tướng , với ba ngàn binh sĩ, sửa cất dinh trại trước là ở giữ coi mồ mã, sau nửa không chịu tước lộc triều đình, sơn hà một cõi thinh thinh, sức này dễ ai hơn cho đặng. Tuyên vương khi ấy thấy vậy âu sầu mà nghĩ rằng:
- Điền Côn nay đã trở lòng, thời không con ai dám ra địch thủ, còn Chung hậu cũng đã chết rồi, ắt giang san khốn lớn.
- Nghĩ như vậy ngậm ngùi, ngày đêm thêm buồn bực, canh khuya tư tưởng như hồn Đỗ Quyên

Hồi thứ Ba Mươi Chín

yên Bình vào cung báo mộng
Liêm Pha vâng chỉ phạt tề

Nói về Yên Bình công chúa với cung nữ Hồng Tiêu, từ khi bị hại, linh hồn phảng phát không biết nương dựa vào đâu, cứ bay lửng đửng giữa chừng, rồi trở về tới Hàng Đan, vào trong thâm cung ứng mộng mà bày tỏ cùng cha mẹ. Khi tới nơi thấy lầu xưa nhện bủa, các cửa rêu in, trăm hoa đua nở mùa xuân, chạnh tủi hồng nhan bạc phận, bèn ngâm một bài thơ như vầy:
Vừng ác bay qua chen thỏ bạc
Trời xanh riêng ghét phận má hồng
Xưa nay những kẻ tài hoa bấy
Mang lấy tài hoa khổ tấm lòng.

Đây nhắc lại khi hai vợ chồng Triệu Long vương từ khi đưa công chúa qua Tề rồi, đêm ngày thương nhớ tấc dạ không khuây, có một đêm kia vợ chồng nằm không an giấc, tới canh đã thổn thức bồi hồi, mới nằm nhắm mắt mà lại mê man, bỗng nghe có tiếng người kêu: Mẹ, mẹ ôi! Trong vía vợ Triệu vương là Qua hậu nghe kêu, bèn bước xuống long sàng đi ra mở cửa chẳng dè thấy Yến Bình công chúa và cung nữ Hồng Tiêu, đầu bỏ tóc xỏa mình đầu vấy máu, khóc mà thưa rằng:
- Muôn tâu vương mẫu, con đây chẳng phải la ai? Vì phụ vương nghe lời Tương Như dùng mỹ nhân kế đưa con qua Tề ra mắt Tuyên vương được có ba ngày, người rất yêu dấu, kế con tới thăm chánh cung con toan dùng mưu độc dược, không dè con xủ phụ hay được, nó đánh chết con Hồng Tiêu rất nên oan ức. Vương mẫu ôi, xin nghĩ tình cốt nhục mà rửa sự oán thù, đề binh thẳng tới Lâm Tri bắt cho đặng con Chung Vô Diệm, mổ lấy gan mà tế, mới tiêu đặng oan hồn. Xin vương mẫu hãy nhớ tới lời con, điều hiếu thảo sẽ còn kiếp khác.
Nói rồi cầm gươm nháng qua một cái thức thì biến mất. Qua hậu giật mình thức dậy, mới hay là điềm chiêm bao, bèn suy nghĩ một hồi bán tín bán nghi, liền kêu Triệu Long vương dậy, thuật hết các lời chiêm bao lại. Hai vợ chồng rất lo sợ nằm ngủ không yên, phút đâu trời đà vừa sáng, Triệu Long vương lâm triều, văn võ triều bái xong rồi, Triệu Long vương bèn kêu thừa tướng là Lạn Tương Như thăng điện, thuật hết điềm chiêm bao như vậy và bàn bàn coi kiết hung lẽ nào cho biết. Tương Như ngẫm nghĩ giây lâu tâu rằng:
- Sự mộng mị không chừng nên chẳng biết sự làm sao cho rõ giả chân, xin hãy sai người đi tới Lâm Tri thám thính lại mới tường hư thực.
Triệu vương liền sai quan tham mưu là Trương Hiển đi qua Đông Tề thám thính. Trương Hiển lãnh mạng đi luôn ngày đêm, chẳng bao lâu đã tới thành Lâm Tri giả làm thượng khách, vào hoàng thành thăm dò trước sau. Khi hỏi được tin chắc chắn liền trở về Hàng Đan phục chỉ. Đương lúc lâm trào, Trương Hiển thẳng vào đại điện tâu rằng:
- Ngu thần qua thám thính quả như điềm mộng ấy chẳng sai, bữa công chúa qua triều kiến Tuyên vương rồi đặng phong làm Tây cung thứ hậu, đđ ba ngày qua ra mắt chánh cung hoàng hậu. Chung Vô Diệm truyền cho nội thị dọn bày yến tiệc. Hồng Tiêu lại bỏ thuốc độc dâng lên, bị Vô Diệm thấu đặng sự duyên bèn đánh chết cả Hồng Tiêu và công chúa. Tuyên vương mới nổi giận biếm Vô Diệm vàl lãnh cung. Tới bữa tiết trung thu, tại lãnh cung lửa cháy còn Tiết Côn thời đã phản lạ Tề rồi ở Sơn Lăng mà giữ gìn mồ mả, sự bản thiệt nên ngu thần tâu lại.
Triệu vương nghe tâu, té xỉu xuống ngai, kêu cứu giây lâu mới tỉnh dậy, thì lệ nhỏ chứa chan căm hờn thay con củ phụ bất nhân và trách lây luôn Tuyên vương vô nghĩa. Rồi vọng linh vị đặt bày ra cúng tế, cầu vong hồn công chúa tịnh độ siêu thăng. Triệu vương lúc ấy mới phán rằng:
-Có ai dám lãnh binh mà rửa hờn cho trẫm chăng?
Liêm Pha bước ra tâu rằng:
- Vi thần xin lãnh mạng đề quân tới Tề bang, bắt cho đặng Tuyên vương trả thù cho công chúa.
Triệu vương cả mừng và hỏi rằng:
- Nguyên soái muốn dùng bao nhiêu binh mã?
Liêm Pha tâu:
- Làm tướng phải dùng người mưu mô, chẳng ỷ mình sức mạnh, quân sĩ phải cho tinh luyện, chẳng dụng sự đông nhiều, như nay vì thần đi qua đánh Đông Tề, mười muôn binh cũng đủ, mai là ngày huỳnh đạo, xin truyền hịch hưng sư.
Triệu vương nhậm lời, liền truyền cho nội thị bày tiệc tống hành. Thừa tướng là Tương Như bước ra bưng ba chung ngự tửu, mà chúc mừng cho Liêm Pha rằng:
- Cờ bay thắng trận, ngựa tới nên công.
Liêm Pha tạ ơn rồi lạy thiên tử về phủ, liền khiến bốn người con trai là Liêm Cang, Liêm Trực, Liêm Ấn, Liêm Đạt cầm lịnh tiễn tới thao trường mà thao luyện binh mã. Khi đó các cơ các trại nghe hiệu lệnh thì đều tới tề tựu, điểm lượt xong xuôi, Liêm Pha vào triều phục chỉ. Qua ngày sau, giờ  dần Liêm Pha nguyên soái truyền lệnh cho chúng tướng làm lễ tế cờ, rồi phát pháo mở cửa thành chỉ thẳng Bạch Mã quan tấn phát.
Đây nói về Tuyên vương là một người say mê tửu sắc, chẳng tưởng tới việc nhà, chỉ biết thịt cho béo rượu cho ngon, hầu gái năm bảy người, ấy gọi là nhân sanh quí thích chí mà thôi, cò nhiều khi ngậm ngùi Chung hậu, lại hằng ngày ngớ Triệu phi, dầu cho quốc phá thân nguy cám cảnh chữ: Giai nhân nan tái đắc. Đêm nằm ngủ không an giấc, ruột tằm bối rối như tơ, một mình luống những ngẩn ngơ, mới nhắm mắt thì hồn vừa lìa xác thả chơi khắp nơi, thình lình thấy ngoài Ngọ môn ở trên trời sa xuống một vật lớn như cái đấu, hồng quang chói sáng ngời, giây phút lại nổ ra một tiếng vang trời, vất ấy bể ra làm hai miếng, trong ánh sáng một nửa thấy có mộ người đàn ông nhảy ra, mình mặc áo giáp đen, đầu đội khôi đen, tay cầm trường thương, nhảy lên trên bửu điện chờn vờn tới muốn đâm mình, còn một nửa miếng kia thì thấy một bầy ong bay túa ra vô số, ấp tới phủ vây mình. Đang lúc nguy cấp, là réo cứu giá om sòm, cả triều văn võ không thấy một người tới, đã gần hụt hơi. May đâu ở phía tây bắc có một người đàn bà, mình mặc áo đỏ cầm cây đại đao, bay thú chạy vào đánh với người mặc áo đen một trận, nào ông nào người đều tan hết. Tuyên vương hết sức mừng! Bèn giựt mình mơ màng giấc mộng, hồi lâu tỉnh lại kế đâu gà gáy sáng, trời vừa hừng đông, Tuyên vương cho đòi Yến Anh vào đến, quì lạy tung hô xong rồi, Tuyên vương cho ngồi, mới thuật hết điềm chiêm bao lại và cậy bàn giải. Yến Anh ngồi suy nghĩ hồi lâu, đã biết một vật lớn như cái đấu đó là Triệu vương, còn người khôi đen giáp đen là Liêm Pha, bầy ong là quân sĩ, còn người đàn bà là Chung nương nương. Chắc trong chừng nửa tháng đây ắt có Triệu binh tới đánh, thì thiên tử bị khổn nơi Đàm thành chớ chẳng khỏi. Biết như vậy đã chắc, ngặt vì khó tiết lậu thiên cơ, nên không dám nói ra cho hết, liền truyền đem viết mực rồi tả một bài thơ giải như vầy:
Điềm chiêm bao thế ấy, kiết thiểu mà hung đa,
Đạo binh đã dấy động, sĩ tốt chết hàng hà.
Bởi mình gây nên họa, làm hao tổn nước nhà.
Đàm thành vua bị khốn, một trăm ngày mới ra.

Yến Anh viết rồi dâng lên cho vua xem, Tuyên vương cả kinh mới hỏi:
- Như vậy mà quân sư có kế chi cứu quả nhân không?
Yến Anh tâu:
- Vì bệ hạ có tai nạn một trăm ngà, không thể chỉ cứu tinh, nhưng bây giờ bệ hạ phải dời qua Đàm thành, còn triều chánh phải giao cho vương thúc.
Tuyên vương nghe lời liền giáng chỉ cho vời vương thúc là Điền Dưỡng. Khi Điền Dưỡng vào triều, Tuyên vương mời ngồi nơi cẩm đôn, rồi nói rằng:
- Nay cô gia dời qua Đàm thành tị nạn, triều chánh nay nhờ vương thúc âu lo, chờ khi nào hết sự rủi ro, thì cô gia sẽ hồi triều trọng thưởng.
Điền Dưỡng vâng chỉ lui về. Tuyên vương truyền lệnh cho quan ngự lâm, sửa sang những đồ ngự dụng mà đưa qua Đàm thành. Rồi Tuyên vương từ biệt Trương phi và các cung nữ, còn Yến Anh lại viết một bức cẩm nang, giao cho vương thúc mà dặn rằng:
-Chừng nào có sự gấp rút hãy mở ra coi.
Sắp đặt đâu đó hẳn hòi, Yến Anh cùng đi theo hộ giá. Khi ấy quân ngự lâm đi trước, triều thần hộ tống theo sau chỉ dặm liễu băng ngàn, đi đến Đàm thành một nước.
Nói về quan huyện ở Đàm thành là Thạch Tú, khi nghe thiên tử giá lâm, liền truyền quâ mở hết cửa thành rồi cùng văn võ ra nghinh tiếp. Tuyên vương vào ngồi giữa hành cung, văn võ triều bái xong xuôi, vua truyền cho tu bổ trành trì để ngăn ngừa giặc giã. Các việc đã an bài, các quan đều giữ theo bổn phận.
Đây nói về Liêm Pha từ lúc vâng mạg lãnh binh, ngày đi đêm nghỉ chẳng bao lâu đã gần tới địa phận nước Tề, xảy thấy quân kỳ bài trở lại báo rằng:
- Trước mặt là Bạch Mã quan, thành giao giới của nước Tề, xin soái gia định đoạt.
Liêm nguyên soái bèn truyền lệnh cách thành ba mươi dặm hạ trại và chia ra thành năm dinh, canh tuần nghiêm nhặt, cấm người không đặng lìa giáp, ngựa chớ rời yên, thay đổi liền liền phhòng binh Tề cướp trại.
Còn tướng giữ ải Bạch Mã quan tên là Lưu Trinh. Khi nghe nói thiên tử dời qua Đàm thành mà tỵ nạn, đang ngồi suy nghĩ không rõ cớ gì, bỗng thấy quân thám tử vào báo:
- Triệu vương sai Liêm Pha đem mười vạn hùng binh, tới phủ vây quan ải, xin soái gia nghĩ lại tính công thủ lẽ nào?
Lưu Trinh nghe nói cả kinh và oán trách thiên tử bất minh, chẳng nghe lời quân sư can gián, tại nạp lấy  Yến Bình công chúa, nên làm ra gây họa cho Tề bang. Liền truyền quân bế thành lại kỹ càng kỹ lưỡng, gác cung tiễn và cây đá lên thành cùng đêm ngày gìn giữ nghiêm nhặt. Còn Liêm Pha hạ trại xong xuôi nghỉ ngơi một đêm, rạng ngày thăng trướng, hai bên chư tướng đứng hầu. Liêm Pha mới hỏi:
- Có tướng nào xuất chiến lập công đầu chăng?
Khi ấy người con đầu là Liêm Cang xin đi. Liêm nguyên soái dặn dò cẩn thận, Liêm Cang cúi đầu vâng lệnh, cầm thương lên ngựa phát phát, kéo năm trăm quân dũng sĩ thẳng tới dưới thành khiêu chiến. Quân Tề xem thấy vào báo lại cho chủ soái hay, Lưu Trinh nghe báo nổi giận mà rằng:
- Tề, TRiệu tuy là hai nước, anh em như thể một nhà, tại dùng mỹ nhân kế đưa qua, nên  sự thù oán càng sâu như biển. Nay Chung hậu bị hỏa hoạn, còn Điền Côn lại phản Lâm Tri. Tề bang tới lúc khuynh nguy, thiệt ít kẻ khuôn trì xã tắc, ấy là tại vì bây phản trắc, chớ trách mỗ đảo điên.
Nói rồi cầm đao lên yên, dẫn theo tám viên tướng, phát pháo mở cửa ải xông ra. Liêm Cang thấy tướng Tề hình dung cao lớn, râu bạc phơ phơ thì hỏi rằng:
- Tướng già kia, xin hãy xưng họ tên, vậy chớ ông đi đâu đấy, muốn ra đây lượm cỏ hay sao?
Lưu Trinh nghe hỏi tức cười nói rằng:
- Thằng nhỏ miệng còn hôi sữa, mà dám khi người thái quá. Ta là Tề Tuyên vương giá hạ, vô tư chánh trực lão thần, làm chức Chiêu thảo tam quân, tên là Lưu Trinh nguyên soái, còn mầy là đồ tiểu bối, chớ mầy tên họ là gì?
Liêm Cang đáp rằng:
- Tên ta là Liêm Cang làm tiên phong tiền bộ, cha ta là đại nguyên soái phụng quân mạng đi phạt Tề.
Lưu Trinh nói:
- Như vậy thì cháu phải kêu ta bằng bác, bác đây với cha cháu vốn tình nghĩa anh em, sao cháu thấy bác giả cả lem nhem, cháu lại đem lòng khi dễ.
Liêm Cang đáp:
- Dám thưa bác, cháu cam thất lễ, trên ngựa cung thân, vì Tề vương ăn ở bất nhân để Vô Diệm gây nên thù oán, một ngày giết chết hai mạng. Triệu vương không lẽ làm thinh, nên sai cha cháu lãnh binh, quyết bắt cho đặng con Chung xủ phụ.
Lưu Trinh nói:
- Khuyên cháu hãy bớt giận, dể bác phân giải lại cho cháu nghe. Chung nương nương vốn thiệt người ngay, vì công chúa gây nên tai họa, khi công chúa vào cung đã được ba ngày, mới tới Chiêu Dương mà triều hạ, thì Chung hậu cũng dọn đồ yến tiệc vui mừng, ai ngờ có con thể nữ là Hồng Tiêu đem thuốc độc bỏ vào trong rượu mà hại người, không dè Chung hậu bắt đặng nổi giận đánh chết tươi. Ấy là hại nhân nhân hại. Lại có câu: Thiên bất dung gian, chớ có phải là tại Chung hậu không rộng khoan mà gây ra oán đây.
Liêm Cang nói:
- Thôi bác chớ khá nhiều lời,  bảo lão hôn quân đem con xủ phụ ra đây, cháu bắt nó lăn đen mà tế công chúa thì vạn sự giai hữu, bằng không thì quân dân Tề đều làm quỉ không đầu, lại quan ải cũng hóa ra tro bụi nữa.
Lưu TRinh nghe thằng nhỏ nói xấc thì cả giận, xách đao lại chém đùa. Liêm Cang cũng đưa thương ra đánh, kẻ già người trẻ, một đao một thương trong hội chiến trường ai cũng ra tài nỗ lực, đánh có hơn năm mươi hiệp chưa định hơn thua, quân Kỳ bài vào báo lại cho Liêm Pha hay. Liêm Pha kíp liền nai nịt lên ngựa đề thương có dẫn theo một người anh em bạn, tên là Kim Tiền Bâu cùng ba đứa con anh dũng đồng ra lược trận tức thì.
Khi ấy Liêm Cang thấy Lưu Trinh đuối sức, muốn bắt sống để lập công, không dè Lưu Trinh liệu bề chống ngăn không nổi, bèn quay ngựa chạy dài. Liêm Cang quất ngựa rượt theo, muốn rút cây Kim tiêu ra mà đánh, lại bị tám viên chiến tướng của Lưu Trinh, thấy chúa soái mình thua chạy, đồng xông ra một lượt tiếp chiến. Liêm Pha thấy vậy cũng ùa binh ra trợ chiến, hai bên đánh vùi một trận, binh Tề đuối sức chạy vào thành. Liêm Pha huy động tam quân rượt nà theo, trên thành xem thấy lăn cây hạ đá và tên bắn xuống như mưa. Quân Triệu đương lúc thừa thắng nên không run sợ, bốn người con của Liêm Pha chia nhau ra phủ vây bốn cửa, đánh áp vào thành, Lưu Trinh liệu bề không xong bèn mở cửa tây môn phá vòng vây chạy về Lâm Tri chịu tội. Liêm Pha khi ấy nhập thành xuất bảng an dân, bá tánh thảy đều vui đẹp. Rồi đó liền viết một đạp điếu văn, sai quan về Hàng Đan cáo tiệp.
Lúc âý đương khi Triệu vương lâm trào, quan huỳnh môn vào quì dâng bảng tấu của Liêm Pha. Triệu vương xem rồi mừng rỡ vô cùng và khen ngợi Liêm Cang thật là tướng môn xuất tướng, mới gia phong làm chức Thần sát tướng quân, lại sai sứ đưa ra một muôn học lương và hai chục đãi vàng ròng để Liêm Pha khao thưởng quân sĩ.
Đây nhắc lại Tuyên vương dời qua Đàm thành tị nạn, còn việc triều đình thì giao hết cho nhiếp chánh vương là Điền Dưỡng. Lúc này nhiếp chánh vương lâm triều, văn võ bái tụng hô xong, quan huỳnh môn vào tâu rằng:
- Nay có chủ soái ở Bạch Mã quan là Lưu Trinh về triều, còn đang đứng trước Ngọ môn đợi lịnh.
Lão vương truyền chỉ cho vào. Lưu Trinh vô đến quì lạy vừa khóc vừa tâu rằng:
- Cha con Liêm Pha võ nghệ rất cao cường nên mạt tướng dang không nổi, bởi vậy cho nên quan ải đã thất thủ, tội tôi dư muôn thác.
Lão vương nghe tấu làm thinh một hồi rồi trách thầm rằng: Yến Anh bảo tấu cho ta làm nhiếp chánh làm chi, nay vua tôi nó đem nhau đi rồi ra cũng khó bề toan liệu. Trách như vậy rồi liền giáng chỉ tha tôi cho Lưu Trinh và khiến văn võ triều đình phải lo mưu cự địch, việc rồi trời tối bèn bãi triều.
Còn Liêm Pha sau khi chiếm được Bạch Mã quan, an dưỡng binh sĩ ba ngày rồi phát pháo mở cửa thành, kéo binh ra nhắm Lâm Tri thẳng tới. Khi đi được vài ngày, quân kỳ bài trở lại báo rằng:
- Đây đã gần tới kinh thành Lâm Tri, trước mặt là Hỗn Hải quan, xin soái gia hạ lệnh.
Liêm Pha truyền cho ta quân đóng trại, chia ra làm năm dinh và bốn phía đào lũy thả chông, đề phòng dinh Tề cướp phá. Khi đó sanh kỳ rực rỡ, kiếm kích nghiêm trang, cấm thương khách qua lại và cũng chẳng cho ra vào tin tức. Muôn dân thảy đều than khóc, bốn phía thành vây chặt như nêm, qua ngày sau Liêm Pha truyền cho quân cơm nước xong rồi, nai nịt ra trận. Liêm Pha và Liêm Ấn đem binh đi tiền đội, còn Liêm Thuận và Liêm Đạt hậu tập theo sau, đồng lãnh mấy ngàn binh, tới cửa đông khiêu chiến.
Khi nhiếp chánh vương nghe thấy tiếng pháo nổ, dắt bá quan lên trên vọng địch lầu mà xem, thấy binh Triệu oai phong lẫm lẫm, sát khí đằng đằng, bốn hướng tám phương thảy đều vây hãm, lại thấy tướng Triệu đã tới dưới thành thảo chiến, bèn kêu bá quan hỏi rằng:
- Có ai vì cô gia dám ra cự địch không?
Nói vừa dứt tiếng thì có một tướng bước ra tâu rằng:
-Ngu thần lãnh mạng quyết ra bắt cho được Liêm Pha, kẻo nó khi dễ nước ta, nguyện bất dung tha nghịch tặc.
Lão vương xem lại, người ấy tên là Thanh Hổ, chức làm Đề điệu quan, lão vương cho đi và dặng rằng:
- Liêm Pha là người anh dũng, tướng quân phải đề phòng cho lắm, và khá tua vì nước lập công, kẻo để Triệu bang khi dễ.
Thanh Hổ cúi đầu vâng mạng, cầm đao lên ngựa, dẫn theo bốn viên chiến tướng cùng một ngàn binh dũng lực xông ra trận. Liêm Pha khi ấy xem thấy hỏi rằng:
- Tướng ra đó tên họ là gì?

Thanh Hổ đáp:
- Ta là Đề điệu ngũ dinh tên là Thanh Hổ, vậy chớ tướng quân có phải là Liêm Pha chăng?
Liêm Pha đáp phải và nói rằng:
- Lão tướng đã biết danh bổn soái sao không xuống ngựa đầu hàng? Vậy thôi hãy trở về nói và dâng hàng biểu, thì bình an vô sự.
Thanh Hổ nói:
- Nguyên soái chưa rõ để lão phân lại cho nghe. Vốn Chung hậu đã bị cháy thành tro, chớ ví như người còn sống, thời nguyên soái khó nổi tới Lâm Tri vây hãm, còn công chúa là cành vàng lá ngọc, có lẽ đâu đi làm bé nước người, chẳng qua là Triệu vương muốn dùng kế mỹ nhân, nên mới đày con chịu chết.
Liêm Pha nghe Chung hậu chết rồi thì có ý mừng thầm, lại nghe xúc phạm đến chúa mình nên xốc thương đâm tới, Thanh Hổ vội đưa đao ra đỡ. Hai tướng đánh nhầu hơn năm mươi hiệp sức cũng cầm đồng, Liêm Pha có ý khen thầm. Thanh Hổ thì cả giận, bèn hươi thương đâm đùa. Thanh Hổ tuy già mà sức còn mạnh. Liêm Pha bèn sanh một kế, gọi là kế hồi thương. Thanh Hổ chẳng kịp trở đương, bị kế ấy nhào xuống ngựa chết tốt. Liêm Cang và Liêm Ấn giục binh áp tới cắt lấy đầu và đánh loạn đả, binh Tề vỡ tan chạy hết.

HOMECHAT
1 | 1 | 162
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com