watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:29:3326/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Khối Mây Hình Lưỡi Búa- Chương 41-65 - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Khối Mây Hình Lưỡi Búa- Chương 41-65
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 12

Chương  63

Ngôn xuống giọng:
- Bởi vậy, tao cố gắng luyện kỹ năng không chiến. Nhất định tao sẽ làm đúng lời Bác Hồ hôm lên thăm trung đoàn “phải nắm lấy thắt lưng địch mà đánh như quân giải phóng miền Nam”. Tao nhất định bắn gần, nổ sung là bắn rơi tại chỗ. Tao tự hứa như vậy.
Long hết sức xúc động, giọng run run:
- Ngôn, tao coi nó như là một lời thề được không?
- Long ơi, còn hơn lời thề. Một lời nguyền của tao. Nhất định tao sẽ làm như vậy.
Ngôn nhìn ra bên ngoài. Trời đầy mây. Những con chim sẻ đồng vẫn bay, đôi cánh chấp chới. Anh và Long ngưng cuộc đối thoại đầu năm, vừa như một điều chúc mừng nhau năm mới theo tục lệ, nó vừa như bạn bè nói với nhau những điều tâm huyết. Ngôn đứng dậy, bước ra ngoài, gió từ hướng Đông Bắc thổi tràn tới, lướt qua mặt ,anh xoay người rồi trở vào. Mùa xuân, tất cả mọi vật đều bừng lên sức sống mạnh mẽ và dù cho gió Đông có ào ạt nhưng không thể nào ngăn nổi những mầm non, những nụ hoa vươn mình từ trong thân cây nứt ra, tràn sắc thắm.

Mười chín giờ bốn mươi lăm phút, sở chỉ huy không quân chuyển cấp báo động. Phó Tư lệnh quân chủng Nguyễn Văn Tiên chạy xuống tầng hầm. Ông bước thận trọng những bậc thang ngắn, rồi lao đến trước bàn chỉ huy. Đèn bật sáng toàn bộ, tất cả đều có mặt, không khí chuẩn bị khẩn trương và chính xác, Long so giây đồng hồ. Trần Nhơn khom người cắm “giắc” tai nghe và ống nói đối không, thấy Nguyễn Văn Tiên, anh đứng lên:
- Báo cáo anh, ở cửa biển Lạch Trường có nhiều tốp đang bay vào phía chợ Bến (Hòa Bình), tốc độ trên 500km/giờ. Có khả năng sẽ đánh khu vực từ Nho Quan đến chợ Bến. Đề nghị cho đánh.
Thượng tá Nguyễn Văn Tiên tập trung trên bản đồ, mạng tình báo xa báo về khá nhiều tốp, các chiến sĩ tiêu đồ xa vừa nghe tín hiệu điện báo trực tiếp, vừa liếc những ô vuông trên bản đồ, chấm và nối thành đường bay, ông nhíu mày cân nhắc. Thời gian dài vừa qua, nhất là sau trận ngày 10 tháng 7, không quân ta đánh tiếp một số trận để rèn luyện, hết sức thận trọng. Ông rất biết, muốn có bản lĩnh chiến đấu, phải cọ xát nơi chiến trường, càng ác liệt, càng rèn luyện được nhiều, nhưng không quân ta vốn đã ít, lại yếu, nếu liều lĩnh sẽ hết vốn. Ông chịu trách nhiệm trước quân chủng về những tổn thất của không quân ta, cũng như những trận đánh thắng. Ông hết sức quan tâm, ông nóng lòng nhưng lại bị sức ép về giữ gìn lực lượng. Đúng lúc đó, Lê Lạc bước vào đứng phía sau Long. Lê Lạc cũng hết sức tập trung và hỏi nhỏ Long:
- Tư lệnh có ý định gì chưa?
Long quay qua nói với Lạc:
- Chưa, Tư lệnh đang nghiên cứu. Chắc là,…
- Theo cậu, đó là tốp gì?
Lê Lạc hỏi Long, dù Tư lệnh không nghe, nhưng không khí thiếu tập trung, ông nhắc:
- Quân báo đánh giá địch như thế nào?
Trần Thuyết lấy cây thước trắng cắm trên cây cọc chỉ ra biển, ở đó có một tốp 2 chiếc đang tiến vào bờ:
- Thưa, theo tôi, đây mới là tốp cường kích, còn…
Nguyễn Văn Tiên đứng lên, nói:
- Như vậy, những tốp đang vào bờ, theo sĩ quan dẫn đường Trần Nhơn là cường kích. Anh ấy vừa báo cáo với tôi địch sẽ đánh từ Nho Quan đến chợ Bến. Tốp anh Thuyết vừa chỉ, bây giờ mới xuất hiện. Vậy tốp nào là cường kích?
Trần Nhơn động não, mắt đảo quanh, cố tìm cách chứng minh cho lập luận của mình, bác lại nhận định của Trần Thuyết nhằm thuyết phục Tư lệnh Không quân ủng hộ ý kiến của mình, nhưng chưa tìm ra được lý lẽ. Ngay lúc đó, Lê Lạc chen vào giữa Long và Trần Thuyết, nói:
- Thưa Tư lệnh, bọn Mỹ bao giờ cũng bố trí tiêm kích đi trước và che chắn cho bọn cường kích. Tôi đồng ý với nhận định của trưởng phòng quân báo.
Trần Nhơn nhăn mặt. Anh ta muốn bảo vệ ý kiến của mình, quay lại Lê Lạc nói nhỏ:
- Anh không nên có mặt ở đây,  kíp trực của tôi.
Long nhìn Nhơn rồi nhìn  Lê Lạc, anh hết sức ngạc nhiên về cách xử sự của Nhơn. Nói gì thì nói, dù Nhơn có giỏi về chuyên môn, đã dẫn thành công một trận đánh không có tổn thất về máy bay và phi công, nhưng Lê Lạc vẫn là cấp trên, là người chịu trách nhiệm về dẫn đường của không quân, anh ta có quyền đến sở Chỉ huy bất cứ lúc nào và bất kỳ trận đánh nào. Nếu so sánh, có thể Trần Nhơn khá hơn Lê Lạc về ước lượng, tính nhẩm và tác nghiệp trên bản đồ.  Mới dẫn đánh có một trận, chưa thể gọi là tài năng, là có năng lực. Còn Lê Lạc, anh ta được đào tạo cơ bản về lý thuyết dẫn đường, đã từng thực hành hàng trăm giờ trên máy bay. Có thể nói, Lê Lạc là một sĩ quan có trình độ chuyên môn cao. Chỉ có, gần đây Lê Lạc bị chi phối bởi gia đình, nên thiếu tập trung, đôi khi nói không đúng với sự suy nghĩ của cấp trên và cả của anh ta. Nhưng, Lê Lạc vẫn là một người tốt, một sĩ quan được anh em yêu mến và có năng lực thật sự. Lê Lạc có khả năng bao quát và nhận định sắc sảo, có những đề xuất táo bạo và chín chắn. Long thấy rất rõ, gần đây Trần Nhơn có nhiều biểu hiện bất phục vị chỉ huy của mình bằng những lời dè bỉu về chuyên môn, tuy chưa quá lộ liễu, nhưng ai cũng biết, chỉ có điều chẳng ai muốn nói. Bây giờ, việc chiếm hết thời gian là tìm cách đánh địch. Bọn Mỹ rất tinh khôn, luôn thay đổi thủ đoạn bay, yểm hộ, đặc biệt là thủ đoạn đối phó với không quân ta. Có thể nói, với sự trợ giúp của máy tính điện tử, quả là người Mỹ đã chọn được những cách bay tối ưu để vừa có thể thoát khỏi lưới lửa, tránh ra-đa phát hiện và thấy được Mig sớm nhất.
Dường như Lê Lạc không quan tâm lắm đến vẻ khó chịu của Trần Nhơn. Anh tiếp tục trao đổi với Trần Thuyết:
- Anh Thuyết, tôi thấy đường bay vào hơi lạ. Vì sao bọn tiêm kích vào rất lâu bọn cường kích mới xuất hiện?
Trần Thuyết nói:
- Tôi cũng phân vân, thông thường bọn cường kích bao giờ cũng đi sau bọn tiêm kích vài ba phút, đủ để tiêm kích lập thành bức tường che chắn. Hay là…
Trần Thuyết dừng lại, nhìn người phụ trách chỉ huy không quân e ngại. Lê Lạc biết rõ trưởng phòng quân báo sẽ nói ra những nhận định của mình. Lê Lạc muốn Trần Thuyết bộc lộ bèn hỏi:
- Chắc là, anh định cho rằng do cất cánh ban đêm, trên hàng không mẫu hạm thời gian phải kéo dài hơn?
- Không, đối với bọn Mỹ dù cất cánh ban đêm, băng chuyền vẫn như ban ngày. Anh sáng trên hàng không mẫu hạm không thiếu. Tôi cho là ban đêm nên bọn Mỹ sử dụng máy bay mang bom có tốc độ nhỏ… thành ra, thằng đi trước thằng đi sau xa là điều dễ hiểu. Với lại, ban đêm, chắc là không thể yểm hộ trong đội hình, chỉ có thể tiêm kích yểm hộ khu vực mà thôi.
Lê Lạc thẳng thắn:
- Nếu vì lý do đó, chắc là không phải. Ban đêm bọn Mỹ vẫn yểm hộ trong đội hình. Bằng chứng là…
Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên đứng lên. Ông nhìn tập trung vào những tốp máy bay Mỹ rải rác trên bàn chỉ huy chiến đấu của không quân. Đúng lúc đó, tại phía Nam thị xã Ninh Bình xuất hiện một tốp đi thẳng lên hướng chợ Bến. Tư lệnh ra lệnh:
- Cho 1 chiếc Mig-17PF vào cấp 1 và cất cánh ngay.
Ông giải thích về quyết định của mình:
- Tôi đồng ý với nhận định của trưởng phòng quân báo. Tốp này chính là tốp ở ngoài biển, trước khi vào đất liền, bọn Mỹ hạ thấp độ cao để tránh ra-đa phát hiện, bây giờ phải bay cao hơn tầm súng bộ binh, cho nên ra-đa dẫn đường đã nhìn thấy … Anh Nhơn, cho Lâm Văn bay phía Tây đường số 1, tiếp cận từ Nho Quan trở đi.

Chương  64

Trần Nhơn, ngẩng lên:
- Rõ!
Chiếc Mig-17PF, sau khi cất cánh từ đầu Tây sang đầu Đông, nếu không được lệnh mới, Lâm Văn sẽ bay dọc sông Hồng ra Hưng Yên, độ cao 1.000 mét. Long nhìn hướng bay rất thẳng của Lâm Văn, anh biết rõ người phi công hiền lành như con gái ấy có những chiến công nổi bật… Sau trận không chiến ngày 14 tháng 6 năm 1965, anh chỉ huy biên đội bắn rơi 1 chiếc F4H ở Hồi Xuân (Thanh Hóa). Ngày 17 tháng 6 năm 1965, anh đã chỉ huy biên đội, bắn rơi 2 máy bay Mỹ, riêng anh bắn rơi 1 chiếc F-4B. Anh là người duy nhất của trung đoàn chiến đấu 2 trận, cả 2 trận biên đội anh đều bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Anh được phân công chuyển sang bay đêm và chỉ thời gian ngắn anh đã trở thành phi công ban đêm ưu tú.
Lâm Văn bay dọc theo sông Hồng, bên phải lấp lánh nhiều ánh đèn của Thủ đô Hà Nội. Văn bay sâu xuống phía Nam, thi thoảng nhìn thấy những ánh đèn dầu màu vàng lẻ loi ở những nhà dân hai bên bờ sông. Lâm Văn vốn là người Việt gốc Hoa, quê ở Cà Mau, anh học giỏi chuyên môn nhờ vốn tiếng Hoa. Lâm Văn chân thành, sống đơn giản, bay giỏi, ít khi có thói ngông nghênh nên được mọi người yêu mến. Trên tai Lâm Văn bỗng vang lên:
- 24, hướng bay 190 độ, Đông Đô gọi.
Lâm Văn bóp micro:
- 24 nghe Đông Đô rất tốt, hướng bay 190 độ, độ cao 1.000 mét.
Trần Nhơn căng thẳng, cây thước tam giác anh cầm ở 1 góc, chiều dài đặt xuống dọc theo vệt đường bay của Lâm Văn, Nhơn vạch 1 đường chì theo hướng 190 độ. Hướng đó sẽ đưa chiếc Mig ra phía trước tốp địch định đánh. Long nhắc:
- Anh Nhơn, qua trái 10 độ, bay đêm không nên tạo góc lớn.
Trần Nhơn nghe Long nhắc, dù nhỏ, nhưng anh không làm theo. Đường bay của chiếc Mig-17PF, rõ ràng sẽ giao nhau với tốp địch ở phía trước khá xa. Long lại nói gần tai Nhơn:
- Coi chừng xông trước.
Nhơn quay lại, thắc mắc:
- Anh biết gì? Để yên, tôi đang tạo thế.
Lê Lạc thấy rõ, Trần Nhơn rất sĩ diện, anh ta sẽ không nghe bất kỳ ai. Bản thân anh ta nghĩ rằng mình giỏi. Dù sao cự ly đến địch còn xa, việc xử lý không có gì khó khăn. Lê Lạc tập trung theo dõi, Long chồm lên bàn, anh ước lượng, 1 phút nữa phải sửa hướng, nếu không sẽ… Long nhắc tiếp:
- Sửa trái 20 độ ngay. Tiếp địch từ phía sau. Địch tốc độ nhỏ, anh Nhơn chú ý…
Nhơn gắt:
- Tôi biết rồi.
Long biết, một người như Trần Nhơn, Long nhắc không dễ gì anh ta nghe anh. Vấn đề là, vì kết quả của không chiến và vì an toàn cho phi công, Long nhắc còn là vì, anh nhận ra, ở mặt trận mới, nếu chỉ vì tự ái cá nhân hoặc bất kỳ vì động cơ gì, cũng đều làm cho trận không chiến trở thành thất bại. Lê Lạc còn biết rõ hơn, Trần Nhơn đang có một ý định gì đó, dù là ý đồ của một sĩ quan cấp thiếu úy chẳng thể nào thay đổi hình thái bố trí và, điều anh ngày càng nhận rõ thái độ của Trần Nhơn không như ý nghĩ ban đầu của anh. Trong lúc đó, tốp máy bay của ta ngày càng tiến gần hơn tốp tiêm kích địch ở phía Tây chợ Bến. Tốp cường kích ở bên trái khá xa. Trần Nhơn chưa có động thái gì, sĩ quan dẫn đường ở mặt hiện sóng đoàn Sao Đỏ Lê Thiết bóp micro:
- Đông Đô, Tam Đảo 2 nhìn rất rõ, xin phép dẫn tiếp cận.
Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên gật đầu:
- Đồng ý, cho Thiết dẫn. Sở chỉ huy theo dõi chặt, can thiệp kịp thời.
Trần Nhơn bóp micro:
- Cho phép Tam Đảo 2, Đông Đô.
Lê Thiết dõng dạc:
- 24 vòng trái hướng 120 độ, độ cao 2500m.
Như vậy là Lê Thiết đã cho vòng để tránh làm cho Lâm Văn đi trước địch. Long rất đồng tình với Lê Thiết, anh tập trung theo dõi. Trong tai Long nghe Lâm Văn phấn chấn:
- 24 nghe rõ, 120 độ, 2.500m.
Lê Thiết thông báo:
- 24 cá sấu bên phải, 45 độ, 20km.
Lê Thiết là một sĩ quan trẻ, người Tầm Vu, giọng nói rõ ràng, chững chạc. Anh là một chiến sĩ bộ binh chuyển sang không quân để làm phi công. Do quá mập, động tác chậm trong cử động, bị loại, nguyện vọng trở thành phi công của mình không được. Nhưng, Lê Thiết rất giỏi phân biệt các mục tiêu cố định và di động trên hiện sóng. Anh có khiếu gần như bẩm sinh để dẫn đường ở mặt hiện sóng. Thiết có cặp mắt sáng, nhận biết các sóng phản xạ chính xác, thuộc lòng các mục tiêu cố định. Anh bình tĩnh, tự tin, luôn dẫn đầu trong phát hiện và dẫn đánh chặn thực binh. Thiết tiếp tục:
- 24, cá sấu bên phải, 65 độ…
Lâm Văn trả lời:
- 24 nghe rất rõ.
- 24 vòng phải, hướng bay 300 độ. Cá sấu bên trái phía trước 15 km. 24 chú ý, quan sát đèn.
- 24 nghe rất rõ.
Lâm Văn quan sát, bầu trời nhiều sao, những ngôi sao màu trắng, chớp chớp ở xa. Những ngôi sao gần hơn màu vàng đậm, anh chưa thấy đèn. Long chồm hẳn lên bàn, tốp máy bay ta ngày càng đến gần địch. Sở chỉ huy bồn chồn. Tư lệnh không quân đã đứng lên từ lâu, ông hỏi Trần Nhơn:
- Dẫn đường như thế đúng chưa? Vì sao Lâm Văn chưa phát hiện địch. Nè, cự ly còn mấy cây số nữa?
Trần Nhơn lúng túng, Lê Lạc báo cáo:
- Thưa, ban đêm không thể nhìn thấy xa hơn 2km nếu có đèn, còn không có đèn dưới 200 mét, chúng ta đã đánh một trận ban đêm hồi cuối năm 1964. Cự ly bây giờ là 8km, ra-đa chưa thấy được.
Thượng tá gật đầu, ông nhớ chiếc T-28 số hiệu 963 do một trung úy phi công phản chiến Lào bay sang Việt Nam tháng 9 năm 1963, chúng ta sửa lại, huấn luyện phi công, ngày 15 tháng 12 năm 1964 phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước đã từ chiếc T-28 trong đêm có ánh trăng mờ phát hiện được chiếc máy bay biệt kích, bắn rơi nó bằng 3 loạt đạn. Ông chỉ huy trận đánh đó, làm sao mà quên được. Ông nói:
- Trên chiếc Mig-17PF có trang bị ra-đa?
Lê Lạc nói:
- Thưa, đúng là nó được trang bị ra-đa, nhưng để ra-đa phát hiện được, phải dẫn với góc vào gần bằng không và chênh lệch độ cao cũng gần bằng không.
Ngay lúc đó, Lê Thiết dõng dạc:
- 24 sửa trái 10 độ, độ cao 3.000 mét.
- Nghe rõ.
Lê Thiết phát lệnh:
- 24, mở ra-đa.
- 24 nghe rõ, mở ra-đa.

Chương 65

Chiếc máy bay Mỹ lượn vòng, gián cách đã khá xa, hướng tiếp cận không còn gần bằng không nữa. Trên máy ngắm bằng ra-đa của chiếc Mig-17PF không thể phát hiện được mục tiêu. Trần Nhơn liếc rất nhanh Lê Lạc. Bây giờ Lê Lạc đã ở phía sau Trần Thuyết và Thượng tá Nguyễn Văn Tiên, anh đang hết sức chăm chú tương quan vị trí của ta và địch. Trần Nhơn thật sự  ngạc nhiên bởi kiến thức hàng không sâu của Lê Lạc. Nhưng, có lẽ bao trùm đầu óc của Trần Nhơn bây giờ ngoài việc tập trung nghe Lê Thiết dẫn Lâm Văn tiếp cận tốp địch ở phía trước, hầu hết tâm trí của anh ta là sự đố kỵ lẫn thái độ không thể chấp nhận được của Lê Lạc. Lê Lạc ngày càng tỏ rõ trí tuệ sắc sảo trong lĩnh vực dẫn đường, anh ta đưa ra những ý kiến chẳng biết lấy ở đâu. Nhưng, tất cả dường như thuyết phục được Tư lệnh Không quân và Trưởng Phòng Quân báo. Tuy không cầm micro, không cầm thước, chỉ với đôi mắt và tư duy, Lê Lạc làm cho Trần Nhơn trở nên nhỏ bé. Tự nhiên có Lê Lạc, Trần Nhơn chỉ là một sĩ quan dẫn đường có năng lực, thế thôi. Điều mà Tư lệnh cần một sĩ quan ở sở chỉ huy quân chủng là có tầm nhìn, có tư duy sâu, có cách hóa giải những khó khăn thành cách dẫn, cách đánh thì Trần Nhơn còn lâu lắm mới đạt đến. Chính vì điều đó làm cho Trần Nhơn khó chịu. Tiếng của Lê Thiết dồn dập:
- 24, mục tiêu bên trái 90 độ, 6km, địch đang lượn vòng, chú ý quan sát bằng mắt.
Lâm Văn trả lời:
- 24 nghe rất rõ, tôi quan sát bên trái.
Lâm Văn nhìn theo hướng của Lê Thiết. Nhưng bóng tối, những chùm sao, bên dưới những ánh đèn dầu, anh như ở ngoài biển khơi. Lâm Văn chẳng thấy gì ngoài lớp mây thi thoảng vụt qua dưới cánh. Lê Thiết tiếp tục:
- 24, anh cao hơn mục tiêu 1.000 mét, quan sát bên trái 45 độ.
Lâm Văn trả lời:
- 24 nghe rõ, tôi chưa nhìn thấy.
Trần Nhơn bóp micro:
- 24 tình hình khí tượng thế nào? Đông Đô.
- 24 nghe Đông Đô, không có mây, tầm nhìn tốt.
Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên biết rõ, ta và địch cùng lượn vòng thì sử dụng phương tiện phát hiện trên ra-đa là không thể nào thực hiện được. Ông chỉ thị:
- Lệnh cho Lê Thiết ở hiện sóng, đo cao chính xác tốp máy bay địch, cho phép dẫn vào gần hơn, phát hiện bằng mắt.
Mệnh lệnh của Tư lệnh được truyền đến trạm ra-đa. Lê Thiết hết sức chăm chú, anh phát hiện tốp địch dường như đang tìm mục tiêu, nó lượn một vòng tròn rồi một vòng nữa. Có lẽ đang xác định mục tiêu để ném bom. Lê Thiết cho Lâm Văn cắt ngang đường bay của địch:
- 24, hướng bay 80 độ, mục tiêu bên phải 30 độ, 4km.
Lâm Văn nhìn thấy ánh chớp của đèn cánh chiếc máy bay Mỹ ngay bên phải phía dưới, anh reo lên:
- Đông Đô, 24 phát hiện, xin phép công kích.
Trần Nhơn hớn hở:
- 24, công kích.
- 24 nghe rõ.
Lâm Văn điều khiển chiếc Mig bám theo ánh đèn, chiếc máy bay Mỹ không hề biết có chiếc Mig ở bên cạnh, đèn hai bên cánh vẫn chớp đều. Lâm Văn thận trọng bật công tắc bắn súng. Anh vô cùng hồi hộp, thời cơ có một không hai, vòng sáng đã tóm gọn chiếc máy bay Mỹ, Lâm Văn tiến đến gần hơn, chiếc máy bay Mỹ bao trùm toàn bộ máy ngắm, Lâm Văn kéo cò, loạt đạn chính xác đã bắn trúng buồng lái, máy bay bốc cháy rơi ngay bên dưới cánh. Lâm Văn hét lên:
- Cháy rồi, 24 bắn rơi 1 chiếc.
Ngay sau tiếng reo, Lâm văn bỗng thấy ở phía trước không xa, còn 1 chiếc máy bay vẫn chớp đèn. Dường như loạt đạn chính xác của Lâm Văn diễn ra quá nhanh, tên chỉ huy Mỹ bay ở vị trí số 1 không hề hay biết, đèn vẫn nhấp nháy. Thấy thời cơ còn tốt, Lâm Văn tiếp tục tiếp cận, anh nhanh chóng đưa chiếc số 1 vào vòng ngắm và một loạt đạn dài cắm vào cánh chiếc máy bay Mỹ. Nó bốc cháy dữ dội và lao xuống một cánh rừng, vùng núi phía Tây chợ Bến. Lâm Văn cực kỳ phấn chấn, anh hét vang:
- 24, rơi rồi, cháy rất to.
Sở chỉ huy Không quân giật mình, Trần Nhơn bóp micro:
- 24 nhắc lại.
- Đông Đô, 24 bắn rơi chiếc thứ hai, nó cháy rất to.
Trần Nhơn gằn giọng, lộ vẻ phấn chấn:
- Nghe rõ rồi, 24 bay về hướng 340 độ, độ cao 2.500.
Bất ngờ hai tốp máy bay Mỹ thọc rất nhanh từ bờ biển Nam Định, cắt ngang đường bay trở về của Lâm Văn. Trần Nhơn cho lệnh tiếp theo:
- 24, hướng bay 300 độ, độ cao 1.500 mét.
Lâm Văn bay sát ngọn núi ở phía Tây rồi vòng về Vân Đình (Hà Đông). 4 chiếc F-4B của hải quân đuổi theo, tốc độ rất lớn lao thẳng vào chiếc Mig của Lâm Văn. Nhưng, hỏa lực đã khép, pháo cao xạ nổ súng dữ dội, tạo thành  một bức tường lửa. Bọn Mỹ bị hất trở ra. Lâm Văn hạ cánh, người đón anh tại sân bay là Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện. Ngay lúc đó, sĩ quan tác chiến đến trước mặt Đào Đình Luyện giơ tay chào:
- Báo cáo, Chính ủy quân chủng gọi điện.
Đào Đình Luyện cầm máy:
- Thưa, tôi Luyện đây.
Đại tá Chính ủy quân chủng giọng sang sảng, hân hoan:
- Chiến công của trung đoàn hôm nay có ý nghĩa hết sức to lớn, Lâm Văn đã bắn rơi máy bay Mỹ đúng vào ngày kỷ niệm sinh nhật Đảng mùng 3 tháng 2. Bác Hồ đã biết. Bộ Tổng tư lệnh có điện khen ngợi đơn vị đồng chí và đồng chí Lâm Văn. Tôi và Tư lệnh quân chủng biểu dương tinh thần quyết chiến quyết thắng của trung đoàn. Chúc các đồng chí tiếp tục lập chiến công.
Đào Đình Luyện nén lòng:
- Xin cám ơn Chính ủy. Chúng tôi xin hứa hết sức cố gắng.
Đào Đình Luyện bước ra khỏi nhà trực ban ở sân bay, gió lạnh về đêm dường như không làm ông lạnh, trái tim nóng rực nhiệt tình cách mạng của ông và tình yêu của ông đối với chiến sĩ làm cho ông trở nên dễ thương trong ánh mắt của những phi công và cán bộ cũng như chiến sĩ toàn trung đoàn.
HẾT
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 293
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com