watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:29:3326/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Khối Mây Hình Lưỡi Búa- Chương 41-65 - Trang 11
Chỉ mục bài viết
Khối Mây Hình Lưỡi Búa- Chương 41-65
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 11 trong tổng số 12

Chương 61

Nguyệt ngồi bên trong nghe Ngôn nói, lòng buồn vô cùng. Nàng đã lường trước, nhưng chính từ miệng Ngôn, rõ ràng anh ấy … Dù sao, nếu có Sáu vẫn hơn. Nguyệt ngồi thừ không nói câu nào. Nga nhìn Nguyệt kêu lên:
- Nguyệt, sao vậy?
Nguyệt giật mình:
- Không, không sao. Tao chỉ buồn, mấy ngày Tết...
Nga hiểu, điều đơn giản nhất ai cũng biết, nó trở thành một truyền thống của dân tộc… Những ngày Tết, tục lệ, ăn ngon, mặc đẹp… Nhưng, quan trọng hơn, thiêng liêng hơn tất cả, đó là những ngày sum họp của gia đình. Đối với những đứa con của miền Nam trên đất Bắc, đó là những ngày tụ họp để kể về quê hương, để nhắc nhở nhau cố gắng học tập, để gặp gỡ và để tỏ bày…

Chiếc hàng không mẫu hạm Ranger được ký hiệu  CVW-9 chở trên 80 máy bay bao gồm F-4B và A-4E do J. Paul, đô đốc bậc 2 chỉ huy được lệnh tiến vào phía Bắc vịnh Bắc bộ. Trong đội hình với Ranger còn có hàng không mẫu hạm Midway ký hiệu CVW-2 và hàng không mẫu hạm Coral Sea được ký hiệu CVW-15. Trong đội hình của mỗi chiếc hàng không mẫu hạm còn có hàng chục chiếc bảo vệ. Ranger được chỉ định hoạt động trong bước leo thang thứ 6, đánh vào tuyến đường 5 sau khi hàng không mẫu hạm USS Constellation đánh không có kết quả 2 cầu Lai Vu và Phú Lương trên tuyến đường số 5 nối từ Hà Nội đi Hải Phòng.
J. Paul ngồi trên chiếc RA-5C, trực tiếp trinh sát 2 chiếc cầu khá lớn bắc qua sông Rang thuộc nhánh sông Kinh Thầy và sông Thái Bình. Đó là cầu Lai Vu và Phú Lương. Đến gần mục tiêu, J.Paul ra lệnh cho viên phi công thả cần lái, bay dọc hai bên đường. Toàn bộ hai chiếc cầu nằm trong tầm ngắm của Paul. Chiếc F-4B yểm hộ ở phía sau, thi thoảng cắt ngang tuyến bay để cảnh giới đề phòng Mig. J. Paul biết rất rõ lực lượng bảo vệ cầu ngoài pháo cao xạ tầm trung, các cỡ súng của du kích rất mạnh. Và chiếc RA-5C của J.Paul bị súng phòng không bắn nhưng đạn không tới được. Phương án đánh cầu chắc chắn phải thay đổi… Chiếc RA-5C hạ cánh, J.Paul đi ngay vào phòng hành quân, chỉ thị cho sĩ quan quân báo:
- Đại tá, theo ông, vì sao Constellation đánh không trúng hai chiếc cầu bắc qua sông trên đường số 5?
Đại tá Diamond đứng nghiêm cầm quyển sổ lật ra, báo cáo:
- Thưa Đô đốc, tháng 9 năm 1965 không quân bắt đầu đánh tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn, tập trung vào cầu, không phá được chiếc nào vì cầu bắc qua sông nhưng ở địa thế rừng núi. Ngày 14 tháng 9 năm 1965, Constellation đánh Hàm Rồng 5 đợt cầu cũng không sập. Ngày 19 tháng 9 CVW-14 đánh cầu Đò Lèn 3 lần cũng không trúng. Ngày 5 tháng 11, CVW-14 bắt đầu đánh cầu Lai Vu, ta mất 1 chiếc F-8E. Ngày 17 tháng 11, CVW 14 cho A-4E đánh liền 2 cầu nhưng không phá được. Ngày 1 tháng 12, 12 chiếc A-4E vào đánh lần thứ 3, chúng ta mất 1 chiếc A-4, cầu vẫn còn. Theo tôi, USS Constellation đánh không trúng do có tên lửa Sam-2, nhất là phi công chúng ta thiếu tập trung vì  lo Mig cắn trộm.
J.Paul chau mày, hai ngón tay vuốt mũi, suy nghĩ hồi lâu, nói lập lờ:
- Vậy…?
- Thưa Đô đốc, ngày 23 tháng 12, Constellation tổ chức một đội hình rất mạnh tới 22 chiếc. Mig cất cánh, trời nhiều mây, họ chỉ bay ở phía Đông Hà Nội chừng 10km, các phi công chúng ta vẫn đánh không trúng, lại còn bị pháo cao xạ bắn rơi một chiếc. Thưa, cho tôi nói thật,…
J.Paul cho phép:
- Ông nói đi.
Diamond nói:
- Nếu tổ chức không tập như vừa qua, khó mà đánh sập cầu, ta lại còn bị thiệt hại khá lớn. Bắc Việt Nam khoe chỉ riêng 1965 đã bắn rơi của chúng ta tới 834 máy bay. Theo tôi biết, trong số đó pháo cao xạ hạ 158 chiếc, tên lửa hạ 73 chiếc và Mig bắn rơi 15 chiếc của chúng ta. Con số do Bộ Quốc phòng chính thức xác nhận là chỉ có hơn 300 chiếc bị bắn hạ và hơn số đó bị thương. Vì thế, theo tôi, phải coi lại chiến thuật oanh tạc.
J.Paul vẫn mặc bộ quần áo bay, không đeo quân hàm, hai chiếc túi ngực xếch ngược lên trên, phía bên trái có hàng tên phi công màu trắng. J.Paul đi loanh quanh chiếc bàn màu nâu, dáng suy tư, rồi tiến đến ấn một nút bấm ở đầu chiếc bàn chỉ huy. Ít phút sau, những sĩ quan chỉ huy quân báo, các liên đội phi hành đều có mặt. Paul  chiếu lên màn ảnh, hai chiếc cầu được chụp không ảnh, chiếc ở phía Tây dài hơn chiếc phía Đông. J.Paul nói:
- Chiếc cầu ở phía Tây là Phú Lương, chiếc cầu ở phía Đông là Lai Vu. Hai chiếc cầu này có vị trí rất quan trọng trong chiến lược vận chuyển từ cảng Hải Phòng đi về Hà Nội và vào phía Nam. Cấp trên đã không hài lòng vì bước leo thang thứ năm lẽ ra ta phải đánh sụp xương sống của Bắc Việt. Trái lại chúng ta không thực hiện được nhiệm vụ mà còn bị Bắc Việt Nam bắn rơi một số nhỏ phi cơ như chúng ta đã dự kiến. Vấn đề là mục tiêu không bị phá hủy, mục đích của leo thang không đạt được, coi như ta thất bại. Ở đường số Một, không quân ở Thái Lan được giao đánh cầu Phủ Lạng Thương, chặt đứt tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, nối liền với tỉnh Quảng Tây của Trung Cộng. Tôi muốn quí vị cho biết đánh như thế nào? Đại tá Diamond, mời Đại tá.
Diamond người Mỹ gốc Haiti, da nâu, tóc quăn, râu quai nón, mắt to, trán cao, đứng lên:
- Thưa Đô đốc, tôi cho nguyên nhân của nó là yếu tố tâm lý. Từ trước đến nay, phi công chúng ta là những tay lái cự phách, chúng ta chưa hề thua bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Tại mặt trận Triều Tiên, đánh nhau với phi công Trung Cộng, chúng ta đã làm cho họ gãy cánh. Chắc quí vị còn nhớ, tại Thượng Cam Lĩnh, lúc đó tôi bay số hai cho Đô đốc của chúng ta. Với lực lượng gần ngang nhau, Đô đốc đã bắn rơi hai chiếc Mig-15, Mig-17 của Trung Cộng trong một trận, tôi bắn rơi một chiếc Mig-17. Theo tôi, Mig-17 không còn gì bí mật với chúng ta. Cũng tại Bắc Triều Tiên, bất chấp sự bảo vệ của pháo cao xạ, của Mig, những phi công kiêu hãnh của chúng ta đã oanh kích vào những chiếc phà đang di chuyển và đã biến chúng thành những tấm ván. Nên nhớ những chiếc phà này rất nhỏ so với những chiếc cầu to lớn kia, lại đang di chuyển chứ không cố định. Nhưng tại Bắc Việt Nam, hàng loạt cầu, kể cả  những chiếc cầu ở rất xa Hà Nội, hầu hết chúng ta đã không đánh trúng. Thậm chí, cầu Hàm Rồng, chúng ta đánh gần ngàn lần nó vẫn còn nguyên. Tôi nghĩ rằng, đó chính là yếu tố tâm lý.
Crommell vừa được thăng trung tá, chỉ huy phi đoàn tiêm kích đứng lên, vuốt tóc theo thói quen, nói:
- Hầu hết các cầu ở Bắc Việt Nam đều có từ thời Pháp, kiểu giống nhau, đều sử dụng song hành, vừa làm cầu cho đường sắt, vừa cho xe hơi, bề ngang chừng 6 mét đủ cho hai làn xe xuôi ngược. Cầu như vậy là lớn, so với những mục tiêu chúng ta đã luyện tập. Ở trên không, cự ly bổ nhào cách cầu thường là 6km, lúc đó chiếc cầu như một sợi chỉ, nhỏ lắm, đến cự ly cách cầu 1.200 mét, theo lý thuyết sẽ cắt bom, máy bay tiếp tục lao xuống đến 600 mét mới ngóc đầu lên được. Như vậy đối với súng bộ binh và trọng liên 12 ly 7, chúng ta đã loại trừ. Pháo cao xạ 37 ly, ở góc độ chiến thuật, bất ngờ, với cách bay lắt léo, chúng ta có thể tránh được. Theo tôi cái chính làm phân tán tinh lực của chúng ta chính là Mig. Dù là Mig-17, nhưng ở trong tay Bắc Việt Nam, họ đã làm cho nó trở nên nguy hiểm hơn. Đó chính là nguyên nhân chúng ta tập kích không trúng các mục tiêu được chỉ định. Chỉ cần sai vài phần trăm của một ly giác, là chệch mục tiêu gần 10 mét. Ngắm và tấn công mục tiêu ở mặt đất đòi hỏi phải có trình độ cao, chính xác tuyệt đối… Trái lại chúng ta bị phân tán bởi Mig. Tôi đề nghị tăng lực lượng tiêm kích. Nếu lực lượng tiêm kích chắc chắn ngăn cản được Mig, tôi tin là những phi công ưu tú của ta sẽ đánh trúng mục tiêu.

Chương  62

J. Paul gật đầu. Quả thật, hai chiếc cầu, ở độ cao 2.000m, Paul đã bay qua 2 lượt thấy nó khá to, nhưng ở độ cao 4.000m, nó như 1 làn chỉ đen mỏng manh, nhỏ xíu. J.Paul hiểu rất rõ, cho dù lực lượng không quân Hoa Kỳ có hùng mạnh tới đâu, đến thời điểm này, việc ném bom chủ yếu vẫn dựa vào máy ngắm trên máy bay. Paul được phổ biến, các nhà chế tạo bom nước Mỹ chừng vài năm nữa sẽ tung ra loại bom thông minh, có thể tự tìm đến mục tiêu. Nhưng, bây giờ, những chiếc máy bay mang bom vẫn phải lao vào mục tiêu, và nhiều phi công báo cáo thấy những ánh chớp đầu nòng của súng phòng không. Chỉ cần chòng chành hướng và tầm máy bay không chuẩn, quả bom sẽ rơi ngoài mục tiêu. J. Paul đã từng nói trước các phi công về danh dự và lòng kiêu hãnh làm sĩ quan không lực Hoa Kỳ, nước hùng mạnh nhất thế giới. Trong những phi công trên hàng không mẫu hạm Ranger, chưa có người nào tỏ ra bạc nhược về tinh thần. Điều thấy được ngay, trong đa số các phi công, vẫn vui, vẫn đùa. Cũng là một phi công nên Paul hiểu, phải tổ chức bay nghi binh, làm cho pháo cao xạ không tập trung. Phải có lực lượng tiêm kích mạnh ngăn Mig có hiệu quả từ xa, thì mới có thể ném bom trúng đích. Paul nói:
- Chúng ta sẽ tổ chức yểm hộ của nhiều chiếc tiêm kích bên trong đội hình của máy bay ném bom, một số chiếc có động vòng ngoài, những nơi có thể có Mig xuất hiện. Tóm lại, tôi quyết định, chúng ta sẽ bay đội hình hàng ngang, phía trước, phía sau, hai bên đều có tiêm kích bảo vệ. Đến mục tiêu ném bom, tốp tiêm kích ở phía bên trong sẽ quấy rối cao xạ; tốp tiêm kích ở phía trước thọc sâu vào bên trong lập thành hàng rào chắn Mig; tốp tiêm kích bên ngoài, phía bên trái hoặc bên phải đội hình và tốp tiêm kích phía sau sẽ bay trên khu vực ném bom, ngăn cản Mig trực tiếp. Các vị rõ chứ?
Dường như không ai có ý kiến, bởi kế hoạch phòng Mig và quấy rối cao xạ đã được nghiên cứu rất kỹ. Chỉ còn lại động tác và phương pháp ném bom. J. Paul không phải lo, tất cả những phi công của hàng không mẫu hạm Ranger đều đã trải qua ném bom giả rồi ném bom thật, hầu hết đều đạt điểm tối ưu. J. Paul rất tin các phi công của mình.

Ngôn trở về đơn vị, nhận ngay lệnh trực ban chiến đấu 2 ngày liền. Trời rét đậm, chiếc áo bay bằng da, hai lớp quần, bên trong cùng, bộ quần áo bằng tơ màu xanh dương, cổ cao, vẫn lạnh. Sân bay phủ một màn trắng, mưa phùn, gió từ hướng đông bắc thổi đến vun vút lướt qua cột ăng- ten trên nóc đài chỉ huy không lưu, như tiếng sáo chìm. Ngôn và biên đội vừa ăn sáng xong, chuông điện thoại reo, đầu dây bên kia là Long, sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy quân chủng rộn ràng:
- Năm mới, chúc Ngôn sức khỏe, lập công.
Ngôn hớn hở, cười:
- Tết qua rồi nhưng tao cũng chúc mày năm mới mạnh khỏe, bà xã khỏe và con bé Tý ăn no, mau lớn.
Long giỡn:
- Hôm nay mùng 2 Tết. Như vậy gặp Hồng được 2 ngày, phải không?
- Sao mày biết?
- Tao có gián điệp. Mà, phải không?
- Phải, còn mày?
Long nhớ rõ lắm, anh cũng được về ăn Tết từ ngày 28, chẳng hiểu sao cấp trên cho đi dài ngày như vậy, tới 3 ngày. Hôm đó, buổi chiều cuối năm, Long được Lê Lạc gọi lên, cho về nhà ăn Tết. Như mở cờ, gom đường, sữa bột, lương khô, đặc biệt Long mang về cho cô giáo nhỏ của mình một chiếc khăn choàng bằng len quấn cổ. Gọn gàng trong chiếc ba lô, Long vội vã khoác lên vai ra ga tàu hỏa. Vất vả lắm anh mới cầm được tấm vé bằng giấy cứng cỡ hai ngón tay trẻ con, trên đó ghi tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng, bên dưới ghi giá tiền 2 đồng 5 xu màu đen. Long bước lên tàu khấp khởi, tìm ghế ngồi. Ước chừng 4 tiếng, qua cầu Phú Lương, Lai Vu, Hạ Lý, tàu dừng ga Hải Phòng. Long lao đi như cơn lốc, anh muốn mau chóng về nhà gặp vợ, gặp con. Và anh đã đứng trước cửa ngôi nhà 2 tầng mà bên dưới một gia đình khác ở. Anh gọi khẽ. Tiếng bị át bởi tiếng xe và tiếng loa ở góc phố vọng về, buổi đọc truyện đêm khuya.
- Hà ơi, Hà ơi…
Dường như nỗi chờ đợi, mòn mỏi đã làm cho thính giác của Hà cực kỳ mẫn cảm. Vợ anh vọt ra cửa, đứng trên tầng một vọng xuống, thổn thức:
- Em đây, anh mới về.
- Ừ, anh vừa xuống ga.
- Anh chờ em một chút.
Hà bước xuống chiếc cầu thang bằng gỗ, run run, nàng vừa ôm đứa con gái, vừa dỗ: “Nín con, nín con, ba về, ba về”. Lạ lắm, con gái anh chỉ cần nghe đến ba là nín khóc ngay. Nó mong ba như một điều tự nhiên, thiêng liêng vô kể. Ba nó về như cô tiên ban cho nó phần thưởng lớn lắm. Mới biết, chiến tranh đã làm cho con bé 3 tuổi phải chịu đựng và chẳng bao giờ thích nghi được, nó không muốn cha nó luôn vắng nhà. Mỗi khi ba nó về là cả một thế giới, lung linh huyền ảo. Nó nhoài người vào Long, từ trên tay mẹ nó. Còn cách Long một quãng xa lắm, nó chấp chới hai tay với những ngón tay nho nhỏ, xinh xinh xòe ra, cả người nó chồm tới khiến mẹ nó phải giữ chặt đôi chân. Long vội vã đỡ con từ cánh tay còn lại. Nó ôm cổ Long, gọi trong hơi thở gấp gáp “ ba, ba” . Long vỗ lưng nó:
- Ờ, ba đây, ba đây, con…
Những ngày Tết ngắn ngủi qua đi. Trưa mùng Một Tết Long trở về đơn vị. Như vấn vương, con tàu không muốn rời ga Hải Phòng để ngược về Hà Nội. Hà đứng bên cạnh Long, con gái Long trong vòng tay của anh, cho đến khi người trực ban nhà ga, loan trên loa: “Quý khách chú ý, đoàn tàu đi Hà Nội khởi hành vào lúc 19 giờ, mời quý khách vào ga lên tàu”. Đến lúc đó, Hà đỡ con từ trên tay Long ra về. Nhưng Hà không về nhà ngay mà đứng ở góc đường, nơi con tàu sẽ đi qua để được nhìn thấy Long. Long nhìn thấy Hà và con. Anh dõi mắt, tập trung. Con tàu vùn vụt chạy qua, Hà chỉ nhìn thấy Long trong chớp mắt. Long thổn thức. Anh nghiệm ra, ở đời, tình yêu đích thực và thẳm sâu, nhiều khi chỉ cần nhìn thấy nhau trong chớp mắt người ta sẽ nhớ nhau đến suốt đời, còn âm mưu và vị kỷ, hàng ngày chạm mặt nhau mà lòng thì xa vời vợi, cho đến một lúc nào đó cái gì đến, nó sẽ đến … Long ngồi trên tàu trở về Hà Nội, qua cầu Hạ Lý, cầu Lai Vu, cầu Phú Lương, mỗi nhịp dội của con tàu trên đường ray như để thẩm định trái tim của anh từng nhịp, từng nhịp dành cho Hà và con. Anh hiểu rõ tấm lòng của Hà và soi rất rõ trong lòng anh … Long trả lời Ngôn:
- Tao được về với Hà 3 ngày, có thể nói chưa bao giờ tao có một cái Tết ấm cúng như Tết vừa rồi.
Ngôn phấn khởi, reo lên trong máy:
- Tao cũng vậy. Có lẽ Tổng thống Mỹ giở trò ngoại giao lừa bịp, ngưng ném bom miền Bắc 37 ngày vừa rồi, chắc là … để tuyên truyền. Dịp may đó, tao được gần Hồng, tao rất hạnh phúc.
Long nói ngay:
- Đúng như vậy, mày giỏi quá, bộ đếm từng ngày hả?
- Ừ, đời lính mà mày. Chẳng thằng nào muốn chiến tranh, nhưng nếu cần đánh thì tao sẵn sàng đánh ra trò… Có điều, ngưng bom đạn 37 ngày đỡ cho bà con mình, vậy thôi
Long hỏi:
- Ngôn, mày vững tay lái chưa?
- Chẳng biết nói với mày thế nào. Làm sao mà vững được, tao bay trên Mig-17 chỉ mới hơn 200giờ. Nhưng tinh thần thì tao rất vững.
Long mát ruột, nói với Ngôn:
- Tao rất tin mày. Có lẽ, ở trong Nam, anh Tư mày nghe tin mày cưỡi mây, chắc là ảnh mừng lắm.
Ngôn hớn hở:
- Tao nói mày nghe. Má tao, em gái tao, con Lan, biết rồi. Vừa rồi, chị Yến, người yêu của anh Ba phi công Trung đoàn 919 có ra, gặp tao, chị ấy mừng lắm, chỉ nói má tao biết tao bay Mig, bả sướng lắm.
- Thì mày tính, từ đời các vua Hùng tới nay, dân mình chỉ nhìn xuống đất, mấy khi ngẩng mặt lên trời, bà già mày sướng là phải. Nói gì xa xôi, ngay tại Hà Nội, người ta nhìn anh bộ đội đeo quân hàm xanh có con chim với ánh mắt ngưỡng mộ. Đủ biết, sự xuất hiện của không quân ta trong cuộc đối mặt lịch sử này, dân mình vừa gởi gắm, vừa trao trọn niềm tin cho tụi mình.

HOMECHAT
1 | 1 | 275
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com