watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:23:3926/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục-Chương 1-4 - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục-Chương 1-4
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 9
Lâm Ấp, từ sau khi thứ sử Giao Châu là Đỗ Viện mất, không năm nào không vào cướp các quận Nhật Nam và Cửu Chân, giết hại nhiều lắm, đến nỗi Giao Châu bị hư nhược. Đầu năm Nguyên Gia -29, Dương Mại lại càng xâm lấn dữ lắm. Hoằng Văn định đi đánh, nhưng nghe tin có người sang thay mình, nên lại thôi. Đến đây (Nguyên Gia thứ 8), Lâm Ấp lại đem lực lượng toàn quốc sang cướp. Hai biên giới Nhật Nam và Cửu Chân từ đấy mới sinh ra nhiều sự rối loạn.
Lời chua - Thành Khu Lật: Ở phía Bắc nước Chiêm Thành. Theo sách Thủy Kinh chú , sông Lư Dung phát nguyên từ núi cao ở phía Nam thành Khu Lật thuộc huyện Lư Dung, quận Nhật Nam, về mặt đông chảy qua phía Bắc thành Khu Lật129 . Binh khí chiến cụ của nước Lâm Ấp để ở cả trong thành ấy. Sau này Đàn Hòa Chi từ đồn Chu Ngô, tiến quân vây Phạm Phù Long ở thành Khu Lật, tức là thành Khu Lật này.
Năm Quý Dậu (433). (Tống, năm Nguyên Gia thứ 10).
Tháng 5, mùa hạ. Vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang nhà Tống xin quản lĩnh Giao Châu. Vua Tống không cho.
Vua nước Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang cống nhà Tống, xin quản lĩnh Giao Châu. Vua Tống xuống chiếu trả lời vì cớ ở xa, không cho. Ngay năm ấy, nhà Tống dùng Hữu quân tham quân là Lý Tú Chi làm thứ sử Giao Châu.
Năm Bính Tuất (466). (Tống, năm Nguyên Gia thứ 23).
Tháng 3, mùa xuân. Nhà Tống sai thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp, thu được toàn thắng. Hòa Chi kéo quân vào kinh thành Lâm Ấp.
Trước kia, vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại tuy sai sứ sang cống hiến nhà Tống, nhưng vẫn cướp bóc Giao Châu luôn luôn. Vua Tống mới sai Đàn Hòa Chi đi đánh. Bấy giờ có người quận Nam Dương là Tông Xác, vốn là dòng dõi nhà Nho, nhưng riêng về phần Tông Xác lại thích võ nghệ, thường nói: "Muốn giong ruổi theo luồng gió, phá tan làn sóng muôn dặm". Đến khi Hòa Chi đi đánh Lâm Ấp, Tông Xác hăng hái quyết xin tòng quân: vua Tống cho Tông Xác làm chấn vũ tướng quân. Hòa Chi sai Tông Xác làm tiền phong. Phạm Dương Mại nghe tin quân Tống đã xuất phát, sai sứ dâng biểu xin trả lại những dân quận Nhật Nam trước kia đã cướp về và xin nộp một vạn cân vàng, mười vạn cân bạc. Vua Tống hạ chiếu cho Hòa Chi: "Dương Mại nếu quả thực lòng hàng phục cũng nên ưng cho quy thuận". Sau Dương Mại bị mê muội về lời can ngăn của đại thần là Đốc Tăng Đạt, nên không cho quy thuận nữa. Khi Đàn Hòa Chi đến đồn Chu Ngô, sai bọn hộ tào tham quân ở phủ thứ sử Giao Châu là Khương Trọng Cơ đi thẳng đến chỗ Dương Mại. Trọng Cơ bị Dương Mại bắt giữ lại. Đàn Hòa Chi giận lắm, tiến quân vây tướng Lâm Ấp là Phạm Phù Long ở thành Khu Lật. Dương Mại sai tướng là Phạm Côn Sa Đạt đến cứu, bị Tông Xác bí mật đem quân đón đánh, phá tan. Tháng 5, bọn Hòa Chi hạ thành Khu Lật, chém được Phù Long, nhân thắng thế, đánh vào Tượng Phố. Dương Mại đem cả quân trong nước ra đánh, và trang bị đầy đủ cho các thớt voi, trước sau không chỗ nào sơ hở. Tông Xác nói: "Nghe nói nước ngoài có giống sư tử, oai phục được trăm loài thú". Nói rồi, liền chế ra hình sư tử, để chống lại voi: quả nhiên voi sợ, chạy. Quân nước Lâm Ấp bị thua to. Vì thế, Đàn Hòa Chi đánh được nước Lâm Ấp. Dương Mại cùng với con đều chỉ chạy thoát thân. Hòa Chi lấy được của báu lạ không biết bao nhiêu mà kể, lại phá hủy những tượng đúc bằng vàng được mấy mươi vạn cân vàng. Tông Xác không lấy một thứ gì, khi về đến nhà khăn áo có vẻ tiêu điều.
Lời chua - Đàn Hòa Chi: Người đất Kim Hương thuộc Cao Bình. Đến năm Hiếu Kiến thứ 3 (456), đổi đi làm thứ sử Duyện Châu, can tội say rượu và nhũng loạn của công, bị bãi chức. Lúc bị bệnh, Hòa Chi thấy ma quỷ rợ Hồ hiện hình hành hạ, rồi chết.
Chu Ngô thú: Chu Ngô: tên huyện, từ nhà Hán về sau, thuộc quận Nhật Nam; bấy giờ ở đấy có đặt ra đồn lính thú ở phía bắc nước Chiêm Thành.
Tượng Phố: Tên huyện, ở phía tây bắc nước Chiêm Thành, vốn là huyện Tượng Lâm, về đời án, thuộc quận Nhật Nam. Đến đời Tùy, năm Đại Nghiệp -11 đổi thuộc về quận Lâm Ấp.
Tượng người vàng: Theo Tống thư, tục Lâm Ấp theo đạo Ni Kiền130 , đúc tượng người vàng người bạc, to đến mười vòng131 .
Năm Mậu Thân (468). (Tống, Minh đế, năm Thái Thủy thứ 4).
Tháng 3, mùa xuân. Người Giao Châu là Lý Trường Nhân chiếm giữ châu trị, tự xưng là Thứ sử.
Trước đây, nhà Tống dùng Lưu Mục làm Thứ sử Giao Châu. Lưu Mục bị bệnh chết. Người trong châu là Lý Trường Nhân giết những bộ thuộc của Lưu Mục đem từ Trung Quốc sang, rồi chiếm giữ đất Giao Châu làm phản, tự xưng làm Thứ sử. Nhà Tống lại dùng Nam Khang tướng là Lưu Bột làm Thứ sử Giao Châu. Khi Lưu Bột đến nơi, bị Trường Nhân chống cự lại; chưa được bao lâu, Lưu Bột mất. Nhân thế Trường Nhân sai sứ xin hàng, tự giáng chức mình xuống làm người chấp hành công việc Giao Châu. Vua Tống y cho.
Năm Kỷ Mùi (479). (Tống, Thuận đế, năm Thăng Minh thứ 3; Tề, Cao đế, năm Kiến Nguyên thứ 1).
Tháng 7, mùa thu. Nhà Tề dùng Lý Thúc Hiến là Thứ sử Giao Châu.
Thúc Hiến là em họ Trường Nhân. Trước kia, Trường Nhân mất, Thúc Hiến, do chân quyền Thái thú Vũ Bình, lên thay Trường Nhân, lĩnh việc Giao Châu. Vì hiệu lệnh của mình chưa được thi hành, nên sai sứ sang nhà Tống xin làm thứ sử. Nhà Tống dùng Thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán làm Thứ sử Giao Châu và cho Thúc Hiến làm Ninh viễn quân tư mã, giữ chức thái thú hai quận Tân Xương và Vũ Bình. Khi Thúc Hiến đã nhận được lệnh triều Tống, dân chúng vui lòng phục tùng. Thúc Hiến liền đem quân giữ nơi
hiểm yếu, không nhận Thẩm Hoán sang nhậm chức; Thẩm Hoán phải lưu lại Uất Lâm rồi chết ở đấy. Nhà Tề cho ngay Thúc Hiến làm thứ sử, để vỗ về đất miền Nam cho được yên ổn.
Lời chua - Tân Xương, Vũ Bình: Đều xem thuộc Ngô, năm Kiến Hành thứ ba. (Tb.3, 15).
Năm Ất Sửu (485). (Tề, Vũ đế, năm Vĩnh Minh thứ 3).
Lý Thúc Hiến đi đường tắt sang chầu nước Tề.
Bấy giờ Thúc Hiến đã phụng mạng nhà Tề làm thứ sử, nhưng không cống hiến gì cả. Tháng giêng mùa xuân năm ấy, nhà Tề dùng đại tư nông là Lưu Khải làm thứ sử, điều động quân các quận Nam Khang, Lư Lăng và Thủy Hưng sang đánh. Thúc Hiến sai sứ xin bãi binh, dâng mũ đâu mâu bằng bạc nguyên cất, đủ dùng cho hai mươi đội, và lông công để trang sức. Vua nước Tề không nghe. Thúc Hiến sợ bị Lưu Khải đánh úp, mới đi đường tắt từ Tương Châu sang châu nước Tề132 . Còn Lưu Khải thì vào trấn giữ Giao Châu.
Lời bàn của Ngô [Thì] Sĩ - Do việc này ta nhận thấy hình pháp nước Tề thực là sai hỏng. Thúc Hiến là họ với kẻ bạn thần, lân la xin làm chức châu mục. Khi uy lệnh chưa thi hành được thì xin với Tề cho làm thứ sử; khi đã nhận được mệnh triều đình, thì lại chống cự thứ sử Thẩm Hoán ở Uất Lâm. Thế mà, Tề đối với Thúc Hiến khi chống cự lại, thì lại thực thụ cho làm thứ sử. Khi đã được nhà Tề trao cho cờ lệnh và ấn phù, Thúc Hiến lại thôi không cống hiến nữa. Đến khi Lưu Khải lĩnh mệnh sang đánh, nhà Tề lại để cho Thúc Hiến đi tắt vào chầu. Sau đó cũng không nghe nói nhà Tề tuyên bố tội trạng Thúc Hiến. Việc Đăng Chi xảy ra sau này cũng thế. Thưởng, phạt như vậy thì làm thế nào cho lòng người phục tùng và tỏ rõ được thể thống một nước? Lời chua - Nam Khang, Lư Lăng, Thủy Hưng: Nam Khang và Lư Lăng, hai quận này thuộc Giang Châu. Quận Thủy Hưng thuộc Tương Châu.
Tương Châu: Là Kinh Châu xưa, nhà Tấn chia đất 8 quận làm Tương Châu; nay thuộc đạo Hồ Nam.
Năm Mậu Thìn (488). (Tề, năm Vĩnh Minh thứ 6).
Tháng 6, mùa hạ. Nhà Tề dùng Thái thú Thủy Hưng là Phòng Pháp Thừa làm thứ sử Giao Châu.
Năm Canh Ngọ (490). (Tề, năm Vĩnh Minh thứ 8). Tháng 10, mùa đông. Trưởng sử133 Giao Châu là Phục Đăng Chi bắt giam thứ sử Phòng Pháp Thừa. Nhà Tề cho Đăng Chi làm thứ sử.
Trước kia, nhà Tề cho Pháp Thừa sang thay Lưu Khải. Pháp Thừa đến trấn, mượn cớ ốm đau, không trông nom đến việc quan, chỉ thích đọc sách. Vì thế, trưởng sử Phục Đăng Chi chuyên quyền, tự tiện thay đổi tướng và quan lại, không cho Pháp Thừa biết. Lục sự Phòng Quý Văn đem việc ấy nói với Pháp Thừa. Pháp Thừa giận lắm, bắt giam Đăng Chi vào ngục đến hơn mười ngày. Đăng Chi đút lót cho em rể Pháp Thừa là Thôi Cảnh Thúc, nên được thả. Sau khi ở ngục ra, Đăng Chi đem quân thuộc dưới quyền mình đánh úp châu lỵ, bắt Pháp Thừa, bảo Pháp Thừa rằng: "Sứ quân134 đã là người có bệnh hay yếu đau, không nên làm việc nhọc mệt". Hắn giam lỏng Pháp Thừa ở một nhà riêng. Pháp Thừa không có việc gì, lại đến nói với Đăng Chi cho sách để đọc. Đăng Chi trả lời: "Sứ quân nghỉ ngơi yên tĩnh, còn sợ bệnh lên cơn, lại còn xem sách thế nào được?". Rồi không cho sách. Đăng Chi liền tâu với triều Tề rằng Pháp Thừa bị bệnh tim, không thể trông nom việc quan được. Nhà Tề lại dùng Đăng Chi làm thứ sử Giao Châu. Pháp Thừa về đến Ngũ Lĩnh thì chết.
Năm Ất Dậu (505). (Lương, Vũ đế, năm Thiên Giám thứ 4).
Tháng 2, mùa xuân. Thứ sử Giao Châu nhà Tề là Lý Khải chiếm giữ Giao Châu, chống lại nhà Lương, bị trưởng sử Lý Tắc giết chết.
Lý Khải thay Đăng Chi làm thứ sử. Khải thấy nhà Lương mới được nhà Tề truyền ngôi vua cho, bèn giữ Giao Châu, chống lại nhà Lương. Đến đây, Lý Tắc đem quân giết Lý Khải. Nhà Lương dùng Lý Tắc làm thứ sử Giao Châu.
Lời cẩn án - Lý Khải , Sử cũ chép lầm là Lý Nguyên Khải . Năm Bính Thân (516). (Lương, năm Thiên Giám thứ 15).
Tháng 11, mùa đông. Thứ sử Giao Châu nhà Lương là Lý Tắc đánh dư đảng của Lý Khải là bọn Nguyễn Tôn Hiếu, chém được Tôn Hiếu, dẹp yên được đất Giao Châu. Nhà Lương tha hết tội cho tất cả người theo đảng làm loạn ở Giao Châu.
Lời chua - Tôn Hiếu: Sử cũ chép lầm là Tôn Lão.
Năm Quý Mão (523). (Lương, năm Phổ Thông thứ 4).
Nhà Lương chia đất Giao Châu, đặt ra Ái Châu.
Theo Sử ký của Ngô [Thì] Sĩ, từ đời Hán trở về sau, cho đơn vị châu kiêm quản các quận. Suốt đời Lục triều135 vẫn theo như thế, hễ gọi là Giao Châu tức là lỵ sở của thứ sử, thống lĩnh cả Thái thú bảy quận; các quận thú không được gọi là châu.
Lời chua - Ái Châu: Tức là đất quận Cửu Chân.
Từ đây trở lên, nước ta bị thuộc về Tây Hán, Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương. Kể từ Tân Mùi, thuộc Hán, Vũ đế, Nguyên Phong thứ 1 (110 tr.c.ng.) đến năm Canh Thân, thuộc Lương, Vũ đế, Đại Đồng thứ 6 (540), cộng sáu trăm bốn mươi chín năm -430.
Chú thích:
93 Danh từ văn hiến ở đây theo nghĩa cũ: văn là sách vở học hành; hiến là nhiều người hiền tài, tức là một nước có một nền văn minh cổ.
94 Bản in Cm. tránh tên húy Tự Đức, chép đổi là Thời , theo sách Toàn thư và Sử ký đều in là "Thì", nay cải chính cho đúng âm.
95 Nguyên văn chép là "nhục đản", nghĩa là không mặc áo, để mình trần, xin chịu tội chết.
96 Lữ Đại từ chối không nhận việc anh em Sĩ Huy cởi trần chịu tội, mà bảo mặc áo lại.
97 Mỗi khi triều đình đặc mệnh viên quan nào đi ra nước ngoài được giữ toàn quyền hành động mọi việc, thì giao cho phù tiết để làm tin.
98 Làm chúa một phương, uy quyền cũng như vua các chư hầu. Chữ "mục" nghĩa đen là chăn dắt, người giữ chức châu mục có nhiệm vụ chăn dắt dân trong địa phương mình.
99 Nhà Ngô đổi tên quận Hợp Phố làm Châu Quan. Thành cũ quận Châu Quan ở phía nam huyện Hợp Phố thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ. Xem thêm Lời chua của Cm. ở sau.
100 Ý nói nơi xa xôi ngoài Trung Quốc.
101 Một chức quan huyện ghi chép công lao mọi người.
102 Xem chú thích chữ "mục" ở trang 137.
103 Xem chú thích chữ "phương bá" ở trên (Tb.2, 16).
104 Vương kỷ là đô thành thiên tử, ngoài vương kỳ cứ năm trăm dặm chia ra một khu vực gọi là phục, có hầu phục, điện phục, tuy phục, yêu phục và hoang phục. Như thế là hoang phục ở xa vương kỷ 2500 dặm, vì những khu vực này dầu ở xa vẫn phải thần phục thiên tử, nên gọi là "phục".
105 Theo Hán văn, chữ "Ẩu" có hai nghĩa: a) tiếng gọi chung các bà già, có ý tôn kính, thí dụ: bà mẹ đại thần nhà Hán được tôn gọi là Vạn Thạch Ẩu; b) nghĩa cũng như Ẩu chiếu, là bảo vệ nhi đồng. Theo Thanh Hóa kỷ thắng (t.65) của Vương Duy Trinh, bà Triệu tức là Lệ Hải Bà vương, họ Triệu, húy Trinh, tiểu tư là Nữ Ẩu, là em gái Triệu Quốc Đạt.
106 Trưng Trắc và Trưng Nhị -14.
107 Theo sách Trung Quốc, có nhiều nơi gọi là "Phu nhân thành", nhưng thành Phu nhân nói đây là ngôi thành ở Tây bắc huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, do chuyện sau đây trong Tấn thư : "Khi Chu Tự đóng quân ở Tương Dương, có Phù Phi đem quân đến đánh. Lúc đó bà mẹ Tự là Hàn Thị lên mặt thành, đi bộ xem xét. Bà bảo rằng góc Tây bắc là nơi sẽ bị đánh trước. Bà đem các tì thiếp và phụ nữ ở trong thành ra đắp thêm một cái thành ở dốc thành cũ, để chống cự với giặc. Khi giặc đánh Tây bắc, thành cũ quả nhiên bị vỡ, quân đội cố giữ ở nơi thành mới, quân Phù Phi đánh không được, phải rút đi. Vì thế người Tương Dương gọi thành ấy là "Phu nhân thành" ( Từ Hải , trang 367).
108 Theo Đường thư , Bình Dương công chúa là con gái Đường Cao Tổ. Chồng công chúa là Sài Thiệu cũng là một tay võ tướng. Khi Cao Tổ bình định thiên hạ, Bình Dương công chúa đứng ra chiêu mộ dân chúng, lập một đội quân có tới bảy vạn, thanh thế ngang với quân họ Sài. Cả hai đội quân cùng kéo vào kinh đô cùng giúp Cao Tổ, cho nên thời đó người ta gọi đội quân của Bình Dương công chúa là Nương tử quân . ( Từ Hải , trang 386).
109 Kinh đô của nhà Ngô.
110 Tên cũ của Kiến Nghiệp, do nhà Tần đặt.
111 Cây kích dài, một thứ binh khí xưa.
112 Gấm bản thổ.
113 Xem chú thích ở trang 140.
114 Xem chú thích chữ "phù tiết" ở trang 136.
115 Xem chú thích chữ "mục" ở trang 139.
116 Nay Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên, Tiên Hưng thuộc tỉnh Thái Bình.
117 Chỉ Vương Cơ.
118 Quan chuyên coi về việc binh.
119 Chỉ các chúa Nguyễn từ Nguyễn Hoàng đến Duệ Tông, Nguyễn Phúc Thuần.
120 Triều Nguyễn.
121 Ba triều đại Hạ, Thương, Chu (Tam Đại) đều đóng đô ở khoảng đất giữa Lạc Thủy và Hoàng Hà, khi bắt đầu dự định đóng đô ở nơi nào thì dùng ngọc thổ khuê để suy trắc, dùng rùa thần để bói. Chu công Đán khi bói về địa thế ở Lạc Thủy có nói: "Ta đã bói phía Đông Giản Thủy, cũng chỉ có Lạc Thủy là cắn mực. Vì thế ta mới sai người vẽ địa đồ Lạc Thủy và dâng lời bói lên vua". Kinh thư , (thiên Lạc cáo ).
122 Ba triều đại Hạ, Thương, Chu (Tam Đại) đều đóng đô ở khoảng đất giữa Lạc Thủy và Hoàng Hà, khi bắt đầu dự định đóng đô ở nơi nào thì dùng ngọc thổ khuê để suy trắc, dùng rùa thần để bói. Chu công Đán khi bói về địa thế ở Lạc Thủy có nói: "Ta đã bói phía Đông Giản Thủy, cũng chỉ có Lạc Thủy là cắn mực. Vì thế ta mới sai người vẽ địa đồ Lạc Thủy và dâng lời bói lên vua". Kinh thư , (thiên Lạc cáo ).
123 Cửa ải Hải Vân ở trên đỉnh núi Hải Vân, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên, lập ra từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826), đằng trước cửa ải có khắc ba chữ "Hải Vân quan", đằng sau cửa ải khắc 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", có quân lính canh giữ, có kính thiên lý để chiếu trông ra ngoài biển. Tàu thuyền muốn vào cửa biển Đà Nẵng, trước hết phải báo ở cửa ải này. Năm 1836, Minh Mạng đúc chín cái đỉnh, lấy hình cửa ải này đúc vào "dụ đỉnh" (tên một trong chín cái đỉnh). Đèo Hải Vân rất hiểm, người đi phải như vượn leo, chim chuyền, mới có thể vượt qua được. Chân đèo liền với bãi biển, ở đây có hang dơi. Tương truyền: ngày trước, chỗ hang dơi, có sóng thần, làm thuyền bè bị đắm, nên ngạn ngữ có câu: "Đi bộ thì sợ Hải Vân, đi thủy thì sợ sóng thần hang dơi". ( Đại nam nhất thống chí , mục Sơn xuyên và Quan tấn phủ Thừa Thiên, quyển 2, tờ 25 và 48).
124 Ở giữa địa phận huyện Bình Chính tỉnh Quảng Bình và huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, núi non chồng chập, kéo dài từ đất liền đến bãi biển, trông như một bức tường thành. Đèo Ngang là nơi hiểm yếu giữa hai miền Nam và Bắc. Giữa thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình) bảo Nguyễn Hoàng: "Hoành sơn thất đái, khả dĩ vạn đại dung thân" (một dải Hoành Sơn, có thể dung thân được muôn đời), tức là chỗ này. Năm 1836, Minh Mạng đúc chín cái đỉnh, lấy hình núi này đúc vào "huyền đỉnh". (Sách dẫn trên, mục Sơn xuyên tỉnh Quảng Bình, quyển 8 tờ 20).
125 Ở địa phận huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, hình thế khúc khuỷu quanh co, thác ghềnh phục ngầm ở dưới nước, rất là hiểm trở. Gia Long có đặt tấn thủ để phòng ngự, có 3 đội quân đi tuần ngoài biển và hộ vệ thuyền quan khi ra khi vào. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834) dựng vọng lâu ở trấn sở, có kính thiên lý để dò xét tàu thuyền ngoài khơi. Khi đúc chín cái đỉnh, Minh Mạng cho vẽ hình thế cửa Thuận này đúc vào "nghị đỉnh". (Sách dẫn trên, mục Quan tấn phủ Thừa Thiên, quyển 2, tờ 50).
126 Ở địa phận huyện Hương Trà, thế núi gồ ghề hùng vĩ, trông như hình kho lúc, nên gọi là Thương Sơn. Trên chót có giếng nước rất trong. Thương Sơn là một núi vừa đẹp vừa lạ. Khi đúc chín cái đỉnh, Minh Mạng lấy hình núi này đúc vào "chương đỉnh" (Sách dẫn trên, mục Sơn xuyên phủ Thừa Thiên, quyển 2, tờ 21).
127 Xem Toàn thư , Ngoại kỷ, 4, 8b.
127 Kinh đô nhà Tấn.
128 Công văn của cơ quan để ở trong hai mảnh ván gỗ. Xem thêm lời chua của Cương mục ở dưới.
129 Đây là dịch đúng nguyên văn dẫn trong Cương mục , không biết Cương mục dùng bản Thủy kinh chú nào. Nay theo bản Thủy kinh chú hiệu đính đời Kiền Long thì thấy như sau "Ở huyện Lư Dung thuộc quận Nhật Nam. Sông Lư Dung phát nguyên ở phía tây nam, miền núi cao ở phía nam thành Khu Túc. Phía nam các núi dài liên tiếp, ở phía Tây Thiên chướng lĩnh, có sông Lư Dung chảy ra, đi lẩn vào khe núi, vòng ra phía Bắc Tây vệ, rồi đi sang Đông qua phía Bắc thành Khu Túc rồi lại sang Đông" (c.33, trang 50).
130 Ni Kiền hay Ni Kiện, một tên riêng của Ấn Độ dùng để gọi phái đạo gia tu luyện khổ hạnh, nghĩa là thoát ly sự bó buộc của tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới). Phái này tu luyện bằng cách ở trần truồng, lấy tro than trát vào thân thể. Vì thân thể trần truồng không biết hổ thẹn, nên Kinh Phật gọi phái này là "vô tâm ngoại đạo". Môn đồ ngoại đạo ấy gọi là "Ni Kiện tử". ( Từ Hải trang 446).
131 Dịch nghĩa nguyên văn là chữ "thập vi". Chữ "vi" là danh từ hình học, tính vòng tròn. Có nhiều thuyết: một thuyết nói 5 tấc là một vi; một thuyết nói 3 tấc; lại một thuyết nữa nói một ôm là một vi. ( Từ Hải trang 306).
132 Nhà Tề lúc đó đóng đô ở Kiến Nghiệp, tức là Nam Kinh hiện nay.
133 Một chức có từ đời Hán, liền dưới thừa tớng. Về đời Lục triều, trưởng sử là chức quan đứng đầu các quan giúp việc một thứ sử. Chức ấy cũng tương tự chức trưởng phòng hiện nay. ( Từ Hải , trang 1399).
134 Chỉ Phòng Pháp Thừa.
135 Theo Tống Sử , truyện Trương Thủ , Lục triều là danh từ gọi gộp cả mấy triều đại của Trung Quốc: Ngô -58, Đông Tấn -103, Tề -23, Lương -54, Trần -32. Sáu triều đại này kế tiếp nhau đóng đô ở Kiến Khang, tức Nam Kinh bây giờ.

HOMECHAT
1 | 1 | 213
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com