watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:21:0826/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Hoàng Đế Cuối Cùng- Chương 1-11 - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Hoàng Đế Cuối Cùng- Chương 1-11
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 15
“Đã nhiền lần trong lịch sử, dân tộc Trung Hoa cao quý đã phải làm nô lệ cho các giống dân mọi rợ phương bắc. Cuối cùng ngày nay kinh đô Bắc Kinh đã phục hồi lại cho một chính phủ của người Trung Hoa. Long Hổ cường thịnh sẽ trấn giữ đế đô. Thần dân hôm nay đến đây để dâng cho Hoàng Đế chiến thắng mới của dân tộc. Cầu nguyện nơi yên nghỉ của Hoàng Đế sẽ đời đời xanh tươi nhờ biến cố ngày hôm nay, và cầu mong tấm gương sáng của Hoàng Đế sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sắp tới. Cúi xin anh linh Hoàng Đế chấp nhận lễ vật này.”

NHỮNG ƯU ĐÃI DÀNH CHO THANH TRIỀU
SAU KHI PHỔ NGHI THOÁI VỊ


Các sử gia có thể cho rằng Thanh Triều đã rất khôn ngoan khi chấp thuận để Phổ Nghi thoái vị, từ bỏ quyền chính trị tuyệt đối của một thiên tử. Có lẽ Hội Đồng Quý Tộc Mãn Thanh nghĩ rằng sự thoái vị sẽ tránh được sự can thiệp của ngoại bang, tránh được sự phân chia Trung Hoa làm hai quốc gia, và cũng bảo đảm được quyền lợi của giới quý tộc Mãn Thanh. Kết quả cuối cùng cho thấy quyền lợi của người Mãn được bảo đảm, nhưng sự thoái vị của Phổ Nghi vẫn không giúp Trung Hoa thoát khỏi một cuộc nội chiến và sự can thiệp của ngoại bang. Kể từ khi nhà Thanh sụp đổ, Trung Hoa rơi vào tình trạng hỗn loạn triền miên, và cuối cùng cảnh hỗn loạn tại Trung Hoa đã mời gọi sự can thiệp của ngoại quốc, khởi đầu là người Nhật tại phía nam Vạn Lý Trường Thành.

Bình thường một triều đại mới ít khi đối xử đẹp với triều đại cũ. Khi một hoàng đế dựng nghiệp bằng cách lật đổ một triều đại khác thì thường tìm cách chu diệt tất cả dòng họ của ông vua cũ để trừ hậu hoạ. Nhưng hoàn cảnh của Phổ Nghi là một trường hợp rất đặc biệt, khiến cho nhà vua được hưởng một quy chế chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa.

Các đạo dụ thoái vị của Phổ Nghi được viết trên những cuộn lụa mầu vàng. Đạo dụ giải thích rằng Hoàng Đế quyết định thoái vị vì quyền lợi của quốc gia và quần chúng. Quốc gia thực sự là một đại gia đình trong đó Thiên Tử là cha mẹ và quần chúng là con cái. Trong đạo dụ, Thái Hậu đã đại diện cho Phổ Nghi, không những tuyên cáo sự thoái vị của ấu chúa, mà còn long trọng muốn thành lập một nước Cộng Hoà Trung Hoa. Đạo dụ bắt đầu như sau:

“Vì hậu quả của cuộc nổi dậy của quân đội Cộng Hoà, có sự ủng hộ của các tỉnh, đã khiến Đế Quốc Trung Hoa chìm đắm trong cảnh máu lửa và thần dân rơi vào cảnh khốn cùng. Chính thể của một nước một ngày không định thì nhân dân không được yên. Nay quyền cai trị quốc gia trở thành việc làm chung của dân chúng toàn quốc. Một chính thể Cộng Hoà Lập Hiến sẽ được thiết lập, trước nhất là để thoả mãn lòng mong đợi của trăm họ, sau nữa là cho hợp với ý nghĩa “Thiên hạ là của chung“ của thánh hiền ngày trước.

Làm thế nào chúng ta có thể đi ngược lại ý nguyện của hàng trăm triệu con dân mong ước cho sự vinh quang của một gia đình? Do đó, sau khi cứu xét khuynh hướng của hiện tại và nghiên cứu quan điểm của quần chúng, triều đình và Hoàng Đế quyết định trao quyền lực quốc gia tối cao vào tay dân chúng, và muốn có một hình thức chính phủ theo hiến pháp. Như vậy, triều đình quyết định chấp nhận ban hành theo ý muốn của một quần chúng đã mệt mỏi vì cảnh hỗn loạn vô chính phủ, và mong ước có hoà bình, để tạo phúc lợi cho dân chúng Trung Hoa.”

Đạo dụ kêu gọi phải thiết lập một nước Cộng Hoà Trung Hoa vĩ đại bằng cách kết hợp cả năm giống dân, gồm Mãn Châu, Hán Tộc, Mông Cổ, Hồi Hồi và Tây Tạng, và giữ nguyên lãnh thổ hiện hữu.

Đạo dụ thứ hai chú trọng đến cách đối sử lịch sự với người Mãn Châu. Nhân vụ tàn sát người Mãn Châu tại Tây An Phủ, đạo dụ kêu gọi dân chúng hãy bỏ mọi thành kiến và dị biệt về sắc tộc. Đạo dụ cũng bầy tỏ mối quan tâm của Thanh triều về việc đối xử với các vị vua khai sáng ra nhà Đại Thanh, và đòi hỏi tân chính phủ phải chịu trách nhiệm về “việc tế tự trước các đền thờ và các lăng tẩm của các cựu Hoàng Đế nhà Đại Thanh, và phải xây lăng tẩm cho vị Hoàng Đế cuối cùng nhà Thanh đã từ trần là vua Quang Tự.”

Đối với Phổ Nghi thì đạo dụ thứ hai đã xác định rõ ràng như sau: “Ta, đương kim Hoàng Đế, sẽ chỉ từ bỏ quyền lực chính trị của ta mà thôi, còn danh hiệu Hoàng Đế của ta vẫn phải được giữ nguyên vẹn như cũ.” Như vậy số phận của ông vua sáu tuổi đã được minh định. Phổ Nghi chỉ không hành sử quyền Thiên Tử mà thôi, nhưng vẫn giữ các tước hiệu Hoàng Đế như cũ. Thanh triều cố ý chờ thời cơ để có thể xoay chuyển phục hồi lại được triều đình nhà Đại Thanh. Đạo dụ tiếp tục:

“Hoàng Đế nhà Đại Thanh tuyên cáo thành lập một chính thể Cộng Hòa, và nước Cộng Hoà Trung Hoa phải nghiêm chỉnh thực thi những điều kiện ưu đãi dưới đây đối với Hoàng Đế:

1. Phải coi Phổ Nghi như là một vị nguyên thủ quốc gia.
2. Hàng năm phải cung ứng cho Phổ Nghi một ngân khoản 4 triệu quan.
3. Phổ Nghi vẫn được sống trong Cấm Thành như cũ.
4. Giữ tôn hiệu nhà Thanh khi tiếp xúc với nước ngoài.
5. Bảo hộ lăng miếu nhà Đại Thanh.
6. Các tước Vương Công vẫn được thế tập như trước.
7. Người Hoàng tộc không phải đi lính.
8. Tài sản của người Mãn Châu phải được bảo đảm.
9. Chính thể Cộng Hoà hứa tôn trọng và bảo vệ tài sản của Phổ Nghi.

Phổ Nghi vẫn được dùng vệ sĩ như trước, nhưng không được bổ nhiệm thêm thái giám nữa. Chế độ thái giám phải được bãi bỏ. Như vậy Phổ Nghi thoái vị nhưng vẫn giữ được ngai vàng, một trường hợp chưa từng xảy ra trong lịch sử. Phổ Nghi không bị giết hoặc bị đi đầy như các ông vua thất thế khác. Tuy nhiên đây là một sản phẩm trong đó cả ba phe liên hệ đều có lợi. Trước hết Tôn Văn đạt được lý tưởng phản Thanh, thành lập được nước Trung Hoa Dân Quốc, tránh được nội chiến, và sự can thiệp bất lợi của ngoại bang. Phổ Nghi vẫn giữ được ngai vàng mặc dù vô quyền, nhưng cánh cửa trở lại ngôi thên tử vẫn hé mở, và giới quý tộc nhà Thanh vẫn hy vọng một sự trở lại.

Riêng dối với Viên Thế Khải thì đây là một thắng lợi to lớn cho tham vọng làm hoàng đế của họ Viên. Viên Thế Khải muốn lưu giữ một chế độ Hoàng Gia để sau này gặp dịp thuận lợi sẽ tái lập lại chế độ Quân Chủ mà không gây ngỡ ngàng cho quần chúng.

Ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau khi Phổ Nghi thoái vị thì một số gia đình hoàng gia và giới quý tộc đã phải ẩn lánh trong các khu vực ngoại giao tại Bắc Kinh. Một số khác thì trốn vào các khu vực Tô Giới thuộc quyền quản trị của các nước Tây Phương tại Thiên Tân. Thuần Thân Vương, thân phụ của Phổ Nghi cũng trở về nhà riêng. Trong khi đó Viên Thế Khải bỗng trở thành nhân vật quan trọng nhất trên chính trường, vừa là Tể Tướng của nhà Đại Thanh vừa là Tổng Thống lâm thời của nước Trung Hoa Dân Quốc.

Phổ Nghi coi như bị giam lỏng bên trong Cấm Thành và sống hết tuổi trẻ bên trong những bức tường cao và những lâu đài mái cong mầu vàng. Lịch sử đôi khi có những trùng hợp lạ lùng. Năm 1644 vị hoàng đế đầu tiên của nhà Đại Thanh là Thuận Trị lên ngôi vào lúc 6 tuổi, và năm 1912 vị hoàng đế cuối cùng của nhà Đại Thanh thoái vị cũng vào năm 6 tuổi.

Khi Phổ Nghi thoái vị rồi thì Tôn Văn nhường chức Đại Tổng Thống cho Viên Thế Khải. Tôn Văn sai Thái Nguyên Bồi lên mời Viên Thế Khải xuống Nam Kinh nhận chức. Viên Thế Khải không muốn rời khỏi nơi hùng cứ của mình nên bí mật sai một nhóm binh sĩ do Tào Côn chỉ huy nổi loạn. Thái Nguyên Bồi sợ miền Bắc có biến nên đề nghị Viên Thế Khải tuyên thệ chịu chức tại Bắc Kinh. Viên Thế Khải lập chính phủ mới và dời chính phủ từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Tôn Văn được Viên Thế Khải bổ nhiệm làm bộ trưởng hoả xa. Bây giờ Viên Thế Khải chia xẻ Cấm Thành với Phổ Nghi, vì một phần của Cấm Thành dùng làm dinh Tổng Thống.

Ấn tượng lâu dài nhất của Phổ Nghi là mầu vàng chói. Cả cái thế giới chung quanh cậu bé sáu tuổi này là thuần một mầu vàng, mầu của hoàng đế. Chính Phổ Nghi cũng đã kể lại: “Bất cứ khi nào tôi nhớ lại tuổi thơ ấu thì trí óc tôi thấy đầy một màn sương mầu vàng.“ Cung điện cũng sơn mầu vàng, từ mái cho tới sàn. Quần áo, giường gối tất cả đều mầu vàng, ngay cả đến chén đĩa ăn uống cũng mầu vàng. Mầu vàng vốn được coi là mầu hoàng gia của người Trung Hoa, nguyên do là vì văn minh Trung Hoa khởi đầu từ những lớp phù sa mầu vàng của sông Hoàng Hà. Từ lâu chỉ nhà vua mới được dùng mầu vàng, và bất cứ một người nào khác dùng mầu này đều bị trừng phạt.

Phổ Nghi hàng ngày chỉ chơi đùa với các thái giám, cho đến năm lên bảy tuổi thì mới được chơi đùa với các trẻ con khác, đó là người em trai tên là Phổ Kiệt và một người em gái. Phổ Kiệt sau này là một đồng chí đứng cạnh Phổ Nghi trong suốt những năm tháng thăng trầm sôi nổi của Phổ Nghi. Tuy nhiên tuổi trẻ của Phổ Nghi trong Cấm Thành lúc nào cũng bị bao vây bởi một đoàn thái giám đông đảo.

Việc học của Phổ Nghi bắt đầu từ lúc sáu tuổi và do một nhóm sư phó giảng dậy. Các sư phó của Phổ Nghi không được phép ngồi trước mặt Phổ Nghi và cũng không được phép khen ngợi Phổ Nghi. Các vị sư phó thường nhắc tới gương các ông vua thời trước, chẳng hạn như: “Hoàng Đế Càn Long bằng tuổi Ngài học giỏi hơn.” Phổ Nghi lúc nào cũng phải cố gắng tranh đua với các vị tiên đế. Phổ Nghi cũng học cả tiếng Mãn Châu. Nhưng Phổ Nghi không phải là người học trò gương mẫu, mà trái lại thường giả vờ đau ốm để bỏ học.

Về sau ý thức được vai trò của mình, Phổ Nghi mong ước trở thành một vị hoàng đế danh tiếng. Nhưng những sách vở khác nhau làm cậu bé hoang mang. Trong khi sách Khổng Tử dạy thần dân phải trung thành với vua, thì sách Mạnh Tử dạy “Dân vi qúy“ hoặc “Nếu vua coi thần dân như cỏ rác thì thần dân phải coi vua như kẻ thù.“

Lúc Phổ Nghi được tám tuổi, để khuyến khích Phổ Nghi học hành hăng hái hơn  nên người ta mở rộng lớp học, cho cả Phổ Kiệt và một số trẻ con khác đồng lứa tuổi được học chung với Phổ Nghi. Mỗi sáng Phổ Nghi ngồi kiệu tới lớp học. Thường các vị sư phụ và các trẻ con khác tới trước để chờ đợi Phổ Nghi. Khi Phổ Nghi vào tới lớp, các vị sư phụ phải khấu đầu chào Phổ Nghi, và các trẻ con khác phải quỳ gối xuống. Sau đó các học sinh được ngồi vào bàn. Phổ Nghi ngồi đầu bàn về hướng Bắc và hướng mặt về phía Nam. Cách ngồi như thế có thể là lý do theo thiên văn, vì khi ngồi quay về hướng Nam, nhà vua có thể theo dõi được sự chuyển động của mặt trời.

Phổ Nghi không học về toán và khoa học như trẻ con ngày nay, mà chỉ học về nước cổ Trung Hoa, các lý thuyết âm dương, Ngũ Hành: Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, và các nghi lễ một vị hoàng đế thường làm. Một sự học mơ hồ cả về địa lý đến nỗi Phổ Nghi không biết Bắc Kinh nằm đâu tại Trung Hoa và lúa gạo được trồng như thế nào. Năm Phổ Nghi lên 13 tuổi, các vị sư phó quyết định rằng Phổ Nghi cần phải học ngoại ngữ và Anh Ngữ được chọn cho Phổ Nghi vì sự phổ quát của Anh Ngữ, và cũng vì thiện cảm đối với người Hoa Kỳ không xâm lăng Trung Hoa.

HOMECHAT
1 | 1 | 299
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com