watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:45:1902/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > 20 Nữ Nhân Trung Quốc - Trang 6
Chỉ mục bài viết
20 Nữ Nhân Trung Quốc
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 24
Ngày thi đến...Bọn giám khảo tham ô nên ra câu thi:

"Bất nguyện văn chương quán thiên hạ, chỉ nguyện văn chương trúng khảo quan".

Nghĩa là:
"Chẳng mong văn chương hơn mọi người, chỉ mong sao hợp ý quan trường".

Chỉ trong chốc lát, Lý Bạch đã làm xong quyển thi nộp.

Dương Quốc Trung xem qua thấy Lý Bạch bèn lấy bút son gạch chéo, đánh hỏng, rồi chỉ vào mặt Lý Bạch nói:
- Văn chương như ngươi chỉ đáng mài mực để hầu người...
Cao Lực Sĩ cũng nói theo:
- Hạng ấy chỉ đáng tháo giầy, xỏ tất mà thôi.
Nói xong đuổi Lý Bạch ra khỏi trường thi.
Lý Bạch uất hận về kể với Hạ Chi Chương rằng:
- Nếu sau này, tôi có quyền thế, quyết bắt Dương Quốc Trung  mài mực và Cao Lực Sĩ tháo giày.
Hạ Chi Chương khuyên giải:
- Hiền đệ chớ nản lòng, hãy cứ ở lại chờ kì thi sau, may ra gặp khảo quan thanh liêm chính trực, chừng ấy bảng hổ đề tên cũng chưa muộn.
Lý Bạch nghe theo. Từ đó hai người tri kỷ, lúc vọng nguyệt, lúc ngao du không nhắc gì đến chuyện thi cử nữa.

Bỗng một hôm, có sứ giả nước Phiên đến dâng thư, vua Huyền Tông lâm triều, truyền cho sứ giả dâng thư, và khiến Hạ Chi Chương mở ra xem trước long án.

Hạ Chi Chương mở thư nhưng không dọc được chữ nào cả.
Huyền Tông giận phán:
- Trong triều bao nhiêu người bảng vàng bia đá, lộc cả quyền cao, lúc bình thường thì khua môi múa mép, đến lúc hữu sự thì nín tiếng câm hơi. Trẫm hạn cho sáu ngày nếu không đọc được bức thư của Phiên quốc thì trẫm sẽ cắt chức hết.
Về nhà, Hạ Chi Chương buồn bực kể lại cho Lý Bạch nghe. Lý Bạch cười nói:
- Có lẽ cũng chẳng khó lắm.
Sáng hôm sau, Hạ Chi Chương vào triều thật sớm, tâu vua:
- Muôn tâu bệ hạ, muốn đọc Phiên thư, theo hạ thần phải mời một người là Lý Bạch,học rộng tài cao.
Nhà vua hỏi:
- Lý Bạch hiện nay ở đâu?
- Tâu bệ hạ, hiện đang ở nhà hạ thần.
Vua Huyền Tông cho người đến ngay dinh Hạ Chi Chương để mời Lý Bạch:
Sứ gải đi một lúc, về tâu:
- Tâu bệ hạ, hạ thần đã đến mời Lý Bạch, song Lý Bạch không chịu yết kiến, viện lẽ là kẻ vô tài kém đức, không dám vào triều kiến bệ hạ.
Nhà vua hỏi Hạ Chi Chương:
- Sao Lý Bạch không chịu phụng chiếu?
Hạ Chi Chương thưa:
- Tâu bệ hạ, năm trước Lý Bạch đi thi vào trường thì bị khảo quan đánh hỏng đuổi ra khỏi trường. Nay áo vải vào triều nên hổ thẹn. Vậy xin bệ hạ rộng ban ân huệ, thế nào Lý Bạch cũng sẽ phụng chiếu.

Huyền Tông sai người đến phong chức Học vi Tiến sĩ cấp đệ cho Lý Bạch, lại cấp đai vàng, bào tía, hốt ngà, mũ gấm.
Hạ Chi Chương còn khuyên Lý Bạch:
- Nay thiên tử đã có lòng ái mộ hiền tài, vậy hiền đệ đừng vì tị hiềm lũ tham quan mà lỡ dịp may.

Bạch vâng lời, theo Hạ Chi Chương vào triều bái yết.
Huyền Tông thấy Bạch cốt cách đoan trang. tuấn tú như vị tiên giáng thế, trong lòng thầm ưa, phán rằng:
- Nay có thư Phiên quốc đưa đến, cả triều thần không ai đọc nổi, vậy triệu khanh đến.
Lý Bạch tâu:
- Tâu bệ hạ, khoa thi vừa qua tài năng của thần chưa đủ làm vừa ý khảo quan thì dám đâu mong làm vừa lòng bệ hạ.
- Xem tướng mạo của khanh, trẫm đã phần nào đoán biết được tài năng của khanh đến bực nào rồi.

Trước mặt quần thần, Lý Bạch mở thư đọc to:

"Đại Khả Độc nước Bột Hải gửi Đường Triều khẩn khán:
Từ khi người chiếm nước Cao Ly đến nay, hai biên giới tiếp liền, binh sĩ hai bên nhiều lần gây hấn. Bản quốc không thể nhẫn nại trước hành động của quân gia Đường quốc nữa, nên sai sứ đến Đường Triều. Nếu thuận thì đem tất cả một trăm bảy mươi sáu thành của Cao Ly nhường lại cho bản quốc, bản quốc cũng có những tặng phẩm sau đây phụng tặng: nai Hanh Sơn, Vóc Nam Hải, trống Bành Thành, hươu Phù Dư, lợn Trịnh Hiệt, ngựa Suất Tân, lụa Ốc Châu, cá Vị Đà, mận Cửu Lộ, lê Lạc Ty.
Nếu không nghe theo, bản quốc sẽ cho tiến binh,chừng ấy máu dây ngàn dặm, ăn năn thì đã muộn. Chớ trách bản quốc không cho biết trước".


Huyền Tông nghe xong cho sứ Phiên ra quán nghỉ, và hỏi văn võ bá quan:
- Nay Phiên Vương ngạo mạn doạ chiếm đoạt Cao Ly, vậy các khanh có cách gì chế ngự không?
Các quan im bặt.
Hạ Tri Chương tâu:
- Tâu bệ hạ, xin thử hỏi Thái Bạch có cao kiến gì chăng?
Huyền Tông hỏi Lý Bạch. Họ Lý tâu:
- Việc này không có gì đáng để bệ hạ phải nhọc lòng. Ngày mai, xin cho đòi sứ Phiên Vương vào triều, hạ thần sẽ viết một phong thư bằng chữ phiên trả lời, cho chúng một bài học, bắt chúng phải phục tùng.
Huyền Tông hỏi:
- Trong thư chúng tự xưng là Khả Độc, vậy Khả Độc là người nào?
Lý Bạch tâu:
- Khả Độc là vua nước Bột Hải.

Thấy Lý Bạch đối đáp thông suốt, vua Huyền Tông bèn phong cho Bạch làm Hàn lâm đại học sĩ, lại truyền ban yến tại điện Kim Loan, cho phép Lý Bạch tự do uống rượu không phải gò bó vào nghi lễ. Bạch uống rượu say, nhà vua sai thị vệ đỡ nằm trên điện.
Sáng hôm sau, vua Huyền Tông ra chầu, Lý Bạch vẫn còn chưa tỉnh.
Nội thị lay gọi, Lý Bạch vẫn nằm. Nhà vua sai bếp nấu canh giải rượu cho Lý Bạch, rồi tự mình cầm thìa khuấy cho mau nguội.

Lý Bạch uống xong mấy thìa canh, trong người tỉnh hẳn.
Một lúc sau, Phiên sứ vào triều kiến, Lý Bạch đứng bên vua, cầm bức thư của Phiên sứ đọc to, không lầm một chữ nào.
Phiên sứ thấy thế vẻ mặt hoảng sợ vô cùng.
Lý Bạch nói:
- Nhà ngươi là sứ một nước nhỏ lại dám vô lễ với thiên triều, lẽ ra phải xử tội.Tuy nhiên, thánh thượng rộng lượng bao dung, vậy ngươi hãy phục sẵn dưới thềm chờ nghe chiếu chỉ.
Huyền Tông cho đặt giấy bút bên ngự toạ, và sai mang đôn gấm lên đặt trước ngự toạ để Lý Bạch thoả chiếu.

Lý Bạch tâu:
- Giày của hạ thần không được thanh khiết cho lắm,e phạm đến Thánh thượng, vậy xin bệ hạ cho thần cởi giày đi tất không, để lên điện ngọc.
Vua Huyền Tông nghe nói, đang định truyền bọn nội thị lên cởi giày cho Lý Bạch, nhưng họ Lý tâu thêm:
- Hạ thần có một lời cúi xin bệ hạ tha cho tội cuồng vọng này.
- Được, khanh muốn gì cứ việc, trẫm không chấp trách.
Lý Bạch tâu:
- Ngày trước hạ thần vào thi, bị Thái sư Dương Quốc Trung và Thái úy Cao Lực Sĩ đánh hỏng. Nay hai người đó có mặt ở đây làm cho văn khí hạ thần bị bế tắc.

Vậy muốn cho văn ý được phấn khởi, rửa nhục cho triều đình, cúi xin bệ hạ cho Thái Úy tháo giầy và Thái sư mài mực.

Vua Huyền Tông sửng sốt, nhưng không biết phải làm sao, đành truyền chỉ bắt Dương Quốc Trung mài mực và Cao Lực Sĩ tháo giầy cho Lý Bạch. Hai người đành phải cúi đầu tuân lệnh. Lý Bạch bèn ngồi trên đôn gấm múa bút viết thư:
Thảo xong thư, Lý Bạch dâng lên nhà vua. Huyền Tông thấy tự tích không khác gì bức thư của Phiên bang, rất đẹp ý.
Rồi truyền cho Phiên sứ nghe chỉ:

Trước ngự toạ, Lý Bạch cao giọng đọc chiếu thư:
"Hoàng đế thiên triều dụ cho Khả Độc nước Bột Hải biết:Trước đây Thạch Noãn đầu phục, Đà Long lại hàng. Bản triều theo mệnh trời mà lập ngôi Hoàng đế, lấy đức vỗ về bốn phương, lấy oai trị vì thiên hạ, binh hùng tướng mạnh, các nước lân cận đều khiếp oai. Điệt Lợi bội thề nên bị bắt, Tán Phổ khiếp vía phải đầu hàng, Tán La, Thiên Trúc, Ba Tư hàng năm phải dâng cống lễ; Lâm Ấp, Cốt Lợi, Nệ Đà La đều sợ uy thế mà chẳng dám giở trò đao binh.
Cao Ly vì trái ý thiên triều nên bị thiên triều hỏi tội, tấm gương ấy cũng đáng cho các ngươi soi. Bột hải chỉ là một nước phụ thuộc của Cao Ly, đem so sánh với Trung Quốc chỉ là một quận bé nhỏ. Binh tướng lương thực có bao nhiêu mà dám châu chấu đá voi. Nếu nghịch mạng trời ắt không khỏi tội.
Nay Thiên Triều đức trọng ơn dầy, lấy lời nhân nghĩa dung thứ cho kẻ cuồng si; vậy khuyên Khả Độc mau sớm tỉnh ngộ, xưng thần nộp cống. Ví như cãi lệnh sẽ xương phơi đầy núi, máu chảy thành sông, mua cười cho thiên hạ.
Nay dụ".

Vua Huyền Tông nghe đọc, vô cùng khoan khoái, truyền cho nội giám trao chiếu chỉ cho sứ Phiên.
Khi ra đến cửa Ngọ Môn, sứ Phiên hỏi Hạ Tri Chương:
-Người thảo chiếu làm chức gì trong triều mà khiến Thái sư mà mực, thái Úy tháo giầy như thế?
Hạ Tri Chương đáp:
- Người ấy họ Lý tên Bạch, được phong chức Hàn lâm đại học sĩ. Đấy là một bặc thần tiên trên trời sai xuống để giúp Thiên Triều.
Phiên sứ về đến kinh đô tâu lên vua Bột Hải rõ. Khả Độc nghe nói có thần tiên giáng trần giúp sức nên khiếp sợ, vội vã viết thư sai người đem lễ vật triều cống như trước.
Vì vậy, vua Huyền Tông trọng đãi Lý Bạch vô cùng hậu, muốn gia phong cho Lý Bạch thêm chức tước, nhưng Lý Bạch thưa:
- Tâu Bệ hạ, đối với hạ thần không gì thích thú bằng tiêu dao nhàn hạ,cúi xin bệ hạ cho thần giữ chức học sĩ, du ngoạn khắp nơi, hễ gặp rượu ngon là uống là muôn vàn đội ơn rồi.
Lúc bấy giờ, hoàng cung đến mùa mẫu đơn đua nở, khoe sắc đủ màu. Hoa này cảu Dương Châu đem hiến, gồm bốn thứ là: Đại Hồng, Thâm Tử, Thiển Hồng và Thông Bạch.
Vua Huyền Tông truyền rời những hoa ấy đến điện Trầm Hương để ngắm cùng phi, thưởng hoa dưới nguyệt, lại đòi bọn đệ tử Lê Viên đến để hoà nhạc cho vui.
Vì chán nghe những bản nhạc cũ, nên vua phán rằng:
- Ngắm cung phi, xem hoa đẹp, không nên nghe mãi những khúc nhạc cổ nhàm tai mãi.
Vua truyền một con hát nổi tiếng là Lý Quy Niên đến triệu Lý Bạch vào cung.
Lý Quy Niên tìm mãi mới thấy Lý Bạch đang say mèm trong quán rượu.
Lý Bạch ngủ ly bì, chẳng kể đến lệnh vua chúa...
Lý Quy Niên thấy thế, gọi tùy tùng leo lên lầu khiêng Lý Bạch xuống rồi đặt lên lưng ngựa, đỡ hai bên, cho ngựa chở thẳng về trước lầu Ngũ Phượng, vào tâu cho vua Huyền Tông rõ.
Nhà vua đặc cách cho Lý Bạch được đi ngựa thẳng vào điện Trầm Hương, rồi cùng các Quý Phi lên lầu.
Vào đến điện Trầm Hương, Lý Bạch vẫn còn say mê mệt.
Quý Phi tâu:
- Thần thiếp nghe người ta nói nước lạnh có thể giải rượu được.
Vua liền sai thị vệ đem khăn nước lạnh đặt vào đầu Lý Bạch. Lý Bạch tỉnh rượu vội vàng quỳ mọp xuống đất xin tha tội.

Nhà vua đỡ Lý Bạch dậy và nói:
- Nay trẫm cùng Phi tử thưởng hoa, muốn có khúc nhạc mới, nên triệu khanh đến viết khúc ca theo điệu thanh bình.
Thấy bút mực đã đặt sẵn trước mặt, Lý Bạch bèn viết thơ ngay:

I.
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng
Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng dao đài nguyệt hạ phùng.
Tạm dịch:
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây,
Hiên sương phơ phất gió xuân bay.
Nếu không gặp gỡ trên Quần Ngọc,
Dưới nguyệt Dao Đài sẽ gặp ai.

II
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.

Tạm dịch:
Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương,
Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương.
Hỏi nơi cung Hán ai người giống ?
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.

III.
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Trường đắc quân vương đới tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.

Tạm dịch:
Hoa trời, sắc nước thảy đều vui,
Luôn được vua trông với nụ cười.
Mối hận gió xuân bay thoảng hết,
Bên đình, thơ thẩn tựa hiên chơi.
Lý Bạch viết xong dâng lên, Huyền Tông thấy ý tứ tuyệt trần, trong lòng phơi phới, truyền cho Lý Quy Niên theo điệu mà hát.

Quý Phi lạy tạ ơn vua đã chiếu cố đến mình.
Huyền Tông nói:
- Không phải tạ ơn trẫm, khanh nên tạ ơn học sĩ mới phải.
Quý Phi lấy chén ngọc rót đầy chén rượu, sai cung nữ mời Lý Bạch.
Từ đó trong cung lúc nào có yến tiệc cũng mời Lý Bạch đến. Quý Phi yêu mến Lý Bạch khác thường, mối tình tài tử giai nhân chớm nở.
Nhưng nhà thơ tài hoa có vẻ lạnh nhạt trước mối tình thầm kín ấy, Quý Phi yêu mà không được yêu lại nên bực mình sinh ra thù oán.
Lúc bấy giờ có Cao Lực Sĩ lòng dạ vốn ấp ủ mối thù với Lý Bạch bắt tháo giày thuở nọ. Một hôm Cao Lực Sĩ hỏi Quý Phi:
- Bài thơ của Lý Bạch lẽ ra Quý Phi nên ghét mới phải, cớ sao lại khen ngợi thế?
Quý Phi hỏi:
- Tại sao nhà ngươi cho là phải oán ghét?
Cao Lực Sĩ nói:
- Câu: "Khả lân Phi Yến ỷ tân trang" hàm một ý châm biếm vô cùng. Chắc nương nương cũng hiểu rõ Triệu Phi Yến khi xưa là bậc hậu phi của vua Hán Thành đế, được nhà vua quý chuộng hơn cả. Phi Yến lại say mê Xích Phượng và cùng người ấy tư thông. Chẳng may vua Thành đế biết được, bắt gặp Xích Phượng trong tủ áo, đem giết ngay trước mặt Phi Yến. Nay Lý Bạch đem Phi Yến sánh ngang với nương nương thì đó chính là một lời nhạo báng bóng bảy.

Thuở ấy, Quý Phi, Huyền Tông nhận An Lộc Sơn làm con nuôi cho tự do vào cung. An Lộc Sơn và Quý Phi ngang tuổi nhau. Có lần một ngày Quý Phi ba lần thân hành tắm rửa cho con nuôi trước mặt Huyền Tông, mà nhà vua cũng không nói gì cả.

Quý Phi thấy có lý bèn tâu với Huyền Tông rằng Lý Bạch ngạo nghễ không giữ nghi lễ quân vương.
Lý Bạch biết Cao Lực Sĩ và Quý Phi có ý nói xấu mình, nên xin vua cho đi rong chơi sông núi.
Huyền Tông an ủi:
- Khanh là kẻ có tài năng lỗi lạc, thanh bạch. Nay tạm cho khangh đuược toại nguyện. Vậy khanh có cần gì trẫm sẽ ban cấp cho.
Lý Bạch tâu:
- Hạ thần không cần gì cả, ngoài một món tiền để uống rượu thôi.
Do đó, vua Huyền Tông cho Lý Bạch một đạo chỉ dụ, đi đến đâu  uống rượu cũng không phải trả tiền. Số tiền ấy sẽ do ngân khố thanh toán.

Nhà vua lại ban thêm vàng bạc, mũ áo và cấp cho mười hai người tùy tùng đi theo.

HOMECHAT
1 | 1 | 258
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com