watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:05:0929/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > NƯỚC NGOÀI > Sử Ký Tư Mã Thiên - Trang 36
Chỉ mục bài viết
Sử Ký Tư Mã Thiên
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Tất cả các trang
Trang 36 trong tổng số 41

Lịch Sinh, Lục Giả Liệt Truyện

Lịch Sinh tên là Tự Cơ người làng Cao Dương, huyện Trần Lưu. Thích đọc sách, nhà nghèo không có nghề gì kiếm ăn, làm người coi cổng ở làng. Nhưng những người tai mắt và hiền tài trong huyện không ai dám sai bảo như đầy tớ. Người trong huyện đều gọi là người cuồng.
2. Đến khi Trần Thắng, Hạng Lương nổi lên, các tướng đi cướp đất qua làng Cao Dương mấy chục người. Lịch Sinh hỏi các viên tướng thấy họ đều là những người câu nệ, thích cái lễ vụn vặt, tự phụ, tự đắc, không thể nghe những lời rộng lượng, Lịch Sinh bèn giấu mình thật kín. Về sau, nghe tin Bái công cầm quân cướp đất ở ngoài thành Trân lưu. Kỵ sĩ ở dưới cờ Bái Công trên là Thích là người ở trong làng Lịch Sinh. Bái Công thượng hỏi những người hào kiệt và kẻ sĩ hiền tài trong làng xóm. Kỵ sĩ về, Lịch Sinh gặp, nói:
- Tôi nghe nói Bái Công ngạo mạn, khinh người, có nhiều mưu lớn, đó chính là người tôi muốn theo, nhưng không có ai tiến cử cho. Khi ông về gặp Bái Công, nhờ ông nói giúp “Trong làng của tôi có Lịch Sinh, tuổi hơn sáu mươi, cao tám thước. Người đời ai cũng bảo ông ta là anh cuồng. Ông ta tự nói: “Ta không phải người cuồng”.
Kỵ sĩ nói:
- Bái Công không thích đạo Nho. Thấy những người khách nào đội mũi nhà Nho đến Bái Công liền giật mũ đai vào trong. Khi nói với người ta thường mắng nhiếc, không thể lấy tư cách nhà nho mà thuyết phục ông ta được.
Lịch Sinh nói:
- Ông cứ nói.

Kỵ sĩ lúc rỗi rãi nói lại đúng như lời Lịch Sinh đã dặn.
Bái Công đến Cao Dương dừng lại ở nhà trạm, sai người mời Lịch Sinh. Lịch Sinh đến, vào yết kiến. Lúc bấy giờ, Bái Công đang ngồi xổm trên giường, sai hai người con gái rửa chân để tiếp Lịch Sinh. Lịch Sinh vào chỉ vái dài mà không lạy, nói:
- Túc hạ muốn giúp Tần đánh chư hầu sao? Hay là muốn cầm đầu chư hầu đánh bại Tần?
Bái Công mắng:
- Thằng khốn nạn! Thiên hạ đều khổ cực vì nhà Tần đã lâu rồi, cho nên chư hầu mới kéo nhau đi đánh Tần. Sao mày lại bảo tao giúp Tần đánh chư hầu?
Lịch Sinh nói:
- Nếu thật tình muốn họp bè đảng, tập hợp nghĩa binh giết nhà Tần vô đạo thì không nên ngồi xổm mà tiếp bậc trưởng giả.
Bái Công bèn thôi không rửa chân, đứng dậy, sửa áo, mời Lịch Sinh ngồi ghế trên, xin lỗi. Lịch Sinh nhân đấy nói thời liên hoành, hợp tung của sáu nước. Bái Công mừng rỡ, cho Lịch Sinh ăn, hỏi:
- Bấy giờ kế phải làm như thế nào?
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ cầm toán quân ô hợp thu một đạo binh tán loạn không đầy một vạn người mà muốn đánh thẳng vào nước Tần mạnh, đó là cái người ta nói “Sờ vào miệng hổ” đấy. Trần Lưu là nơi then chốt của thiên hạ, giao thông với bốn phía, không có gì hiểm trở, trong lúc này trong thành lại chứa nhiều thóc. Thần quen quan lệnh ở đấy, xin được phép bảo ông ta đầu hàng túc hạ. Nếu ông ta không nghe, túc hạ đem binh đánh, thần sẽ làm nội ứng.
Bái Công bèn sai Lịch Sinh đi. Bái Công đem quân theo. Bèn lấy được Trần Lưu, phong Lịch Tự Cơ làm Quảng Dã Quản. Lịch Sinh nói với em là Lịch Thương  sai cầm đầu mấy ngàn người theo Bái Công đi về hướng Tây Nam cướp đất. Lịch Sinh thường làm thuyết khách ruổi ngựa đi sứ các nước chư hầu.

3. Năm thứ ba nhà Hán, mùa thu, Hạng Vũ đánh Hán lấy Huỳnh Dương. Quân Hán bỏ chạy trốn, giữ đất Củng, đất Lạc. Quân Sở nghe tin Hoài Âm Hầu phá Triệu, Bành Việt mấy lần làm phản ở đất Lương, nên chia binh đến cứu. Hoài Âm Hầu lúc bấy giờ đang đi về hướng Đông đánh Tề, Hán Vương thường bị nguy khốn ở Huỳnh Dương, Thành Cao, ý muốn bỏ Thành Cao, đi về phía Đông, đóng ở đất Củng đất Lạc để chống quân Sở. Lịch Sinh bèn nói:
- Tôi nghe: “Biết cái trời của trời thìcó thể làm nên cơ nghiệp vương, không biết cái trời của trời thì không thể làm nên cơ nghiệp vương”. Nhà vua lấy dân chúng làm trời, còn dân chúng thì lấy cái ăn làm trời. Ngao Thương là nơi lâu nay chuyên chở thóc của thiên hạ đến. Tôi nghe nói ở dưới đất cất giấu thóc lúa rất nhiều. Quân Sở lấy Huỳnh Dương, không lo giữ Ngao Thương mà lại đem quân đi về hướng Đông, sai những quân lính bị đày chia nhau giữ Thành Cao. Đó là trời cho nhà Hán vậy. Nay Sở dễ lấy mà Hán lại tự vứt cái chỗ tiện lợi của mình đi, tôi trộm cho là sai. Vả lại hai sức mạnh không thể cùng sống. Sở, Hán giằng co với nhau đã lâu chưa biết ai được ai thua, trăm họ nhốn nháo, thiên hạ rối loạn, kẻ đi cày bỏ cày, đàn bà dệt vải bỏ khung cửi, lòng thiên hạ chưa định về đâu, xin túc hạ mau mau tiến quân đánh Huỳnh Dương, giữ thóc lúa Ngao Thương, chẹn lấy cái hiểm của Thành Cao, chặn con đường Thái Hàng, chiếm cửa ải Phỉ Hồ, giữ bến Bạch Mã để tỏ cho chư hầu thấy cái thế mạnh về địa hình thì thiên hạ biết họ về với ai. Trong lúc này các nước Yên và Triệu đã bình định rồi, chỉ còn nước Tề là chưa lấy được. Điền Quảng chiếm cứ một nước Tề rộng ngàn dặm, Điền Gian cầm hai mươi vạn quân đóng ở Lịch Thành, dòng dõi họ Điền hùng mạnh, lại dựa vào biển, có các sông Hà, sông Tế che chở, phía Nam gần nước Sở. Người Tề hay thay đổi dối trá, túc hạ tuy phái đạo quân mấy chục vạn, nhưng chưa thể trong vòng một năm vài tháng mà phá được. Tôi xin phụng chiếu, thuyết phục vua Tề, khiến nước Tề theo Hán làm cái rào giậu phía Đông của Hán.
Nhà vua nói:
- Hay lắm!
Bèn theo kế của Lịch Sinh, lại giữ Ngao Thương, sai Lịch Sinh du thuyết vua Tề. Lịch Sinh nói với vua Tề:
- Nhà vua có biết thiên hạ sẽ về đâu không?
- Không biết!
- Nếu nhà vua biết thiên hạ sẽ về đâu thì có thể có được nước Tề, nếu không biết thiên hạ sẽ về đâu thì sẽ không giữ được nước Tề.
Vua Tề hỏi:
- Thiên hạ sẽ về đâu?
- Về Hán.
- Tại sao ông lại nói thế?
- Hán Vương cùng Hạng Vương ra sức quay mặt về hướng Tây để đánh Tần. Theo giao ước, ai vào Hàm Dương trước thì người ấy được làm vương. Hán Vương vào Hàm Dương trước, Hạng Vương bội ước không cho Hán Vương làm vương ở đấy mà cho làm vương ở Hán Trung. Hạng Vương dời Nghĩa Đế đi rồi giết. Hán Vương nghe tin ấy, cử quân đất Thục và đất Hán; đánh Tam Tần, ra cửa quan trách tội Hạng Vũ về việc đối xử với Nghĩa Đế, thu binh thiên hạ, lập con cháu của chư hấu. Tướng nào đánh được thành bắt địch đầu hàng thì được phong hầu  thành đó, được của là chia cho binh sĩ, cùng hưởng lợi chung với thiên hạ. Những người anh hùng hào kiệt, nhân tài từ bốn phía kéo đến, thóc của Thục Hán kết thuyền từ thượng lưu đưa xuống. Hạng Vương mang cái tiếng bội ước, giết Nghĩa Đế, người ta lập được công thì Hạng Vương không hề nhớ, người ta phạm tội thì Hạng Vương không hề quên. Các tướng đánh thắng nhưng vẫn không được thưởng, lấy được thành nhưng không được phong, nếu không phải là họ hàng thì không được tin dùng. Hạng Vương khắc ấn xong lại tiếc cứ mận mê sờ mó mà không cho người ta. Khi đánh thành được của cải cứ chất đống mà không thưởng cho binh sĩ. Thiên hạ làm phản. Những người hiền tài oán giận mà không ai theo. Cho nên kẻ sĩ trong thiên hạ sẽ theo về Hán Vương, cái đó, có thể ngồi mà tính được, Hán Vương đem quân tự đất Thục và đất Hán, bình định Tam Tần, vượt qua Tây Hà, cầm binh ở Thượng Đảng, xuống Tỉnh Hình giết Thành An Quân, phía Bắc Ngụy(l) lấy ba mươi hai thành. Đó là binh của Xuy Vưu(2), không phải sức con người làm được mà là cái phúc của trời. Nay Hán Vương đã giữ được lúa của Ngao Thương, chặn lối Thành Cao hiểm trở, giữ bến Bạch Mã, chặn sườn núi Thái Hàng, nắm lấy cửa ải Phỉ Hồ. Thiên hạ ai theo sau thì sẽ bị mất trước. Nhà vua nên mau mau theo hàng Hán Vương trước đi! Như thế thì xã tắc nước Tề có thể giữ được, nếu không hàng Hán Vương thì cái cảnh nguy vong có thể đứng mà đợi nó đến.  
Điền Quảng cho là phải. Bèn nghe lời Lịch Sinh, rút quân phòng giữ ở Lịch Hạ, cùng Lịch Sinh suốt ngày đêm uống rượu say.

4. Hoài Âm Hầu nghe tin Lịch Sinh đã dùng cách thuyết phục mà lấy được hơn bảy mươi thành cửa Tề, bèn đang đêm đưa binh vào bình nguyên, đánh úp nước Tề. Vua Tề là Điền Quảng nghe tin quân Hán đã đến, cho rằng Lịch Sinh đã lừa mình bèn nói:
- Nếu nhà ngươi có thể làm cho quân Hán dừng lại thì ta sẽ cho nhà ngươi sống. Nếu ngươi làm không được thì ta sẽ nấu nhà ngươi.
Lịch Sinh nói:
- Làm việc lớn thì không xét việc nhỏ, gặp cái đức lớn thì không nhường và từ chối, sao ông không làm lại còn nói thế?(3).
Vua Tề bên nấu Lịch Sinh, đem binh chạy về hướng Đông. Năm thứ mười  hai nhà Hán, Khúc Chu Hầu Lịch Thương làm thừa tướng đem quân đánh Kình Bố có công. Khi phong cảc hầu và các công thần, Cao Tổ nghĩ đến Lịch Tự Cơ, cho nên con của Lịch Tự Cơ là Lịch Giới mấy lần cầm binh, tuy công chưa đáng phong hầu nhưng vì cha có công nên nhà vua phong Giới làm Cao Lương Hầu, về sau lại đổi làm Vũ Toại Hầu. Kế tiếp ba đời đến giữa năm đầu niên hiệu Nguyên Thú, Vũ Toại Hầu tên là Bình phạm tội giả làm chiếu của Hành Sơn Vương để lấy một trăm cân vàng, tội đáng chém ở chợ, Bình mắc bệnh mà chết, tên nước bị xóa bỏ.

1. Lục Giả là người nước Sở làm môn khách theo Cao Tổ, bình định thiên hạ nổi tiếng là người có tài biện luận. Giả ở gần nhà vua, thường đi sứ sang các chư hầu.

2. Trong thời Cao Tổ, Trung Quốc mới được bình định, viên úy Triệu Đà bình định được nước Nam Việt, nhân làm vua ở đấy. Cao Tổ sai Lục Giả phong cho Triệu Đà làm Nam Việt Vương. Lục Giả đến. Viên úy Triệu Đà bối tóc, ngồi xổm tiếp Lục Giả. Lục Giả nhân tiến lên nói với Đà:
- Túc hạ là người Trung Quốc, bà con thân thích, anh em, mồ mả ở Chân Định(4). Nay túc hạ làm trái thiên tính, bỏ đai mũ, muốn lấy cái nước Việt cô độc chống cự với thiên tử làm thành một nước địch thì tai họa sẽ đến thân đấy. Vả lại, nhà Tần bỏ mất chính sự, chư hầu hào kiệt đều  nổi lên, nhưng chỉ có Hán Vương đầu tiên vào cửa quan chiếm được Hàm Dương, Hạng Vũ bội ước tự lập làm Tây Sở Bá Vương, chư hầu đều theo ông ta, như thế có thể gọi là hùng mạnh vô cùng. Thế mà Hán Vương nổi lên từ đất Ba đất Thục, roi quất thiên hạ, cướp chư hầu rốt cục diệt được Hạng Vũ. Trong vòng năm năm đã bình định cả thiên hạ, đó không phải sức người làm được mà do ý trời. Thiên tử nghe nói nhà vua làm vua ở Nam Việt, không giúp thiên tử giết bọn bạo nghịch; các quan văn vũ muốn đem binh đến trừng trị nhà vua. Nhưng thiên tử thương trăm họ mới khó nhọc khổ sở, cho nên hãy cho họ nghỉ ngơi, sai tôi trao ấn quân vương, chặt phù, cho sứ thần đi lại. Nhà vua nên ra đón từ xa(5), quay mặt vê hướng Bắc xưng thần mới phải, thế má lại muốn lấy nước Việt mới lập, chưa bình định xong, xưng hùng xưng bá ở đây. Nếu vua Hán quả biết điều đó thì sẽ sai đào nồ đốt mả của cha ông nhà vua, diệt dòng họ, sai một viên tướng cầm mười vạn quân đến Việt. Thế thì nước Việt sẽ giết nhà vua mà đầu hàng Hán như trở bàn tay thôi.
Triệu Đà bèn hoảng hốt, ngôi thẳng, xin lỗi. Lục Sinh:
- Tôi ở Man Di đã lâu bỏ mất lễ nghĩa.
Nhân hỏi Lục Sinh:
: - Tôi so với Tiêu Hà, Tào Thàrn Hàn Tín ai giỏi hơn.
- Nhà vua có vẻ giỏi hơn?
Lại hỏi:
- Tôi so với Hoàng đế ai giỏa hơn?
Lục Sinh đáp:
- Hoàng đế nổi lên từ ấp Phong, quận Bái, trừ nhà Tần bạo ngược, giết nước Sở mạnh, vì thiên hạ hưng lợi trừ hại, nối cơ nghiệp của Tam Hoàng, Ngũ Đế, thống trị Trung Quốc. Người Trung Quốc đông kể hàng ức, đất xuống vạn dặm, ở nơi giàu có nhất trong thiên hạ, người đông, xe cộ, vạn vật giàu có, phong phú quyền chính do một nhà cai quản, từ khi trời đất tách rời nhau cho đến nay chưa hề có ai được như vậy. Nay dân của nhà vua chẳng qua vài chục vạn, đều là man di, cô độc, ở giữa nơi núi non, biển cả, cũng ví như một quận của Hán, nhà vua làm sao lại so sánh mình với Hán được!
Úy Đà cười vang nói:
- Ta không nổi lên ở Trung Quốc  cho nên làm vua ở đây thôi. Nếu ta ở Trung Quốc thì việc gì lại không được như Hán! 
Bèn rất thích Lục Sinh, giữ lại uống rượu mấy tháng, noi:
- Trong nước Việt không có ai đáng nói chuyện với tôi, khi ông đến đây, tôi ngày ngày được nghe những điều chưa được nghe.
Triệu Đà cho Lục Sinh một cái túi ngọc đáng giá ngàn vàng, lại cho một món quà khác cũng đáng giá ngàn vàng. Lục Sinh cho Úy Đà làm vua Việt, bảo ông ta xưng thần, thờ nhà Hán.

3. Giao ước xong, Lục Sinh về, Cao Tổ cả mừng, cho làm thái trung đại phu. Lục Sinh thường hay đến trước nhà vua nói chuyện Kinh Thi, Kinh Thư. Cao Đế mắng Lục Sinh:
- Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư ?
Lục Sinh nói:
- Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không? Vả chăng, các vua Thành Thang, Vũ Vương lấy được  thiên hạ một cách nghịch, nhưng lại giữ thiên hạ một cách thuận. Dùng cả văn lẫn vũ là cái thuận lâu dài. Ngày xưa, vua Ngô phù Sai, Trí Bá đều hết sức mạnh mà vẫn bị diệt vong, nhà Tần dùng hình pháp không thay đổi nên cuối cùng họ Triệu bị diệt(6). Giả sử trước đây sau khi nhà Tần đã thôn tính thiên hạ, lại thi hành nhân nghĩa, theo phép tắc của các vị thánh ngày xưa thì bệ hạ làm sao mà có được thiên hạ?
Cao Đế không vui, có vẻ hơi thẹn, bèn bảo Lục Sinh:
- Ông thử vì ta viết tại sao Tần mất thiên hạ, tại sao ta lại được thiên hạ và những nước xưa tại sao lại thành, tại sao lại bại?
Lục Giả bèn thuật qua những bằng chứng về sự tồn tại hay sự diệt vọng của một nước, tất cả mười hai thiên. Mỗi khi một thiên đưa lên, bao giờ Cao Tổ cũng khen, các quan hầu đều kêu “Vạn tuế” Gọi sách là Tân Thư.

4. Trong thời Hiếu Huệ hoàng đế, Lữ thái hậu cầm quyền chính muốn phong họ Lữ làm vương, sợ các quan đại thần có tài biện luận. Lục Giả tự xét không thể nào can được, bèn cáo bệnh xin thôi, về nhà,  cho là đất ruộng Hảo Chi tốt có thể làm nhà ở đấy. Giả có năm người con trai. Giả bèn đem số ngọc trong túi đã có được khi đi sứ ở Việt ra bán được nghìn cân vàng, chia cho mỗi người con trai ba trăm cân sai con lo làm ăn. Giả thường đi xe bốn ngựa, người đi theo ca múa gẩy đàt cầm đàn sắt có đến mười người, cầm thanh bảo kiếm giá ngàn vàng bảo người con:
- Ta giao ước với mày, khi ghé qua nhà mày thì mày cung cấp cho người và ngựa của ta ăn uống tha hồ, muốn gì cũng được, sau mười ngày lại qua nhà khác. Ta chết ở nhà ai, nhà ấy sẽ được bảo kiếm, xe cộ và những người tùy tùng.Trong một năm ta đi lại các nhà chẳng qua hai ba lần. Thường thường ta đến nhà mày, đừng để có những thức ăn không tươi, đừng ngại ta ở lâu.
Trong thời kỳ Lữ thái hậu, thái hậu phong những người họ Lữ làm vương, bọn họ Lữ chuyên quyền muốn uy hiếp vị  vua  còn nhỏ tuổi, làm nguy họ Lưu. Hữu thừa tướng là Trần Bình sợ sức mình không thể can ngăn, bị nguy đến thân, thường ngồi một mình suy nghĩ sâu xa. Lục Giả đến thăm, vào thẳng chỗ ngồi. Bấy giờ Trần thừa tướng đang suy nghĩ đăm chiêu, ỗng thấy Lục Sinh, Lục Sinh nói:
- Suy nghĩ gì mà đăm chiêu thế?
Trần Bình nói:
- Ông đoán thử tôi nghĩ gì?
Lục Sinh cười: 
- Túc hả làm hữu thưa tướng, là bậc hầu, đất phong ba vạn nhà, có thể gọi là giàu sang cùng cực không gì hơn nữa. Nhưng có điều lo  nghĩ chẳng qua lo về họ Lữ và vị vua còn nhỏ mà thôi.
Trần Bình nói:
- Đúng! Nên làm thế nào?
Lục Sinh nói:
- Khi thiên hạ yên thì người ta chú ý đến ông thừa tướng, khi thiên hạ nguy thì người ta chú ý đến ông tướng quân. Thừa tướng và tướng quân hòa hợp với nhau thì các kẻ sĩ theo, các kẻ sĩ theo thì thiên hạ tuy có biến nhưng cái quyền vẫn không bị chia xẻ. Cho nên muốn lo việc xã tắc là ở trong tay hai vị mà thôi. Tôi thường nói với quan thái thú Giáng Hầu, nhưng Giáng Hầu với tôi là chỗ bạn chơi, xem thường lời nói của tôi. Tại sao ông không đi lại vui vẻ với thái úy và liên kết thân mật với nhau?
Lục Giả giúp Trần Bình bày mấy kế về việc họ Lữ. Trần Bình dùng kế của Giả, bèn đem năm trăm cân vàng biếu Giáng Hầu làm lễ chúc thọ có đủ tiệc rượu và âm nhạc. Thái úy cũng đáp lại như vậy. Hai người này liên kết với nhau chặtchẽ, mưu của họ Lữ càng kém đi. Trần Bình bèn đem một trăm nô và tỳ, năm mươi cỗ xe, năm trăm vạn đồng tiền tặng cho Lục Sinh để làm phí tổn trong việc ăn uống. Lục Sinh lấy những thứ này đi  chơi với các công khanh ở triều đình nhà Hán, tiếng tăm lừng lẫy.   
Đến khi giết họ Lữ lập Hiếu Văn Đế, Lục Sinh cũng có công. Hiếu Văn Đế lên ngôi muốn sai người đi Nam Việt, bọn Trần thừa tướng bèn cử Lục Sinh làm thái trungđại phu qua đi sứ Triệu Đà, bảo Úy Đà bỏ xe hoàng ốc, đừng gọi mệnh lệnh của mình là  “chế” cho ông ta theo đúng nghi lễ của chư hầu. Những việc ấy Lục Giả đều làm được như ý muốn của nhà vua. Việc này chép trong phần về Nam Việt. 
Lục Sinh rốt cục chết trọn tuổi trời.
Thái sử công nói:
Đời truyền sách của Lịch Sinh thường nói sau khi Hán Vương đã lấy Tam Tần, phía Đông đánh Hạng Tịch, đem quân vào miền đất giữa đất Củng và đất Lạc, Lịch Sinh mặc áo nhà nho đến thuyết Hán Vương. Nói thế là không đúng. Ngay từ khi Bái Công chưa vào Quan Trung, chia tay với Hạng Vũ, đến Cao Dương đã gặp anh em Lịch Sinh. Tôi đọc sách Tân ngũ của Lục Sinh gồm mười hai thiên, thực là người có tài biện luận trong đời.
.......................................
(1) Đây chỉ Ngụy Báo vì Báo làm Ngụy Vương ở phía Bắc Hoàng Hà.
(2) Xuy Vưu được xem là thần chiến tranh. Đoạn này kể những chiến công của Hàn Tín (Xem Hoài Âm Hầu liệt truyện).
(3) Ý nói Lịch Sinh sẵn sàng chịu chết, sao vua Tề lại không hàng Hán mà nói chuyện đánh Hán.
(4) Thuộc nước Triệu
(5) Nguyên văn: giao nghinh. Theo nghĩa đen là đón cách nước một trăm dặm.
(6) Vua Tần họ Triệu.

Quý Bố, Loan Bố Liệt Truyện

Q uý Bố là người nước Sở, tính khí khái, thích làm việc nghĩa hiệp, nổi tiếng ở nước Sở. Hạng Tịch cho cầm quân, nhiều lần làm Hán Vương nguy khốn. Đến khi Hạng Vũ bị diệt, Cao Tổ thưởng ngàn vàng cho ai tìm được Bố, ai dám giấu trong nhà thì trị tội giết ba họ. Quý Bố trốn ở nhà họ Chu ở đất Bộc Dương. Họ Chu nói:
- Hán tìm tướng quân gấp, sắp tìm đến nhà tôi. Nếu tướng quân nghe lời thì tôi xin hiến kế, nếu không thì xin tướng quân tự sát trước.
Quý Bố bằng lòng. Họ Chu bèn cạo đầu, lấy  vòng sắt buộc vào cổ, cho mặc áo ngắn đặt ở trong xe tang cùng vài mươi người đầy tớ trong nhà đem Quý Bố đến bán cho nhà Chu Gia(l). Chu Gia biết là Quý Bố, bèn mua, cho ra đồng cày và dặn con trai:
- Việc cày ruộng thì nghe lời tên nô này, phải cùng ăn
với nó.
Chu Gia bèn lên xe một ngựa đi Lạc Dương, yết kiến Nhữ âm Hầu là Đằng Công. Đằng Công giữ Chu Gia ở lại uống rượu mấy ngày. Chu Gia nhân đây nói với Đằng Công.
- Quý Bố có tội gì lớn mà hoàng thượng tìm gấp như thế?
Đằng Công nói:
- Bố nhiều lần làm hoàng thượng nguy khốn, hoàng thượng oán ông ta cho nên nhất định muốn bắt ông ta cho kỳ được.
- Ông xem Quý Bố là người như thế nào?
Đằng Công nói:
- Là người hiền.
Chu Gia nói:
- Là tôi thì ai thờ chủ người ấy, Quý Bố theo Hạng Tịch đó chỉ là làm theo chức vụ mà thôi. Nhà vua có thể giết tất cả bầy tôi họ Hạng không? Nay hoàng thượng mới được thiên hạ, lại chỉ vì cái oán riêng của mình mà tìm bắt một người; sao lại tỏ lòng hẹp hòi với thiên hạ như thế? Vả chăng, Quý Bố hiền mà Hán lại tìm bắt ông ta gấp, thì ông ta không chạy về hướng Bắc theo Hồ cũng chạy về hướng Nam theo Việt mà thôi. Cái lối ghét người tráng sĩ để đến nỗi buộc họ phải giúp cho nước địch là điều đã khiến Ngũ Tử Tư quật roi trên mộ Bình Vương nước Sở đấy(2). Tại sao ông không nhân lúc rảnh nói với hoàng thượng?
Nhữ Âm Hầu Đằng Công vốn biết Chu Gia là người rất nghĩa hiệp, nghĩ chắc Quý Bố lánh ở nhà ông ta, bèn hứa:
- Vâng.

Nhân lúc rảnh, Đằng Công quả nhiên nói lại như ý của Chu Gia. Nhà vua bèn tha tội cho Quý Bố.
Lúc bấy giờ mọi người khen Quý Bố biết bẻ cứng thành mềm(3), Chu Gia cung vì việc ấy mà nổi tiếng ở đời. Quý Bố được mời ra yết kiến, Bố tạ tội, nhà vua cho làm lang trung.
Trong thời Hiếu Văn, Bố làm lang trung tướng. Thiền Vu có lần đưa thư làm nhục Lữ Hậu, lời lẽ thô tục. Lữ Hậu cả giận, cho mời các tướng để bàn. Thượng tướng quân Phàn Khoái nói:
- Thần xin được mười vạn quân, tung hoành ở đất Hung Nô.
Các tướng đều phụ họa theo ý của Lữ Hậu, nói:
- Phải.
Quý Bố nói:
- Phàn Khoái đáng chém! Cao Đế cầm quân hơn bốn mươi vạn, còn bị nguy khốn ở Bình Hành; nay với mươi vạn quân, Khoái làm sao có thể tung hoành ở đất Hung Nô được? Thế là nói dối trước mặt thái hậu. Vả chăng, Tần gây sự với quân Hồ thì bọn Trần Thắng nổi lên, đến nay vết thương vẫn chưa lành. Khoái lại xu nịnh trước mặt thái hậu muốn làm thiên hạ rung động.
Nhũng người trên điện lúc bấy giờ đều sợ. Thái hậu bãi triều. Sau đó không bàn đền việc đánh Hung Nô nữa.
Quý Bố làm thái thú ở Hà Đông. Thời Hiếu Văn, có người nói ông là người hiền. Hiếu Văn cho mời vào muốn cho làm Ngự sử đại phu. Lại có người nói ông ta mạnh mẽ, khi đã say thì bướng bỉnh khó gần. Quý Bố đến, ểơ tại nhà khách xá một tháng, bị bãi chức. Quý Bố nhân đấy tiến lên nói:
- Thần không có công lao. Trộm được bệ hạ thương đến, chờ tội ở Hà Đông, bệ hạ vô cớ gọi thần, chắc là có người lừa dối bệ hạ về thần. Nay thần đến, không được làm việc gì lại bãi miễn mà về. Điều này chắc là có người gian thần. Bệ hạ vì một người khe mà gọi thần đến, lại vì một người chê mà cho thần đi, thần sợ những người có kiến thức trong thiên hạ nghe thế có thể dò biết bệ hạ là người như thế nào.
Nhà vua im lặng, thẹn. Một hồi lâu, nói:
- Hà Đông là quận gần kinh đô của trẫm, cho nên riêng triệu nhà ngươi về đó thôi.

Bố từ giã về nơi làm quan cũ.
Tào Khâu Sinh người nước Sở là biện sĩ, mấy lần mượn quyền thế của những người sang để kiếm tiền, thờ bọn quý nhân Triệu Đồng(4) chơi thân với Đậu Trưởng Quân. Quý Bố nghe thấy thế gửi thư can Đậu Trưởng Quân:
- Tôi nghe nói Tào Khâu Sinh không phải là bậc trưởng giả, ông chớ chơi với hắn.
Đến khi Tào Khâu Sinh về, muốn được thư tiến cử của Đậu Trưởng Quân để ra mắt Quý Bố. Đậu Trưởng Quân nói:
- Quý tướng quân không thích túc hạ, túc hạ chớ có đến!
Tào Khâu cứ một mực xin cho được thư rồi đi. Tào Khâu cho người mang thư đến trước. Quả nhiên Quý Bố cả giận, đợi Tào Khâu. Tào Khâu đến liền vái chào Quý Bố, nói:
- Ngạn ngữ nước Sở nói: “Được trăm cân vàng không bằng một lời ừ của Quý Bố. Túc hạ làm sao được cái tiếng ấy ở giữa miền Lương, Sở? Vả chăng tôi là người Sở, túc hạ cũng là người Sở, tôi nêu cao cái danh của túc hạ ở trong thiên hạ, chẳng lẽ không có công lao gì sao? Tại sao túc hạ cự tuyệt tôi gay gắt đến thế?
Quý Bố bèn vì vậy rất vui lòng, giữ lại mấy tháng làm thượng khách, dùng hậu lễ để tiễn. Sở dĩ danh tiếng Quý Bố càng nổi là do Tào Khâu Sinh truyền bá vậy.
Em trai Quý Bố là Quý Tâm nổi tiếng dũng cảm nhất Quan Trung, đối đãi với người ta rất cung kính, cẩn thận, tính nghĩa hiệp, trong vòng mấy ngàn dặm, kẻ sĩ đều tranh nhau chết cho ông ta. Có lần giết người, trốn đến đất Ngô ẩn náu tại nhà Viên Tư, xem Viên Tư như bậc anh, xem bọn Quán Phu, Tịch Phúc(5) như em. Có lần làm trung tư mã, trung úy Chất Đô không dám không lấy lễ đối xử. Những người trẻ tuổi thường lợi dụng cái tên của Tâm để hành sự. Lúc bấy giờ Quý Tâm và Bố nổi tiếng ở Quan Trung, một người về dũng cảm, một người về tín cẩn trong ngôn ngữ(6).
Cậu của Quý Bố là Đình Công làm tướng Sở. Đình Công theo Hạng Vũ đuổi đánh và làm khốn quẫn Cao Tổ ở phía Tây Bành Thành. Binh khí ngắn chạm nhau, Cao Tổ nguy cấp quay lại nói với Đình Công:
- Hai người hiền sao lại làm khốn nhục nhau?

Đình Công bèn dẫn quân về. Hán Vương nhờ vậy được thoát. Đến khi Hạng Vương bị diệt, Đình Công yết kiến Cao Tổ. Cao Tổ đem Đình Công ra răn trong quân, nói:
- Đình Công làm tôi Hạng Vương mà bất trung, người làm cho Hạng Vương mất thiện hạ là Đình Công!
Bèn chém Đình Công, nói:
- Khiến chỏ kẻ làm tôi đời sau chớ bắt chước Đình Công.
2. Loan Bố là người Lương. Khi Lương Vương là Bành Việt còn làm người dân; thường chơi với Bố cùng khốn qua Tề làm thuê ở nhà bán rượu. Được mấy năm, Bành Việt bỏ đi đến đầm Cự Dã làm cướp, còn Bố thì bị người ta cướp bán làm nô ở đất Yên. Bố trả thù cho chủ nhà mình, tướng Yên là Tang Đồ cho làm đô úy. Về sau, Tang Đồ làm Yên Vương, cho Bố làm tướng. Đến khi Tang Đồ làm phản, Hán đánh Yên bắt Bố làm tù binh. Lương Vương là Bành Việt nghe vậy, nói với nhà vua, xin chuộc Bố làm đại phu ở Lương.
Bành Việt sai Bố đi sứ ở Tề. Bố chưa về thì Hán cho gọi Bành Việt buộc tội mưu phản giết ba họ. Sau đó bêu đầu Bành Việt ở dưới thành Lạc Dương: Lời chiếu nói: “Ai cả gan thu liệm hay xem thì bắt ngay”
Bố ở Tề về báo công việc ở dưới đầu Bành Việt, cúng và khóc. Bọn thư lại bắt Bố báo lên. Nhà vua gọi Bố đến mắng:
- Mày theo Bành Việt làm phản phải không? Ta cấm không ai được khâm liệm, mày một mình cúng hắn mà khóc, rõ ràng là mày theo Việt làm phản.
Giục dem nấu. Lúc đang đưa Bố đến vạc nước sôi. Bố quay lại nói:
- Cho nói một lời rồi sẽ chết.
Nhà vua nói:
- Ngươi nói gì?
Bố nói:
- Khi vua đang bi nguy khốn ở Bành Thành, bị bại trận ở giữa miền Huỳnh Dương, Thành Cao, nhưng Hạng Vương vẫn không sao đi về hướng Tây chỉ là có Bành Việt ở đất Lương cùng hợp tung với Hán làm khổ cho Sở. Trong lúc bấy giờ Bành Vương chỉ cần nghiêng về một bên theo Sở thì Hán bị diệt, theo Hán thì Sở bị diệt. Vả chăng khi gặp nhau ở Cai Hạ, nếu không có Bành Việt thì họ Hạng chưa đến nỗi mất. Thiên hạ đã định, Bành Vương được chặt phù, nhận đất phong cũng là muốn truyền đến vạn đời. Nay bệ hạ mới một lần bảo Lương đem binh đến, Bành Vương bị bệnh không đi được thế mà bệ hạ nghi cho là phản. Tội phản chưa thấy, lấy điều vụn vặt để giết, sợ công thần ai cũng tự cho mình sẽ nguy. Nay Bành Vương đã chết thần sống cũng không bằng chết, xin chịu nấu.

Nhà vua bèn tha tội cho Bố, cho làm đô úy.
Trong thời Hiếu Văn, Bố làm tướng quốc ở Yên, làm đến tướng quân. Bố bèn nói:
- Khốn cùng mà không nhục đến thân, nhụt mất chí thì không phải là người; phú quý mà không làm được thỏa thích ý muốn thì không phải là hiền.
Do đó, ai có ân đức với mình thì Bố báo ơn hậu; ai có oán với mình thì Bố lấy luật pháp giết hại. Khi quân Ngô làm phản. Bố có quân công nên được phong là Dư Hầu, sau lại làm tướng quốc nước Yên. Giữa đất Yên và Tề đều làm sinh từ thời Loan Bố, gói là “Đền Loan Công”. Bố chết năm thứ năm đời Cảnh Đế (năm 145 trước Công nguyên). Con là Bồn tập tước cha làm thái thường. Vì lúc tế tự ở tôn miếu không dùng súc vật đúng nghi thức nên nước bị mất.

3. Thái sử công nói:
Trước cái khí khái anh hùng của Hạng Vũ mà Quý Bố vẫn nổi tiếng dũng mãnh ở Sở, thân đã nhiều lần diệt địch, giành lấy cờ dịch, có thể gọi là tráng sĩ. Thế nhưng bị hình, chịu làm nô lệ cho người ta mà không chết. Sao mà hèn vậy? Người ấy chắc tự phụ tài mình cho nên chịu nhục mà không xấu hổ, muốn trổ cái tài của mình chưa dùng hết vậy. Cho nên rốt cuộc làm danh tướng của Hán. Người hiền thực biết trọng cái chết(7). Hạng nàng hấu, vợ lẽ hèn hạ cảm khái tự sát không phải có can đảm đâu. Họ không nghĩ được kế gì khác đó thôi! Loan Bố khóc Bành Việt, nhảy vào vạc nước sôi như về nhà. Người ấy thực biết chỗ phải chết không xem trọng cái chết. Dù người liệt sĩ thời xưa cũng làm sao hơn được.
............................................................................
(l) Xem Du hiệp liệt truyện.
(2) Cha và anh Ngũ Tử Tư bị Sở Bình Vương giết. Tử Tư bỏ trốn sang Ngô đem quân đánh tan quân Sở lấy roi quất thây Bình Vương cho hả cơn giận. Đây nói quất trên mộ là nói bóng.
(3) Ý nói: chịu khuất phục, cạo trọc đầu làm nô lệ.
(4) Triệu Đồng là hoạn quan tên là Đàm; nhân vì tác giả kiêng tên cha nên tác giả viết Đồng.
(5) Xem Ngụy Kỳ Hầu, Vũ An Hầu liệt truyện.
(6) Nguyên văn: Một người về dũng, một người về “ừ”. Ý nói Quý Bố đả ừ là làm.
(7) Tác giả mượn Quý Bố mà bày tỏ tâm sự của mình: Quý Bố nổi tiếng tráng sĩ nhưng chịu làm nô lệ không tự sát, không phải là hèn nhát. Có nhiều cái chết khác nhau. Có cái chết của liệt sĩ như Loan Bố nhảy vào vạc nước sôi như về nhà, có cái chết, vì không có đường thoát của bọn nàng hầu, vợ lẽ.

HOMECHAT
1 | 1 | 302
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com