watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:24:0826/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Tiếng Nói
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Tiếng Nói

Tác giả: Anh Đức

Vào một tối thứ bảy, anh Tư Lợi thình lình ghé nhà tôi. Vừa ngồi xuống ghế anh vừa nói:
- Hổm rày tính tạt lại ông, mà bê bối quá. Bữa nay ghé ông chơi, nhơ thể hỏi mượn cuốn sách..
Tôi hơi ngạc nhiên, kể từ lúc ra mở cửa cho anh Tư Lợi vào. Bửi tuy giữa tôi với anh vốn là anh bạn thân, hồi kháng chiến từng ở chung một cơ quan, nhưng từ sau giải phóng về thành phố, do công tác khác nhau, thỉnh thoảng chúng tôi mới gặp nhau. Hơn nữa, anh Tư Lợi bây giờ làm bí thư đảng ở một quận, quả thiệt anh rất ít có thì giờ thả rễu tới chỗ này chỗ nọ, ngồi chơi, uống trà, nói chuyện như trước. Trong thâm tâm, tôi không hề có ý trách anh về điều đó, trái lại nghĩ còn thương anh, vì thấy mình còn khỏe hơn anh nhiều. Bảo cái nghề viết lách này khỏe thì tôi dám chắc là không khỏe rồi, bởi nó cực khổ ở chỗ không ít lần ngồi vào trước trang giấy trắng, lắm lúc tôi có cảm tưởng như mình sắp sửa phải lặn lội vượt qua cả một hoang mạc, nhưng thành thật mà nói cũng còn có chỗ xen kẽ, cũng có lúc được thư thả, ung dung.
Tôi bắt đầu tráng rửa ấm chén để pha trà. Anh Tư Lợi nhấc cái ấm đất của tôi lên, ngắm nghía rồi nói:
- Hằng ngày ông vẫn uống trà đôi ba cữ bằng cái ấm nghề này, chớ tôi thì bây giờ uống trà toàn bằng bình tích bự bự ở cơ quan. Có trà ngon pha cũng uổng, nó cứ loảng le ra. Bữa tối nào rảnh rảnh ở nhà, mới pha được ấm nhỏ..
Tôi tính lấy trà trong hộp bỏ vô ấm, bỗng anh Tư ngăn lại. Anh lôi ra từ trong cặp một cái gói bọc giấy kính có buộc dây đỏ rất đẹp:
- Uổng thử trà này coi, móc câu thứ thiệt đó nghen.
- Vậy hả, để thử coi!
Tôi bỏ vô ấm nhỏ, cái thứ trà mà anh Tư Lợi đưa, rồi châm nước. Lát sau, tôi rót ra chung, tợp thử một tợp. Tôi chóp chép lướm môi, nhận ra ngay rằng đây là thứ trà búp Thái Nguyên. Thứ trà này rất nhỏ cánh, và cánh cong cong như hình móc câu. Màu trà không sẫm đậm mà anh ánh cái sắc vàng ngả xanh. Tôi gật gù:
- Trà ngon đấy, ông mua ở đâu giỏi vậy?
- Đâu có mua, người ta cho..
Anh Tư Lợi đáp rồi cười cười:
- Cũng tại cái thứ trà ngon này mà mới đây tôi bị ông già "quần" cho một trận..
- ủa, sao kỳ vậy, nghe nói ông già cũng sành trà lắm mà?
Anh Tư Lợi bảo:
- Cũng không phai vấn đề trà, để từ từ tôi kể cho ông nghe, nếu như buổi tối nay ông rảnh..
- Thì cứ ngồi chơi nói chuyện, tối nay tôi có làm gì đâu!
Tôi nói với anh Tư Lợi, và linh cảm thấy bữa nay anh ghé nhà tôi hình như có một nguyên cớ nào đó. Phần tôi, được nghe chuyện của anh, một người bạn thân cũ giờ đang làm bí thư cả một quận, một người mà tôi vốn quí và tin, thì còn gì bằng. Thật chẳng khác mình được tiếp giáp với một đầu mối dẫn về các đường phố, ngõ phố, nơi hàng chục vạn con người đang sống, lao động, đấu tranh để vươn tới.
Nhưng rồi tôi không được nghe anh nói về những chuyện đó bao nhiêu, mà lại được nghe anh nói về một chuyện khác.
- Ông cũng biết rồi, từ lúc ba tôi nghỉ hưu, thì ổng ra ở hẳn ngoại ô, trên An Phú, với con cháu. Con cháu này năm nay mười bảy, con của anh hai tôi. Ba má nó đều hy sinh dưới địa đạo Củ Chi, vì bị Mỹ càn, chặn địa đạo lại thành khúc rồi bơm hơi ngạt xuống. Vụ đó thì ông cũng đã nghe. Vợ chồng tôi năn nỉ ba tôi về ở chung với tụi tôi nhiều lần nhưng ba tôi không chịu. Ba tôi nói phải chi còn trẻ như tôi thì ổng còn ở phố được, chớ bây giờ già rồi ở trong phố ổng cảm thấy ngột ngạt, cứ riêng cái vụ xe hơi, xe xích lô máy chạy xịt khói tùm lum là ổng thấy mệt rồi. Cái miếng đất trên An Phú sát bờ sông Sài Gòn là của nhà nước cấp cho ba tôi, tuy chỉ có vài công, nhưng đã có sẵn chút ít cây ăn trái như xoài, mít, mận. Phần đất còn lại đủ trồng thêm rau cải, đào vài cái ao nuôi cá. Nhà thì nhỏ thôi, nhưng gọn gàng vén khéo, và suốt ngày gió sông thổi lộng, mát mẻ. Khi ba tôi và con nhỏ cháu về đó thì cảnh vật hết sức hoang tàn. Người chủ cũ có ngôi nhà lớn trên phố đã bỏ ra nước ngoài năm 75, để lại miếng vườn um tùm cỏ mọc đó cùng ngôi nhà nhỏ thủng mái và cửa đã bị tháo dỡ hết. Nhờ sự trợ lực của tôi, ngôi nhà được lắp cửa, mái thủng được lợp lại. Gọi là trợ lực, thiệt tình nghe cũng ngượng. Kỳ thực, là tôi nhờ anh em ở phòng nhà đất quận của tôi tiếp lo, chớ nào nói ngay, tôi có bỏ ra một ngày công, một đồng bạc nào đâu. Anh em họ còn tính làm thêm nhiều tiện nghi khác nữa, nhưng ba tôi liền tốp lại, bảo vậy là được rồi, và ổng yêu cầu được thanh toán mọi chi phí cho cuộc sửa chữa. Điều này khiến cho tôi bật ngật, mà anh em ở phòng nhà đất cũng không ngờ. Thiệt ra hồi năm đó, vật liệu công xá còn rẻ, tính gộp tất cả không tới hai ngàn đồng. Tôi và anh em coi chi phí đó đâu có nhằm nhè gì, tính chèn nhét lướt qua hoặc giả quy vô khoản giúp đỡ gia đình đồng chí cấp ủy gặp khó khăn thì cũng ổn. Vậy nhưng ba tôi không chịu, coi việc đó là việc phải tính. Ba tôi ôn tồn trình bày với anh em ở phòng nhà đất rằng ổng chỉ bỏ ra có phân nửa tiền túi, còn phân nửa thì Ban Tổ Chức Thành ủy đã cho. Cuối cùng ba tôi giao tiền, lấy biên lai hẳn hoi. Sự việc đó xảy ra thoạt tiên khiến cho tôi có ý nghĩ rằng ba tôi về già đã bắt đầu hơi lẩm cẩm. Tôi nghĩ có đáng gì đâu kia chứ, chỉ là ráp mấy cánh cửa, lợp lại mấy chỗ dột, tính ra không bằng một góc của một cuộc tiệc liên hoan mà ở quận tôi lai rai tháng nào cũng có. Nhưng sau đó ít lâu, một đêm vào mùng ngủ, vợ tôi bảo vừa rồi ba tôi có nói với vợ tôi như sau: "Con à, sự gì cũng phải rõ ràng, không thể nhập nhằng được. Cái vụ sửa nhà đó, lẽ ra ba không để chỗ quận thằng Lợi làm, ngặt nó đã kêu anh em làm, thì thôi. Nhưng làm rồi thì phải tính. Bây giờ nó được Đảng giao trọng trách, làm một việc gì dù là nhỏ cũng không được mù mờ. Anh em, cô bác người ta ngó vô, thấy mình hơi lạng quạng, một chút thôi cũng đủ để người ta bớt tin. Thằng Lợi là thằng khá chớ không dở đâu, ba biết nó hồi nó biết đi chập chững, hồi đem nó vô kháng chiến.. Nhưng hồi đó khác, bây giờ khác, vô chức rồi thì rất dễ quen với ba cái thứ nhì nhằng đó lắm.. Con ở kế bên, ráng nhắc chừng, lựa lời khéo léo mà nhắc, nó có tánh hay dễ quạu"..
Đêm nằm, vợ tôi rủ rỉ kể cho tôi nghe. Tôi le lưỡi trong bóng tối. Vợ tôi còn nhằn tôi là chưa chi đã có nhận xét ba tôi lẩm cẩm, theo ý vợ tôi thì ba tôi xử sự như vậy là quá đúng. Thường thờng, hễ xảy ra những chuyện đại khái như thế, vợ tôi hay đồng tình về phía ba tôi. Anh biết đó, xưa kia vợ tôi là cơ sở nội thành, rồi làm giao liên, ra vô Củ Chi, vốn con nhà nghèo buôn gánh bán bưng, cuộc đời khổ cực hơn tôi nhiều. Vợ tôi ít học lắm, từ giải phóng tới nay mới học bổ úc lên tới lớp mười, vậy nhưng vợ tôi tinh lắm, nhất là khi nào trong công việc tôi vô ý đề ra cái gì coi mòi có lợi cho tụi có tiền ăn trên ngồi trốc mà có hại cho cô bác nghèo phải chạy vạy từng bữa là vợ tôi nó nhíu mày lại, có ý kiến liền. Hai năm trước, khi tôi được cấp nhà, lúc tôi dắt vợ tôi tới coi, anh biết vợ tôi nói sao không? cô ta bảo: "Nhà cỡ này thiệt là không kh nào em dám nghĩ có ngày mình được ở. Trước kia, họa may chỉ có đi ở cho họ thì mới lọt vô được mà thôi". Tánh khí vợ tôi hợp ý với ba tôi. Ông già quý vợ tôi lắm, luôn hỏi han chuyện học thêm của vợ tôi có được tấn tới hay không. Nhiều hôm lên chơi, ổng biểu vợ tôi đem vở học ra cho ổng coi, chỉ dẫn từng ý từng lời hay dở trong các bài luận văn, vạch ra cách giải một bài toán đại số, góp ý hết sức tỉ mỉ: Ông già tôi có đíplôm hồi Pháp mà. Mấy đứa con tôi bu lại khoái chí la rân: "A, Ông nội chỉ cho má học nè ba ơi" Ông biết lúc đó tôi cảm tưởng ra sao không? Tôi thấy xấu hổ ngượng nghịu hết sức. Thiệt tình tôi chưa hề giúp được gì cho vợ tôi về mặt đó, thậm chí cũng ít khi lật tập coi vợ học hành ra sao. ở ba tôi, thì tôi thấy ổng có ý muốn bồi bổ đầu tư vào vợ tôi còn hơn là đối với tôi nữa. Chừng như ba tôi tin cái gốc lõi giai cấp ở vợ tôi nó vững chắc hơn tôi. Nhưng nói thật với ông, ở đời nhiều khi biết mình thiếu sót, mình vẫn có thể kiếm ra cái cớ để khỏa lấp, lướt nhầu qua, cốt là để tự trấn an.. Ví dụ như đối với trường hợp trên, thì tôi tự nhủ rằng công việc của tôi quá sức bề bộn. Tự nhủ được như vậy là mình cảm thấy yên yên trong bụng rồi. Cho nên hễ ai hỏi tôi dạo này công việc ra sao, chắc căng lắm phải không, tức thì tôi liền đáp ngay rằng: "Không thể tưởng, bê bối và phức tạp muốn chết luôn!" hoặc: "Thiệt là hồn bất phụ thể!" Và có lần tôi cũng nói với ba tôi một câu đại khái như vậy. Anh biết ba tôi bảo sao không. ổng nói chậm rãi:
- Xây dựng đời sống, hướng nó đi lên chủ nghĩa xã hội là rất khó, có thể nói đó là một cuộc chiến mới, mà bản thân tụi tao, cũng như tụi bây đều lạ hoắc. Nhưng cái gì mà mày bảo là muốn chết, là hồn bất phụ thể. Hồi cách mạng còn như ngọn đèn leo lét trước gió, địch kề dao sát cổ còn không giết được mình. Đó, cái lúc tụi tao sắp bỏ thây ngoài biển mà còn ngóc dậy được như thường..
Anh Tư Lợi nói tới đây thì dừng lại, nâng chung trà hớp một hớp. Tôi hỏi:
- Ông già nói vụ gì mà suýt bỏ thây ngoài biển?
- Bộ hồi ở trong rừng tôi chưa nói cho ông nghe sao. Ba tôi nhắc lại vụ vượt đảo của ổng hồi trước cách mạng đó mà. Chuyện ly kỳ lắm, bữa nào tôi kể tỉ mỉ ông nghe, dám viết được một chuyện hay lắm. Nhưng thôi, tốt nhứt là ông lên An Phú gặp ba tôi, ổng kể cho mà viết. Đại khái là lúc ở Côn Đảo, ba tôi cùng bốn năm đồng chí khác được tổ chức cho phép trốn về đất liền để hoạt động. Ba tôi cùng với các đồng chí đó lén lút kết bè hằng mấy tháng, rồi vượt biển. Lúc gần vô tới đất liền thì bị bão đánh dạt trôi trên biển sáu bảy ngày đêm, lương thực và nước uống dự trữ đều cạn. Mọi người đói, khát sắp chết hết. Tất cả đều nằm liệt trên bè như những cái xác. Trên đầu, kên kên liệng tới, đảo cánh từng bầy. Cái tụi chim ác ôn đó tưởng mọi người đều chết rồi, tính hạ xuống rỉa xác. Khi ấy ba tôi ngóc đầu ngó thấy, liền vụt nảy ra một hy vọng. ổng thều thảo bảo mọi người hãy hết sức cố gắng chộp bắt cho được một vài con ngay lúc nó vừa hạ cánh, để lấy thịt ăn và trích hút máu cho đỡ khát. Lát sau, kên kên đáp xuống, ba tôi và một người nữa chộp được hai con, còn bao nhiêu hoảng hồn bay vuột lên hết. Nhờ thịt và máu chim, ba tôi cùng các đồng chí khác hồi sức, lèo lái được chiếc bè trôi tấp vô đất liền, chỗ đó gần mạn cửa Cần Giờ..
Anh Tư Lợi ngừng lại, hỏi tôi:
- Ông biết ba tôi nhắc lại chuyện đó với ý gì không?
- Rõ quá rồi, ai biểu ông than là bê bối cực khổ muốn chết. Thì bác mới nói cho ông biết là hồi đó, bác và bao đồng chí mình ở sát kề cái chết mà vẫn tìm ra khe hở sự sống, vẫn lèo lái được chiếc bè tới bến. Còn bây giờ chiếc thuyền chung đã vượt qua bao ghềnh thác, cặp vô được bến vinh quang rồi, bác và bao nhiêu bác khác đã già yếu hết hơi sức rồi, công chuyện giao cho đám mình mà làm trầy trật, mà còn than. Tôi gẫ cái ý đó nặng lắm.
Anh Tư Lợi chụp bình trà rót ra uống nữa, rồi cười:
- Coi vậy mà chưa nặng lắm đâu, chưa nặng bằng câu chuyện xảy ra cách đây một tuần. Cũng vào một chiều thứ bảy, tôi từ cơ quan về, nhơn tiện cho ô tô ghé qua trường mẫu giáo đón con nhỏ. Vợ tôi ra mở cửa, rỉ tai tôi nói: "Có ba lên chơi. Ba lên hồi xế, lúc em đi làm chưa về, chỉ có con Linh ở nhà. Ngờ đâu chính giữa lúc đó, chú Năm Tại đem cái xe vétpa tới để ở nhà mình. Em về mới biết, thiệt là phiền.." Tôi phát nổi cáu: "Cái thằng Năm Tại này thiệt kỳ cục. Anh đã bảo dứt khoát không lãnh cái xe đó, sao nó cứ đem bừa tới như vậy. Đây rồi ông già ổng tưởng.."
Về chuyện chiếc xe vétpa, để tôi nói thêm chút cho ông rõ. Số là ở cơ quan quận ủy có năm bảy chiếc xe vừa hôngđa vừa vétpa. Tôi không biết Năm Tại đề ra việc bán hóa giá số xe ấy từ lúc nào. Chắc ông dư hiểu, hóa giá có nghĩa là bán lại rất rẻ, gọi là bán chớ như cho. Năm Tại là phó văn phòng, y ta nhè ngay tôi mà hóa giá cho tôi một chiếc vétpa Xprinh tốt nhứt. Y ta sắp đặt chuyện này từ lúc nào, tôi chớ có biết. Vậy rồi một hôm y ta báo cho tôi hay. Tôi không chịu. Y nói: "Cái xe đó hóa giá co anh Tư cũng là nhằm mục đích để anh Tư đi công tác, để tại nhà, muốn đi đâu thì anh Tư thót lên đi cho lẹ!". Tôi vẫn không chịu, bảo rằng đã vậy thì hóa giá cho cơ quan, để ở cơ quan, đồng chí nào có việc cần đi thì đi.

HOMECHAT
1 | 1 | 124
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com