watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
06:12:2426/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Pho Tượng Sống
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Pho Tượng Sống

Tác giả: Trọng Miên

Đã một ngày rồi tôi đi gần khắp Sài Gòn tìm mướn phố. Nhưng muốn được một phố yên lặng, đến hôm nay, đi mỏi cả chân mà vẫn chưa thấy. Một người quen chỉ ở đường T. có một căn lầu rộng, giá hạ, có vườn chung quanh.
Tôi đến nơi, cùng một lúc có một người đàn ông có vẻ nghệ sĩ, cũng hỏi thuê. Bà chủ phố đã hơi già kể lể thành thật:
- Cái lầu tuy đã hơi cũ nhưng tầng trên còn tốt. Chồng tôi chết nên nghèo không có tiền sửa sang lại mới. Ai đến thuê cũng bảo là rộng quá và xa thành phố, nhưng tôi chắc rằng hai ông được vui lòng vì ở đây yên tĩnh lắm.
Chúng tôi đi xem qua. Phía dưới lầu đã hư hao ít nhiều, bà chủ phố ở còn bốn phòng tầng trên thông với nhau, có cửa khóa. Nếu một người mướn thì rộng lắm và phải trả nhiều tiền vô ích. Người cùng hỏi thuê với tôi nói:
- Hay là ông với tôi cùng thuê chung, tiền phố chia hai trả mỗi người hai mươi đồng. Tôi xin lấy hai căn phòng ở trong và sẽ vui lòng trả thêm, nếu ông muốn.
- Nhưng mỗi lúc đi đâu ông phải ngang qua chỗ ở của tôi hẳn không tiện lắm, với lại...
-... Tôi và ông chưa quen nhưng sẽ biết nhau. Tôi chỉ ở một mình thôi.
Tôi nhận lời và ngay hôm đó đã dọn đến ở, cùng một lúc với người kia đưa đồ đạc lại tự giới thiệu.
- Nguyễn Thư.
Ngày hôm sau tôi ngủ dậy hơi trưa như thường lệ, khi bà chủ phố vào phòng quét dọn, tôi hỏi xem ông Thư đã dậy chưa.
- Lúc bảy giờ.
Tôi thấy dễ chịu vì hôm nào ông cũng dậy sớm như thế thì không làm phiền đến tôi. Và một độ lâu tôi không thấy mặt Nguyễn Thư. Tôi ở tại đây đã được nửa tháng và gần như quên người cùng trọ.
Một đêm vào lúc mười hai giờ, có tiếng gõ cửa phòng rồi Nguyễn Thư vào.
- Chào ông. Hẳn tôi làm phiền ông?
- Không đâu. Tôi vừa viết xong.
- Vậy tôi có thể ngồi đây trong chốc lát cùng ông?
- Ông cứ tự nhiên.
Lấy một cái píp ở trong túi, nhét thuốc vào, ông còn hỏi tôi:
- Thật tôi không làm phiền ông đấy chứ?
- Tôi vừa đến chỗ trắc trở của nguồn văn. Tôi đang nghĩ về trạng thái tâm hồn những người điên.
Nguyễn Thư mỉm cười.
- Có lẽ tôi giúp được ông một phần.
Rồi Thư nói rành mạch về vấn đề ấy.
- Hẳn trước đây ông có học ở trường thuốc?
- Tôi chỉ đọc trong sách.
Từ hôm ấy trở đi thỉnh thoảng tôi mới gặp ông. Có đêm khuya ông Thư mời tôi đi uống rượu hay tôi mời lại ông. Chúng tôi bàn cãi rất hợp ý về các vấn đề. Thư tỏ ra thông thái và sâu sắc, nhưng tránh nói đến mình.
Người có vẻ hơi bí mật. ở cửa sang phòng tôi, ông treo một tấm màn dày, ngăn không để lọt một tiếng động ở trong. Khi đi đâu ông khóa cửa lại rất kỹ và bà chủ phố chỉ được vào quét chùi trong phòng lúc sáng sớm trong khi Thư ngồi đọc sách đợi. Căn phòng không có vẻ gì đáng chú ý. Nhưng cái buồng phía sau ông có thể để được lắm đồ đạc. ở cửa treo tấm màn dầy kín ông lại đặt thêm hai thanh sắt với thìa khóa chữ. Lẽ tất nhiên là bà chủ phố tò mò muốn biết đến cái buồng bí mật này. Một hôm bà trèo lên một cây cách xa cửa sổ cái buồng độ mươi thước để nhìn vào. Nhưng không thấy gì hết. Ngoài cửa sổ có treo một tấm vải xanh.
Sau đó bà chủ phố kiếm chuyện hỏi ông Thư:
- Ông che kín cái cửa sổ làm gì vậy?
- Tôi không muốn ai tò mò nhìn vào phòng tôi.
- Nhưng ở phía dưới, có ai nhìn lên được đâu?
- Nếu có kẻ trèo lên cây trong vườn thì sao?
Bà chủ phố kể lại câu chuyện này với tôi và kết luận rằng chỉ có một người làm việc gì bí mật mới như thế.
- Có lẽ ông ấy làm bạc giả chăng?
Từ đó mỗi cắc hay bạc giấy ở tay Thư đưa ra bà chủ phố xem xét rất kỹ, nhưng không có vẻ gì nghi ngờ được.
Không có người đi lại với ông Thư, thỉnh thoảng ông nhận những hộp, thùng gỗ to hay nhỏ, nhiều kiểu khác nhau do mấy người cu li đưa đến. Cái gì đựng ở trong, bà chủ phố rất muốn biết đến nhưng cũng không làm sao rõ được. Ông Thư đóng cửa phòng lại, lấy đồ đựng ở trong ra rồi đưa các thùng không cho bà.
Nếu có hỏi, ông lạnh lùng trả lời:
- Tôi không muốn ai để ý đến!
Một buổi chiều, một người bạn gái đến với tôi. Tôi ngồi ở bàn viết, nàng nằm đọc báo. Trong lúc ấy có tiếng gọi cửa ở ngoài nhưng không thấy ai mở.
Thơ bảo tôi:
- Để em xuống mở cho. Nếu người ta hỏi anh thì sao?
Thơ xuống lầu vài phút sau trở lên.
- Có một cái hộp gửi đến cho anh.
Tôi đứng dậy ngắm nghía cái hộp không đề tên ai.
- Anh chẳng hiểu cái này gửi cho ai. Có lẽ người ta lầm chăng?
- Người cu li mang đến tay cầm một miếng giấy đề đường và số nhà này thì của anh chớ ai?
Trong lúc ấy tôi quên không nghĩ đến Nguyễn Thư. Thơ nói:
- Anh mở ra xem cái gì trong ấy?
Tôi lấy một con dao nhọn cạy nắp ra nhưng mũi dao gãy. Tìm chung quanh không thấy có một vật gì để dùng vào đây được.
- Chịu thôi!
Thơ cười:
- Anh tầm thường lắm.
Rồi nàng chạy xuống phía dưới đem lên một con dao lớn lấy ở trong bếp bà chủ phố. Thơ ngồi xuống cố mở một cách khó khăn vì nắp hộp cứng. Đôi má nhợt thành đỏ, và tôi nghe tiếng trái tim đập trong làn áo mỏng. Thơ đưa tay lên ngực.
- Anh làm thế cho em! Lại đau tim rồi.
Thơ đẹp như mùa thu, tươi trẻ nhưng yếu. Nàng đau tim đã lâu.
Tôi rút mấy cái đinh và cạy nắp mở ra. Trong hộp thấy bọc giấy láng, Thơ thọc hai bàn tay xinh trắng vào. Tôi xây lưng để con dao trên bàn.
- Anh, cái chi mềm mềm!
Thình lình nàng hét lên một tiếng khủng khiếp rồi ngã lui. Tôi vực nàng đặt lên đi văng; Thơ bất tỉnh. Tôi vội vàng cởi áo nàng ra, lấy dầu măng xát vào màng tai và hai cánh tay một lúc mới nghe tiếng đập nhẹ nhàng của trái tim thoi thóp.
Lúc ấy có tiếng gõ cửa:
- Ai?
- Tôi.
- Cứ vào.
Nguyễn Thư bước vào hỏi:
- Gì thế?
Tôi kể lại chuyện vừa xảy ra.
- Cái hộp này của tôi.
- Của ông? Mà trong đựng cái gì làm cho em tôi đến khiếp đảm như thế?
- Chẳng có gì lạ.
- Mèo chết! - Thơ đã tỉnh nói. - Cái hộp đựng toàn mèo chết!
Ông Thư lấy cái nắp định đậy lên hộp, tôi đến nhìn kỹ vào trong. Thật thế, cái hộp đầy cả mèo chết, và trên hết con mèo đen lớn.
- ồ! Ông định để làm gì thế?
Nguyễn Thư mỉm cười tự nhiên rồi thong thả nói:
- Chắc ông cũng biết người ta nói rằng da mèo trị bệnh đau nhức xương cốt rất hay. Tôi có một người bị bệnh ấy khá nặng nên tính gửi cho những da mèo này!
Nói thế rồi ông lễ phép chào, lấy cái hộp đi qua phòng mình.
Một tuần lễ sau, một cái hộp khác gửi đến cho ông Thư, lần này bằng dây thép, ở Pháp qua. Tôi nhận thấy ở ngoài đề của một nhà hàng bán sáp thơm.
Thật vậy, ông Thư là một người lạ lùng.
Một lần khác, bà chủ phố hốt hoảng đến nói với tôi khi tôi vừa bước về nhà.
- Hôm nay có đến một cái thùng lớn bề dài tới hai thước tây, bề cao cũng gần nửa thước. Chắc là xác người ở trong!
Nhưng vài giờ sau ông Thư đưa cái thùng ra cho bà chủ phố, và luôn mấy ngày bà lục soạn khắp nơi trong lúc quét chùi cũng không tìm ra được dấu vết gì hợp với sự nghi ngờ.
Lần lần chúng tôi cũng không để ý đến những hành động của ông Thư nữa. Tuy thỉnh thoảng ông ta vẫn nhận được thùng, hộp bí mật, phần nhiều nhỏ như cái đựng mèo chết, có khi một cái dài. Tôi không muốn dò xét nữa, vì ông Thư chẳng có vẻ gì đáng chú ý hơn. Ban đêm, khuya, có khi ông đến vài giờ với tôi, mà tôi phải thú thật rằng nói chuyện với ông Thư là một cái thú.
Mỗi khi Thơ đến nếu ông Thư vào phòng tôi vài phút thì thế nào cũng có một chuyện xảy ra rồi nàng phải chết giấc. Tim nàng đã đến thời kỳ đau nặng nên chết bất kỳ lúc nào, rất thường lắm, không duyên cớ nữa. Thơ bị chết giấc như người ta ngủ.
Và những cơn chết giấc mỗi lúc kéo dài thêm, đáng lo ngại. Tôi vẫn sợ sẽ phải thấy nàng chết trên tay.
Một buổi chiều, Thơ đến tươi cười khác thường.
- Cô em đi vắng, em có thể ở lại với anh cho đến mười giờ.
Nàng gọt cam mang đến cho tôi rồi ngồi dựa đầu vào vai.
- Để em đọc bài của anh viết.
Hôm nay nàng vui lắm, và thấy được khỏe.
- Em chắc trái tim đã bớt nhiều, đập đều như thường.
Rồi nàng đưa hai tay ôm lấy đầu tôi để tai ghé vào một bên trái tim nàng, nghe tiếng đập. Tối lại, Thơ gọi bà chủ phố nhờ đi mua đồ ăn để ở lại dùng cơm với tôi.
- Hôm nay ở với anh thích ghê. Miễn là ông Thư kỳ dị không đến!
Bỗng có tiếng gõ cửa.
- Vào đi.
- Hẳn tôi làm phiền...
- Phải, lẽ tất nhiên ông làm phiền. - Thơ nói lớn - Ông không thấy sao?
- Tôi xin đi ngay.
- Ông đã làm phiền chúng tôi. Chỉ có mặt ông ở đây cũng đã khó chịu rồi. Vậy ông còn đợi gì nữa?
Thơ nói xong thì giọng nói tắt, hai mắt nhắm lại, hai bàn tay run rồi ngã trên đi văng.
- Lại chết giấc nữa! Ông Thư, xin lỗi ông, em tôi đau nhiều lắm, chỉ đáng thương hại.
Tôi cởi áo nàng ra rồi bắt đầu xát với dầu măng như mỗi lần trước nhưng không kết quả. Nàng nằm cứng đờ.
Tôi nhờ ông Thư xuống bếp kiếm chai dấm mang lên nhưng cũng vô công hiệu. Ông Thư vào phòng mình đem ra một cái hộp, bảo tôi lấy cái khăn để trước mũi rồi lấy một miếng long não trong hộp để dưới mũi Thơ. Hơi rất nồng làm cho tôi phải hắt hơi.
Thấy Thơ có vẻ dễ chịu, một phút sau thân thể nàng rung động dữ dội. Tôi nói:
- Cảm ơn, thế là được.
Thơ uốn nghiêng mình, hai mắt mở ra.
Nhưng mà nàng gặp mặt ông Thư. Một tiếng hét hãi hùng từ đôi môi ngậm cứng đưa ra và nàng lại chết giấc. Chúng tôi thử qua đủ các phương pháp cấp cứu nhưng Thơ vẫn như một pho tượng, không cử động.
Tôi để tai lên ngực nàng nhưng không nghe một tiếng đập nhỏ. Phổi cũng ngừng thở. Tôi lấy một cái gương đặt trên mũi nàng nhưng không có hơi làm mờ.
Ông Thư nói:
- Tôi tưởng rằng...
Rồi ngắt lời:
- Chúng ta đi tìm một viên thầy thuốc.
Tôi đứng thẳng người lên:
- Phải rồi, trước mặt nhà có một người, nhờ ông đến đấy. Tôi chạy lại cuối đường có bác sĩ Nam, bạn tôi.
Chúng tôi nhảy xuống tầng cấp lầu. Tôi chạy mau đến nhà bác sĩ Nam, bấm chuông ngoài cổng. Một lúc thấy bác sĩ Nam mặc quần áo mát và đi dép ra.
- Xin lỗi, tên bồi đi khỏi, chỉ có một mình tôi ở nhà. Nhưng việc gì thế?
- Đi với tôi ngay bây giờ! Lập tức!
- Để tôi mặc quần áo đã. Vào đây, tôi sửa soạn gấp và anh kể việc gì đã xảy ra?
Tôi theo vào nhà.
- Anh biết Thơ chớ, tôi tưởng anh đã gặp một lần ở nhà tôi rồi. Thơ...
Rồi tôi kể lại việc đã xảy ra. Bác sĩ Nam đã sẵn sàng. Ra đường, ông Thư đến gặp chúng tôi. Tôi hỏi:
- Thầy thuốc ông kêu có đến không?
- Không! Ông ta đi vắng.
Chúng tôi hối hả về nhà, bước lên thang lầu. Bác sĩ Nam vào phòng trước hỏi:
- Người bệnh ở đâu?
- Trên đi văng.
- Trên đi văng? Không có ai hết.
Tôi đến gần... Thơ không còn nằm ở đây nữa. Tôi kinh ngạc không nói gì được hết.
Bác sĩ Nam bảo:
- Có lẽ nàng đã tỉnh dậy đi vào nằm giường trong.
Chúng tôi vào phòng ngủ, không thấy có một người nào. Trên giường vẫn y nguyên. Đến trong phòng ông Thư, cũng không có ai hết. Rồi tìm trong nhà bếp, buồng của bà chủ phố, khắp cả. Thơ đã đâu mất.
Bác sĩ Nam cười:
- Chắc nàng tỉnh dậy rồi về một cách bình thường trong lúc các ông tưởng đến những câu chuyện dị kỳ.
- Nhưng, vậy thì lẽ tất nhiên ông Thư đã thấy nàng, vì ông ở mãi dưới đường.
- Tôi đi lại trước nhà nên có lẽ khi trở ra nàng đã lẻn đi phía sau lưng tôi chăng?
Tôi nói lớn:
- Không có thể như thế được! Nàng đã nằm thẳng, cứng người, trái tim không đập nữa, hơi thở cũng ngừng. Trong trường hợp này, không một người nào có thể đứng dậy và đi một cách tự nhiên như thế được.
- Nàng đã gạt ông bạn tôi và cười ngặt nghẽo khi ông bạn hấp tấp đi xuống lầu.
Bác sĩ cười chào chúng tôi, vừa lúc bà chủ phố đi mua thức ăn trở về.
- Cô ấy đã đi rồi sao?
- Phải. Tối nay ông Thư dùng cơm với tôi nhé?
- Cám ơn, tôi xin nhận lời.
Chúng tôi ăn, uống rượu, nói chuyện vui vẻ.
- Tôi thật buồn cười về câu chuyện vừa rồi. Có lẽ nàng đã giận tôi.
Ông Thư hỏi:
- Ông sẽ viết thư cho nàng?
- Có. Ngày mai đây tôi sẽ đến tận nhà nếu biết được chỗ của nàng.
- Vậy ông không biết nàng ở đâu sao?
- Không. Tôi chỉ biết nàng ở Gia Định, không còn cha mẹ, ở với một người cô, mà hình như chẳng được tử tế cùng nàng.
Thấy ông Thư có vẻ suy nghĩ, tôi nâng ly rượu nói:
- Chúng ta uống đi. Nếu em tôi không chịu được ông thì cũng đã nhường chỗ lại cho ông bạn tối nay.
Chúng tôi uống nhiều rượu, nói chuyện đến khuya.
Tôi vào phòng ngủ đến gần cửa sổ. Dưới vườn, lá cây rung động lấp lánh ánh trăng. Tôi bỗng nghe văng vẳng như có tiếng ai gọi tên mình. Tôi chăm chú lắng nghe một lần nữa... thì ra giọng của Thơ.
Tôi kêu trong đêm lặng:
- Thơ! Thơ!

HOMECHAT
1 | 1 | 261
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com