watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:15:2828/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Phiên Chợ Giát
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 4

Phần 2

Lão lục lung tung mớ giấy má của gia đình cất trong một đoạn ống bương có nắp đậy và vẫn còn giữ được nguyên vẹn cả một đoạn dây đeo bằng bả có thể choàng qua vai - vật còn lại của quãng đời nông ngư xam bán thỉnh thoảng "đi nghề" ra biển đánh cá, trong những năm lão hãy đang còn trẻ trai ở dưới làng Khơi.
Bỗng lão Khúng sực nhớ ra chiếc ba lô của thằng Dũng do anh bộ đội người Thanh Hóa đã mất công phu khoác về từ bên nước Kampuchea cho gia đình lão. Mấy ngày nay lão đã cẩn thận đem cất trong một cái chum đựng khoai lang khô tận trong buồng vợ và lão quên khuấy đi.
Lão vội vã chạy vào trong buồng mụ Huệ ôm cái ba lô ra nhà ngoài . Lão tin chắc thế nào cũng tìm thấy một bức ảnh của thằng Dũng thật đẹp, thật oai phong, đàng hoàng, trong bộ quân phục mới là thẳng nếp.
Nhưng lão Khúng chỉ thấy dội lên tận đáy lòng một nỗi đau xót tận lúc này lão mới có dịp nhìn kỹ cái kỷ vật vô cùng quý báu của đứa con đã chết để lại: cái ba lô sao mà bẩn thỉu, rách rưới, y như chiếc đẫy của đứa ăn mày, không cầm lòng đặng lão bật lên một tiếng khóc hu hu, kêu lên một tiếng rồi im bặt, lẳng lặng lôi các thứ đựng bên trong ra. Chẳng có gì ngoài vài cái quần, cái áo bộ đội cũng đã cũ rách và hôi hám như chiếc ba lô, một mẩu sắt tây hình tròn chạm hình một vũ nữ Kampuchea đứng múa uốn éo, cùng với một đôi đũa mà chắc con lão đang vót dở bằng một thứ gỗ gì đó hết sức lạ lùng, thớ gỗ nhỏ mịn và rắn như đá, màu đỏ sậm.
Lão cắp cái đẫy lính vào bên nách, xăm xắm bước ra ngõ. Trên dọc đường lúc băng qua ruộng lúa qua xóm, lão chả thèm nhìn ai, gần như chả trông thấy ai, người ta chào hỏi, lão cũng làm thinh. Lão đi thẳng đến trụ sở xã. Hai dẫy nhà nằm theo hình thước thợ cửa giả mở toang, cả nếp nhà trên đứng trên bậc thềm cao lẫn dãy nhà dưới chất một đống cây lạc, đứng ngoài ngó vào chỉ thấy những chiếc ghế băng cùng với những cái nồi nhôm đựng bã chè xanh vứt lăn lóc. Một cái mặt người vừa mảnh vừa khô như chiếc lá tre rụng ló ra giữa đống cây lạc. Lão Khúng nhận ra ngay là lão Kẹp chồng mụ Hái, giữ chức trách giao thông của ủy ban kiêm đóng, mở cửa trụ sở.
Trông thấy chồng mụ Hái, không biết nghĩ thế nào lão Khúng liền quay ngoắt trở ra và cứ thế hai chân bước thẳng một mạch trở về nhà. Vứt cái đẫy lính bẩn thỉu ra giữa thềm, lão chạy vào nhà xách ra chai rượu trắng cùng với hai chiếc chén. Lão rót đầy cả hai chiếc chén, nhón những ngón tay đẩy về phía trước mặt một chén, miệng lầu bầu:
-Uống đi, con! Ngày xưa bố cấm mày nhưng rồi mày vẫn uống, húp xoàm xoạp như húp canh rồi nhăn răng ra cười, rồi sặc, rồi nói năng lung tung với mấy đứa em... từ đấy mẹ mày đe tao... ừ mà bây giờ thì chắc mẹ mày cũng chẳng đe tao nữa. Bố cũng chẳng cấm nữa! Uống đi, uống đi con!
Chừng như lão đã say. Ngồi tựa vào bậc cửa ngay trước dải thềm nhà, lão cầm mân mê trên bàn tay khô rám của lão đôi đũa mà con lão đang vót dở, ừ, một đôi đũa dùng ăn cơm cũng như đũa con lão dùng ở nhà, nhưng đây là một đôi đũa vót bằng cái thứ gỗ màu hồng rắn như đá, thớ gỗ mà y như thớ đá dầy, nhỏ mịn, và lão nghĩ đến cái đất nước Kampuchea lạ lẫm có thứ đất mọc lên giống cây gỗ lạ lẫm này - ở đấy con lão đã chiến đấu và ngã xuống.
Giữa lúc ấy, mụ Hái từ dưới bếp đi lên trông thấy cái người bố đau khổ đang ngồi gục đầu xuống đầu gối, đôi đũa bằng gỗ hồng sắc để rơi dưới chân - Bỗng lão Khúng như bừng tỉnh ngủ ngước lên nhìn người đàn bà bằng hai con mắt trống rỗng vằn đầy tia máu từ đó những giọt nước mắt rơi xuống lã chã.
- Ông Khúng ạ, mụ Hái ngồi xuống bên cạnh lên tiếng an ủi lão, cháu Dũng dù sao cũng đã mất. Tôi biết là cái việc này nó nhọc lòng lắm. Ông chỉ mới có một lần đi qua cái cầu này chứ tôi với ông Kẹp đã đi qua đến ba lần. Tôi đã mất đến những ba đứa con...
Nghe mụ hàng xóm nói đến đấy, lập tức lão nhổm dậy, hai con mắt vằn đỏ ghé sát tận mặt mụ Hái, lão mếu máo, quát tướng:
- Ba đứa con của mụ cũng không bằng một đứa con của tui. Hừm, nói vậy mà cũng đòi nói...
3
Những chiếc móng bò gieo xuống chậm rãi, có phần quá chậm rãi đến lề mề nhưng đều đều trên nền đất cứng của vệt đường vặn vỏ đỗ.
Lão Khúng chợt rùng mình vô cớ, có lẽ bởi lão thấy đêm vẫn bát ngát và sâu hút chẳng có vẻ gì đêm tối của cõi dương gian cả. Con khoang đen và, chậc, biết đâu đấy, cả lão đang đi đến chỗ chết? Lão biết thế còn con vật có biết không nhỉ? - Chắc là nó biết, lão Khúng nghĩ. Sống gần trọn một khúc đời nhọc nhằn nhất của lão trên vùng rừng với con vật, lão Khúng cũng không hiểu hết nó, con vật bầu bạn, chả biết nó thông minh hay ngu si?
Người ta bảo: "Ngu như giống bò" thật không đúng một tí nào, bởi lắm trường hợp nó còn hiểu ra được đôi ba điều trước cả lão, lão chưa kịp hiểu ra nó đã hiểu, nhưng nói chung thì ngu, một sự ngu si đần độn cố hữu đầy hoang sơ và chả có gì đáng chê trách, thậm chí vì thế mà lão Khúng càng yêu nó vì sự nghễng ngãng, khờ khạo. Con vật thân quen của lão giống như một đứa trẻ thơ chẳng bao giờ lớn khôn lên được mặc dầu cái xác to kềnh càng.
Chiếc xe lắc một cái mạnh. Lúc bấy giờ, cuộn tròn mình trong tấm áo rét bằng dạ cứt ngựa đã sờn cũ, lão Khúng chợt nhìn thấy một ngôi sao sa ở mép trời, thật ra lão không nhìn thấy ngôi sao lúc trước đấy và sau đấy, mà chỉ nhìn thấy ở cuối chân trời đàng tây chợt lóe lên những đốm lửa bùi nhùi rơm rồi tắt ngấm mất hút. Lão cố tìm nhưng không thấy còn để lại cái gì cả. Phải không, như thế là điềm báo vừa mới có một người chết? Trên mặt đất mênh mông vô tận này có ai vừa mới chết, hoặc sắp chết?
Ngôi sao vừa sa xuống đó chắc hẳn không phải là điềm trời báo hiệu rằng con khoang đen nhà lão Khúng sắp "tử". Lão tin chắc chắn như thế, bởi lẽ Nam Tào, Bắc Đẩu họa là có rỗi rảnh lắm lắm mới làm cái việc ấy. Mà cũng không bao giờ người ta ban đặc ân cho con khoang đen cả một ngôi sao chiếu mệnh, mặc dầu nó đã có công cày vỡ bao nhiêu là đất cát, điều ấy chỉ có lão Khúng mới biết.
Hay ngôi sao sa vừa rồi là ngôi sao của con lão, đấy là vệt đường đi về cõi trời của một người anh hùng cứu quốc, của chính thằng Dũng cầm súng chiến đấu ở bên chiến trường Kampuchea? Cũng chắc không phải, lão nghĩ tiếp, trên thực tế thằng Dũng đã chết một năm rưỡi nay rồi cơ mà? Hay là điềm trời báo trước cho lão biết: lão sắp chết?
Tự nhiên lão lo quýnh lên, hai bả vai và tấm lưng rắn chắc cựa quậy hoài hủy trong tấm áo lụa. Lâu nay lão hay ho, hay nhức xương, lại hay nằm mê, mà toàn nằm mê gặp người chết. Mà tính nết thì hay quên, hay lú, lắm khi ăn rồi lại bảo chưa, trời vừa chập tối cứ ngỡ sắp sáng, giục giã con gái trở dậy đi làm cứ toáng lên khiến trong nhà rối tinh rối mù.
Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, lão Khúng thấy bình tâm hơn, bởi một anh nông dân suốt đời đi sau mông con bò như lão thì cái thá gì mà cũng đòi có một ngôi sao ứng mệnh ở tận trên trời? Có mà đến Tết! Ngồi thèo đảnh trên cái càng xe bò, tự nhiên lão Khúng tự thấy ngượng nghịu, tõn tẽn vì đã đề cao cá nhân mình lên quá mức, y như cái lần ông Bời cứ bắt buộc lão lên ngồi ghế chủ tịch đoàn trong đại hội nông dân xã. Rồi lão chặc lưỡi một cái thật kêu. Cái lão Khúng này thiết đếch gì! Sao với lại chả trăng! Cho cái mặt trời, ông cũng đếch thiết nữa là! Lão chỉ thiết cái mặt đất ở dưới chân với mảnh ruộng vỡ hoang được thuộc sở hữu gia đình lão.
Tuy thế lão Khúng vẫn ngửa mặt lên trời, rọi mắt lục tìm khắp bốn phía chân trời với một sự tò mò vừa kính cẩn vừa có ý khinh suất. Lão ngắm kỹ lưỡng một vài đốm sao sáng xanh, những vì sao to nhất, sáng nhất, và lão đinh ninh đấy là những ngôi sao định mệnh của các vị vua chúa hoặc lãnh tụ.
Chao ôi, cả một trời sao trên đầu, càng nhìn càng thấy lắm, trong khi ấy thì ở dưới mặt đất vào lúc này dường như chỉ có một mình lão và con bò đang thập thõm, mò mẫm đi giữa mặt đất bao la và tối tăm.
Bất giác trong khi vẫn ngửa mặt lên trời hứng bóng tối dày đặc và một làn gió đêm lạnh buốt, bỗng lão không kìm được, tự nhiên bật lên một tràng tiếng cười khùng khục từ trong cổ họng, khiến cho con bò đang đi phải dừng lại. Lão không dùng roi mà đưa tay đét một cái vào giữa cái chỗ uốn vồng lên của cuống đuôi con vật:
- Đi, đi! Không có việc gì cả đâu, lão vẫn tiếp tục cười khùng khục và đàm đạo với con vật bạn đường, đi đi, không phải tao cười mày. Hì... hì... tao đâu dám cười mày? Đấy là tao đang cười những ông sao trên trời! Vua chúa hoặc đại thần danh tiếng của thời nay cả đấy! Họ đang sống cả đấy! Ngôi sao mà chúng cứ ngỡ mình đang soi sáng mặt đất, không có mình thì mặt đất biến thành hũ nút, hàng nghìn, hàng triệu người mở mắt cũng không nhìn thấy lối mà đi! Vậy mà khổ chưa kia, không biết cơ man nào là sao, có ít ỏi đâu, các chư vị đang thi nhau nhấp nháy, đang toát mồ hôi hột ra để rặn ra ánh sáng như đàn bà rặn đẻ, không phải một ông mà nhiều ông, cả một trời sao đang chiếu sáng thế mà mặt đất thì vẫn tối thui tối mò thế này, con đường chúng mình đi xuống chợ Giát vẫn tối như hũ nút thế này?
ấy thế mà mới tài tình chứ. Lão đã nghiệm thấy lão và con bò đi đêm nhiều nhưng chưa bao giờ lạc. Không phải chỉ trên mặt đất mà lão Khúng cảm thấy trong cái đầu ngổn ngang đầy ý nghĩ của lão cũng tối mò mò, chỉ được một điều là lão có hai con mắt do ông trời cho tinh như mắt cú, có thể đi trong tối. Lão, một anh nông dân suốt đời đi sau con bò vạch những luống cày trong đêm tối...

Một lần nữa lão quay nhìn về phía ngôi sao vừa tắt, vừa rơi tõm vào bóng tối như đốm lửa trên đầu que đóm hút thuốc lào. Lão phỏng đoán có lẽ đây cũng chỉ là một ngôi sao be bé, vừa phải, hay đấy chính là ngôi sao chiếu mệnh của đồng chí bí thư huyện ủy nổi tiếng vừa mới đây đã thôi ngồi chiếc ghế ấy.
Quả có vậy thực thì đáng buồn thay và có lẽ đấy là luật lệ mới ở trên đời: người có chức quyền không còn giữ được chiếc ghế nữa thì sống cũng như chết, ngôi sao chiếu mệnh cũng tắt?
Thực tình mà nói, tận cho đến lúc này lão Khúng cũng không hiểu mình yêu hay ghét, ưa hay không ưa cái con người quyền uy lớn nhất huyện, quen thân với Tổng Bí thư Đảng đồng thời lại rất thích lão Khúng, coi lão như bạn. Về phần lão Khúng, mặc dầu ông Bời lúc nào cũng tỏ ra thân mật, bình đẳng nhưng riêng lão Khúng bao giờ cũng để một khoảng cách với kẻ bề trên. Tuy vậy, lão Khúng cũng có phần bái phục con người ấy, đầy trái ý, đầy hoài nghi nhưng vẫn phải bái phục.
Con người lãnh đạo ấy xuất thân là dân buôn bò, cũng là anh nông dân từ chỏm tóc đến gót chân như lão Khúng vậy mà không bao giờ thèm nghĩ những điều nhỏ mọn, tủn mủn như lão Khúng. Lão Bời toàn nghĩ những cái to tát phải dùng tới hàng trăm hàng nghìn người làm cật lực với những cờ quạt trưng ra rợp trời. Lão thích đông người, thích náo nhiệt, rất lãng phí sức người, làm hỏng cũng nhiều mà làm được cũng lắm. Cái gì lão làm được, dân đều biết cả!
Lão Khúng nghĩ: rồi cũng khó tìm ra một kẻ thay thế được lão Bời: lão không tham vặt, khó có người hiểu nông dân và lợi dụng tâm lý nông dân giỏi như lão, một con người lãnh đạo dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn suy nghĩ, luôn luôn đi, luôn luôn nói, luôn luôn bày ra việc để làm, mà toàn bày ra những việc to tát, vĩ đại; lão Khúng nghĩ một cách bái phục lão Bời: đó là một con người mà mọi điều khôn dại trong công ăn, việc làm sẽ còn khuấy đảo sự làm ăn, no đói của hàng vạn người trong nhiều năm về sau này nữa. Ôi khủng khiếp quá, nhất là thời gian lão tiến hành đại cơ khí hóa nông nghiệp toàn huyện, lão đã xóa tên các làng xóm, ba xã đem gộp làm một xí nghiệp, đền chùa, miếu mạo bị dẹp đi, và không biết lão lôi ở đâu về mà nhiều máy móc đến thế, máy móc bò trên đường dưới ruộng như cua, trâu bò tưởng đã trở thành kẻ thất nghiệp!
Nhà cách mạng thường trực trong cái hồi ấy lúc nào cũng như một cái chảo nước đang sôi, hễ thích làm gì là làm, làm bất chấp tất cả, mà toàn chỉ thích làm những việc đảo lộn cả trời đất.
Người lãnh đạo huyện xuất thân cùng tầng lớp với lão Khúng ngày đêm lúc nào cũng chỉ nhằm "cách cái mạng" của người dân quê muôn đời nghèo khổ. Trong những năm này, uy tín ông Bời tăng vọt lên, ai cũng sợ, bởi gần như đã trở thành kẻ gần gũi, người thực thi mọi ý đồ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn của các cấp ở trên cao.

Từ thuở "hàn vi" khi đang còn làm chủ tịch huyện ông Bời đã thích kết thân với lão Khúng.
Lão Khúng thấy cũng là một sự lạ đời: ông chủ tịch huyện thỉnh thoảng đánh xe con lên rủ lão đi chơi lang thang ở đây đó và trên dọc đường bắt buộc lão phải tranh cãi với ông về một chuyện gì đó. ừ thì có khó gì, và lão Khúng sợ gì, lão đã tranh cãi những trận kịch liệt với người lãnh đạo huyện, cả hai mặt đỏ gay gắt, sùi bọt mép mà không phân thắng bại trong mọi chuyện.
Về sau khi đã ngồi vào ghế bí thư thì ông chủ tịch huyện không làm cái trò chơi dại ấy nữa. Có người lãnh đạo nào lại thích sự phản bác, trái ý! Ngay từ ngày đầu, lão Khúng cũng đủ khôn để biết thế cho nên thực ra lão cũng chỉ tranh cãi giả vờ, không bao giờ lão chịu nói ra ý nghĩ thực của lão với chủ tịch huyện. Mà cũng chính vì thế cho nên mối dây quan hệ bè bạn giữa lão với người cầm quyền còn giữ mãi được đến tận bây giờ.
Tuy thế, trong con mắt nhìn của lão Khúng đó là những thời kỳ mà con người ấy thật đáng mến vì người ta còn ít sợ. Ngày ấy ông Bời rất "mê" con khoang đen, ngày ấy ông Bời đang còn biết yêu trâu bò, súc vật. Vừa ngủ gà ngủ gật, lão Khúng đang nhớ lại những năm hòa bình mới chống Mỹ xong, cả huyện đang xúm vào xe cát làm đại công trường thủ công xây dựng đồng muối Quỳnh Thuận để cứu đói cho mấy ngàn dân biển: trâu bò trong toàn huyện đã kéo về tập kết ở đấy - mà ông Bời đặt tên là cuộc hội quân lớn về sức kéo.
Phải, hồi bấy giờ thằng Dũng hãy còn nhỏ, là một đứa chúa nghịch ở trong xóm, con khoang đen tuy đã đẻ vài lứa nhưng trông vóc dáng bề ngoài còn là một ả gái tơ đầy quyến rũ và cũng không hiểu sao y như thường xảy ra với những người đàn bà đặc biệt hấp dẫn đàn ông - những lão bò đực đầu đàn đầy hung dữ của ngoài chục xã cứ lăn xả vào mà húc nhau, rượt nhau, gây ra những trận kịch chiến khủng khiếp để quyết giành lấy con khoang đen cho kỳ được. Cũng từ ngày sinh ra đời chưa bao giờ con khoang đen và thằng Dũng được sống dưới bầu trời rộng rãi và náo nức là thế, trong một khung cảnh lao động lãng mạn là thế - một công trường thủ công - đúng như tên trong các sách vở của Mác thường nói và chủ tịch Bời là người đã có công biến thành sự thực nhãn tiền: khắp mọi xó xỉnh trong cả huyện, đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con được điều về đông nghìn nghịt, người đã đông mà trâu bò lại càng đông hơn; dân các xã cùng trâu bò trước khi kéo quân về đã được phiên chế thành cơ ngũ: tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn đâu ra đấy với các vị tư lệnh cùng chính ủy, kèn tiến quân, kèn lui quân, trống cái, trống ếch, cờ đuôi nheo, cờ lá chuối, cờ rước thần, cờ đỏ sao vàng, những phù hiệu cấp chức bằng vải, bằng giấy lòe loẹt trên các bả vai và ống tay áo, loa phóng thanh từng buổi, từng giờ vang vang công bố cho toàn công trường những kỷ lục năng suất.
Sau ba tuần lễ tắm mình trong không khí đại công trường, hai cha con lão Khúng cùng con bò được trở về nhà. Hai cha con cùng với con vật về đến truông ách thì gặp chiếc xe của chủ tịch huyện cũng đang ngược dốc đi lên. Lúc bấy giờ lão Khúng trên dọc đường đang cáu. Lão đang tiếc của đến đứt ruột cho nên cáu gắt ầm ĩ. Ông Bời phóng xe com-măng-ca vượt lên trước, ngoái về sau trông thấy một lão già xương xẩu và gân guốc từ trên chiếc xe bò bánh lốp nhảy xuống vừa lớn tiếng mắng mỏ thằng con trai đang ngồi đực mặt trên càng xe.
Chủ tịch Bời "à" lên một tiếng, vui vẻ lập tức nhận ra cái con vật đang đi nhởn nhơ phía trước càng xe như một vũ nữ. Ông nhận ra đó là cái "ả đàn bà" đã từng gây náo loạn dưới đồng muối, con bòn cái khoang đen bất trị! Những đoàn xe chở cát dài dằng dặc từ dưới biển lên đang xếp hàng đi đứng có hàng ngũ bỗng chỉ cần cái ả đàn bà với bộ cánh mầu đen loang lổ này xuất hiện hoặc từ rất xa thốt lên một tiếng "ngò" khàn khàn là lập tức hàng ngũ đoàn xe bị phá vỡ không có cách gì thiết lập lại trật tự quân sự.
Chủ tịch huyện bảo cậu lái xe con dừng xe giữa truông ách. Vốn xuất thân là dân buôn bò cho nên ông có con mắt sành sỏi.
"Chả trách, chả trách" ông chủ tịch huyện đi sát lại bên con khoang đen với một nỗi đam mê của tay buôn bò khi đã bị quyến rũ không dứt ra được, cũng không kìm được lời tấm tắc khen ngợi phải thốt lên thành lời.
Máu mê dân buôn bò sống lại trong ông chủ tịch huyện, ông đi thêm mấy vòng để nhìn kỹ dung nhan phía trước mặt, càng nhìn càng ưng ý không thể chê được một nét gì.
- Chao ôi, nó đẹp quá, một con bò cái đẹp như Tây Thi - ông Bời cuối cùng thốt kêu to lên như thế rồi quay sang ngắm bố con người chủ bò và chiếc xe bò.
Lão Khúng đã thôi không mắng mỏ thằng Dũng nữa nhưng lão vẫn tiếc của đến đứt ra từng khúc ruột, lại thấy ức như bị bò đá - vì thằng con lão và cả lão nữa đã lơ là, để chúng nó tháo mất bộ díp xe. Cả một bộ díp ô-tô mà lão đã phải cất công ra tận thủ đô Hà Nội, cả nhà ông chú ngoài đó phải xoay trần ra mới lùng được cho lão cùng một lúc "đồng bộ" cả ổ bi, trục xo, bánh lốp... Vậy mà chúng nó "ăn cướp" mất của lão cái bộ díp bằng thép! Biết bao giờ mới tậu lại được cho nổi? Lắm khi có tiền cũng không sắm được. Cho nên từ sáng đến giờ, từ lúc xuất phát ra đi để trở về nhà mỗi lần lão đi qua một quãng đường dốc gập ghềnh, lão lại nhảy xuống chổng mông lên trời vừa cáu gắt nhặng xị vừa mắng mỏ thằng con trai, vừa giương mắt nhìn vào cái khoảng trống để lại dưới sàn xe - một cái khoảng trống do bàn tay bọn ăn cắp để lại kỷ niệm cho lão: nơi cái bộ díp ô-tô tải đã bị ăn cắp mất, nơi táng cái mả bố chúng nó đấy!
Dù sao thì việc ông chủ tịch huyện ngay giữa đường phải dừng xe lại để ngắm con vật nhà mình cũng làm lão Khúng phần nào vơi đi nỗi khổ tâm vì cú mất của quá xót.
Vượt qua đoạn dốc cuối cùng của truông ách, lão Khúng và nhà cầm quyền sóng vai nhau đi bên chiếc xe, người nào cũng tỏ ra không kém phần thông thạo trong khi bình phẩm tướng mạo và nhan sắc của con vật.
Nhưng khi ông chủ tịch huyện lân la hỏi sang cảm tưởng những ngày lao động xã hội chủ nghĩa đầy náo nhiệt vừa qua thì cái nỗi xót ruột bởi chuyến đi mất của lại đùng đùng trỗi dậy giữa cuống ruột cái lão già nông dân.
- Công trường với lại công triếc, toàn một lũ ăn cắp!
Ông chủ tịch huyện đã cảm thấy bị xúc phạm, da mặt đỏ gay, tuy vẫn cố kìm giữ:
- Sao thế?... Có việc gì thế hả ông lão?
- Toàn một lũ ăn cắp... Ông coi, chúng nó tháo mất của tôi cả một bộ díp - lão Khúng càng cau mặt lại - quân ăn cướp chứ không phải là ăn cắp nữa, cái quân công trường ấy!
Chủ tịch Bời thường ngày đã không thể nghe ai nói một lời đụng chạm đến cái công trường kiến thiết nại muối.
- Chả lẽ ông nỡ... nói đến vậy, hả ông lão?
- Thưa ông, mất cắp thì tôi nói mất cắp, mà rõ ràng là mới mất đêm qua, ở dưới công trường...
- Đúng chứ?
- Chẳng lẽ bằng chừng này tuổi đầu, không mất tôi lại nói mất?
- Biết vậy, biết vậy, ông người xã nào ở vùng trên này vậy hả?
- Hùng Tráng.
- Tên ông là gì?
- Ông hỏi để làm gì?
- ...
- Tôi tên là lão Khúng, ai cũng biết.
Chủ tịch huyện tròn xoe mắt:
- Ông... ông chính là lão Khúng ở Hùng Tráng đấy ư?
- Phải.
- Nào, cho chủ tịch huyện bắt tay ông Khúng một cái đã nào.
Ông Bời mặt mũi hồ hởi, hai chân đi ủng dậm lộp bộp xuống mặt đường, ngó người đối thoại đầy tò mò và kính cẩn như ngó một người đã có công khai sơn lập địa của thời hồng hoang vừa mới hiện về đang đứng trước mặt.
Hai tháng sau, vào thời vụ cày vỡ đất của Hùng Tráng, tháng vất vả nhất của trâu bò và người đàn ông trong gia đình, ông Bời đánh xe lên thẳng nhà ông Khúng, tuyên bố sẽ ở nhà lão khoảng một tuần lễ để học cách làm ăn, nói theo chữ chính trị là "ba cùng" nghĩa là cùng ăn, cùng ở, cùng làm với gia chủ.
Lão Khúng ban đầu đã chả tin một tí nào. Và cả nhà lão cứ sớn sác, lo sợ, tưởng lão vừa mắc vào cái tội gì to tát đến nỗi ông chủ tịch huyện phải thân hành đến tra xét. Mụ Huệ vội vã tuồn những chiếc bong bóng lợn chứa đầy rượu lậu giấu dưới đáy mấy cái chum ở trong buồng mụ sang nhà hàng xóm để giấu. Bữa cơm đầu tiên, mụ Huệ xua được một con gà mái vào nhà bếp, túm lấy hai cẳng, đã toan cắt tiết thì lão Khúng giơ tay ngăn lại: "Thường ngày nhà mình ăn thế nào thì dọn cho ông khách ăn vậy. Như thế mới là ba cùng" - lão giải thích ý nghĩa công việc của vị khách cho vợ hiểu - nhưng mụ Huệ vừa thả con gà ra lão đã chộp lại, đề nghị mụ cứ cắt tiết. "Chậc, phàm là con người ai chả thích ăn ngon? Chưa thể biết rõ hết mục đích lão đến ở nhà mình để làm gì thì hãy thết lão một bữa cơm thịt gà cái đã. Một ông chủ tịch huyện chứ có phải ít ỏi đâu? ấy, mà biết đâu lão đến ở nhà mình cũng có thể làm cho lão nên danh nên giá, và nhà mình cũng nên danh nên giá? Sự đời đôi khi có nhiều cái lạ lắm". Lão nghĩ trong đầu và mỉm cười.

HOMECHAT
1 | 1 | 134
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com