watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:20:2428/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Một Khối Tình Si
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Một Khối Tình Si

Tác giả: Trần Quang Thiệu

Hôm từ California trở về VN tôi đã lên thẳng Đà-Lạt, tránh không gặp Phương Thảo và nhóm bạn trẻ tại Sài-Gòn. Tôi không muốn khuấy động mối tình si mà có lẽ Thảo đã quên vì gần một năm đã trôi qua.[1]

Tuần này trường đóng cửa nghỉ lễ. Tôi nghĩ mình cần phải xuống Sài-Gòn mua một ít sách vở và tới International SOS xin tái khám, mua thêm thuốc cao máu. Tôi quen với bác sĩ Don Perkins  trước đây khi tôi còn dạy học tại thành phố đó, và hồ sơ bệnh lý của tôi còn lưu giữ tại bệnh viện này. Tôi tới bệnh viện theo giờ hẹn. Cô y-tá tiếp tân cho tôi biết là bác-sĩ Don Perkins đã mãn hạn,  trở về Mỹ, và bác-sĩ Hillary Corbin sẽ thay thế, chăm lo sức khỏe định kỳ cho tôi.

Tôi gật đầu:
- Bác sĩ nào cũng được. Lúc này tôi tương đối khoẻ mạnh. Chỉ cần mua ít thuốc cao máu.

Cô y-tá trao cho tôi một tờ báo hàng tuần và chỉ cho tôi môt căn phòng nhỏ, ngồi đợi. Tôi nghĩ Hillary Corbin là người Mỹ, nhưng khi bà ta gõ cửa bước vào thì tôi mới biết bà ta là người Việt hoàn toàn. 

Hillary nhìn tôi đăm đăm, giọng nói đầy xúc động:
- Khi Hạnh đọc hồ sơ thì Hạnh đã nghĩ là anh. Anh Duy, anh còn nhớ Hạnh không. Hạnh bán thuốc lá mà có lần anh đã  …
Hillary nghẹn lời và tôi ngỡ ngàng:
- Hạnh, cô bé ngày xưa ở đường Trương Minh Giảng cũ?
Hillary bật lên khóc:
- Vâng em đây, Hạnh đây. Tạ ơn trời. Cuối cùng em đã tìm được anh.

Tôi đứng lên, giang hai tay, và Hạnh gục vào vai tôi nức nở. Tôi cũng không nói lên lời, chỉ nhẹ nhàng vuốt bờ vai đã gầy đi vì tháng năm.

Ngày đó đã lâu lắm, tôi không còn nhớ rõ thời gian …

Tôi không có gia đình tại Sài-Gòn. Cuộc đời trôi nổi đưa tôi đi đây đó, tít mù khơi, và lâu lâu trở về thành phố tôi thường hay tới thăm gia đình Đức, người bạn thân tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh, thân đến độ mà Oanh, đứa con gái nhỏ của Đức, gọi tôi là ‘bố Duy’ thay vì chú Duy.

Trước khi vào nhà bao giờ tôi cũng tới ‘cửa hàng’ của Hạnh, mua một bao Pall Mall cho tôi và một gói kẹo chewing gum cho Oanh.  Gọi là ‘cửa hàng’ nhưng thực ra đó chỉ là một chiếc thùng kính nhỏ có bánh xe, đặt dưới tàn cây sát tường của căn nhà ngay đầu ngõ. Hạnh chỉ mới chừng 15 tuổi, lúc nào cũng tươi cười và đôi mắt thông minh luôn luôn như mời gọi. Tôi ghé lại đó khá nhiều lần, nhiều đến độ Hạnh biết rõ thói quen, không cần hỏi chỉ mỉm cười chào “Anh Duy mới về”, và tự động lấy thuốc và kẹo trao cho tôi. Hạnh biết tên tôi vì thỉnh thoảng tôi hay dắt Oanh ra đầu ngõ, con bé luôn mồm bi bô gọi ‘bố Duy’, và có lần tôi phải cải chính khi Hạnh khen “Con anh ngoan quá!”

Hôm đó chiếc taxi ngừng trước ngõ. Theo thói quen tôi tiến lại xe thuốc lá. Hạnh đang đứng dựa lưng vào tường, hình như đau, mặt trắng xanh và trán lấm tấm mồ hôi. Cô bé không chào tôi như thường lệ, chỉ cố gắng gượng cười, cúi xuống xuống toan mở cửa kính tìm bao thuốc cho tôi nhưng chưa kịp ngẩng lên thì đã ngã nằm bất tỉnh.

Tôi nghe mấy người đàn bà kêu la “Trúng gió, trúng gió…” và xúm xít quanh Hạnh, thoa dầu, dựt tóc mai, nhưng Hạnh vẫn nằm im lìm.  Trước khi té xuống tôi thấy Hạnh một tay ôm bụng, một tay gạt mồ hôi. Tôi biết là Hạnh không phải trúng gió mà có gì nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi gạt mấy người đàn bà ra, bế sốc Hạnh lên:
- Để tôi đưa  con bé vào bệnh viện Hoàn Mỹ gần đây cấp cứu. Bà nào biết nhà Hạnh vào thông báo cho gia đình dùm. Tôi phải đi ngay, để lâu sợ có biến chứng.

Một người đàn bà nhanh nhẩu gọi dùm chiếc taxi. Tôi bồng Hạnh lên, con bé vẫn lã người im lìm. Tôi đưa được Hạnh vào phòng cấp cứu, và thở phào khi thấy bác-sĩ Vĩnh, em một người bạn thân, có mặt trong toán nhận bệnh.
Vĩnh trấn an:
- Tim đập đều, chắc không có gì nguy hiểm. Anh Duy đợi bên ngoài một chút, có gì Vĩnh sẽ thông báo ngay.

Tôi ngồi đợi và thấp thỏm mong thân nhân của Hạnh tới để  tôi ‘bàn giao’ Hạnh lại cho gia-đình, nhưng 30 phút trôi qua vẫn không thấy ai. Vĩnh xuất hiện, ra dấu gọi tôi. Tôi hấp tấp lại gần. Vĩnh đắn đo:
- Cô ta tỉnh lại rồi, nhưng ôm bụng kêu đau. Em chích tạm thuốc an-thần, nhưng bạch huyết cầu lên cao lắm. Có thể là xưng ruột dư. Phải mổ ngay nếu không sẽ nguy hiểm.
Tôi băn khoăn:
- Không có thân nhân của cô ta ở đây. Tôi chỉ biết là gia đình cô ta ở trong ngõ gần cổng xe lửa số sáu, nhưng không biết rõ nhà. Hay là để tôi đi tìm?
Vĩnh lắc đầu:
- Sợ không kịp. Đây cũng chỉ là một ‘ca’ bình thường thôi. Tuy nhiên anh phải ký vào giấy này thì bệnh viện mới dám làm. Em không nghĩ là có gì rắc rối, nhưng đó là thủ tục.

Tôi suy nghĩ một phút rồi tặc lưỡi ngoáy một chữ ký vào tờ giấy in sẵn Vĩnh đưa cho tôi. Tôi cũng chẳng buồn đọc xem tờ giấy in những gì. Đằng nào thì tôi cũng đã đưa Hạnh vào đây, tôi không thể bỏ mặc, và dù sao đi nữa tôi và bệnh viện cũng đã làm hết sức, không ai có thể trách cứ chúng tôi được nếu có chuyện gì xảy ra. Tôi nhủ thầm:
- Vào sinh ra tử còn không sợ, thì xá gì một chút trách nhiệm này!

Tuy vậy tôi vẫn không yên lòng, hồi hộp chờ Vĩnh thông báo tin tức và mong thân nhân của Hạnh tới để có người lo cho cô bé. Gần 3 tiếng đồng hồ sau Vĩnh mới lại xuất hiện, ra dấu cho tôi theo anh ta. Vừa đi Vĩnh vừa nói:
- May quá, chậm một tí thì không biết sẽ ra sao. Không phải ruột dư mà là bướu trong buồng trứng. Máu đầy bụng vì vết thương đã vỡ. Bất ngờ nhưng bây giờ thì xong rồi. Vài ngày là sẽ bình phục, anh có thể vào thăm cô ta ở phòng hồi sinh.

Tôi thở một hơi dài như chút được một gánh nặng. Hạnh nằm trên giuờng, hơi thở phập phồng nhưng chưa tỉnh vì thuốc mê. Tôi nắm bàn tay Hạnh, nhìn khuôn mặt trắng xanh và tôi nghĩ tới đứa em trên cao nguyên. Giờ này em tôi đang làm gì nhỉ? Học bài hay đang chúi đầu khúc khích cười với bạn bè. Đời sống mong manh quá. Tôi thì thôi đã đành. Chiến tranh mà, nhưng những đứa bé như Hạnh, như em tôi chắc gì đã hoàn toàn an vui!

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 123
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com