watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:20:5529/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Gai Hạnh Phúc
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2
 
Gai Hạnh Phúc

Tác giả: Tam Thanh
Hai vợ chồng Công và Sương cùng ôm ngang hông nhau đứng ở ngưỡng cửa tiễn cặp khách cuối cùng, sau buổi tiệc và dạ vũ mừng con gái Tuyết được nhận vào trường y khoa Northwestern ở Chicago và cả trường ở Dallas nữa. Riêng Tuyết chỉ dự phần đầu khiêu vũ rồi bỏ đi theo cuộc vui khác cùng đám bạn trẻ và lũ em trai.
Sương thở ra nhẹ nhõm:
"Thế là xong!"
"Thật là đã! Khượt chưa?"
"Sức mấy!"
"Sửa soạn nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa... khách cả mấy chục người mà chưa mệt hả?"
"Sơ sơ thôi, nhà mình khách khứa hoài rồi cũng quen! Ăn thua xếp đặt trước."
"Ai cũng nói chỉ em mới làm nổi, ăn uống toàn món nóng, ngồi bàn đàng hoàng, chớ không "self service" mỗi anh một xó ăn nhồm nhoàm như các "party" đông ở nhà khác!"
Sương mỉm cười hài lòng với lời khen của Công rồi kiễng lên đưa môi cho chồng hôn phớt nhẹ. Sương ép mình vào người Công như tìm hơi ấm, trời tháng năm ở Chicago về khuya còn lạnh, nhất với gió hồ Michigan lùa qua.
Công rùng mình rồi ôm vợ đi vào:
"Đi ngáo chưa?"
"Mình mệt thì đi ngủ trước đi, em còn phải dọn dẹp một chút đã."
"Mai chủ nhật dọn cũng được, có thêm tụi nhỏ phu... "
"Mình biết tính em rồi, để nhà bừa bộn em chịu không được!"
Công nhún vai:
"Ô kệ"

Công và Sương thay bộ đồ dạ tiệc, mặc vào quần áo ở nhà thoải mái rồi bắt đầu dọn. Sương thâu chén bát, ly, tách mang ra rửa, còn công lượm những lon nước ngọt, bia vứt vào thùng rác, đổ gạt tàn thuốc lá đi và xếp bàn ghế lại cho gọn. Trong khi Công soạn xếp lại các dĩa nhạc CD, gỡ các giây điện nối đèn, nối loa thì Sương quét sơ sàn gỗ và hút bụi phòng khách.
Lúc Công lục đục dọn xong phòng dành riêng cho họp mặt bạn thì Sương đã bỏ đi tắm và đi ngủ rồi. Công đứng lên ưỡn ngưòi ra phía sau vươn vai, bắp thịt và xương sống kêu răng rắc khi Công vặn mình, chân đá một phía mà nửa người trên quay về phía đối diện. Rồi Công vào phòng tắm, thói quen nhiều năm, dù khuya trễ tới đâu cũng phải tắm trước khi đi ngủ. Làn nước ấm ở vòi sen đặc biệt chảy xối xả lên người có tác dụng thoa bóp làm Công thấy thoải mái, dễ chịu và như men rượu lâng lâng còn thoáng ngà ngà... Công huýt sáo khe khẽ bài "Etoile des neigs" (Sao Tuyết) vẫn thích từ hồi nhỏ.
Ra khỏi phòng tắm, Công đi nhón gót lại giường rồi rón rén leo lên, cố gắng ít gây tiếng động tránh không làm Sương đang ngủ say phải thức giấc. Công vừa nhẹ kéo mền đắp lên người thì bỗng giật mình khi Sương, như một vệ nữ lồ lộ, nuột nà nhoài ra kéo Công vào vòng tay ấm, thoáng một luồng thơm hoa đồng cỏ nội của nước hoa tắm "bien être", gây một ngạc nhiên yêu thương đằm thắm, thích thú, ngất ngây òa vỡ nơi Công với làn da nổi gai hạnh phúc sung sướng khi ngón tay, môi miệng của Sương mơn trớn lướt qua hay trì triết dừng lại dò dẫm tìm hiểu rồi đắc thắng tiến tới trong say mê buông thả đằm thắm cao vút.

Công choàng dậy chụp lấy điện thoại trên bàn ngủ đầu giường khi chuông reo, giọng ngái ngủ:
"Bác sĩ Công."
Giọng tiếp viên trực điện thoại báo có người bệnh muốn nói chuyện vì bị phản ứng thuốc. Khi tổng đài chuyển qua, Công hỏi han người bệnh rồi dặn lại phải uống thuốc sau bữa ăn, chớ uống lúc bụng đói bị cồn cào bao tử là chuyện đương nhiên.
Đặt ống nói xuống, Công lầm bầm:
"Bố khỉ! Có vậy mà làm hết hồn!"
Thói quen của bệnh nhân bên Hoa Kỳ này là vậy, động một chút gì cũng réo bác sĩ hỏi, bất kể ngày giờ. Nhiều khi không đi cầu được cũng gọi. Hành nghề y sĩ tư phải chấp nhận bị quấy rầy là điều tối thiểu, chứ để bệnh nhân bất mãn sẽ bị lôi ra tòa như không, vì quan niệm thực tế buôn bán trao đổi bên cung là bác sĩ và bên cầu là bệnh nhân, và đương nhiên, khi phẩm không được tốt, không được như ý, người chi tiền có quyền kiện đòi bồi thường.
Công ngó nhìn đồng hồ điện mới năm giờ sáng. Ngoài trời còn tối om. Sương nằm gọn vào lòng Công, giọng nhừa nhựa:
"Gì vậy mình?"
"Bệnh hỏi vớ vỉn."

Công nhắm mắt nhưng chưa ngủ lại được. Sương thở nhẹ đều đều. Căn phòng ngủ trở lại yên tĩnh, ngoài tiếng nhạc cổ điển rất nhẹ Ở máy thu thanh đầu giường.
Công gắng nằm im, đầu Sương gối trên vai, cho vợ chìm lại lẹ làng vào giấc điệp. Sương có cái hay là rất tỉnh ngủ nhưng ngủ lại dễ dàng, chỉ thoáng đã thở đều làn hơi lên ngực trần của chồng. Nhắm mắt hồi lâu không dỗ được giấc ngủ, Công mở mắt nhìn lên trần, đầu óc mơ màng trống rỗng của một người đàn ông mà tình dục vừa được thỏa mãn tràn trề trong yêu thương mặn nồng. Công nhìn xuống vợ trìu mến và tự đáy lòng ghi ơn Sương đã mang lại hạnh phúc cho chồng con với cách khéo xử nhẹ nhàng, dễ mến, chứng tỏ một tình thương dạt dào, mênh mông. Ngoài những chính tay chăm sóc từ quần áo mặc, tới thức ăn thức uống cho Công, Sương còn để ý tới những vụ du hí cùng bạn bè cho chồng giải trí, sau những ngày giờ cắm cuối ở phòng mạch hay ở nhà thương chăm nom cho bệnh nhân người Việt cũng như người địa phương. Và vợ chồng sống vui vẻ, hòa thuận, thoải mái, nhường nhịn, khi Sương ý thức luôn đặt quyền lợi của chồng lên trên hết, và Sương đã chiếm trọn tình cảm cũng như thương nể nơi Công. Lâu Lâu Sương dành cho Công, như đêm vừa qua, những thú vui chăn gối say sưa nồng thắm. Và mỗi lần gặp chồng, Sương lại trao thân trọn vẹn, mê đắm như buổi ban đầu, khi hai người gặp, mến và thương nhau ở trại Orote Point trên đảo Guam, khi chạy khỏi Việt Nam năm 1975, cách nay cả mười lăm mười sáu năm, hồi Sương còn là một góa phụ với hai con, Tuyết và An, và Công trơ vơ một thân một mình, vợ là Lan và con là Hùng thất lạc ngay từ Sài Gòn và bặt tin từ đó, bao công tìm kiếm cũng vô vọng. Rồi nguyên gia đình chấp nối, vá víu đó bồng bế nhau lên Chicago, từ trại tạm cư Fort Chaffee bên tiểu bang Arkansas, sau khi từ Guam tới được ít tuần, để lập lại đời sống mới nơi xứ tự do dung dưỡng, Sương đi làm cưu mang cả gia đình trong khi Công học thi bằng tương đương bác sĩ Hoa Kỳ và hành lại nghề xưa sau khi tập sự y khoa tổng quát ở nhà thương Columbus và St Elizabeth ngay tại Chicagọ Và nay, Công, Sương có thêm hai đứa con chung là Quốc và Gia.
Công nhớ lại một bài hát tiếng Pháp do một nam ca sĩ đã quên tên, có câu "ái tình nhục dục không lối thoát" và ứng nghiệm thấy có lý. Trước kia gần Lan rồi sau này Sương, Công thấy như thủy triều dâng rồi rút và liên tục nhịp điệu muôn thuở đó, tuy có lần ngọn sóng cao, có lần thấp, khi ngầu bọt trắng, lúc thanh thản đưa nhẹ vào bờ cát. Rồi cũng vẫn những đắm say, những cuồng nhiệt, kỳ này có thể đôi chút khác kỳ trước, và sẽ không giống kỳ sau, nhưng rồi cảnh nhập thân căn bản lại tái diễn tùy theo nơi chốn, thời tiết, hứng tình trong vòng tử sinh luẩn quẩn.
Với những ý nghĩ vẫn vơ về sắc dục, Công đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Chiếc xe Mercedes màu đen láng bóng chạy men dọc hồ Michigan trên đường Lakeshore, hướng về phía bắc, nơi tỉnh phụ cận Evanston. Công đã chọn tỉnh này để ở vì lý do an ninh và lối xóm trung lưu đàng hoàng, tuy khá xa nơi làm phòng mạch ở đường Broadway, khu Uptown Chicagọ Ngồi nghiêng dựa vào cửa, Công lái xe một tay thanh nhàn, mắt đảo qua đảo lại hết nhìn hồ mênh mông không thấy bờ bên kia nên được gọi là biển hồ, lại nhìn số bộ hành thưa thớt đi trên lề, tai nghe nhạc Việt ở máy "cát sét". Giọng của danh ca Thái Thanh khi ngọt lịm lúc não nuột, xuyên tâm, động trí, như đằm thắm, thu hút, ở hải ngoại này, khác với hồi còn bên nhà, lanh lảnh, cao vút. Công còn nhớ lại hồi trẻ, khoảng trước năm 1954, Thái Thanh cùng đoàn Gió Nam ra ngoài Hà Nội du ca, Công đã cố chen lấn mới mua được vé ngồi chuồng cu ở Nhà Hát Lớn để được thưởng thức thả hồn theo giọng ca mê hoặc lôi cuốn mà dư âm còn vang vang bên tai khi cọc cạch chiếc xe đạp trên đường về suýt mấy lần bị đụng xe vì lơ đãng... Và gần bốn mươi năm sau, tiếng hát vẫn còn xoáy hồn, rung động tâm can, gây nên một thể trạng lạ lùng vi vút của thế giới âm thanh đặc biệt độc đáo mà vì méo mó nghề nghiệp Công đặt tên "tụ chứng Thái Thanh" có nghĩa là khi nghe giọng hát Liệu Trai mê hồn của ca sĩ, Công để tâm hồn buông thả, bị thu hút hoàn toàn theo cung trầm tiếng bổng...
Công về nhà lúc nào không haỵ Cả nhà đi shopping vắng. Công quăng giày, tháo "ca vạt" ra ném lên giường ngủ, đi rửa tay rửa mặt xong nằm vật ra nghỉ mệt. Công lim dim mắt dưỡng thần sau những giờ làm việc mệt nhọc ở phòng mạch và thăm bệnh ở nhà thương về. Hành nghề y sĩ ở Hoa Kỳ có phần khác bên nhà, khi gởi bệnh vào nằm, người y sĩ phải theo vào nhà thương điều trị, nếu cần thì tham khảo với y sĩ chuyên môn, chứ không như ở Việt Nam, khi bệnh cần nằm bệnh viện đã có y sĩ nhà thương chăm sóc.
Thiếu Sương, thiếu bầy trẻ, căn nhà vắng lặng. Công thủng thẳng ra phòng ăn uống hụm nước lạnh ở máy nhỏ điều hòa nước mát rồi ra ngồi ở trước đại dương cầm ngoài phòng gia đình sum họp. Công thích nghe hát nhưng nhạc thì mù tịt, nhớ lứng vài điệu hai tay bập bông mấy nốt giải sầu, quên mọi chuyện khi chú tâm vào bài hát, qua được nhiều phút vi vút, chẳng cần tới có làm ngứa tai người nghe hay không. Câu được câu không, Công đã thả hồn vào những bài ca nhớ lõm bõm hồi còn nhỏ, và để thời gian nhẹ nhàng trôi vào quá khứ.
Công nhấn vài nốt bản "Auld Lang Syne", về sau này được đặt lời phiếm "ò e con ma đánh đu, Tarzan nhảy dù, Zorro bắn súng... " bài hát Công còn nhớ, khi chia tay trại hè ở Vạ Cháy, xế bên kia Hòn Gay, sau năm đệ thất, nước mắt rưng rưng khi sắp xa bạn, sau một thời gian sống tập thể vui tươi, vô tư, đầy lý thú. Cũng bài này Công nhớ lại, tuy không hát ra lời, nhưng mắt cũng ướt lệ khi rời Hà Thành vĩnh viễn, trên chiếc máy bay Dakota, di cư vào Nam, tháng tám năm 54...
Tay nhấn trên phím ngà, Công bật bông hết bản Biệt Ly qua tới Nắng Chiều, tới Etoile des Neiges, thả hồn bay về quá khứ với những kỷ niệm xưa buồn buồn nhẹ nhàng...
Công giật mình trở lại với thực tế khi có tiếng vỗ tay và nhận ra Tuyết đứng sau lưng lúc nào không hay:
"Ủa, về hồi nào vậy con?"
"Từ lâu rồi. Nghệ sĩ mê cung đàn đâu còn biết gì nữa!"
"Bố bật bông cho qua thời giờ... "
"Bố dõng dạc tiếng một mà có hồn hay ra phết!"
"Lại nhạo bố rồi!"
"Thật đấy bố!"
Tuyết đứng lại gần, hai tay dựa trên đàn:
"Bố chơi nữa đị"
"Thôi, đủ rồi."
"Bố mắc cở hả?"
"Có thể."
"Con thấy bố ngây như thu hút vào dĩ vãng... "
"Chuyện xưa mà con."
Tuyết thân mật hỏi:
"Bố có dĩ vãng đẹp không bố?"
"Bố đã kể cho con nghe nhiều lần rồi."
"Vậy mà con vẫn thích bố kể cho con nghe hoài."
Công đánh trống lảng:
"Thôi đi cô! Nghe hoài bắt nhàm tai. Ủa, bộ con không đi shopping cùng mẹ sao?"
"Không, bố. Con đọc ít sách ở thư viện rồi về."
"Chiều thứ bảy mà không đi chơi à?"
"Con nhớ bố con chạy về!"
"Chỉ được cái xạo! Nhớn ngần ấy tuổi gần có chồng rồi mà ăn nói như con nít."
Tuyết cười, nhe hai ràm răng nhỏ trắng đều, và hai lúm đồng tiền duyên:
"Người lớn với ai kia chứ người lớn với bố hả?"
Công gật đầu dịu dàng:
"ờ, thì con lúc nào chẳng nhỏ với bố!"
Tuyết len ngồi chung ghế với Công, tay đẩy thánh thót một vài nốt nhạc.
Công đề nghị:
"Con đánh vài bài đi cho bố nghe!"
Tuyết gật đầu rồi dạo bản "memory". Công nhẹ nhàng đứng dậy ra ghế có dựa chân ngồi, nhắm mắt thưởng thức bản nhạc quen thuộc.
Im lặng một lát theo sau nốt chót của bản nhạc nổi danh rồi Công mới vỗ tay khen:
"Hay tuyệt! Tuyết hôm nay đàn hay quá!"
Tuyết im lặng cúi đầu. Công ngạc nhiên nhìn về hướng Tuyết chờ một lời hay ngẩng mặt. Làn tóc bồng bềnh xõa che khuôn mặt duyên dáng của cô gái vào tuổi người lớn.
Công đứng lên lại gần cây đàn, chăm chăm nhìn Tuyết vẫn cúi đầu và như hoảng hốt bất thần khi thấy đôi vai của Tuyết rung rung. Công nhẹ nhàng nâng cằm của Tuyết lên và sững sờ thấy mặt Tuyết buồn so, đôi mắt ngấn lệ nhìn xuống.
Công ngỡ ngàng gọi:
"Tuyết!"
Tuyết lắc lắc đầu rồi đứng dậy chạy lên lầu về phòng, vừa lúc Sương và các con ồn ào kéo vào, tay xách bị, tay mang hộp đầy đồ mới muạ Công bàng hoàng chưa hiểu chuyện gì xảy ra và trả lời ngập ngừng, ấp úng những câu hỏi của vợ và lũ con trai.

Sau khi kiểm soát tiền thâu và giấy tờ bảo hiểm ở phòng mạch của chồng, Sương ra xe về thẳng nhà, mặt mày rầu rĩ như ưu tư có chuyện gì khó nghĩ.
Công coi nốt mấy người bệnh rồi đi thăm bệnh nằm ở nhà thương Columbus nơi Công từng tập sự nội trú năm đầu, và vào khoảng tám, chín giờ tối mới về tới nhà, khi nào trễ, ông gọi điện thoại cho vợ hay.
Sương thường cho các con ăn cơm trước vì mỗi đứa theo một chương trình, thời khóa biểu khác nhau nên phải ăn sớm còn đi học, trong những ngày thứ hai tới thứ năm, còn chiều thứ sáu và cuối tuần cả nhà chờ Công ăm cơm gia đình hoặc đi ăn tiệm cho vui, giữ không khi hòa thuận, đoàn tụ.
Chiều nay, Sương lùa tụi nhỏ ra ngoài ăn pizzạ Phần Công đã mua sẵn tô phở "to go" chỉ việc hâm lại vì Sương không có tâm trí nấu nướng như mọi bữa. Sương cần yên tĩnh để suy nghĩ tìm giải pháp cho vấn đề khó khăn trở ngại lớn đang gặp.
Sương lên phòng ngủ trên lầu, khóa trái cửa lại, gieo mình lên giường nằm bất động, không thay quần áo như mọi ngày. Suy đi tính lại Sương chưa biết phải hành động ra sao cho thích nghi, vẹn toàn, vừa không mất tình thương vừa vẫn giữ được gia đình. Sương phải hy sinh hay nhẫn tâm, đằng nào cũng không vừa ý, phải đạo.
Sương thương Công vô cùng, sau khi là góa phụ một nách hai đứa con thơ Tuyết, An vừa do hữu duyên vừa do khởi điểm tình cảm đặc biệt ngay khi gặp lần đầu, nơi túp lều bạt tạm trú trong Orote Point trên đảo Guam. Như có linh tính, giác quan thứ sáu bảo Công sẽ là người chồng bao dung tốt. Thực tế đã chứng minh mười lăm mười sáu năm vừa quạ Công lúc nào cũng một mực thương Sương hết lòng và càng đậm đà hơn sau khi sanh hai đứa con Quốc và Gia. Đời sống gia đình thật ấm cúng đùm bọc. Công chưa bao giờ phải to tiếng cãi vã với Sương, chuyện hiểu lầm nào cũng được giải quyết êm đẹp, thỏa đáng trong thông cảm yêu thương. Bất cứ chuyện gì Công cũng tin tưởng nơi Sương, từ tiền bạc, làm ăn, nhà cửa, con cái học hành v.v. nhất nhất đều do một tay Sương lo quản trị, sau khi bàn bạc sơ với chồng. Sương đã biết cách đối xử thành thật đẹp đẽ với Công trong cuộc sống chung, nếu cần vất vả, hy sinh cũng không quản ngại. Và Công đã đền đáp thỏa đáng, mỹ mãn.
Công đã ý thức sự chăm lo hết mình của Sương cho chồng, cho con, không e sức khỏe yếu kém, không sợ thời tiết lạnh căm tuyết phủ đầy đường lặn lội làm hết việc này, làm thêm việc kia cưu mang gia đình trong lúc gặp khó khăn ban đầu mới tới Chicago này, cương quyết không nhờ vào quỹ an sinh xã hội, cố giữ mặt cho Công, hầu chăm sóc con cái ăn học để Công rảnh tay sửa soạn lấy bằng hành nghề y sĩ, mà không bao giờ hé răng than van, phàn nàn, kể công, đòi ơn...
Giây tình thương, ân nghĩa đã cuốn êm ả, chắc bền Công vào Sương trong hạnh phúc vui vẻ, xán lạng, trong sự kính nể nhau chân thành, thẳng thắn.
Nhưng giờ đây, lá thư mà Sương đang cầm trong tay, đã đọc đi đọc lại nhiều lần tới phát thuộc, là đầu giây mối nhợ của xáo trộn tâm can, tinh thần bất ổn có thể ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc sống giữa Công và Sương cũng như của con cái hai dòng máu. Mười sáu năm công lao vun xới thành một gia đình hạnh phúc êm ấm, không nhẽ chỉ trong một quyết định kém suy tính, bồng bột, bốc đồng mà tan ra mây khói, phá vỡ một lúc mấy mảnh đời đang dựa vào nhau để sống trên đất lạ, trong cuộc đời lưu vong này.
Sương bặm môi, tay run run nắm chặt lá thơ oan nghiệt.

Sương lại ngồi ngay trên thảm, gần Công trên ghế dựa đang đọc sách. Công gấp sách nhìn vợ nhướng mắt như muốn hỏi chuyện gì.
Sương thở dài:
"Em cạn lời hết lẽ rồi, mình làm sao thì làm! Nó nghe mình hơn em!"
Công chia xẻ thắc mắc với vợ:
"Anh chẳng rõ sao đùng một cái Tuyết đòi học y khoa ở Dallas, mà bỏ trường Northwestern trên này?"
"Nó giở chứng ra, có trời mà biết."
"Có bồ, có bạn gì ở đó không?"
"Nó đâu có nói! Theo chỗ em biết thì làm gì có bồ tèo dưới đó!"
"Muốn thoát ly gia đình hay sao?"
"Nó vẫn leo lẻo thương bố thương mẹ kia chứ!"
"Anh thấy nó buồn nhiều hơn vui khi quyết định đi xa! Có thất tình không?"
"Nó có mấy thằng bạn trai đó, nhưng có thiết tới thằng nào đâu!"
"Kỳ thật! Mấy lần anh tính hỏi nó mà nó chỉ nhìn anh nước mắt lưng tròng rồi chạy đi chỗ khác!"
Rồi hai vợ chồng giữ im lặng, suy tư mông lung về quyết định bất thần của Tuyết muốn đi học xạ Mười mấy năm trời nay quấn quít bên cha mẹ và các em, các bạn rũ đi ra ngoài ở chung hay vào ở nội trú, có đời sống riêng tự lập, Tuyết đều từ chối, bỗng nay lại muốn rời gia đình mới gây nên lo lắng nơi cha mẹ. Sương sợ không chăm sóc được cho cô gái đầu lòng cưng chiều từ bấy lâu naỵ Công ngại Tuyết bơ vơ một mình, chán nản, cô đơn, khó chú tâm học hành. Cả hai vợ chồng khuyên lơn và năn nỉ Tuyết hết lời, nhưng vô hiệu quả. Tuyết nhất định đi chỉ vì thích đi chứ không nêu thêm lý do chính đáng nào khác, nói với giọng buồn, mặt ủ rũ tội nghiệp làm sao...
Thường thường Tuyết rất thân với cả bố lẫn mẹ, và chuyện gì cũng mang kể lại, nhất là với Sương, từ việc học hành, sắm sửa quần áo, tới thức ăn thức uống, cả chuyện bạn trai bạn gái liên lạc làm sao, tán tỉnh bồ bịch như thế nào, ai để ý tới, ai chạy theo... Nhưng kỳ này, Sương hỏi Tuyết làm sao cũng chỉ có một câu trả lời nhắc đi nhắc lại hoài "có gì đâu.". Sương kiên trì hỏi tiếp và có lúc phải dùng tới nước mắt cũng không lay chuyển được Tuyết, ngược lại còn có cảm giác đẩy Tuyết ra xa hơn.
Sương cúi mặt, giọng tỏ vẻ lo lắng:
"Em nghi là có căn nguyên sâu xa hơn cái hứng bất tử muốn thay đổi không khí, nơi chốn... "
"Em căn cứ vào đâu?"
"Đã đành Tuyết hơn hai mươi tuổi rồi, tuy ngoài mặt không tỏ ra, nhưng trong lòng em đã phần nào sửa soạn tinh thần chấp nhận một ngày nào đó nó xa nhà, tự lập như bao nhiêu đứa cùng lứa tuổi, theo cách sống đương nhiên ở xứ này... nhưng em có cảm giác như nó phải rời gia đình một cách miễn cưỡng, không thoải mái. Nó không vui tươi, hớn hở, háo hấc như người muốn vượt thoát sự kiểm soát của gia đình đi tìm tự dọ Hơn nữa từ hồi giờ em vẫn để nó thong thả, có cấm đoán gì đâu! Nó là đứa trẻ ngoan, biết điều, chưa bao giờ làm chuyện gì quá lố, nên em thấy lần này nó lầm lì em mới lọ Mà hình như nó còn muốn né tránh em nữa, không muốn tâm sự, chia xẻ những uẩn khúc tâm tình như mọi khi...
Trước sự im lặng suy tư của Công, Sương kể tiếp thắc mắc:
"Có điều lạ là em suy nghĩ hoài chưa ra, chưa biết phải làm sao... như Tuyết đang ở trong tình trạng bất ổn, đối nghịch: trí thì thương mẹ, mà tâm lại muốn xa... Em thương con muốn giúp nó... "
Công an ủi vợ:
"Anh nghĩ em suy diễn quá nhiều, chứ đâu đến nỗi rắc rối tới độ đó! Chắc Tuyết muốn tự trắc nghiệm tìm đường tự lập xem khả năng một mình giải quyết những khó khăn do hoàn cảnh gây ra mà thôi!"
"Không mình à, linh tính đàn bà, võ đoán và kinh nghiệm của người mẹ cho em biết nó giấu chúng mình chuyện gì, chứ không chơi đâu! Em muốn khuyên bảo nó điều hơn lẽ thiệt rồi tùy nó quyết định ra sao thì ra... Từ hồi giờ có thể nói nó chưa rời em nửa bước mà bây giờ nó muốn xa em... "
Sương rơm rớm nước mắt:
"Chẳng thà nó có bạn trai vì mê mà bỏ đi theo... Đây một mực nó chối không có!"
Công vỗ vai kéo vợ vào lòng:
"Sương à, em đừng bi thảm hóa vấn đề, làm khổ cả mình lẫn nó! Tuyết biết mình thương nó. Vậy nó quyết định đi cứ để cho nó đi còn hơn bỏ trốn, miễn sao nó hay lúc nào mình cũng sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc nó... "
Công nhìn thẳng vào mắt Sương:
"Em đừng lo thái quá! Gần đây anh nhận thấy tinh thần em như bất ổn, chuyện gì cũng lo lắng quá mức, ăn uống chểnh mảng, ngủ không đầy giấc, không vui như mọi khi... Anh muốn em can đảm lấy lại thế đứng cho gia đình thoải mái... "
Công thấy Sương liếc vội rồi cúi mặt xuống như muốn tránh nhìn thẳng vào mắt chồng bèn hỏi ngay:
"Còn chuyện gì khác làm em lo nữa sao?"
Sương hít một hơi dài rồi lắc đầu:
"Một chuyện con Tuyết còn chưa đủ sao? Anh nghĩ gì mà bảo em còn ưu tư nào khác?"
"Thì anh cũng hỏi thôi, vì thấy em bất thường... "
"Bất thường?"
Không trả lời thẳng, Công ôn tồn, tay lắc lắc vai Sương:
"Tuy em bẩm sinh kín đáo, nhưng sống bên em ngần ấy năm trời, anh cũng biết lúc nào em gặp khó khăn trở ngại chứ."
Sương ngần ngừ:
"Thì chuyện con Tuyết đó!"
"Chắc còn nữa."
"Anh chỉ được cái đoán mò!"
"Em muốn giấu anh sao?"
"Có gì mà giấu! Chuyện gì mà anh chẳng biết!"
Công mỉm cười trước nhận xét của vợ.
Sương đánh trống lảng:
"Bây giờ nhờ ông xét hộ vụ con Tuyết đi! Em thì đầu hàng, bó tay chịu rồi đấy!"
Công hỏi ngang:
"Mấy thằng con trai nghĩ sao về vụ chị nó đi Dallas?"
"Đứa nào cũng nói chị ấy lớn rồi để chị ấy tự do lựa chọn, đi học xa chứ có đi hành tinh nào khác đâu mà lo lắng quá vậy!"
"Có đứa nào biết chị nó có bồ không?"
"Bạn trai thì có mà người tình thì chưa!"
"Kỳ há!"

HOMECHAT
1 | 1 | 153
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com