watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
10:19:5326/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Ảo Tình Ơi!, Em Ở Đâu?
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Ảo Tình Ơi!, Em Ở Đâu?

Tác giả: Trần Đại

Ông chủ nhà, Hưng-sói, tuy lỡ thời mà gặp may, ông rước về một cô vợ xinh đẹp, trẻ hơn ông mười tám tuổi. Trước khi từ Mỹ về Việt Nam đón vợ qua, ông dặn dò Kỉnh phải trồng thêm hoa mới trong vườn, dọn dẹp sạch sẽ cửa trước, sân sau và tìm thợ đóng một lều thơ sàn cao, kiểu Nhật ở sau vườn. Lều thơ phải có cửa kéo nhìn ra bên này là hòn non bộ và bên kia là thung lũng mù sương. Kỉnh cũng nóng lòng biết mặt và làm đẹp lòng bà chủ mới, nên thay vì cứ mỗi tuần cắt cỏ một lần, anh lại đến hằng ngày để gia công hoàn tất công việc. Anh không kêu thợ mộc mà tìm hình ảnh rồi tự mình cùng chú mễ José đóng xong luôn cái lều thơ trước thời hạn. Còn cả năm ngày nữa, ông chủ và người vợ trẻ mới về lại Mỹ.

Trong nhà có mấy tấm tranh bút pháp, họa trên nan tre mà một người bạn thơ trong nước gửi tặng trước đây, Kỉnh cũng mang đến treo trên tường của lều thơ vừa mới đóng. Nhiều lần anh tự hỏi vì sao mình lại sốt sắn với việc đón chào bà chủ mới từ Việt Nam qua nhưng rồi anh xác định là vì anh qúy cái lều thơ như một tuyệt tác do chính tay mình tạo nên. Nghĩ như thế, nên mỗi chiều về, tắm gội xong, Kỉnh lái xe đến ngồi ở lều thơ vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc sách hoặc làm thơ. Nơi đây phong cảnh trữ tình, trong một thời gian ngắn mà Kỉnh đã sáng tác được trên mười bài thơ và ba đoản khúc đề tặng nữ sĩ Nhạ-Vô-Thường, một bạn thơ trong thi đàn trên mạng, thường với Kỉnh họa thơ của nhau.
Kỉnh quen Nhạ-Vô-Thường qua một diễn đàn thơ văn trên mạng. Kỉnh gia nhập nhiều trang văn học nghệ thuật và một vài diễn đàn sáng tác văn thơ. Tình cờ một hôm bài của anh được Nhạ-Vô-Thường khen ngợi và đăng lên thơ họa. Họ trở thành bạn thơ từ đó và ai cũng cho là hai người có tình ý lãng mạn, mật thiết với nhau.

Bốn năm về trước Kỉnh đang làm cho một công sở, công việc quá nhàn hạ nên anh đọc sách, nghe nhạc, làm thơ...cho đến giờ tan sở. Khi bút hiệu của anh lan tràn trên mạng thì cũng là vừa lúc anh bị đuổi việc. Kỉnh ăn tiền thất nghiệp, ngồi nhà tiếp tục làm thơ. Chiều chiều kỉnh vác thơ tới nhà Phúc đọc cho bạn bè nghe rồi đăng lên diễn đàn. Nhiều lần bí lời, nghẹn chữ, Kỉnh theo Phúc đi cắt cỏ ở các nhà giàu sang trong vùng, những nơi đó có vườn hoa tươi đẹp, đồi cỏ, bóng mát dưới tàng cây cùng gió biển trong lành...đã gợi cho hồn Kỉnh tràn ngập xúc cảm và ý thơ lai láng.
Một hôm Phúc nhờ Kỉnh thay hắn theo giúp chú Mễ José công việc thông dịch và thu tiền cắt cỏ để hắn về Việt Nam lấy vợ. Phúc về lần đầu có kết quả khả quan và công việc làm vườn được Kỉnh phụ chú Mễ trông coi tốt đẹp. Nhưng lần về thứ hai thì Phúc bị banh xác vì bạn bè vạch mặt với đàng gái, họ nói Phúc chỉ là dân cắt cỏ làm vườn chứ không phải ngài công-trình-sư tay ôm họa đồ đứng chụp hình trong một khách sạn năm sao nào đó ở Las Vegas. Phúc sầu hận lên ngút trời, chổ nào có vòng tay ôm trọn ân...tiền là anh ghé đến để đốt cháy cuộc tình chết theo mùa đông giữa nắng quái Sài Gòn. Một chiều kia, Kỉnh và José đang làm việc thì có người tới đưa tờ giấy mà Phúc đã ký sang nhượng gánh cắt-cỏ. Người ấy lịch sự tặng Kỉnh một ly cà phê sữa đá và bảo anh từ ngày mai khỏi cần theo chú Mễ nữa. Kỉnh tức giận, về nhà kêu gọi bạn bè từng uống bia, ăn cơm chùa nhà Phúc, anh gom tiền chuộc lại được gánh-cắt-cỏ. Kỉnh và José tiếp tục công việc hằng ngày, chờ Phúc quay về nhưng Phúc thì nghe nói đang gởi cái thân tàn ma dại ở miền băng giá xa xôi Alaska. Nhờ Kỉnh biết ăn nói và chú Mễ José cần cù, chẳng bao lâu nợ đã trả xong và Kỉnh giờ đây thành kẻ làm vườn chuyên nghiệp kiêm thi sĩ Lã-Hư-Vô.

Thi sĩ Lã-Hư-Vô nhìn quanh lần cuối trước khi rời khỏi lều thơ trong vườn nhà ông chủ Hưng-Sói, từ cái bàn, bộ đồ trà cho đến những chiếc gối hoa đều được Kỉnh chọn lựa, mua về từ phố tàu China-Town. Kỉnh cắm điện cho lồng đèn sáng lên rồi bước ra ngoài. Tất cả cỏ, hoa đều được cắt, tỉa gọn gàng, mỹ thuật, đường nhựa mới xịt nước sạch trơn. Kỉnh khép cổng rồi lái xe ra phi trường đón chủ nhà về từ Việt Nam.
Kỉnh không ngờ người vợ mới cưới của ông Hưng đã ngoài ba mươi mà còn trẻ đẹp, mặn mòi như gái tơ mới lớn. Đứng trước người đẹp, Kỉnh thấy mình bị lạc giọng như thằng con trai mới lớn "chào...chị, tôi là ...là đến đón ông bà về", nói xong Kỉnh ngượng vì thái độ mất tự nhiên của mình nhưng ông Hưng thì hài lòng lắm khi thấy Kỉnh cũng mất hồn như ông ở phút đầu gặp em ...tinh tú quay cuồng.. và em đây là Nhã.
Nhã cứ ôm xà nẹo ông Hưng mãi cho đến khi lấy xong hành lý, Kỉnh thì đứng sau lưng quan sát, anh thấy dường như Nhã cao hơn chồng nếu đừng uốn éo cái thân hình thon thả, mềm mại của nàng. Cái đầu to, trán dài ra sau ót của khoa học gia Hưng-Sói chỉ làm cho họ trông giống như là bố con hơn là một cặp vợ chồng. Kỉnh giúp họ xách hành lý ra xe. Trên đường về, Kỉnh liên tưởng đến ngọn đèn lồng đang mờ sáng ở lều thơ, chăc chắn sẽ làm cho cả hai như lạc hồn vào cổ tích.

Xe lăn bánh từ từ trước cổng, Kỉnh bấm cái khiển cho cửa sắt tự động mở ra xong anh cố ý tắt đèn pha, chỉ để đèn mờ cho xe tiến vào bên hông nhà. Không riêng gì Nhã mà cả ông Hưng đều sửng sốt trước phong cảnh về đêm của căn nhà, đèn hai bên lối đi, đèn viền quanh sân cỏ, đèn chiếu màu lên đá, đèn rọi lên cây và lập lòe trong bụi rậm, khóm hoa... Ông Hưng xém chút nữa thì buộc miệng hớ lời "Trời! anh mới bắt đèn ..." nhưng ông đã kịp thời bịt miệng làm bộ tằng hắng ho. Kỉnh đi vòng qua định mở cửa xe thì Nhã đã tự leo xuống, nàng ngước nhìn toà nhà hai từng sang trọng, cánh cửa đôi to lớn bằng cả diện tích căn phòng của chị em nàng ở Việt Nam ... Nhã như bị thôi miên, nàng bước theo hai hàng đèn mờ uốn lượn dẫn đường cho lối đi, nàng không dám tin ở mắt mình khi lạc vào vườn sau nơi có cái lều thơ mà Kỉnh đã cố tình để sáng đèn lồng lúc ban chiều. Ông Hưng và Kỉnh đang theo sau Nhã, vừa lúc nàng chồm mình vào chiêm ngưỡng lều thơ thì ông Hưng bỗng níu tay Kỉnh kéo anh sang một bên rồi nói khẻ:
_Anh Kỉnh này ... vườn đẹp quá...tôi không ngờ anh tài đến thế và anh thật tốt với tôi ...nhưng tôi nhờ anh chuyện này ... anh làm ơn nếu vợ tôi có hỏi thì ...hãy nói là tất cả do... do tôi thiết kế nhé! À mà này...tốn kém bao nhiêu, mai anh cứ đưa bill cho tôi tính tiền ngay. José vẫn đi làm thường chứ?
_Vâng! nó vẫn thường...

Kỉnh không muốn nói thêm, anh thấy nghẹn họng vì giận, trước mắt anh bây giờ là Hưng-Sói quá tầm thường, Có lẽ ông ta về Việt Nam cũng "nỗ" dữ dội nên bây giờ sợ "lòi đuôi" đây. Bao nhiêu công lao, công trình làm đẹp cho nhà này, Kỉnh nhường cho ông ta không tiếc nhưng cái lều thơ thì không thể để bị tiếm công như thế được. Kỉnh nhìn Nhã hết chỉ tay vào lều thơ lại ôm hôn ông Hưng mấy lần, anh bình tâm lại tự nghĩ "họ thuê mình làm vườn, cất lều thơ... nhà của họ, vườn của họ...ta thật vô lý, hơi đâu mà tức giận...giờ về nghĩ, mai đưa bill tính tiền".
Xem vườn xong, Kỉnh theo vợ chồng ông Hưng vào nhà. Ông đưa Nhã lên lầu tắm gội rồi xuống bếp mở chai Cordon Blue uống với Kỉnh. anh cố tình uống thật chậm ly rượu đợi Nhã xuống, nhưng dường như nằm ngâm bồn thú hơn tắm giếng Sài Gòn nên Kỉnh đã cạn ly thứ hai mà vẫn chưa thấy nàng xuống lầu. Tuy chưa muốn về nhưng sợ ngồi thêm sẽ "cho chó ăn chè", anh đành từ giả khoa học gia Hưng-Sói, người đàn ông may mắn vừa rước vợ đẹp từ Việt Nam qua.

Kỉnh cho chiếc Mercedes của Ông Hưng vào nhà xe xong anh mới bước ra đường tìm cái xe truck bầm dập của mình lái về. Đèn đường, dấu mình trong sương đêm dày đặc như đồng lỏa với tâm tư đang nỗi cơn bất chính của Kỉnh, tức thi sĩ Lã-Hư-Vô.
Về đến nhà Kỉnh đá hai chiếc giầy vào một xó, cởi bộ đồ xịn "quan hôn tang tế" rồi gieo mình lên giường. anh bấm nút mở tivi cho "ma" coi, còn mình thì ôm cái máy vi tính lên mạng, Kỉnh giờ đây đã hoá thân thành thi sĩ Lã-Hư-Vô.
Việc đầu tiên là mở hộp điện thư và tin nhắn riêng, cả hai đều âm thịnh, dương suy, toàn là thư của đàn bà, con gái, Lã-Hư-Vô không buồn đọc kỷ nội dung, anh cứ cắt và dán mấy lời sáo ngữ, tạ ơn, chúc tụng để hồi âm cho từng người. Làm xong cái công việc "một ngày như mọi ngày... anh trả lời vậy thôi ...", Thi sĩ mới mở thư của Nhạ-Vô-Thường. Thư nàng chỉ có vài dòng và mấy câu thơ bốn chữ:
"Hai hôm nay NVT bận việc nên không lên mạng để hoạ bài và đọc thơ huynh. Hết bận muội sẽ đền bù. Đừng giận muội nghe!
Gửi về huynh Lã-Hư-Vô một làn gió ấm ...
một mai em đi
chẳng thay đổi gì
khi hồn trọ mãi
những bài thơ anh
NVT"

Lã-Hư-Vô cảm động lắm, anh gõ phím trả lời:
"Mụi hãy lo cho xong việc, giữa chúng ta không có thời gian cũng chẳng có không gian...vội gì hở mụi...
Gửi về em một cơn gió mát ...
mai kia em về
tình vẫn đam mê
hồn thơ ở trọ
mãi vẹn câu thề
LHV"

Kỉnh định làm thêm một bài thơ bày tỏ sự nhớ nhung dựa theo lời ca "chờ em chờ đến bao giờ ...mấy thu tình đã bạc đầu ..." nhưng mới được một câu đầu thì tư tưởng bị vọp bẻ vì hình bóng của Nhã, người vợ mới cưới của ông Hưng đang về gõ cửa hồn anh. Kỉnh gửi điện thư xong anh tắt máy vi tính rồi chọn một đĩa nhạc có bài Torn-between-two-lovers, nghĩa là "vầng trăng ai xẻ làm đôi ... nửa em trên mạng... nửa người mới quen", anh cho vào máy nằm nghe. Trong bóng tối của căn phòng nặng mùi độc thân, thi sĩ Lã-Hư-Vô rưng rưng nghe tim mình đang nứt làm hai, một nửa nghiêng bên Nhạ-Vô-Thường, tiểu muội thi ca còn nữa kia đang xôi máu vì tiếng sét ái tình lúc ban chiều gặp Nhã, vợ của người ta.
Sáng hôm sau, mới năm giờ sáng, José đã đến nhà. Sau khi chất máy cắt cỏ và đồ nghề làm vườn lên xe, José chở Kỉnh phóng xe ra xa lộ như nhịp sống hằng ngày của công ty Fuc Landscape, tên công ty gánh-cắt-cỏ trước kia của phúc, giờ đang thuộc về Kỉnh. Công ty gồm có một giám đốc kiêm tỉa cây, nhổ cỏ và một phó giám đốc kiêm đẩy máy cắt và hốt rác.

Nhà ông Hưng không nằm trong danh sách hôm nay nhưng Kỉnh bảo José cứ ghé qua. Kỉnh đi vòng quanh nhà, cửa đóng im lìm như chưa tỉnh giấc, anh bảo José đừng tắt máy xe, cố ý kinh động chủ nhà nhưng chẳng ai ra mở cửa. Kỉnh chợt nhớ ra "À! ban ngày bên đây là đêm ở Việt Nam, có lẽ phải mất cả tuần họ mới quen được giờ giấc ăn ngủ", anh buồn như đứa bé mất đồ chơi đành gọi José quay xe ra cổng. Buổi chiều, sau khi tắm gội xong, Kỉnh làm bộ trở lại nhà ông Hưng để thanh toán tiền bạc. anh chỉ gặp ông Hưng dưới nhà, hỏi thăm thì Nhã vẫn nằm ôm laptop viết thư cho gia đình. Kỉnh vờ vịt dặn dò chủ nhà về chẳng cần canh chừng đèn, nước tưới vì tất cả đều tự động mở, tắt. Kỉnh nhét cái hoá đơn vào túi để có cớ cho ngày mai lại đến nhà. Nhin đôi mi mắt sưng sưng như vừa thỏa mản dục tình của Hưng, Kỉnh chán ngán chào từ giả ra về.
Đêm đến, Kỉnh mở vi tính lên mạng. Không có thư cùa Nhạ-Vô-Thường.

Từ hôm ra đón ở phi trường đến nay, Kỉnh tìm đủ cớ đến nhà ông Hưng để gặp Nhã nhưng đã năm ngày rồi mà Kỉnh vẫn chưa gặp lại người vợ trẻ của ông ta. Theo lịch trình thì hôm nay đã tới kỳ cắt cỏ nhà ông Hưng. Măt Trời vừa ló dạng, tiếng máy tỉa cây của Kỉnh cùng với máy cắt cỏ José đang đẩy, xé tan không gian tỉnh lặng còn mờ sương của xóm nhà giàu ngủ muộn. Nhã xuất hiện tren bao lơn, trông nàng đẹp hơn hôm mới đến bội phần. Nước da ngậm nắng nhiệt đới bây giờ lại trắng trẻo, mịn màng. Nhã thấy Kỉnh đứng "hoá đá" nhìn mình, nàng lên tiếng:
_ Chào hai anh, Còn sớm quá mà sao máy nổ to vậy?
Kỉnh, hồn đang lạc lối quýnh quáng tìm về:
_ Làm sớm, nghĩ sớm ...thưa...thưa cô.
_ Mỗi ngày các anh phải cắt cỏ mấy nhà?
_ Trung bình là bảy, tám nhà.
_ Anh có thể làm nhà khác trước, nhà này sau cùng không?
_ Vâng, cũng được. Nhưng hôm nay thì lỡ rồi, phiền cô đề chúng tôi làm cho xong.
_ Được, đưọc các anh cứ tiếp tục làm việc đi!
Kỉnh chuyển đề tài:
_ Cô có thích cái lều thơ tôi cất không? Tôi nghe anh Hưng nói cô giỏi về cầm-kỳ-thi-họa.
_ Hổng dám đâu! đừng nghe anh ấy. Lều thơ hả, trời! tôi thích lắm, anh Hưng có nói ảnh thiết kế cho anh đóng phải không? anh tài ghê! cám ơn anh nghe!
_ Đáng gì, cô quá khen.
_ À, để tôi thay đồ xong, tôi xuống hỏi anh về mấy bông hoa trong vườn, hoa nhiều và đẹp quá! Có loài tôi chưa tưng thấy bao giờ.
Kỉnh đưa Nhã đi khắp vườn, anh giải thích đặc tính và tên các loài hoa. Nơi nào có nhánh chết hoăc hoa khô, Kỉnh rút kéo ra cắt bỏ, Nhã cũng theo mở miêng túi rác cho anh bỏ vào. Mặt trời lên cao, nắng chiếu qua những cành cây, kẻ lá. Bấy giờ là đầu tháng năm nên hoa nở khắp vườn, khoe sắc thắm muôn màu. Họ tiến gần tới cái lều thơ, Nhã hỏi:
_Anh gì ơi! cái nhà nhật này mới cất phải không?
_Vâng, mới cất xong...Tôi thì gọi cái nhà này là lều thơ...À tôi tên Kỉnh. _Còn tôi là Nhã...ai là thi sĩ ở đây mà nhà đó được gọi là lều thơ?
_Chính là cô! không phải cô là nhà thơ sao?
_Hổng dám đâu! tôi chỉ tập tành cho vui thôi, chồng tôi nói với anh hả? _Ông ấy cho tôi biết cô làm thơ từ khi còn bé.
_Anh đừng tin nhé! mèo khen mèo dài đuôi đó!
_Xin lỗi, bút hiệu của cô là gì?

Nhã dường như không nghe, nàng cúi xuống ngắt một cọng hoa cỏ rồi chu miệng thổi cho bay vào không khí. Kỉnh định hỏi lảng sang chuyện khác thì Nhã cất tiếng trả lời:
_Bút hiệu à! tôi làm gi có.
_Cô có đăng thơ lên mạng không?
_Tôi đang dự tính sẽ đăng lên mạng nay mai.

Kỉnh rút giấy bút trong túi ra, anh ghi vội địa chỉ điện thư của mình rồi đưa cho Nhã và xin nàng cho biết trang nào để anh vào mở ra đọc, Kỉnh chỉ đưa địa chỉ cá nhân và không muốn tiết lộ mình là thi sĩ Lã-Hư-Vô.
Về nhà tắm rửa xong, Kỉnh lên mạng mở mục tin nhắn, anh thất vọng không có thư của Nhạ-Vô-Thường. Kỉnh chạy ra mục bài mới đăng, cũng không thấy nàng đăng bài, hay lưu bút. Kỉnh mở Yahoo-chat cầu may nàng thấy anh mà bắt liên lạc rồi anh dạo diễn đàn đọc thơ. Có một bài thơ làm Kỉnh giựt mình, đó là bài của một thành viên mới với bút hiệu là Lý-Bạch-Tân. Bài thơ dùng từng chữ trong tên NHAVOTHUONG, xếp theo hàng dọc thành mười một câu thơ tỏ tình một cách lãng mạn, bay bướm. Đỉnh tuy công nhận bài thơ khá hay nhưng trong lòng hết sức bực bội vì cái câu cuối, "Gợi ta nhớ mãi đôi bờ mi em", vậy là Nhạ-Vô-Thường có tình tứ với cái tên Lý-Bạch-Tân khó ưa này, có lẽ họ quen nhau ở trang web nào khác từ trước rồi, thảo nào mấy hôm nay nàng né Kỉnh, không một lá thư. Kỉnh mở lon bia tu một hơi, miệng chửi thề "mẹ! đúng là xứ ảo, toàn là hư ảo!". Kỉnh nốc thêm một hơi hết sạch bia trong lon, anh tắt máy vi tính rồi lên giường nằm nghe nhạc và để yên cho hình bóng Nhã, vợ Hưng-Sói, hiện đến ôm choàng cái tâm trí đang phiền muộn vô bờ của anh.

Kỉnh đang làm việc thì nghe ông Hưng gọi anh tới nhà gấp vì Nhã vừa cán bể ống nước trong lúc cùng ông tập lái xe. Nước đang phun ra tràn lan cả vườn. Vừa tới nơi, Kỉnh dụi tắt điếu thuốc, vuốt tóc rồi sửa lại nét mặt cho hợp với phong độ "anh hùng cứu mỹ nhân". Không thấy ông Hưng đâu chỉ có Nhã đứng đó, mặt nàng buồn thiu, trông càng đẹp như...người em sầu muộn của muôn đời. Nàng ra dấu cho José và Kỉnh thấy vết bánh xe làm trũng đám cỏ. "bể ống nước dưới đây" José vừa nói vừa đào đất, nó càng đào, mực nước càng dâng lên. José chạy đi khóa nước. Khi Kỉnh thấy những lọn nước trong sùi lên mặt, anh thọc tay xuống mò tìm ống nước, tay áo Kỉnh xắn không khéo bị xổ ra chạm vào bùn nước. Nhã liền cúi xuống giúp anh xăn lại tay áo, má nàng kề sát bên Kỉnh, một lọn tóc nàng rơi xuống quét ngang cánh tay Kỉnh làm lòng anh thốn lên, cái cảm giác của thằng con trai mới lớn vừa về lại trong anh. Nhã với nét mặt thản nhiên hất đầu sang một bên cho tóc đánh vòng về vắt qua vai, trong chớp mắt, Kỉnh nhìn qua cổ áo nàng, thấy hai quả đào tiên, trắng mịn màng, thon thả, bàn tay Kỉnh bóp vào lớp bùn non không điểm tựa, hơi thở trật tông, nhịp tim sai phách, trong anh đang hoà tấu một bản nhạc kỳ cục vô cùng.

Suốt buổi chiều làm vườn ở những nhà còn lại, Jose thấy Kỉnh trầm tư, không nói một lời, lâu lâu lại dừng tay đứng lẩm bẩm một mình, khi thì mĩm cười, lúc lại cau mặt buồn như một nhà thơ táo bón ngôn từ... José buột miệng "muy loco!", "đúng là mát giây!".
Đêm đến, Kỉnh, thi sĩ Lã-Hư-Vô lại lên mạng vào diễn đàn Thơ-Văn-Sáng-Tác. Bên ngoài mưa to, gió lớn gợi lòng anh nhung nhớ người tình "hư ảo" Nhạ-Vô-Thường. Cũng những đêm mưa như thế này, hai người thường tìm đến nhau qua Yahoo-Chat để tâm tình và để trao nhau những câu thơ cảm hứng đối đáp. "Nhạ-Vô-Thường, giờ này mụi ở đâu?" Kỉnh gào lên trong Yahoo message "Mụi có biết huynh lên đây chờ mụi từng giây từng phút ..." Kỉnh ngưng lại vì nếu mà cứ gào tiếp sẽ có lúc xuống "xề" một câu cải lương ...khi mà lòng anh vừa chợt nhớ tới Lý-Bạch-Tân, một tình địch đáng rét, trên thi-đàn. Nhớ tới nhà thơ họ Lý, Kỉnh duyệt qua những bài mới đăng thì thấy bốn năm bài thơ mới của hắn đều tỏ tình với một cái tên lạ hoắc của một thành viên mới vào thi đàn..."Em thay áo mới lụa đào...đôi hài yêu dấu hôm nao vẫn còn..." Hai câu thơ này chứng tỏ họ Lý đã từng quen biết người mới đến thi đàn, "không lẽ đó là Nhạ-Vô-Thường mới khoát áo lụa đào, thay tên đổi hiệu", càng nghĩ Kỉnh càng thấy ghét cay cái tên Lý-Bạch-Tân. Kỉnh đấm vào không khí gọi nàng thơ đến để làm một bài chọi lại cho hả giận nhưng "nàng thơ" không thèm đến mà "cụ bà thơ" lại nhập hồn Kỉnh làm nguyên một bài hận tình đen bạc với những con chữ hoà tan cùng "me chanh khế giấm".

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 723
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com