watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
06:51:1526/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Phung Hoàng Thần - Túy Lạc Thiên - Hồi 1-20
Chỉ mục bài viết
Phung Hoàng Thần - Túy Lạc Thiên - Hồi 1-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 21

Bài thơ giới thiệu

Nguyên văn:
Phụng Hoàng đài thượng Phụng Hoàng du.
Phụng khứ đài không gian tự lưu.
Ngô cung hoa thảo mai u kính,
Tấn đại y quan thành cổ khâu.
Tam sơn bấn lạc thanh thiên ngoại,
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu.
Tổng vị phù vân năng tế nhật,
Trường an bất kiến sử phân sầu.

Tạm Dịch:
Đài Phụng Hoàng xưa chốn phụng chơi,
Phụng đi đài vắng nước chơi vơi.
Cung Ngô hoa ngỏ dường hoang lấp,
Triều tấn cân đai nắm mộ vùi.
Ba đỉnh núi vương ngoài khói tỏa,
Hai dòng sông rè bãi cò xuôi.
Vừng dương ngắn nỗi mây mờ phủ,
Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.

Bài thơ này Lý Bạch đã cảm tác nhân buổi lên Phụng Hoàng đài, nhưng ông chỉ tưởng tới y quan đời Tấn và Ngô cũng do Tôn Quyền đời Tam Quốc xây dựng, mà không nhắc đến cuộc hưng suy của Phụng Hoàng đài. Đó là một điều đáng tiếc.
Về đời Xuân Thu thành Kim Lăng thuộc nước Ngô. Sau Câu Tiễn diệt Ngô, thành này mới thuộc nước Việt. Việt vương Câu Tiễn diệt Ngô rồi tự cho là trong tay nắm vững sơn hà mới xây Phụng Hoàng đài để kỷ niệm thịnh sư. Trên thực tế, Câu Tiễn xây Phụng Hoàng đài vì một hành động bí mật.
Ai cũng biết binh học Trung Hoa về thời cổ rất hưng thịnh. Nào Lục Thao của Thái Công, nào Tam lược của Hoàng Thạch, nào binh pháp của Tôn, Ngô...
Việc bài binh bố trận, chế địch tiên cơ, cố nhiên không thể khiếm khuyết, nhưng cùng địch giao phong phải trông vào binh khí để thủ thắng.
Trong thập bát ban binh khí thì kiếm pháp khó luyện nhất, nên đời nào cũng coi trọng kiếm thuật.
Về cổ kiếm nổi tiếng có những thanh Cự Khuyết, Thái A, Thanh Hồng, Bạch Hồng, Thanh Sách, Long Uyên, Thuộc Lũ, Công Bố... nhất là những thanh Can Tương, Mạc Gia thì ai cũng nghe nói đến.
Nơi đây nhắc tới một thanh thần kiếm khác, trên đời ít ai biết đến. Đó là thanh Tường văn, mãi sau gọi là Thái Hồng. Cổ nhân có câu “Thuộc lũ hiện, Thái Hồng phi”. Từ đó nó lại mang tên là Thuộc Lũ.
Đời Ngô Việt xuân thu, Thuộc Lũ kiếm lọt vào tay Ngô Vương Phù Sai. Sau Ngô vương không nghe lời can của Ngũ Tử Tư, đã dùng thanh kiếm này bắt ông tự tử. Người thời bấy giờ cho nó là vật bất tường.
Thái Hồng kiếm lọt vào tay Việt vương Câu Tiễn. Việt vương diệt Ngô lúc ban sư sắp xây đắp Phụng Hoàng đài. Đem bảo kiếm chôn dấu dưới đất và đổi tên là Phụng Hoàng kiếm. Vụ bí mật về xây đài là ở chỗ đó. Lý Bạch không nhắc tới Phụng Hoàng đài thành ra bài thơ này chưa tả hết được cái hay cái đẹp.

Phi Lộ

Một đêm mưa gió nặng nề.
Sau lúc hoàng hôn, bầu trời mây kéo đen kịt, gió thổi ào ào, mưa rào sầm sập, sấm nổ vang trời, chớp giật loang loáng. Cảnh tượng này khiến người ta khiếp sợ và cảm thấy sắp xảy ra chuyện bất thường.
Trên Phụng Hoàng đài vào lúc canh một, đột nhiên vô số bóng đen xuất hiện như ma quỷ dưới cơn chớp nhoáng. Bọn họ từ bốn mặt tám phương xông lên đỉnh núi. Tiếp theo là tiếng reo hò, tiếng kêu réo vang dội. Kiếm ảnh đao quang vi vút như tranh sáng với điện chớp.
Cư dân gần miền không hiểu đã xảy ra chuyện gì. Kẻ nhát gan cho là gần tới ngày mạt vận, sợ hãi đến hồn lạc phách bay, nhưng cũng có người lớn mật len lén ra cửa dòm. Những tiếng chém giết, tiếng kêu rú khiến cho bọn họ toàn thân run bần bật không dám cử động nữa.
Tình trạng này khai diễn mỗi lúc một trầm trọng càng đêm khuya lại càng rùng rợn. Dưới chân núi một bóng đen chạy tới. Đó là một lão già trên lưng cõng một đứa nhỏ, mà không ai nhìn rõ đứa nhỏ lớn bằng nào.
Lão già xuống đến chân núi, ngửa mặt lên trời than rằng:
- Đây là trời tuyệt Thiết gia rồi!
Lão hốt hoảng dấu đứa nhỏ vào trong một hốc đá, cất tiếng nghiêm trọng dặn gã:
- Sĩ nhi! Ngươi không được cử động mà cũng chớ lên tiếng. Đã có một toán cường địch phá hủy nhà ngươi thì chớ, nào ngờ lại một toán khác vây đánh gia gia ngươi. Bây giờ bá bá phải lên núi liều mạng.
Dưới trận cuồng phong bạo vũ, thằng nhỏ vẫn tỉnh táo như thường. Mặt gã đầy giọt nước, không hiểu nước mưa hay nước mắt. Gã cất tiếng ú ớ nghiến răng nghẹn ngào hỏi:
- Bá bá ơi! những kẻ đốt nhà, giết người nhà tiểu điệt là ai? Đồng thời những người tới đây là bọn nào?
Lão già thở dài đáp:
- Những kẻ đốt nhà giết người là quân cường bạo, có khi là kẻ thù của gia gia ngươi. Nhưng bọn trước mắt này e rằng không giống thế, hoặc giả họ vì Phụng Hoàng kiếm mà tới! Sĩ nhi! Nói tóm lại đối với nhà họ Thiết là họa vô đơn chí.
Thằng nhỏ muốn đi theo vội giữ lão lại hỏi:
- Bá bá ơi! Gia gia ở Phụng Hoàng đài hơn một năm nay, phải chăng lão gia quả đã thấy được thần kiếm?
Lão già lắc đầu đáp:
- Cái đó phải hỏi gia gia ngươi mới biết được. Sĩ nhi ơi! Nếu bá bá và gia gia ngươi đêm nay không còn sống để trở về. Ngươi phải nhẫn nại để sinh tồn. Mối thù của gia gia cùng bá bá sau này chỉ còn trông vào một mình ngươi rửa hận.
Thằng nhỏ khóc thúc thít nói:
- Bá bá ơi! Bá bá đi thôi. Hài nhi nhớ kỹ rồi.
Lão già nghẹn ngào dặn:
- Sĩ nhi! Trước khi luyện thành võ nghệ cao thâm, ngươi phải đặc biệt ghi nhớ ba điểm: một là chớ vội đi tìm kẻ thù, hai là nhẫn nại mối bi thương, ba là không được tiêu cực. Bá bá đi đây.
Thằng nhỏ gật, mắt gã lộ ra những tia lửa oán độc.
Lão già lên núi xông vào giữa đám quần địch. Tiếng chém giết lại càng khủng khiếp.
Suốt một đêm qua cho tới trời tỡ mờ sáng, mưa đã tạnh, gió đã dừng. Phụng Hoàng đài trở lại tịch mịch như xưa.
Lúc mặt trời mọc, cư dân kéo nhau lên đài đông như nước chảy để coi hậu quả màn kịch đêm qua. Tiếp theo một đội quan binh kéo đến.
Quan binh lên trên núi rồi liền phong tỏa đỉnh núi, dân thường không một ai được lên. Tình hình trên núi thế nào, ngoài bọn quan binh chẳng một ai hay.
Vào khoảng giữa trưa mới thấy bọn quan binh khiêng xuống mấy chục xác chết.
Trong đám dân cư đông đảo có cả thằng nhỏ. Gã phát giác trong đám xác chết có hai lão già vết máu loang lỗ. Gã không nhịn được khóc la lên, chỉ muốn xông ra...
Đột nhiên một lão già, đúng ra là một quái nhân lưng gù, vội vươn tay ra ôm lấy gã chạy đi. Cử động của quái nhân nhanh đến nỗi cả quan binh lẫn cư dân không một ai ngó thấy.
Không đầy một tháng sau, trên chốn giang hồ, một tin đồn lại làm chấn động võ lâm: hai nhân vật khét tiếng võ lâm là Thiết Lạp Ông và Phạm Minh Truyền chết ở Phụng Hoàng đài. Người ta lại nói Thiết gia trang ở La Phù bị thiêu hủy và giết hết cả nhà chẳng còn một ai...

 

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 687
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com