watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
21:25:5629/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Lương Vũ Sinh
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 5

Lương Vũ Sinh

Tác giả: Ai Phong

Phần I

Lời tác Giả

Bài nghiên cứu sau đây về Tác Giả KH Lương Vũ Sinh được Ngọn Gió Buồn đăng ở TTVNOL:
Phàm đã là người trên giang hồ , ít ai không biết tới cái tên Lương Vũ Sinh . Nhưng biết và biết như thế nào là điều đáng bàn. Không giống như Kim Dung, hay Cổ Long , tài liệu về Lương Vũ Sinh khá hiếm và đôi khi còn sai lệch rất nhiều . Vì thế , Ai Phong tại hạ mạo muội post tài liệu này lên cho các vị bằng hữu và đồng đạo võ lâm nào cõ nhã hứng thưởng lãm - cũng coi như một món quà tết nho nhỏ gửi đến mọi người .
Một năm mới tràn đầy hạnh phúc .
Ai Phong kính bút .

Võ lâm trưởng lão Lương Vũ Sinh
Lương Vũ Sinh là tị tổ của tiểu thuyết võ hiệp tân phái , với Long hổ đấu kinh hoa , khai sáng kỷ nguyên mới với lịch sử tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc . Với loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Bạch Phát ma nữ , Thất kiếm hạ thiên sơn , Vân hải ngọc cung duyên , Bình tung hiệp ảnh , Đại Đường du hiệp truyện , Vũ Đương nhất kiếm , v..vv...Lương Vũ Sinh được hâm mộ , được coi là khai sơn tị tổ , là trưởng lão võ lâm .
Đối với Lương Vũ Sinh , tôi ( tức tác giả ) hiểu biết không nhiều, bởi vì sách vở viết về ông không nhiều ( Ở Hồng Kông , người đầu tiên viết về Lương Vũ Sinh là Liễu Tộ . Điều đáng buồn là ngay đến năm sinh của Lương Vũ Sinh các tài liệu cũng không nhất trí )
Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống , quê ở huyện Mông Sơn tỉnh Quảng Tây . Gia đình ông giàu có , thưở nhỏ học tập ở quê nhà , thích du lịch và rất mê thơ , từ cổ điển và sách văn , sử Trung Quốc . Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật , các nhà nghiên cứu văn sử như Giản Hựu Văn , Nhiêu Tông Di , đến Mông Sơn có ở trong nhà Lương Vũ Sinh một thời gian khá lâu , cậu bé Trần Văn Thống nhờ đó mà học tập được rất nhiều và có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông sau này .
Về sau , Lương Vũ Sinh vào học ở trường Lĩnh Nam đại học
( nay là trường Đại Học Trung Sơn ) tại khoa kinh tế . Năm 1949 , Lương Vũ Sinh đến Hồng Kông làm việc tại Đại công báo . Ngoài thời gian làm công việc biên tập , ông cũng viết một số bài cho báo , cái tên Trần Văn Thống rất ít khi xuất hiện trên báo , những cái tên thường dùng đều là bút danh .
- Lấy tên Lương Tuệ Như viết tiểu phẩm lịch sử .
- Lấy tên Phù Dung Ninh viết tuỳ bút văn học .
- Lấy tên Lý Phu Nhân viết hộp thư Lý Phu Nhân .
- Lấy tên Trần Lỗ viết bình luận về cờ .
Những bút danh ấy đều khá nổi tiếng . Đương nhiên lừng lẫy nhất vẫn là bút danh Lương Vũ Sinh với tiểu thuyết võ hiệp , đến nỗi phần nhiều độc giả không biết đến cái tên Trần Văn Thống nhưng nghe tên Lương Vũ Sinh thì như sấm bên tai . Cái tên Lương Vũ Sinh . Chữ Lương trong họ Lương trong Lương Tuệ Như ; còn Vũ Sinh có quan hệ với việc ông rất hâm mộ nhà văn Cung Bạch Vũ .
Lương Vũ Sinh và Kim Dung là đồng sự và có chung sở thích : đọc võ hiệp , bình luận tiểu thuyết võ hiệp và viết tiểu thuyết võ hiệp . Ngoài tiểu thuyết võ hiệp , Kim Dung còn làm nhiều việc: biên kịch và đạo diễn điện ảnh , làm báo , viết chính luận , và còn hoạt động chính trị . So ra Lương Vũ Sinh thuần tuý , chuyên nghiệp hơn nhiều . Ông chẳng những viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà kết thúc cũng muộn hơn , ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà cũng kết thúc muộn hơn , ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp ra , chỉ viết một số tiểu phẩm . Đến năm 1962 cũng từ chức biên tập đóng cửa làm tác gia tiểu thuyết chuyên nghiệp . Thời gian sáng tác của tiểu thuyết của ông cũng gấp đôi Kim Dung , tròn 30 năm , số lượng của ông thì hơn gấp đôi , gồm 35 bộ trường thiên tiểu thuyết .
Vào thập niên 90 , Lương Vũ Sinh theo con sang định cư ở Úc , mấy năm ( 2001 ) gần đây bệnh tật liên miên , đến nỗi kế hoạch về thăm đại lục năm 1995 cũng đành phải gác lại , người viết ( tức tác giả ) vì thế rất lấy làm tiếc vì không có cơ hội bái kiến bậc tiền bối , rất lấy làm tiếc .

Về cuộc đời của Lương Vũ Sinh có thể thấy những đặc điểm sau đây :
1.Lương Vũ Sinh không những đa tài nghệ mà còn có học thức uyên bác , nhất là về văn chương và lịch sử Trung Quốc , thi từ , đối liễn , kỳ đạo , về phương diện nào cũng rất xuất sắc , Kim Dung cũng không sánh kịp . Những tri thức này rất có ích cho sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của ông .
2. Lương Vũ Sinh là con người chí tình , có phong độ của danh sĩ Trung Quốc ngày xưa . Nghe nói trong tuần trăng mật đưa vợ đi du lịch nhưng để vợ ở khách sạn còn mình thì đi đánh cờ với bạn quên cả về . Điều này với sáng tác tiểu thuyết nhất là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính có ảnh hưởng rất sâu đậm.
3. Lương Vũ Sinh học rất nhiều môn , kiến thức vừa rộng vừa sâu , tính cách kiên nghị và chuyên nhất , dành trọn 30 năm để viết tiểu thuyết võ hiệp , kiên trì nhẫn nại không rời . Dẫu có những khi rất vất vả khó khăn nhưng ông không hề thay đổi , không hề hối hận , đúng là phong độ hiệp sĩ . Không phải ngẫu nhiên mà ông trở thành vị tông sư của tiểu thuyết võ hiệp tân phái . Kẻ hậu học có thể coi tinh thần gắn bó suốt đời với sự nghiệp như Lương Vũ Sinh như một tấm gương .
4. Lương Vũ Sinh là một tác gia tả phái trên văn đàn Hồng Kông , ông luôn luôn hưóng về đại lục , gần gũi ý thức và quan niệm văn học của các nhà văn Trung Quốc . Đó là cái đạo lập thân của văn nhân hoàn toàn không có nhu cầu làm quan , tham chính . Điều này có thể thấy trong tác phẩm của ông . Lương Vũ Sinh là hội viên Hội Nhà Văn Trung Quốc , đã từng tham gia Đại Hội đại biểu nhà văn Trung Quốc lần thứ tư , ra sức bảo vệ cho vị trí của tiểu thuyết võ hiệp trên văn đàn . Từ đó có thể thấy được lòng say mê chân thành , lòng tự trọng và tiết tháo của ông .
Lương Vũ Sinh là một nhà văn chân chính .
Chính là :
Độc lập thương mang mỗi trướng thiên
Ân cừu nhất lệ phó vân yên ,
Đoạn hồng linh nhạn thặng tàn thiên .
Mạc đạo bình tung tuỳ thệ thuỷ ,
Vĩnh tôn hiệp ảnh tại tâm điền .
Thử trung tâm sử sảnh thuỳ truyền .
0
Tạmdịchtheonguyênđiệu:

Phần II

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh
Lương Vũ Sinh viết 35 bộ tiểu thuyết võ hiệp gồm 160 quyển . Theo thứ tự trong Lương Vũ Sinh hệ liệt Vĩ thanh thư điếm ở Hồng Kông xuất bản, 35 bộ đó là :
1. Long hổ đấu Kinh hoa
2. Thảo mãng long xà truyện
3. Bạch phát ma nữ truyện
4. Tái ngoại kỳ hiệp truyện
5. Thất kiếm hạ thiên sơn
6. Giang hồ tam nữ hiệp
7. Hoàn kiếm kỳ tình lục
8. Bình tung hiệp ảnh lục
9. Tán hoa nữ hiệp
10. Liên kiếm phong vân lục
11. Băng phách hàn quang kiếm
12. Vân hải ngọc cung duyên
13. Băng xuyên thiên nữ truyện
14. Hiệp cốt đan tâm
15. Phong lôi chấn cửu châu
16. Băng hà tẩy kiếm lục
17. Nữ đế kỳ anh lục
18. Đại đường du hiệp truyện
19. Long phượng bảo thoa duyên
20. Tuệ kiếm tâm ma
21. Phi phượng tiềm long
22. Cuồng hiệp. Thiên kiêu. Ma nữ
23. Minh đích phong vân lục
24. Quảng lăng kiếm
25. Phong vân lôi diện
26. Hãn hải hùng phong
27. Du kiếm giang hồ
28. Mục dã lưu tinh
29. Đạn chỉ kinh lôi
30. Tuyệt tái truyền phong lục
31. Kiếm võng trần ti
32. Huyễn kiếm linh kỳ
33. Võ lâm tam tuyệt
34. Võ lâm thiên kiêu
35. Vũ Đương nhất kiếm
( typed by thachhan )
Thành tựu và hạn chế của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được gọi là tân phái là hoàn toàn chính xác .
Đúng như Liễu Tộ tiên sinh đã nói :
Tân phái là họ tự xưng và được độc giả thừa nhận . Loại tiểu thuyết võ hiệp của phái già như Giang hồ kỳ hiệp truyện của Bình Giang Bất Tiếu sinh thì loại kém cỏi chẳng sánh được . Nhưng đến thập lỷ 40 thì đã không thể đăng trên các báo lớn . Những tác phẩm ấy chỉ còn như những người mãi võ lưu lạc giang hồ , chẳng được ai coi trọng . Mãi đến khi tác phẩm của Lương Vũ Sinh , Kim Dung ra đời mới thay đổi được cục diện này . Báo chí Hồng Kông , Đài Loan , Singapore , Mailaixia , kể cả các báo lớn , đều trả tiền nhuận bút rất cao , tranh thủ đăng vì độc giả muốn đọc tiểu thuyết võ hiệp ... Phái mới , mới ở chỗ dùng thư pháp nghệ thuật , xây dựng nhân vật , khắc hoạ tâm lý , miêu tả hoàn cảnh , ... mà không còn chỉ dựa vào trần thuật tình tiết câu truyện như trước kia nữa . Họ còn chú ý đến chữ nghĩa , loại bỏ những thứ ngôn ngữ cũ kỹ sáo mòn , có khi còn dùng cả Tây học , hấp thu kỹ xảo biểu hiện và sắp xếp tình tiết câu truyện trong tiểu thuyết Tây Dương . Điều ấy mở ra cho tiểu thuyết võ hiệp một trời đất mới , hiện ra một cảnh tưởng mới , khiến cho nhã tục cộng hưởng ( người cao thanh nhã và người bình dân thưởng thức ) , ngay cả các bậc đại nhã công tử cũng say mê đọc , sách chẳng rời tay .
0
Đây là khẳng định tính chất mới mẻ của tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh lúc bấy giờ .
Ngày nay đọc lại vẫn có thể thấy tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phong nhã thanh tân , tài học phong phú . Tiểu thuyết Lương Vũ Sinh xứng đáng là tiểu thuyết của nhà văn trong văn học thông tục đương đại , không những là viết với tư cách nhà văn mà còn lấy quan niệm mới của văn nhân đương đại để cải tạo hình thức tiểu thuyết võ hiệp truyền thống. Nhìn từ bên ngoài tựa hồ như vẫn còn mang dáng dấp truyền thống , kỳ thực tác giả cố ý bảo lưu dáng vẻ bên ngoài còn bên trong thì đã cải biên từ quan niệm , nội dung , kỹ xảo , phương pháp , hình thức. Có thể nói Lương Vũ Sinh và Kim Dung đã nâng cao phẩm chất của tiểu thuyết võ hiệp và mở ra con đường cho tiểu thuyết võ hiệp tân phái .
Đặc sắc tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh gồm mấy phương diện sau đây :

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 139
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com