watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
21:27:5429/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Duy Tân
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2

Duy Tân

Tác giả: Tôn Thất Bình

Duy Tân -9

Chương 1 Thông Minh từ Thuở Nhỏ

Vua Thành Thái có nhiều con, trên ba chục Hoàng Tử lẫn Công Chúa. Người nào phạm lỗi, vua trị thẳng tay. Nhưng trong thời gian chưa bị đánh roi, mà người phạm lỗi làm cho vua cười là vua tha tội liền.
Đêm hôm đó , chùa Linh Mụ làm chay, vua và đình thần đến dự lễ, Hoàng Tử Vỉnh San lúc đó mới 7 tuổi ( vua Duy Tân sau này) được theo cha hầu điếu tráp. Trước đó cậu có phạm lỗi mà vua cha chưa kịp trị tội. Trong khi chờ buổi lễ cử hành, vua lấy thuốc cẩm lệ vấn kiểu sâu kèn ra hút, bảo Vỉnh San quẹt diêm. Cậu ta tâu không có diêm; mặc dầu trong tráp có sẵn diêm; rồi nhanh chóng chạy ù vào nhà bếp của chùa, vác một thanh củi to tướng đỏ hừng hực lấy ở bếp nấu bánh tét, lễ mễ đi thẳng trước mặt vua và đình thần nói lớn:
- Dạ, thưa lửa đây.
Trước cảnh tượng ấy, ai nấy đều cười xòa vui vẻ.
Thế là Vỉnh San khỏi bị đòn tội hôm trước.
( Theo Hoành Trọng Thược )

Một Cuộc Tuyển Chọn Hoàng Đế Kỳ Lạ

Sau khi bắt giam vua Thành Thái, viên Toàn Quyền Đông Dương, viên Khâm Sứ Levécque và một số viên chức Pháp tháp tùng, rầm rộ kéo vào Đại Nội hợp với đông đủ các quan đại thần của Nam Triều, nhằm mục đích chọn một Hoàng Tử kế vị Thành Thái.
Pháp bắt buộc Nam Triều phải đem ra trình diện tất cả Hoàng Tử con của vị vua phế đế, để Pháp " chọn mặt gửi vàng " . Sau khi ăn mặc chỉnh tề, các Hoàng Tử được đưa ra trước " Hội Đồng Thuợng Đỉnh" . Nhưng khi kiểm điểm lại thì thiếu Hoàng tử Vỉnh San lên tám tuổi. Pháp thuộc phải tìm cho ra mới nghe. Thôi thì tất cả thị vệ và cung nữ đang phục dịch trong cung cấm được huy động đi tìm kiếm; một sự náo loạn xảy ra trong cung điện, tưởng chừng như có biến cố trọng đại gì.
Đợi đã lâu mà chưa thấy Nam triều đưa Hoàng tử Vỉnh San ra trình diện, viên Toàn Quyền Pháp tỏ vẻ giận dữ, toan đứng dậy bỏ ra về thì một thị vệ dẫn Hoàng Tử đến, mặt mũi lem luốc, áo quần dính đấy mạng nhện. Đình thần bèn giải thích cho viên Toàn Quyền hay rằng:
- Vì quá sợ bị chọn làm Hoàng Đế, Hoàng Tử đã trốn chui, trốn nhủi, nên mới ra nông nổi. Để trình diện kịp thời, Hoàng Tử không kịp đi tắm rửa và thay quần áo.
Mục đích của Pháp là đưa lên ngôi một ông vua đần độn, không có tinh thần chống Pháp, để sai khiến về sau này; càng nhỏ tuổi càng tốt , để dể bề uốn nắn. Cho nên khi viên Toàn Quyền thấy Hoàng Tử Vỉnh san đang còn nhỏ và quá nhát gan như đình thần đã cho biết, thì tỏ vẻ mãn nguyện lắm.
Thực ra, lý do Hoàng Tử vắng mặt lúc này không phải vì sợ, mà ham chui xuống các bộ rầm hạ trong cung điện để bắt dế.
Ít hôm sau đó, trong buổi lễ đăng quang, có mặt viên Toàn Quyền và đoàn tùy tùng hôm nọ, Hoàng Tử tỏ ta chững chạc như người lớn, đối đáp với vị Đại Diện Pháp rất lưu loát, tỏ ra thông minh lạ thường, đôi khi còn nói những câu trịch thượng và xóc óc, khiến cho viên Toàn Quyền Pháp chưng hửng. Nhưng việc đã trót lỡ mất rồi, dù có thay đổi cũng không được nữa.
Chín năm sau, hẵn viên Toàn Quyền này còn hối tiếc nhiều hơn nữa khi Hoàng Tử ấy, trên ngôi vị Hoàng Đế, đã cầm đầu một cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào đêm 2, rạng ngày 3 tháng 5 năm 1916.
( Theo Hoàng Trọng Thược )

Chương 2 Những Câu Hỏi " Xấc Xược " - Ông Vua Tinh Nghịch Nhưng Tế Nhị


NHỮNG CÂU HỎI " XẤC XƯỢC "

 
Trong buổi lễ đăng quang, sau kho ở bên ngoài 21 tiếng súng lệnh nổ vang báo hiệu buổi lễ bắt đầu, viên Toàn quyền theo nghi lễ đọc chúc từ khai mạc. Vua Duy tân bước xuống ngai đứng nghe. Vua mặc bộ đồ đại triều nặng nề mà phải đứng nghe viên Toàn Quyền đọc chúc từ quá lâu nên rất khó chịu. Tuy nhiên, ngoài mặt vua vẫn giữ được vẻ bình thản và trang nghiêm. Đến khi viên Toàn Quyền dứt lời, vua Duy tân tiến tới bắt tay và hỏi gọn lỏn ( bằng tiếng Pháp)
- Ông đọc chúc từ lâu như vậy, ông có mệt không?
làm cho viên Toàn Quyền chưng hửng.
Trước đó, khi các viên chức cao cấp Pháp đến chào vua, mặc dầu vua biết rõ hai vị đại diện cao cấp nhất của chính quyền Bảo Hộ, nhưng vẫn giả vờ không biết, hỏi:
- " Trong các ông đây, ai là Toàn Quyền, ai là Khâm Sứ?
Các câu hỏi của vua Duy tân có vẻ ngây thơ, nhưng thật là mỉa mai và thâm thúu
( Theo lời kể của ông Tôn Thất Sa )

ÔNG VUA TINH NGHỊCH NHƯNG TẾ NHỊ
Năm 1911, ông Tôn Thất Sa được Khâm Sứ Trung Kỳ cử vào nặn tượng vua Duy tân theo mẫu sống để Pháp đem sang trưng bày tại cuộc đấu xảo Paris tổ chức vào năm sau. Trong khỏang hơn một tháng , ngày hai buổi, mỗi buổi một giờ, vua mặc đại triều ra ngồi trên ngai vàng đặt ở giữa điện Dưỡng Tâm để cho ông Sa nặn tượng .
Trong mấy buổi đầu, trước sự có mặt của phụ đạo Pháp Eberhardt, nhà vua giữ thái độ dè dặt, không hề nói với ông Sa một lời.
Về sau nhà vua lựa khi Eberhardt vắng mặt mới ngồi làm kiểu và lúc đó ông thân mật, ân cần hỏi thăm gia đình, cuộc sống của ngưoi nặn tượng. Vua cho phép ông Sa cởi áo ngoài để nặn tượng cho thoải mái, có khi còn sai người đem trà ra mời ông Sa dùng, xem như một người thân.
Thế nhưng khi mặt của pho tượng nặn gần xong thì lạ thay , mặt và mũi vẫn y nguyên, nhưng cái miệng thì vểu ra và nhe răng như mỉa mai, chế nhạo ai, làm ông Sa rất bàng hoàng , sửng sốt . Khi vua lại ra ngồi làm kiểu, ông lặng lẽ chữa lại những chỗ bị sửa, nhà vua cũng không nói gì. Qua hôm sau, việc " chơi khăm " hôm trước lại y hệt, làm cho ông Sa tức đến sôi gan và bí mật tìm ra thủ phạm cho bằng được.
Đến ngày thứ ba, khi về nhà ăn cơm trưa xong, ông Sa không ngủ trưa mà lén đi vào điện Dưỡng tâm. Tại đây, một cảnh tượng làm ông suýt té ngữa vì ngạc nhiên: chính vua Duy Tân, tay trái cầm một cái gương soi, tay phải măn mo nơi mặt pho tượng, miệng của vua vểu ra để lộ hai hàm răng! Thỉnh thoảng vua nhìn mặt mình trong gương rồi quay sang nhìn mặt pho tượng để nắn theo ý muốn của mình. Khi bị ông Sa " bắt quả tang ", vua cười nói:
- Ta muốn pho tượng của ta chế nhạo cả nước Pháp khi công trình ấy được đưa qua đấu xảo ở Paris.
- Tâu Hoàng Thượng, nhưng Hoàng Thượng có nghĩ rằng như vậy ông Khâm sứ có thể nghiêm trị tôi không?
- Té ta rứa a? Ta không nghĩ đến, thôi ta xin lỡi thầy.
Rồi nhà vua leo lên ngai ngồi để ông Sa sữa chữa lại cái miệng của pho tượng và tiến hành công việc của ông.
Về sau công trình hoàn thành tốt đẹp, ông Sa lại được vào Đại Nội để tiếp tục họa chân dung vua theo nhiều cách: sơn dầu, thủy mạc, bút chì ... Cứ mỗi lần họa xong một bức và tiếp tục qua bức khác, ông thấy một bàn tay nho nhỏ xinh xinh thọc vào túi áo bà ba của mình, nhưng ông không dám nhìn vào, tuy biết đó là bàn tay của nhà vua.
Đợi đến khi ra khỏi điện Dưỡng Tâm rồi, ông thò tay vào túi áo thì thấy đó là tờ giấy bạc. Thì ra nhà vua đã tế nhị và kín đáo trả tiền công cho ông. Chứ một bức họa cỡ lớn thì 50 đồng. Ông Sa rất lấy làm cảm động, một phần vì cử chỉ tế nhị của vua và phần khác, vào năm 19911, đó là những số tiền lớn gấp mấy lần số lương hàng tháng của ông lúc này ....
( ....)
Sau này, không được vào Đại Nội nữa do lệnh cấm của người Pháp, nhưng hình ảnh vị vua thiếu niên thông minh, tinh nghịch mà tế nhị đó vẫn làm cho ông Sa nhớ mãi và tiếc nuối.
( Theo Hoàng Trọng Thược )

Vua Duy tân Nạp Phi

Khi vua Duy tân đến tuổi lấy vợ, chiếu theo lệ do vua Minh Mạng đặt ra ( 1 ), nhà vua không sách lập Hoàng hậu mà chỉ nạp phi, nghĩa là tuyển Cung Phi vào Nội. Người được vua tuyển chọn làm " Đệ nhất Giai Phi ", tức Hoàng Quý Phi, là cô Mai thị Vàng, trưởng nữ của ông Mai Khắc Đôn, Phụ Đạo của nhà vua, ở thôn Kim Long, xã Hương Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Theo lời của bà Duy Tân kể lại thì cuộc tình duyên của bà đầu đuôi như sau:
Năm 1915, vua Duy Tân được 16 tuổi ( sinh năm 1900), bà 17 tuổi ( sinh năm 1899). Một hôm nhà vua hỏi ông Mai Khắc Đôn:
- Con gái của thầy có cô nào lớn không?
- Muôn tâu, các con gái của hạ thần đều cón nhỏ dại.
Thế rồi, một ngày nọ, nhà vua ngồi xe song mã với ông Đôn đi ngang qua bộ Lễ ( nơi ông này ở ), thấy cô Mai Thị Vàng cùng các em đang chơi ở cổng, bèn hỏi:
- Có phải cô gái lớn kia là con của thầy không?
- Dạ phải
- Con gái của thầy lớn vậy, sao thầy lại dấu tôi?
( Lúc bấy giờ cô Vàng đến bộ Lễ thăm cha, chứ thường ngày cô ở tại thôn Kim Long với mẹ). Sau đó ít lâu, nhà vua cho hai người nhà đến thôn Kim Long để xem mặt cô Vàng và xin ảnh của cô đem về cho Lưỡng Tôn Cung xem ......
Một tháng sau, lễ hỏi của cô Vàng được cử hành tại nhà ông Phụ Đạo họ Mai ở Kim Long, rồi qua ngày 30 - 1 - 1916, lễ nạp Phi được tổ chức trọng thể ở bộ Lễ . Trước đó, vua Duy Tân đã cho ông Mai Khắc Đôn biết lý do cuộc hôn nhân này như sau:
- Vì công ơn của Thầy dạy tôi, nay tôi xin làm con rể của Thầy để trả ơn Thầy.
Bà Duy Tân còn cho biết thêm các chi tiết về lễ nạp phi diễn ra như sau:
Thời gian trước đó, Lưỡong Tôn Cung cho người đi thâu thập các ảnh của các tiểu thư con các quan đại thần đem vào Nội dđể nhà vua và các bà chọn một Hoàng Quý Phi cho hoàng thượng. Vì nhà ông Phụ Đạo họ Mai thanh bạch, nên cô Mai Thị Vàng ăn mặc đơn giản, đứng bên cạnh một chiếc ghế mây để chụp. Còn các tiểu thư khác, khi đứng trước máy ảnh, ăn mặc thật lộng lẫy, đeo nhiều nữ trang quý giá, có cô còn ngồi trên một chiếc ghế có hai con chim phụng chầu hai bên. Mặc dù vậy, cuối cùng cô Vàng lại được tuyển ....
Lễ nạp phi được diễn ra như sau:
Giờ Tý ngày 26 tháng chạp năm Bính thìn -1887 đám cưới dâu gồm toàn phụ nữ, trong đó có 6 bà Thượng Thư mặc áo Mạng Phụ, chít khăn vành, các bà đại thần khác và một số thị nữ cầm phất trần, bạch hạc, thiên tuế ..... đến bộ Lễ, có một xe ngọc lệ tứ mã đi theo với cờ xí linh đình.
Về phần nhà gái, cô dâu mặc áo rộng, đội khăn vành, hai món nữ trang này được đem đến khi nạp lễ, đựng trong một cái hộp phủ khăn điều, ngoài các thứ khác như cau lồng, rượu ché ...
Qua giờ Ngọ, sau khi cô dâu lạy bàn thờ tổ tiên và lạy cha mẹ xong, một cây pháo quả được đốt nổ vang, báo hiệu cuộc rước dâu bắt đầu. Cô dâu cùng 6 bà Thượng Thư lên kiệu ngọc lệ tứ mã chậm rãi tiến vào cung, theo sau là đoàn tùy tùng.
Có một điều xảy ra, mà người ta cho là điềm xấu : Khi đám rước dâu đi ra, cây pháo chỉ nổ có một tiếng rồi tắt hẳn.
Trước lễ nạp phi, trong Nội có sai thị vệ đem ra nhà cô dâu 20 nén bạc, mấy nén vàng, cùng 20 cây sô, sa gấm, nhiễu đủ màu, mấy nén vàng dùng để làm đồ nữ trang và vật dùng cho cô dâu như gương, lược, hộp đựng phấn sáp ...
Kể từ ngày nạp phi, trong ba ngày ba đêm liền, tại bộ Lễ ban ngày có bày cỗ thết các quan ta, quan tây và bà con bên nhà gái, ban đêm thì có múa bông và ca hát, đàn địch do ban đồng ấu của Đại Nội phụ trách để cho quan khách thưởng thức.
Sau khi được rước vào Hoàng Cung, bà phi ( tức bà Mai Thị Vàng ) chỉ có đến bái yết hai bà đích mẫu và sanh mẫu của vua chứ không có nghi lễ gì khác.
Vua và bà phi ở tại điện Kiến Trung, vua ở căn tả, bà phi ở căn hữu, còn căn giữa dùng để thờ đức Thánh Trần .
Chú thích:
( 1) Minh Mạng đã đặt ra " ngũ bất lập" là : Bấp lập Hoàng Hậu, Đông Cung ,Tể tướng, bất phong vương và bất tuyển trạng nguyên.
( Theo Hoàng Trọng Thược )

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 131
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com