Chỉ mục bài viết |
---|
Vua Gia Long |
Trang 2 |
Tất cả các trang |
Vua Gia Long
Tác giả: Tôn Thất Bình
Chương 1 Vua Gia Long -18
Một Hiệp Ước Dựng Nên Vương Nghiệp
Sau nhiều phen chống chọi với Tây Sơn, bị đẩy vào thế cùng lực kiệt, Nguyễn Ánh đích thân đi cầu viện vua Xiêm giúp đỡ.
Tháng 2 năm 1784 , 20.000 quân Xiêm cùng 300 chiến thuyền ồ ạt tấn công Nam Bộ. Vua Quang trung đem quân vào Gia Định, với mưư lược tuyệt vời, đánh tan đội quân hùng hậu này.
Không còn hy vọng trông cậy vào người Xiêm, Nguyễn Ánh tìm cách cầu viện Hoà Lan, song Giám Mục Bá Đa Lộc, một cận thần người Pháp của Nguyễn Ánh, gợi ý ông tìm đến nước Pháp. Thế là Nguyễn Ánh bắt tay thực hiện kế hoạch đã đựợc vạch ra
trong Biên bản một cuộc họp với quần thần tại đảo Phú Quốc trước đó, với những điều khoản cơ bản là:
- Cần phải cầu viện nước Pháp giúp đở
- Giao cho Bá Đa Lộc toàn quyền thương thuyết
- Giao Hoàng tử Cảnh ( 1) cho Bá Đa Lộc đem theo làm tin
- Xin Pháp giúp 1.500 lính và tàu bè, súng ống, vật dụng
- Nhường cho Pháp cù lao Hàn
- Nước Pháp có quyền sử dụng cửa biển Hàn
- Chịu nhường cho nước Pháp đảo Côn Lôn
- Cho nước Pháp độc quyền tự do buôn bán ở nước Nam
Đoàn đại diện của Nguyễn Ánh đứng đầu là Giám Mục Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh lên đường đo cầu viện, mang theo cả một bức thư của Nguyễn Ánh gửi cho Hoàng Đế Pháp Louis XVI :
- " Dầu đại quốc với tiểu quốc tình thế khác nhau, dầu đông tây cách mấy ngàn trùng, tôi dám chắc rằng Hoàng Đế sẽ tin lời tôi đã tin Giám Mục Bi Nhu ( 2) vậy. Nay tôi giao cho nông ấy Nguyễn Phúc Cảnh, con trưởng của tôi, một cái Kim bửu di truyền và một Biên bàn của Hội Đồng, đủ làm bằng chứng. Tôi chỉ mong ơn Hoàng Đế cho con tôi sớm trở về với binh thuyền..."
Kết quả thương thuyền của Giám Mục Bá Đa Lộc là sự ra đời của Hiệp ước Versailles ký kết vào ngày 28/11/1787 giữa Bá tước De Montmorin, đạu diện Nguyễn Ánh. Đồng thời, ngay ngay trong ngày đó, Bá Đa Lộc được phong chức Đặc ủy viên của Hoàng Đế Pháp bên cạnh Nguyễn Ánh ( 3)
Hiệp ước Versailles gồm 10 điều khoản, cơ bản giống với Biên bản mà Giám Mục Bá Đa Lộc mang theo để thương lượng. Nghĩa là bên cạnh việc Pháp hứa gởi quân cứu viện cho Nguyễn Ánh ( điểu khoản 1) Nguyễn Ánh chấp thuận để cho Pháp được riêng hưởng trọn vẹn quyền buôn bán trên khắp lãnh thổ nước Nam ( điều khoản 6), được quyền sở hưũ và chủ quyền thương cảng Hội An ( điều khoản 3) và đảo Côn Lôn ( điều khoản 5)
Chúng ta biết rằng, năm 1792 vua Quang Trung lâm bệnh nặng rồi mất đột ngột, Quang Toản lên ngôi lúc mới 10 tuổi. Vương nghiệp triều Tây Sơn, do vậy, nhanh chóng rơi vào suy vong, Hiệp ước Versailles về sau không thực hiện được do nội bộ quan chức Pháp lục đục, song nó đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của triều Tây Sơn vốn đã yếu thế. Bởi lẽ, bên cạnh Nguyễn Ánh giờ đây đã có Đặc ủy viên Hoàng Đế Pháp Bá Đá Lộc đóng vai trò như một Bộ Trưởng chiến tranh kiêm cả Ngoại Giao, cùng nhiều tướng lĩnh người Pháp khác:
Olivier Puymanel ( Tham mưu trưởng kiêm chỉ huy trưởng Pháo Binh),
Phillipe Vannier ( Khâm Sai Chưởng Cơ),
Jean Baptise Chaigneau ( Khâm Sai Cai Đội ),
Despiaux ( Y sĩ riêng của Nguyễn Ánh) ..v..v...
Vừa Gián tiếp vừa trực tiếp, những diễn biến ở Đàng trong sau Hiệp ước Versailles đã giúp đỡ đắc lực cho Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế vào tháng 5/ 1802, lập nên Vương Triều Nguyễn, đồng thời cũng mở đường cho sự bảo hộ chính thức của thực dân Pháp ở Việt Nam sau này.
chú thích
1) Hoàng tử Cảnh: Con trai trưởng của Nguyễn Ánh
2) Bi Nhu ( Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine): Tên của Giám Mục Bá Đá Lộc trước 1771
3) Lúc bấy giờ, Pháp gọi Nguyễn Ánh là Quốc Vương Đàng Trong
Chương 2 Cuộc Đời Chinh Chiến Của Nguyễn Ánh
Chương 3 : Gia Long và Các Công Thần
Gia Long Thành công được là nhờ các tướng tá hết lòng phò trợ, trong số đó có Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường. Nhưng cả hai đều bị giết hại trong khi Gia Long đang còn trị vì.
Nguyễn Văn Thành là người Thừa Thiên, theo Nguyễn Ánh từ khi mới khởi binh đánh Tây Sơn, chịu bao đắng cay khổ sở; sau khi đánh Tây Sơn ở Qui Nhơn, lập được công lớn, đứng đầu hàng công thần.
Khi ra lấy Bắc Hà, Gia Long triệu ông làm Tổng Trấn, giao cho xếp đặt mọi việc, chỉ mấy năm mà đất Bắc Hà được yên trị.
Sau đó, ông về kinh làm chức Trung Quân.
Nguyễn Văn Thành có người con trai là Nguyễn Văn Thuyên, thi đỗ cử nhân, thường hay làm thơ để giao du với những kẻ văn sĩ. Bấy giờ nghe Nguyễn văn Khuê và nguyễn Đức Nhuận có tiếng hay chữ, Văn Thuyên bèn làm bài thơ sai tên Nguyễn Trương Hiệu cầm đi mời hai vị vào chơi. Bài thơ như sau: ( 1 )
Văn dạo Á Châu da tuấn kiệt
Hư hoài trắc dục cầu ty.
Vô tâm cửu bảo Kinh sơn phác,
Thiện tướng phương tri Ký bắc kỳ.
U cốc hữu hương thiên lý viễn.
Cao cương minh phượng cửu thiên tri
Thư hồi nhược đắc sơn trung tế
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky.
Dịch nôm là:
Ái Châu nghe nói lắm người hay,
Ao ước cầu hiền đã bấy nay.
Ngọc phát Kinh Sơn tài sẵn đó
Ngựa Kỳ kí bắc biết lâu thay.
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm
Tiếng phượng gò d cao suốt chín mây
Sơn tể phen này dù gặp gỡ
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này
Tưởng bài thơ này là lời lẽ nói ngông mà thôi, không ngờ tên Hiệu đưa cho Nguyễn Hữu Nghi xem, Nguyễn Hữu Nghi là thuộc hạ của Nguyễn Văn Thành, một lần lỗi nhẹ mà bị Thành khiển trách, quở mắng rất nặng, chạy sang xin làm môn hạ cho tả quân Lê Văn Duyệt. Được trọng dụng, Nguyễn Hữu Nghi vẩn không quên âm mưu trả thù Nguyễn Văn Thành. Nhân bài thơ này,Nghi đem cho Lê Văn Duyệt xem. Lê Văn Duyệt lại có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành nên nắm lấy cơ hội, vào tâu vua. Nhưng vua Gia Long cho là " Thuyên còn trẻ, ưa lối thơ nghông nghêng, chưa đủ căn cứ để kết án.
Nguyễn Hữu Nghi xúi Nguyễn Trương Hiệu đưa bài thơ ra dọa Nguyễn Văn Thành. Thành liền bắt Hiệu và cả con mình giao cho các quan dinh Quảng Đức điều tra. Bị tra tấn mấy ngày đêm liền, Nguyễn văn Thuyên thú nhận là có mưu phản. Thế là các triền thần ủng hộ Lê Văn Duyệt thi nhau tố cáo Nguyễn Văn Thành xin nhà vua nghiêm trị.
Uất ức quá, một hôm khi bãi triều, Nguyễn văn Thành chạy theo nắm lấy áo Gia Long mà khóc rằng:
- Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay không có tội gì mà bị người ta cấu xé mà lại không cứu?
Gia Long giật áo ra, bỏ vào cung, từ đó cấm Thành không được vào chầu và sai Lê Văn Duyệt đem Nguyễn Văn Thuyên ra tra hỏi một lần nữa. Nguyễn Văn Thuyên lại thú nhận tội của mình.
Gia Long được tin, truyền bắt giam Nguyễn Văn Thành để chờ đình thần xét án.
Thành và mấy người con bị bắt giam ở trong trại quân Thị Trung. Hôm đình thần tra án rồi, Thành ra nói với Thị Trung Thống Chế là Hoàng Công Lý rằng:
- Án xong rồi, vua khiến tôi phải chết, nếu không chết thời không phải là tôi trung .
Rồi uống thuốc chết ở trại quân. Có người đem bài biểu trần tình dâng lên Gia Long xem. Gia Long có vẻ thương tiếc, sai một Chánh Đội Trung Quân và 30 tên lính coi việc tang cho Thành, hoàn trả áo mão, lại ban cho 500 quan tiền, 3 cây gấm, 10 cây vải, 10 cây lụa, mấy người con bị giam đều được tha cả.
Đặng Trần Thường người ở Chương Đức ( tức Huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông) có tài văn học, trốn Tây Sơn váo Gia Định, theo giúp Gia Long, làm đến Bình Lộ Thượng Thư. Một lần, vì làm gian Sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc làm tướng nhà Trịnh vào bậc phúc thần, triều đình kết án phải tội chém. Nhưng rồi Thường lại được tha. Đặng Trần Thường trước có hiềm khích với Lê Chất, nên Chất mới bới những việc sai phạm của Thường như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành, có giấu thuế đầm ao và dinh điền. Thường lại bị bắt giam. Trong ngục, Trần Thường tỏ ý mỉa mai, đến tai đình thần, nên khi kết án, đình thần xử tội giảo.
Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài Hàn Vương Tôn Phú bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán .
( Theo Việt Nam sử lược và Quốc Triều Chỉnh Biên )
Chú thích:
1) Nguyên tác và bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, quyển II, Trang 182- 183