Sáng nay, MDC khăn mũ chỉnh tề vội vã vào chầu lần cuối để tạ biệt vua Nguyên về nước. Trong lòng ông mừng lắm, suốt đêm qua ông không sao chợp mắt được, cứ nghĩ đến lúc gặp gỡ người thân, gặp bạn bè, lòng lại rộn lên xao xuyến. Vào tới công đường, ông đã thấy các quan văn võ tề tựu đông đủ. Ông rảo bước lên hàng đầu tâu lớn : - Dạ muôn tâu bệ hạ! Thần có lời từ biệt, xin chúc bệ hạ vạn thọ vô cương (sống lâu muôn tuổi ). Suy nghĩ giây lát, từ trên ngai vàng, vua Nguyên phán xuống: - Bấy lâu nay, nhà người lưu tại Yên Kinh, thăm phong cảnh, xem xét kỹ lưỡng mọi nơi, ngày nào cũng cưỡi ngựa đi trên đường cái quan, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái quan không? Trên đường phố ở kinh đô Yên Kinh rộng lớn này hàng ngày có biết bao nhiêu người qua lại, làm sao có thể biết được? thật ra là một câu hỏi oái oăm, nan giải, Mạc nghĩ vậy . Thấy MDC ngập ngừng, vua Nguyên và quần thần ra vẻ hí hử, tưởng rằng phen này Mạc phải chịu bí. Nhưng Mạc cười nói : -Tâu bệ hạ, có hai người chứ mấy? Vua Nguyên ngạc nhiên hỏi : - Người nói sai rồi. Sao lại chỉ có hai người thôi? Mạc Đỉnh Chi thưa : - Tậu bệ hạ, phàm là những kẻ qua lại trên đường cái quan kinh đô này, thì chẳng vì danh cũng lợi, vậy há chẳng phải chỉ có hai người, một vì danh, một vì lợi sao? Vua Nguyên trong lòng phục lắm, song không nói ra. Vậy y lại còn có ác ý muốn lưu MDC tại Yên Kinh không cho về Nam, bèn bày kế đưa Mạc vào tròng: - Có một chiếc thuyền trong dó chỉ có vua, thầy học cha mình (quân, sư, phụ ) bơi đến giữa sông chẳng may bị sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy, ngươi ở trên bờ nhảy xuống bơi ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì người cứu ai? Với câu hỏi hóc búa này, vua Nguyên cho rằng nhất định Mạc sẽ mắc phải tội lớn. Vì rằng nếu Mạc nói chỉ cứu vua, ắt mắc tội bất hiếu với cha, bất nghĩa với thầy học Nếu nói chỉ cứu thầy, thì mắc tội bất trung với vua, bất hiếu với cha. Tội ấy quả đáng phải chém đầu. Nếu chỉ cứu cha thì lại mắc tội bất trung, bất nghĩa. Nếu không nói gì tức là không cứu ai, tội ấy càng nặng. Quần thần nhà Nguyên đắc ý đưa mắt nhìn nhau, thầm thì bàn tán, cho rằng phen này họ Mạc nhất định mắc tội chém đầu, chứ chẳng chơi Nhưng MDC không hề tỏ ra lúng túng, mà ông dõng dạc trả lời : -Thần đứng trên bờ, thấy thuyện bị đắm tất phải vội vả nhẩy xuống bơi ra cứu, hễ gặp ai trước thì cứu người ấy, bất kể người ấy là vua, thầy hay cha mình. Cả triều đình trố mắt thán phục trước câu trả lời ấy. (Xin chép thêm dưới đây bài phú "Hoa Sen giếng giọc" nổi tiếng của MDC ) Ngọc Tỉnh Liên Phú Khách hữu:
Ẩn kỷ cao trai; hạ nhật chính ngọ. Lâm bích thủy chi thanh trì; vịnh phù dung chi Nhạc phủ. Hốt hữu nhân yên: Dã kỳ phục; hoàng kỳ quan. Quýnh xuất thần chi tiên cốt; lẫm tịch cốc chi cồ nhan. Vấn chi hà lai; viết: tòng Hoa san Nãi thụ chi kỷ; nãi sử chi toạ Phá Đông lăng chi qua; tiến Dao trì chi quả. Tái ngôn chi lang; tái tiếu chi thả. Ký nhi mục khách viết: tử phi ái liên chi quân tử dã? Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian ; Phi đào lý chi thô tục; phí mai trúc chi cô hàn. Phi tăng phòng chi câu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đan. Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi Linh Quân cửu uyển chi lan. Nãi Thái họa phong đầu Ngọc tỉnh chi liên. Khách viết : Dị tai! Khởi sở vị: ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng; lãnh tỉ sương hề cam tỉ mật giả da? Tích văn ký danh; kim đắc kỳ thực. Đạo sĩ hân nhiên; nãi tụ trung xuất. Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất Nãi phất thập dạng chi tiên, tỉ ngũ sắc chi bút Dĩ vi ca viết :
Giá thủy tinh hề vi cung; tạc lưu li hề vi hộ. Toái pha lê hề vi nê; sái minh châu hề vi lộ. Hương phức úc hề trùng tiêu; đế văn phong hề nhữ mộ. Quế tử lãnh hề vô hương; Tố Nga phân hề nhữ đố. Thái dao thảo hề Phương châu; vọng mỹ nhân hề Tương phố. Kiển hà vi hề trung lưu; hạp tương phản hề cố vũ. Khởi hộ lạc hề vô dung, thán thuyền quyên hề đa ngộ. Cẩu dư bính chi bất a; quả hà thường hồ phong vũ . Khủng phương hồng hề dao lạc; hoài mỹ nhân hề tuế mộ. Đạo sĩ văn nhi thán viết : Tử hà vi ai thả oán dã? Độc bất kiến Phượng hoàng trì thượng chi tử vi, Bạch ngọc đường tiền chi hồng dược? Tuấn địa vị chi thanh cao; ái thanh danh chi chiêu chước. Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều; tử độc hà chi hồ tao nhân chi quốc? Ư thị hữu cảm tư thông, khởi kính khởi mộ. Nga Thành Trai đình thượng chi thi; canh Xương Lê phong đầu chi cú. Khiếu xương hạp dĩ phi tâm, kính hiến Ngọc tỉnh liên chi phú.
Chương 7 Trạng Hiền
Nguyễn Hiền quê ở Dương A huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam, nhỏ tuổi mà sức học tinh thông. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (Tân Mùi ) , vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền (NH) mới 13 tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ Trạng Nguyên. Khóa thi của NH có 3 người đỗ cao và đều rất trẻ đó là NH, Trạng nguyên 13 tuổi , Lê Văn Hưu, bảng nhãn 18 tuổi, và Đặng Ma La, thám hoa 14 tuổi. Nhà vua thấy NH còn trẻ tuổi mà đổ sớm, mới hỏi : - Trạng nguyên học ở đâu? TH quỳ tâu : - Thần xin tâu bệ hạ , thần chỉ học thần...và thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ. Vua thấy Trạng nguyên nói năng quê kịch mà còn có vẻ kiêu căng không được vừa lòng nên truyền phán buộc trạng trở về học lễ nghĩa thêm. Trạng Hiền vì thế chưa được ban áo mão. Trạng Hiền về quê, ngày ngày đọc sách nhưng vẫn ham chơi bời, thường lúc rỗi rãi vẫn còn trẻ chơi khăng, thả diều. Một lần, triều đình tiếp sứ Tàu, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Được như vậy, y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam xem sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng vị nào cũng loay hoay và đành lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua mới nhớ đến Trạng Hiền bèn cho người vời gặp . Viên quan được giao việc đến qua trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng. Thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà tứ chi lẫn tai, vòi... có thể ngoe nguẩy cử động được , sứ giả đoán chừng là Trạng Hiền bèn buông một vế đối thăm dò : - Tự là chữ, cất giằng đầu ; tử là con , con ai con ấy? Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buôn một câu : - Vu là chưng , bỏ ngang lưng; đinh là đứa , đứa nào đứa này. Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận trên như cái giàn xay, dưới là chữ tử . Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Trạng Hiền cũng đối lại bằng khiết tự kết hợp với một phần nôm : chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc , bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh nghĩa là đứa, đi với đứa nào, đứa này là một vế đối ý rất chỉnh và rất xược. Viên quan biết đích là Trạng bèn xuống ngựa truyền lại ý vua vời Trạng về kinh. Nhưng Trạng Hiền không chịu viện lẽ rằng trước vua cho Trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời Trạng lên lại cũng không giữ đúng lễ. Viên quan khong biết làm thế nào, phải trần tình dầu đuôi chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được . TH nghe biết chỉ cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ cho viên quan lên ngựa đi một đỗi, ông mới xui đám trẻ cùng hát : Tích tịch tang, tích tịch tang ! Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thì lấy giấy mà bưng Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang Tích tịch tang, tích tịch tang ! Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải đó, vui vẽ ra về. Sau lần ấy vua theo lễ cho mời ông, nhưng Trạng Hiền trải qua một cơn đau nặng đã mất sớm.
Chương 8 Giai thoại về Trạng Huyền Quang
Nỗi oan Sư Thầy
Nhà sư Huyền Quang (HQ) tuổi còn rất trẻ mà đã nổi tiếng là vị chân tu, tên tuổi lừng vang khắp nước. Nhưng nhà vua Trần Anh Tông (TAT) thì vẫn chưa thật tin điều này. Vua quyết thử xem thực hư , bền ban cho HQ 10 dật vàng có dấu quốc khố. HQ không nhận nhưng vua cứ ép, bảo cầm 7 dật về nuôi mẹ còn 3 dật thì giữ lại phòng khi lỡ làng. HQ bất đắc dĩ nhận vàng về tu ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử. Vài tháng sau đó, Anh Tông sai một cung nữ đẹp tên là Điểm Bích ĐBlênchùaHoaYênđểthửsư,hẹnrằngnếulấyđược3dậtvàngvềthìsẽcóthưởng.ĐBgiảlàmngườiđilễlênchùamộtđêmtrăngđẹpvàxinnhàsưchongủđỡmộtlần.SưHQchophépĐBnghỉởnhàphươngtrượng.Đêmhômấy,ĐBlầntớiphòngsưlânlachuyệntrò,tìmcáchtrêughẹo.NhưngHQlòngtrầnkhôngbợn.ĐBkhôngsaolaychuyểnđượckẻtuhành.Bíquáhóaliều,ĐBđànhxápđếngầncotay,kéoáokhiếnchonhàsưvôcùnglúngtúng.Maymắnlúcấycóngườibênngoàigõcửaxinthuốc,sưmớithoátđượcra.ĐBdụkhôngnổiHQvừathẹnmình,vừasợmệnhvua,nênđịnhrasaunúitựtử.HQhếtlòngcanngăn.ĐBnóirõsựtìnhkhiếnHQáingại.Nhàsưliềnvàophònglấybadậtvàngđưacho,đểnàngkhỏitộitrướcnhàvua.Khó khăn thì chẳng ai nhìn Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em. Vì cám cảnh đời đen bạc. LDT cố tìm cách giải đáp. Ông theo đạo Phật và hiểu ra được về nỗi thống khổ của con người, từ đó ông quyết chí đi tu. Trong lịch sử nước Nam ta chỉ có Lý Đạo Tái (Huyền Quang ) là nhà sư có học vị cao nhất
Chương 9 Giai thoại về LƯƠNG THẾ VINH (Trạng Lường)
THẦN ĐỒNG - THẦN CHÚ
Lương Thế Vinh (LTV) tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiền, ông sinh năm 1411 tại Cao Hương, huyện Thiên Bản 0. Từ bé, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bảy chim cùng với các trẻ chăn trậu. Nhưng diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ. Không hẳn "cánh thoi" mà cũng không giống "cánh tiên". Vinh cắt một khúc dây mướp đã già cỗi, chẻ và vót mỏng thành một cái mang rồi căng trên một thanh tre mảnh uốn cong hình chữ U thành một cái "Ve". Buộc chiếc ve này lên diều rồi thả lên trời. Gió thổi, màng rung lên kêu ve ve nghe rất thích. Cậu còn làm hai, ba cái "ve" to nhỏ khác nhau buộc thành một bộ. Khi thả diều, tiếng trầm xen kẻ tiếng bổng rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe. Cùng đi câu cá với bạn bè , nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn, cá to hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẩy chim trả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục. Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như "thần" ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng " là gì. Chúng ngỡ TV hay câu cá, thả diều, bẫY chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh " thực sự . Hôm đó cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bổng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởNg thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn ra chỗ nong nước bên ngòi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau, thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh. Từ đó, trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình. Thực ra thì khi Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi lên trên mặt ao. Vinh đã lấy cành che chòi vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ, ca hò, vè. Khom cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng ứng khẩu đọc lẩm nhẩm : Bưởi ơi bưởi Nghe tao gọi Lên đi nào Đừng quên lối Đừng bỏ tao... Và bọn trẻ nghĩ răng Vinh đọc "thần chú ".