watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
11:09:1318/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thanh Cung Mười Ba Triều 126 - 150 - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Thanh Cung Mười Ba Triều 126 - 150
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 12
Hồi 133
NỘI LOẠN TRONG THÁI BÌNH THIÊN QUỐC

Lại nói Thiên vương Hồng Tú Toàn Thái Bình Thiên quốc, sau khi được tin thắng trận các nơi gởi về: nào là đại bản doanh Giang Nam của quân Thanh đã bị đánh tan, khâm sai đại thân Hướng Vinh đã chết, trong lòng mừng như cờ mở, cho như thế là đã toàn thắng, quân Thanh quyết không còn có thể đủ sức tái chiến và xâm phạm vào lãnh thổ của mình được nữa. Toàn còn nghĩ rằng Phiên tuy chưa chết, nhưng từ đây về sau quyết chẳng thể làm được gì hơn. Cái cơ chiến thắng, Toàn thấy như là đã quá rõ, không còn phải lo âu gì nữa. Theo kế sách của Toàn, thì việc còn lại sẽ chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là bình định miền Hoa Nam, sau đó mới đến việc đuổi nhà Thanh khỏi Bắc Kinh, thâu hồi hoàn toàn lãnh thổ Trung Hoa. Nhưng bất cứ giai đoạn nào, Toàn cũng vẫn phải duy trì chương trình truyền đạo của Dương Tú Thanh, bởi vì đó là một việc rất nên và rất cần: có thế quyền rồi lại có thêm cả giáo quyền nữa thì ngai vàng của mình nhất định sẽ trường cửu đến muôn đời. Nghĩ vậy, Hồng Thiên vương càng lấy làm mừng. Nhưng rồi lại từ cái mừng quá đó, Toàn càng hoang dâm, phè phỡn vô độ… Ngoài ra dưới trướng Thiên vương, Dương Tú Thanh tay nắm trọng quyền, cũng từ cái tâm lý ấy, phát sinh ra rất nhiều những hành động sai trái, đưa Thái bình Thiên quốc đến nội loạn và diệt vong…

Thanh vốn là một tên quỷ dâm dục. Hằng ngày, Thanh cho người đi lùng khắp chợ thôn quê những danh hoa lệ thảo về dinh để sung vào bọn thị nữ luân phiên hầu hạ Thanh.

Đáng thương thay, biết bao con gái của những gia đình tử tế miền Hoa Nam thời đó đã bị tên quỷ dâm dục họ Dương làm tan nát cuộc đời! Bởi thế người Hoa Nam thời đó mới có danh xưng: Dương Mai đô đốc và Hoa Giới đại vương để tặng cho Toàn và Thanh.

Trang tuyệt sắc giai nhân mà Thanh sủng ái nhất là Phó Thiện Tường. Sau khi Tường bỏ đi, bọn tay chân thay thế bằng Chu Cửu Muội, người đẹp mới từ Dương Châu đưa về, vừa tròn 19 tuổi. Nàng Cửu Muội sành sỏi văn thơ, tài mạo thực song toàn, giống hệt như Thiện Tường thuở nọ.

Dương Tú Thanh mừng lắm, liền cho đưa vào phủ Đông vương vừa thay thế chức vụ của Thiện Tường, vừa đến đêm nàng làm phận sự thị tẩm nữa.

Chu Cửu Muội thoạt đầu không chịu, nhưng thân liễu yếu đào tơ, thử hỏi làm sao chống lại được. Cuối cùng nàng cũng đành phó thác tấm thân trinh bạch của mình cho tên quỷ háo sắc giày vò

Cửu Muội hận lắm nhưng làm sao báo thù được? Nàng giả bộ vui vẻ chiều chuộng, nhưng thề với trời đất là không đội trời chung với Thanh.

Một hôm, nhân lúc Thanh uống rượu, nàng lén bỏ thuốc độc vào, nhưng không ngờ bị lộ, nàng bị Thanh bắt uống cho kỳ hết chén rượu độc. Thuốc độc ngấm vào tạng phủ, Chu Cửu Muội ngã lăn ra, miệng lẩm bẩm than thở:

- Tiếc rằng ta không giết được tên ngoại đạo cõng rắn cắn gà nhà! Nhưng hồn ta thề sẽ theo đuổi mi tới cùng!

Ít tháng sau, Thanh lại cho bọn tay sai đi lùng khắp nơi đem về được một nàng, sung vào phủ Đông vương như trường hợp Chu Cửu Muội. Thế rồi nàng Lý cũng bỉ Thanh cưỡng hiếp như bao nhiêu cô gái khác.

Lý cô nương căm phẫn đến xương tuỷ. Nàng tìm cách báo thù. Nhân một hôm tiệc tùng say sưa, Dương Tú Thanh đã ngà ngà, nổi cơn khát tình, liền cho gọi Lý cô nương vào phòng.

Lý cô nương cho đây là một dịp tốt nhất để hạ thủ Tú Thanh, vội giắt một con dao nhỏ dài độ hơn tấc vào trong lọn tóc làm vũ khí.

Thanh say rượu, lảo đảo bước vào phòng. Lý cô nương hôm đó ăn mặc hết sức lộng lẫy, trang điểm cực kỳ xinh đẹp. Bởi đã có dụng ý, nàng đem hết tình tứ duyên dáng ra để hầu tiếp Thanh. Nhưng vốn là một loại quỷ râu xanh đã nhiều phen kinh nghiệm đường đời, nhất là sau trường hợp chết hụt vừa rồi, Thanh bỗng có ý nghi ngờ hành động của Lý cô nương.

Thế nên sau khi thoả mãn, Thanh giả vờ như không biết gì, làm một giấc say sưa.

Lý cô nương chắc mẩm tên quỷ râu xanh đã đến ngày tận số. Đợi cho Thanh ngủ say, tiếng ngáy nghe phì phò rõ mồn một trong phòng vắng, nàng mới khẽ lần sau lọn tóc, lấy ra con dao nhọn, nhè giữa cổ Thanh đâm xuống một nhát mạnh.

Nàng tin chắc Thanh phải đứt họng mà chết không kịp ngáp.

Không ngờ nhát dao của nàng không trúng cổ họng, mà chỉ ngập sâu vào vai trái của Thanh. Thanh thét lên một tiếng vội nhỏm dậy, tức giận đến cùng độ, hô bọn võ sĩ đem ngay nàng ra xử tội.

Thì ra Thanh có ý ngờ từ trước nên vẫn đề phòng. Lý cô nương vừa đâm nhát dao xuống thì Thanh vội né lệch người sang bên, khiến vai trái của y bị ngập cán dao là thế, Lý cô nương bị bọn tay chân Thanh quấn vải khắp người rồi tẩm dầu vào, đem trói đứng vào một cây cọc và châm lửa đốt. Hình phạt đó, thật độc ác và man rợ.

Sau nhát dao của Lý cô nương, lại đến cái quần lót vấy máu của Triệu Bích Nương. Bích Nương nhan sắc xinh đẹp, tuổi mới mười lăm, mười sáu. Nàng bị ép đưa vào Tú quán nữ công (nơi phụ nữ thêu thùa may vá), và là một tay thợ tài tình tuyệt mỹ. Nàng đan một cặp mũ, trình lên cho Thanh. Thanh xem qua, thấy tuyệt đẹp, khen lấy khen để. Nhưng có kẻ ghen ghét, đặt điều nói xấu, khiến nàng bị hình phạt "điểm thiên đăng" như Lý cô nương.

Đã mấy lần bị chết hụt về chuyện bức gái, Dương Tú Thanh lúc này không còn tin tưởng đám "gái quê" nữa, cho là không thể "xài" được. Thanh nghĩ tới Hồng Tuyên Kiều, mà đã lâu rồi chưa gặp lại. Thanh nhớ lại cái ngày gặp gỡ buổi ban đầu. Hồng Tuyên Kiều, nàng thật là một người tình luôn biết làm đẹp lòng Thanh. Còn ai bằng nàng, nhất là nàng đã vừa đẹp lại vừa có cái bí quyết phòng the khiến Thanh điên đảo cả lên.

Nghĩ vậy rồi, Dương Tú Thanh cho người gọi Hồng Tuyên Kiều về ở với mình (Nàng Kiều có cái tài là cùng một lúc có thể ở được cả với bốn anh, không anh nào dám ghen tuông, làm mếch lòng người đẹp).

Hôm đó, trời đã sang hè, Dương Tú Thanh muốn làm vui lòng người đẹp, bèn cho chế tạo một cái giường "nghỉ mát" chạm trổ hết sức tinh vi. Chung quanh căn phòng dùng để làm phòng hoa chúc, Thanh cho lót kính pha lê sáng choang.

Ở chính giữa, Thanh lại còn cho đặt một cái hồ nước nuôi cá vàng, thả rong chằng chịt bên trong. Trong các khe giường, có những cái ống thông hơi, gió thổi vào vừa mát vừa rít lên như giọng sáo vi vu từ phương trời xa vọng tới.

Chuẩn bị xong xuôi, mười phần coi như hoàn hảo cả mười rồi, Thanh mới tổ chức một cuộc đón rước nàng Kiều về.

Dương Tú Thanh vốn có nhiều hầu thiếp. Từ khi Tuyên Kiều về phủ Đông vương, bọn hầu thiếp này đành chịu cái cảnh phòng không lạnh lẽo. May cho họ là khi đó, trong phủ Đông vương, bỗng từ đâu có một anh thừa tuyên tên gọi Trần Tôn Dương. Dương người bảnh trai, mặt xinh như hoa, tay chân đẹp như ngọc, khiến gần hết các cô các bà trong vương phủ không ai là không muốn gần gũi, nhất là muốn được "hầu hạ" Dương đôi ba phen cho thoả. Thậm chí, nhiều cô còn muốn Dương thay thế Thanh để ban ơn mưa móc cho họ.

Trần Tôn Dương đi qua hết cô này đến cô nọ, tiếc rằng mình không có phép "phân thân" để thoả mãn được hết các cô các bà đã có lòng yêu quý mình.

Cái gì lâu cũng lộ. Chuyện tư tình của Dương với bọn cơ thiếp của Thanh về sau lộ ra, thế là ầm ĩ cả lên.

Đông vương Dương Tú Thanh rõ chuyện, giận đến tím mặt lại, liền ra lệnh chém Tôn Dương rồi moi gan róc thịt. Trớ trêu thay Tôn Dương lại là em vợ của Vy Xương Huy. Huy lúc đó đang ở Giang Tây, được tin này lấy làm căm lắm, quyết tìm kế diệt Thanh.

Tội ác của Tú Thanh đã đến lúc không còn ai có thể chịu nổi. Thiên vương Hồng Tú Toàn trong lòng cũng đã thấy chán ghét, bèn hạ mật chiếu bảo Vy Xương Huy trở về Nam Kinh.

Huy đem quân về nhưng Thanh cấm không cho vào thành, Huy khẩn khoản mãi, xin để hết bộ hạ lại chỉ mang theo có vài chục tên quân vào mà thôi.

Thanh chấp nhận và cho Huy bệ kiến Hồng Tú Toàn, Toàn giả bộ giận quát Huy:

- Hiện nay, quân quyền của Thiên quốc đều do Đông vương nắm giữ, người há lại không biết hay sao? Đông vương không muốn cho ngươi về, tại sao ngươi lại tự tiện về? Ngươi phải đi ngay tới Đông vương phủ mà xin xá tội đi. Nếu Đông vương chịu tha thì ngươi phải tức tốc đi ngay, nghe chưa?

Nói đoạn, Hồng Tú Toàn lặng lẽ rơi đôi giọt lệ trên má, Xương Huy nhìn thấy, đoán biết Thiên vương quả đến lúc quẫn bách, mà chẳng tiện nói rõ cho mình biết.

Vy Xương Huy bèn sang phủ Đông vương, xin yết kiến Thanh để cầu ân xá. Tú Thanh lập tức mời vào. Huy cất tiếng khẩn khoản xin tha theo lời của Thiên vương đã mách.

Dương Tú Thanh nói:

- Chuyện đó có hề gì! Song đến tháng tám, đúng ngày sinh nhật của ta, đệ có biết ta sẽ tiến xưng vạn tuế chưa?

Huy nói:

- Tứ huynh (anh thứ tư) công cao vọng trọng, thế cao vòi vọi ai dám sánh bằng được. Huynh nên sớm chính vị rõ ràng đi! Đệ lâu nay ở ngoài diệt giặc, quả thực không được tỏ tường.

Nói đoạn, Huy vội dập đầu công cốc xuống nền nhà, miệng hô lớn:

- Vạn tuế! Vạn tuế!

Huy còn hạ lệnh cho bọn tuỳ tùng quỳ theo đồng thanh hô:

- Vạn tuế! Vạn tuế!

Dương Tú Thanh thấy thế, cho rằng bọn Huy đã thuận theo phe mình cả, lòng mừng như cờ mở liền hạ lệnh mở tiệc ăn uống, khao thưởng hết cả mọi người từ Huy trở xuống, tha hồ ăn uống say sưa.

Vy Xương Huy vào tiệc, lúc đầu hết lời nịnh nọt tán dương Dương Tú Thanh. Thấy Tú Thanh đã ngà ngà say, Huy đứng dậy nói lớn:

- Thiên vương có lệnh: Tú Thanh mưu nghịch bất đạo phải lập tức giết ngay!

Hồi 134
THIÊN MUỘI HỒNG TUYÊN KIỀU BỊ BĂM NÁT

Thanh vừa nghe xong, biết nguy, vội né tránh. Nhưng bọn tuỳ viên của Huy đã nhất tề xông lên, vung kiếm chém bay đầu Tú Thanh, lăn long lóc trên thềm nhà, máu phun ra có vòi, thân ngã gục xuống như cây chuối đổ.


Chém xong Thanh, bọn Huy xông vào tận hậu thất chém cho bằng hết nào con trai, con gái, nào thị thiếp, cơ hầu, chỉ còn để lại có mỗi một thiên muội Hồng Tuyên Kiều.


Vy Xương Huy vừa kéo vừa bế Hồng Tuyên Kiều đem về Bắc vương phủ, việc trước hết là phải thoả mãn với Tuyên Kiều rồi sau đó mới báo cho Thiên vương biết.


Huy tưởng giết Thanh xong là yên chuyện, nào ngờ dư đảng của Thanh đâu đã chịu bó tay đang tập hợp lại tấn công phủ Bắc vương.


Huy mở cửa thành, cho bọn bộ hạ của Thanh vào để giáp chiến.


Giữa lúc hai bên giao đấu còn vô cùng quyết liệt, thì Dực vương Thạch Đạt Khai từ Giang Tây đem quân về. Yên vương Tần Nhật Cương cũng từ An Huy tới. Hai vị này cũng đã vâng mật chiếu của Thiên vương quay về để diệt nội loạn. Khi vào thành họ nghe Tú Thanh đã bị Xương Huy giết chết, hai cánh quân đang hỗn chiến ghê hồn, bèn đứng ra điều đình.


Nhưng Vy Xương Huy không chịu, quyết giết cho bằng hết dư đảng của Đông vương. Dực vương Thạch Đạt Khai thấy Huy không nghe mình, liền nổi máu hoả quát lớn:


- Ngươi đã giết chết Đông vương rồi thì nên thôi đi, chứ sao lại diệt cả gia tộc của y? Diệt cả gia tộc của y chưa đủ, lại còn muốn diệt hết cả bạn bè y nữa. Thiên quốc của bọn ta chẳng vì Đông vương mà mất, nhưng e rằng sẽ mất vì chính ngươi đấy.


Vy Xương Huy không đáp. Thạch Đạt Khai hầm hầm tức giận đi ra.


Đêm đó, cả hai phủ Yên vương, Dực vương đều bị thủ hạ của Vy Xương Huy vây kín. Tần Nhật Cương chạy ra hỏi, liền bị giết ngay. Toàn gia của Dực vương bị giết sạch. Duy chỉ có mình Thạch Đạt Khai không rõ nhờ đâu mà biết được nên leo thành trốn chạy được ra ngoài.


Khi thoát mạng rồi, Khai liền tập hợp đồng đảng từ ngoài đánh vào. Huy chạy tới báo với Hồng Tú Toàn. Toàn bất giác thất thanh bảo:


- Người không nghe lời Đạt Khai, bây giờ thì hỏng cả rồi! Người còn giết sạch cả toàn gia của hắn thì bảo sao hắn chịu nổi chứ?


Huy lặng thinh chạy ra ngoài, quay ngay giáo lại, hô thủ hạ, vây luôn cung điện của Thiên vương. Bọn anh em của Hồng Thiên vương bị vây liền bắt tay giảng hoà với dư đảng của Đông vương, nhất tề quay giáo, cùng đánh bọn Vy Xương Huy.


Bọn Vy Xương Huy cô thế không địch nổi hai mặt, bèn bỏ chạy. Dư đảng của Đông vương thừa thế xông vào Bắc vương phủ, thấy một người chém một người, thấy hai người chém hai người, chém sạch giết sạch, không sót mống nào. Thế là vợ con, quyến thuộc của Xương Huy đều làm quỷ không đầu dưới lưỡi dao oan nghiệt, ngay cả đến Thiên muội Hồng Tuyên Kiều, cốt ngọc đa ngà cũng bị bọn chúng xẻ thịt róc xương ra, rồi băm nát như cám.


Vy Xương Huy hối hả chạy ra ngoài thành, chỉ còn lại độ vài chục tên thủ hạ, lấy thuyền vượt sông, đến Thanh Giang không may lại gặp phải bọn Tiền Sứ của đảng Đông vương ở bên ngoài. Bọn này hè nhau xông tới, bắt trói bọn Huy như trói heo rồi áp giải về Giang Ninh.


Thiên vương Hồng Tú Toàn giận lắm, liền truyền lệnh đem Huy ra xé nát thành từng mảnh, còn đầu lâu thì gởi cho Thạch Đạt Khai, dùng lời nói ngon ngọt dụ Khai trở về.


Thạch Đạt Khai tạm nguôi cơn giận, trở về Giang Ninh.


Mọi người đưa Khai lên làm phụ chính, giống như Dương Tú Thanh thuở nọ. Nhưng Thiên vương Hồng Tú Toàn bị cái gương tầy liếp của Dương Tú Thanh nên không thể không do dự, nghi kỵ. Toàn lo rồi đây Khai lại cũng diễn lại cái trò của Thanh.


Hồng Nhân Phát và Hồng Nhân Đạt, anh em của Toàn lại không hợp ý với Khai. Bởi thế, biết rõ nỗi khó khăn của mình, Thạch Đạt Khai liền từ biệt Thiên vương kéo binh ra khỏi thành Nam Kinh đi luôn.


Tất cả mọi chuyện xảy ra đều do Tiền quân sư dự liệu và sắp xếp Hạ mật chiếu triệu bọn Vy và Trạch trở về để diệt Thanh chính là kế sách của quân sư họ Tiền. Nhưng đến lúc Vy và Dương xung đột, chém giết nhau tơi bời rồi, thì không ai biết Tiền quân sư đi đâu. Từ đó, Hồng thiên vương mất một người tham mưu thượng thặng.


Chính sự trong cũng như ngoài lúc này đều do Hồng Nhân Phát và Hồng Nhân Đạt lo liệu giải quyết. Nhưng Đạt và Phát đâu có phải là những người đa mưu túc kế, chính trị giỏi giang.


Bởi thế, công việc trong phủ Thiên vương, cũng như Thái bình Thiên quốc càng ngày càng rối rắm, chẳng khác gì búi bòng bong, không gỡ ra được.


Lại nói Tăng Quốc Phiên đóng quân tại Giang Tây chờ đợi, được quân Thanh ở Lưỡng Hồ tới tăng viện, liền tấn công Nam Khang. Các tướng Lý Nguyên Độ, Lưu Vu Thuần cũng thu phục được các huyện Nghi Hoàng, Sùng Nhân, Tân Kim. Nhờ đó quân vụ miền Giang Tây của triều đình nhà Thanh, mới dần dần khởi sắc…


Chưa hết, Tăng Quốc Phiên thừa dịp chiến thắng, bèn hợp binh với Quan Văn đánh tan quân tóc dài ở thành Hán Dương, giết chết Chung thừa tướng, Lưu chỉ huy. Mặt khác, Hồ Lâm Dực cũng tái chiếm thành Võ Xương, bắt sống được mười bốn tến kiểm điểm của quân tóc dài là bọn Cổ Văn Tân. Như thế Võ Hán đã ba lần mất lại ba lần chiếm lại.


Quân Thanh của Tăng Quốc Phiên thừa thắng càng tiến, tái chiếm các huyện như Hoàng Châu, Hưng Quốc, Tam Châu, Tam Thung, Quảng Tế, chỉ trong vòng có mười ngày mà đã quét sạch được hết miền Hồ Bắc.


Trên bộ đã chiến thắng, mặt thuỷ cũng thu được nhiều chiến công: bọn Dương Tải Phúc thống đốc thuỷ sư với hơn bốn trăm chiến thuyền, Lý Tục Tân chỉ huy lục quân hơn tám ngàn người, cứ theo bờ sông Dương Tử đánh xuống, chạm giáo với quân tóc dài nhiều keo, keo nào cũng đại thắng. Phúc và Tân nhân đà chiến thắng kéo luôn quân vào mãi Cửu Giang.


Tăng Quốc Phiên ở Nam Dương nghe tin, đích thân tới Cửu Giang để khen thưởng binh sĩ. Trên đường đi, Phiên được ngựa lưu tính phi báo cho biết bọn Tiêu Khải Giang, Lưu Tràng Hựu đã cướp lại được Viên Châu.


Người em của Phiên là Tăng Quốc Thuyên cũng tổ chức được một đội quân do ngả Bình Hương tiến về, hội họp tại Châu Phượng Sơn rồi đánh lấy An Phúc.


Được những tín báo tiệp từ bốn phương gởi tới, Tăng Quốc Phiên cảm thấy tinh thần sảng khoái lắm. Khi đến Cửu Giang, Phiên nhìn thấy thuỷ lục, hai quân thanh thế có bề thịnh đạt, thì lấy làm hả dạ vô cùng.


Lúc đó hai viên thống lĩnh Dương, Lý cũng tới đón rước Phiên. Phiên mặt như hoa nở, cầm tay hai tướng Lý, Dương khen ngợi rồi lại truyền gọi các tướng tá tới để uỷ lạo một phen nữa, Phiên lại còn trích ra nào vàng bạc, nào lương thực trong kho để khao thưởng cho binh sĩ, cho các tay anh hùng hào kiệt đất Tương Châu.


Các chiến sĩ của Phiên thấy Phiên rộng lượng và đối đãi tử tế với quân sĩ như vậy, thảy đều vui mừng và cảm phục, có kẻ nào lại không theo lệnh của Phiên.


Khao thưởng xong, quân Thanh đều được lệnh tấn công thành Cửu Giang. Tưởng chỉ cần trong vài ngày, không ngờ đánh phá luôn một lèo hơn tháng mà chẳng ăn thua gì! Chẳng mấy chốc đã thấy qua năm thứ bảy Hàm Phong.

Hồi 135
THẠCH ĐẠT KHAI BINH BẠI, CHẠY ĐẾN QUẢNG TÂY

Tăng Quốc Phiên được thám mã phi báo tướng tóc dài Thạch Đạt Khai kéo binh vào Hồ Nam. Đấy vốn là quê quán của Phiên, mồ mả tổ tiên bà con thân thích của Phiên đều ở cả đấy, Phiên giật mình, nỗi lo sợ hiện rõ trên nét mặt.

Phiên vội gởi văn thư thông tư cho tuần phủ Trương Châu là Lạc Bỉnh Chương hạ lệnh phải ráo riết phòng ngự. Chương đã từ lâu vốn không dám sơ hở, nay được thêm tin cảnh báo lại càng lo lắng hơn.

Nhưng không ai ngờ được rằng chính vụ đối phó với tướng tóc dài Thạch Đạt Khai này, lịch sử của Thanh triều đã ghi thêm một đại nhân vật nữa. Đó là Tả Tôn Đường người huyện Tương Âm.

Tả Tôn Đường tên thật Quý Cao là một thanh niên thích tự do phóng dật. Đường thường cho mình sẽ có ngày giúp vua cứu nước. Lạc tuần phủ thấy Đường có tài mời về làm mạc khách, song đãi như một thượng khách. Thuộc liêu có việc trình lên, Chương đều giao cho Đường giải, quyết xét đoán giùm.

Ở đời, kẻ tài sắc thường gặp gian truân. Đó là định lý của ông xanh kia chăng? Chính thế! Đường danh càng cao thì càng bị người gièm báng, quyền càng trọng thì càng bị người. kỵ ghét. Vì thế suýt nữa Đường đã bị Lạc tuần phủ làm cho tiêu đời.

Câu chuyện như sau:

Tổng binh Vĩnh Châu là Phàn Nhiếp tính vốn ương ngạnh hay tự do hành động bất chấp cả lệnh trên. Lạc tuần phủ dâng sớ đàn hặc Nhiếp kiêu căng tự phụ, do đó có chỉ xuống cách chức Nhiếp.

Không ngờ Nhiếp vận động với Đô sát viện tâu lên nói Nhiếp vô tội. Thanh triều hèn hạ chỉ sai tổng đốc Hồ Quảng là Quan Văn tra xét vụ này.

Quan Văn giấu kín chuyện Nhiếp, mật tra về tờ sớ của Lạc tuần phủ. Thế là Văn khui ra cái chuyện Tôn Đường xử lý mọi việc với tự tích đầy đủ, Văn cho triệu ngay Đường tới Võ Xương và khép Đường vào trọng tội.

Lạc tuần phủ dâng sớ khiếu nại không được, bèn viết thư gởi gấp lên kinh cho biên tu Quách Tung Đào, bảo Đào chạy chọt vận động tại dinh đại thần quân cơ Túc Thuận.

Đào vốn có tình đồng hương với Tôn Đường, tất nhiên sốt sắng vận động cho Đường thoát nạn. Đào nhờ cả Phiên Tổ ấm làm hành tẩu Nam thư phòng dâng sớ cứu Đường nữa.

May thay lúc đó Tăng Quốc Phiên cũng như Hổ Lâm Dực từ ngoài dâng sớ tiến cử Tôn Đường, khen Đường có tài đại dụng. Cả trong lẫn ngoài, tất cả mọi nơi đều thiết mưu lập kế cứu Đường, nhờ đó Đường mới được thoát tội về nhà.

Đến lúc Thạch Đạt Khai kéo binh vào Hồ Nam đánh bại bọn tổng binh Lưu Bội Nguyên, Bành Định Thái, công hãm các huyện Hưng Ninh, Nghi Chương, Quế Dương, Lạc tuần phủ vốn quý trọng Đường, tái thỉnh Đường hạ sơn, uỷ thác cho mọi việc quân sự.

Tả Tôn Đường nhận uỷ thác của Lạc tuân phủ, tức khắc truyền lệnh cho bọn Lưu Tràng Hựu, Giang Trung Nghĩa và Điền Hưng Thứ kéo quân từ ba ngả về tiếp viện.

Chỉ trong vòng một tháng, quân binh tề tập đầy đủ được hơn bốn vạn, đào hào đắp luỹ bố trí khắp nơi. Tổng đốc Quan Văn và Hồ Lâm Dực còn thông tư cho tướng Đô Hưng A điều động quân đội từ Cát Lâm, Hắc Long Giang trở về Đát Ngạc, đồn trú miền Tưng Nam, đồng thời phái tri phủ Túc Hãn Khánh thống suất thuỷ sư với ba mươi hai chiếc pháp thuyền khắc kỳ đại hội tại Tràng Sa.

Hồi đó tướng Thạch Đạt Khai kéo binh tới đâu là uy hiếp hết hai bên dọc đường, quân của Khai đông đến hai ba chục vạn, có ý muốn cứ hiểm tự hùng, kéo cờ rạch đôi sơn hà với Hồng Thiên vương.

Lúc đầu Khai đánh Võ Chương, Kỳ Dương nhưng mấy thành này kiên cố quá không hạ nổi, đành quay mũi tấn công Bảo Khánh, lập doanh trại dài tới hơn trăm dặm.

Lưu Tràng Hựu và Điền Hưng Thứ kéo viện quân lục tục kẻ trước người sau, tới nơi tức thì khai chiến. Nhiều cuộc ác chiến xảy ra liên tiếp, cả đôi bên đều tử thương tương đương, lâm vào tình trạng giằng co bất phân thắng bại.

Hồ tuần phủ cho rằng Bảo Khánh là nơi quan trọng, cần phải có một viên tướng tài thống đốc quân đội mới xong, do đó, Hồ bèn sai Lý Tục Nghi đem năm ngàn quân đi khắp nơi gọi về tất cả những đoàn quân tăng viện lẻ tẻ đặt dưới quyền tiết chế duy nhất.

Thạch Đạt Khai vốn kiêng dè oai danh của Nghi, nên khi nghe Nghi tới, liền tuyển lựa những hạn quân tinh nhuệ dũng cảm mang đủ ba ngày lương, thề phá cho bằng được Bảo Khánh mới nghe.

Lý Tục Nghi đem hết tốc lực hành quân, hội thương quân vụ với Lưu Tràng Hựu, dùng kế tránh thực đánh hư để phá địch. Nghi điều động quân binh theo Bắc lộ tấn công, vượt bến đò Tư Thuỷ xuất phát về tây đánh bọc hậu doanh trại của Khai.

Thạch Đạt Khai vừa thề quyết cướp thành, không ngờ bị Nghi đánh thốc vào trại, hoặc cắt ra làm đôi làm ba, hoặc bao vây khoá chặt, hoặc chọc hông đập sườn, khiến Khai không biết mối đầu nào mà sờ nữa, cuối cùng đành phải vừa đánh vừa lui.

Quân Thanh lúc này đã chiếm được thượng phong, bèn hùng hổ truy kích y như một cơn gió lốc thổi mạnh. Khai quay lại chống cự đôi lần nhưng vẫn không ngăn nổi mũi nhọn của quân Thanh trên đường truy kích. Một trận đánh quân tóc dài hao một số, hai trận đánh quân tóc dài lại hao thêm một số Hết lần này qua lần khác, người ta đã thấy quân tóc dài hao hụt đến vài vạn rồi.

Khai thấy khó lòng đứng chân nơi đây, vội truyền lệnh cho đoàn quân chuyển hướng về tây nam rút chạy. Quân tóc dài đã đi xa, đất Hồ Nam hết giặc giải nhiệm.

Lý Tục Nghi quay về Ngạc, Tăng Quốc Phiên nghe quê hương không việc gì lúc đó mới an lòng.

Bỗng Tăng Quốc Phiên nhận được mật chỉ của triều đình giục tiến quân vào Tứ Xuyên chặn lối Thạch Đạt Khai. Phiên chẳng dám trễ lệnh vội huy động quân mã ngược sông tiến lên. Nhưng khi tới Hồ Bắc, Phiên dò la tin tức tuyệt thiên không nghe Khai tới vùng này. Thì ra tin mật báo nọ chỉ là tin bậy làm khổ Phiên một phen lật đật vội vàng mà chẳng có công trạng gì. Mãi về sau Phiên mới được biết Khai không vào Tứ Xuyên mà chạy về ngả Quảng Tây trốn tránh.

Thái Hồ, Tiêm Sơn hai huyện đã được Đa Long A tái chiếm và đuổi hết quân tóc dài. A tiến đánh thêm Phượng Dương, thâu hồi luôn các huyện Thái Bình, Thạch Đại và Kim Luyện.

Tin báo tiệp đưa về như bươm bướm. Tăng Quốc Phiên vô cùng hào hứng, sắc mừng hiện rõ trên nét mặt của một nhà nho dày dạn phong sương, quyết một lòng diệt ngoại đạo đuổi lũ quỷ Tây phương. Phiên thấy quân tình khởi sắc, bèn quyết định tiến đánh An Khánh.

Giữa lúc này, Phiên được tin người em thứ tư là Tăng Quốc Thuyên đã mộ quân nghĩa dũng từ Hồ Nam tới. Phiên liền chia quân cho Thuyên, sai xuất binh ra Tập Hiền quan quyết thu phục cho bằng được An Khánh.

Bỗng một tin động trời truyền tới doanh Tăng Quốc Phiên: đại doanh Giang Nam của quân Thanh tan vỡ hoàn toàn, tướng Trương Quốc Lương tử trận, tướng Hoà Xuân rút chạy về Thương Châu mình bị nhiều vết thương nặng cũng đã chết. Phiên thở dài ảo não, mang thêm một mối lo buồn nữa.

Nguyên lai Hoà Xuân và Trương Quốc Lương hợp nhất thành một đại doanh rồi kéo thẳng tới Giang Ninh quyết chiến với quân tóc dài. Đánh một trận, bọn Lương cướp lại được Mạt Lăng quan. Đánh trận thứ hai bọn Xuân lại đại phá quân tóc dài ở nhiều nơi như Thất Ung kiều, Vũ Hoa đài.

Hồng Thiên vương Tú Toàn được tin cấp báo đại bại, hoảng hồn bạt vía, vội hạ chỉ cho quân tóc dài đóng tại An Huy chiếm lấy thành huyện Lai An để làm thanh viện cho hai miền nam bắc Đại Giang.

Hoà đại thần (tức Hoà Xuân) được tin này liền sai tổng binh Thành Minh hiệp lực với bọn Bát Kỳ đang đêm tập kích cướp lại thành Lai An. Tình hình Giang Ninh đối với Thái bình Thiên quốc vẫn bị nguy ngập. Do đó Hồng Thiên vương lại hạ chỉ cho quân tóc dài đóng rải rác dọc sông xuất binh đi khắp nơi phá quấy. Nhưng quân Thanh đã tiên liệu điều đó, tìm cách chặn đứng âm mưu phá quấy của quân tóc dài.

Thuỷ sư của Thanh triều cược huy động ráo riết đi bố phòng khắp nơi, bọn tổng binh Lý Đức Lân, Ngô Toàn Mỹ chia đều chặn đánh ráo riết.

Hồng Thiên vương được cấp báo bại trận ở nhiều nơi, quân sĩ tổn thất lên tới hàng ngàn, tức bực đến cùng cực. Vương truyền lệnh toàn thể quân tóc dài chia hai đầu xông ra hai cửa lớn Thái Bình và Thần Sách quyết đánh phá đại bản doanh của quân Thanh.

Bọn phó tướng quân Thanh là Trương Ngọc Lương và Phùng Tử Tài cấp kỳ ứng chiến. Lương và Tài phi ngựa vào trong trận cướp lá cờ lớn của quân tóc dài chém bay đầu được mấy tên thủ lãnh, để tỏ rõ thần oai.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 182
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com