watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
13:55:3618/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thanh Cung Mười Ba Triều 101 - 125 - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Thanh Cung Mười Ba Triều 101 - 125
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 11

Hồi 122
NGƯỜI ĐẸP ĐÀ LA XUÂN

Trong cung Thanh thời Hàm Phong hoàng đế có bốn cái Xuân: Xuân Hạnh Hoa là một ta đã kể ở hồi trước. Nay đến Xuân thứ chót tức đến cái Xuân Đà La. Lúc mới vào cung, Đà La Xuân có một hoàn cảnh thật là bi đát.

Hàm Phong hoàng đế sau khi ôm được ba người đẹp trong tay Hạnh Hoa Xuân, Mẫu Đơn Xuân, Hải Đường Xuân, còn muốn thêm một cái Xuân nữa để cho đủ bộ tứ Xuân.

Một hôm, hoàng đế cải trang thành một khách thương vi hành ra ngoài cửa Tuyên Võ đạo chơi. Khi bước lên cầu Kim Toả ngài nhìn thấy một cô gái ôm giỏ quần áo vừa giặt từ chân cầu đi lên một ngôi nhà cao và tối om như mực. Ngài ngồi đợi bên ngoài, mong người đẹp trở ra, nhưng không thấy.

Ngài đành về hôm đó và dặn bảo Thôi tổng quản đem vài tên thị vệ đến nhà cô gái điều tra, Thôi tổng quản vâng chỉ chuẩn bị sẵn sàng.

Qua ngày hôm sau, bọn Tổng quản tới cầu Kim Toả, trước hết cho bọn thị vệ đi dò la các nhà chung quanh, mới biết gia đình nhà này họ Lý, chỉ có hai mẹ con. Người mẹ goá, cô con gái mới mười bảy tuổi.

Dò biết được như vậy. Thôi tổng quản cho rằng nhà chỉ có đàn bà thì dễ bắt nạt bèn vào tiệm vàng mua một ngàn lạng bạc đựng trong bốn cái quả sơn son thiếp vàng, bảo bốn tên thị vệ bưng theo.

Thôi tổng quản đi trước, đấy cửa bước vào, cho đặt bốn cái quả vàng giữa nhà trên, nói rõ ý mình. Bà quả phụ họ Lý nghe đoạn, tức thì nói:

- Con gái tôi đã gả chồng rồi! Mà nếu chưa gả chồng đi nữa, nó cũng chẳng muốn chết già trong thâm cung đó đâu. Ông đem tiền của ông đi đi. Dù có phải là nhà vua đi chăng nữa thì cũng phải có lý, có lẽ mới được, chứ không thể cương bức con gái nhà lương gia làm những việc hạ tiện như thế này. Thôi ông đi đi! Nếu không, tôi sẽ tới tố cáo ngay tại nha môn quan đề đốc bây giờ!

Thôi tổng quản nghe xong, bất giác cả giận, nói:

- Mụ chỉ là một người đàn bà, liệu con gái mụ có thể thoát khỏi được tay vạn tuế gia được không? Được! Ta sẽ đi ngay. Nhưng ta hẹn cho mụ mười giờ nữa, mụ sẽ thấy gia đình nhà mụ nhà tan người mất cho xem.

Bà goá phụ họ Lý tính còn nói nữa, nhưng cô gái chạy vội ra kéo bà vào trong.

Đợi khi Thổi tổng quản đã đi rồi, lúc đó cô gái mới bảo mẹ:

- Con nghe nói đương kim hoàng đế thuộc loại quỷ đói sắc, bọn cường đồ này tạm thời vào cung, nhất định sẽ trở lại. Nếu con không trốn ngay thì thế nào cũng bị độc thủ của chúng. Chi bằng con hãy tạm lánh trong nhà bà dì con lúc này đã.

Thế là bà goá phụ họ Lý vội đưa con đi giấu tại nhà bà dì.

Trời gần tối, Thôi tổng quản đem theo hơn chục tên thị vệ, hùng hổ xông vào cửa trước, tính để cướp cô gái.

Nhưng xông vào lục lọi một lúc chẳng thấy cô gái đâu, bọn chúng nắm lấy bà goá phụ, kéo xềnh xệch lôi ra ngoài phố.

Chỉ trong nháy mắt, khắp kinh thành đồn rầm lên. Cô gái nghe tin, định xông ra để cứu mẹ, nhưng bà dì ngăn cản bảo:

- Cháu xông ra lúc này, chính là tự nhảy vào lưới đó Chúng bắt mẹ cháu, chi là để doạ mà thôi. Theo ý dì, nhân cơ hội này, cháu nên tìm thằng chồng sắp cưới mà lấy tắp ngay đi. Cưới xong, hai vợ chồng cháu đưa nhau tới cầu khẩn tại nha quan thống lĩnh. Lão gia thấy đũa đã có đôi, gái đã có chồng rồi thì thôi chứ còn gì. Đương kim hoàng đế hẳn cũng chẳng nỡ chia uyên rẽ thuý vợ chồng cháu đâu mà ngại.

Đến lúc quá khẩn bách này, cô gái không còn tự chủ được nữa, vội nhờ bà dì tìm mụ mối tới nhà bà gia nói chuyện.

Nhưng không may cho nàng là anh chàng rể đã đi miền nam từ hai năm trước chưa về, còn đang sống trong vùng giặc giã chẳng biết sống chết ra sao.

Cô con gái được tin này oà lên khóc nức nở, vừa khóc cho số phận mình vừa khóc cho số kiếp của người yêu. Khóc một lúc lâu, vào lúc đêm khuya, tứ bề vắng lặng, nàng cởi sợi dây lưng treo cổ lên xà nhà tự vẫn.

Bà dì biết được, vội chạy vào phòng đỡ nàng xuống, cứu sống lại. Bà chỉ lo cho án mạng lại xảy ra, bọn người trong cung đến đòi người, chắc sẽ gây ra nhiều lôi thôi nguy hiểm nên bà khuyên nàng tới am sư nữ cắt tóc đi tu là hơn. Cô gái nghe lời, sửa soạn ra đi. Thân mẫu Lý tiểu thư vốn có một bà ni cô quen biết tên gọi Nguyệt Chân. Ni cô này trụ trì am Bạch Y trên núi Tây Sơn. Bởi thế, Lý tiểu thư lẻn trốn tới am này đầu phật.

Ni cô Nguyệt Chân hỏi ra mới ì biết bà Lý đã bị bọn cường đạo trong cung bắt và hoàng đế còn định bắt nàng vào cung. Bà nghe xong vừa thương vừa sợ, vội khuyên Lý tiểu thư thôi khóc, kẻo lộ hành tung ra ngoài:

- Theo ý của Lý tiểu thư thì nàng muôn xuống tóc làm ni cô ngay.

Nhưng Nguyệt Chân khuyên can, bảo:

- Cháu đã vào chùa thì bọn quan binh kia chẳng dám vào đây tra xét đâu. Hơn nữa thằng chồng sắp cưới của cháu hiện nay chưa biết sống chết ra sao. Nếu cháu xuống tóc quy y mà nay mai chồng cháu trở về liệu ni này ăn nói thế nào. Nay cháu tới nương cửa phật để tránh khỏi tai nạn, cháu có thể tu hành mà vẫn để tóc được. Đợi khi nào mẹ cháu được thả ra, chồng cháu được trở về, lúc đó ta sẽ cùng nhau bàn tính. Nếu mọi người khuyên cháu xuống tóc thì xuống, nếu không thì thôi, chứ lão ni này quả không muốn nhúng tay vào việc đó.

Lý tiểu thư đành nghe lời khuyên của ni cô tạm thời để tóc tu hành, sớm đánh chuông chiều đánh trống, lúc mõ lúc chiêng, dưa muối qua ngày nơi am thanh cảnh vắng của nhà thiền.

Bọn quan nha đi tìm kiếm Lý tiểu thư khắp kinh thành, đâu có chịu ngừng tay. Đánh hơi được tin nàng trốn tránh ở tại nhà bà dì, thế là chúng xông tới lục soát. Không thấy bóng Lý tiểu thư đâu, chúng bắt luôn bà dì đưa vào ngục giam lại, ngày ngày tra khảo.

Đáng thương cho bà Lý, tuổi đã già lại bị đói khát uất ức, đánh đập, tra tấn trong nhà lao, nên chẳng được bao ngày, bà chết luôn.

Bọn quan nha biết bà Lý không còn ai là thân nhân, cấp cho một cỗ quan tài gỗ tạp, khâm liệm qua quýt rồi đem chôn dưới một nấm mồ ngoài đồng hoang vắng. Còn bà dì nọ, nhờ được ông chồng bỏ ra ít tiền chạy chọt đút lót, mãi chúng mới thả ra.

Lý tiểu thư trốn trong chùa tuyệt nhiên không biết một tí gì xảy ra ở bên ngoài. Mãi đến khi bà dì nọ được thả ra đến cho hay tin, nàng mới oà lên khóc, đến chết đi sống lại nhiều phen. Miệng nàng kêu gào đòi cùng chết để theo mẹ.

Suốt ngày đêm nàng khóc, chỉ thiếp đi khi đã kiệt sức. Vì thấy nàng đã đến lúc liều, các sư sãi trong chùa phải ngày đêm đề phòng.

Lý tiểu thư thấy khó tìm được cái chết nơi đây nên bèn nghi ra một cách. Nàng nói với Ni Nguyệt Chân rằng mình đã đau khổ đến cùng cực rồi ni cô nên cho nàng xuống tóc quy y.

Ni Nguyệt Chân thấy lòng nàng đã thành, liền bằng lòng chọn ngày tốt thế phát cho nàng.

Đến ngày hôm đó, trên Phật đài hương hoa đèn nến sáng choang, Lý tiểu thư quy y trước toà sen, có hai vị sư ni niên trưởng hai bên, thả tóc nàng xoã xuống thành hai lọn buông thõng xuống hai bên vai, dài mãi tận mặt đất. Ni Nguyệt Chân bước tới trước Phật đài đọc một quyển kinh xong, thì hai sư ni đứng hai bên cầm kéo hót lẹ, tóc rơi rụng xuống đất. Đến lúc này, Lý tiểu thư lệ tuôn rơi tầm tã, mình khoác lên tấm áo cà sa, tay cầm một chuỗi hột mầu ni, chân đạp đất.

Thật đáng thương một đoá hoa nghiêng nước mà phải chịu cái cảnh nâu sồng dưa muối nơi am thanh cảnh vắng, sớm hôm sầu tủi lặng lẽ bên cạnh đám sư nữ.

Đứng trước cảnh tình ấy, ai chẳng động lòng thương xót. Nào ngờ số kiếp nàng còn nặng nợ, vận hạn vẫn chưa lui.

Thế là một hôm nọ, mười mấy tên thái giám bỗng xông vào chùa, quát bọn nữ ni phải ra hết để đón giá.

Ni Nguyệt Chân vội đem cả bọn sư nữ ra lom khom quỳ trên mặt đất. Đột nhiên một đoàn xe tứ mã cao mui rầm rập đi vào, quả nhiên Hàm Phong hoàng đế tới chùa thật.

Bọn nữ ni đồng thanh hô: "Phật gia vạn tuế, vạn vạn tuế!"

Hoàng đế đi thẳng vào nội điện, lễ Phật xong ngồi trên sập, cho gọi khắp lượt bọn ni cô ra bái yết. Một tên thái giám truyền chỉ vào phía trong, bảo phải tới đủ, không được thiêu một ai, nếu dối trá thì chỉ trong chốc lát am Bạch Y này lập tức sẽ ra tro. Ni Nguyệt Chân không biết làm sao đành quỳ xuống tâu lên:

- Trong thuở bần ni còn có một tên đồ đệ mới tới, tuổi tre e lệ, chưa rành lễ phép, sợ rằng xúc phạm đến thánh giá.

Hoàng đế truyền chỉ xuống bảo phải gọi người đồ đệ đó ra ngay, sẽ tha thứ cho tội thất lễ. Lý tiểu thư lúc đó trốn ở sau điện, nghe rõ cả mọi chuyện, nghĩ bụng mạng mình nguy rồi, chi bằng nhân lúc này tự tận cho xong nghĩ vậy, nàng nhác thấy một con dao bầu để trên bàn, liền cầm lấy đâm vào cổ. Nhưng nàng không ngờ trong lúc nguy cấp đó, ba bốn tên thái giám từ phía sau phóng tới chụp lấy con dao nọ, rồi chẳng cần hỏi tra gì, hai đứa xốc nách nàng, hai đứa đẩy đằng sau, vừa kéo vừa xô ra phía trước điện.

Lý tiểu thư tuy tóc đã cắt, nhưng làm sao che được cái mặt tươi như hoa, cặp mày ngài cong vút, cái cổ trắng nõn, tấm thân tròn trịa mịn màng như ngọc như ngà, thật chẳng giảm hơn lúc ngồi giặt tại đầu cầu Kim Toả bao nhiêu:

Hàm Phong hoàng đế nhìn kỹ người nàng, không khỏi lòng mừng như mở cờ, miệng cười toe ra như ống loa, tha thiết nói:

- Người đẹp, người đẹp! Thật là mòn gót mới tìm ra, vất vả cũng bõ công phu! Thôi, nàng hãy về cung với trẫm hưởng phú quý

Lý tiểu thư quỳ phía trước, chỉ khóc, nước mắt chảy đầm đìa trên mả, không nói ra được lời nào. Hoàng đế thấy nàng quả đáng thương, lại bị xúc động bơi cái sắc mê hồn; thế là ngài bước xuống, lấy ống tay áo mình lau lệ cho nàng. Ngài đem lời an ủi:

- Trẫm và nàng kiếp trước có duyên nợ cùng nhau. Từ hôm gặp nàng ở cầu Kim Toả, lòng trẫm nhớ nhung chẳng khuây, mộng mị đã nhiều ngày. Nay trẫm tới đây đón nàng, thực không phải để ép buộc nàng phải hiến thân cho trẫm, mà thực chỉ cầu mong nàng thương trẫm với một tấm tình si mê chiều quý. Thôi nàng hãy về cùng trẫm đi, để cho trẫm ngày ngày chỉ cần nhìn nhan sắc của nàng cũng đã đủ thoả nguyện rồi. Nếu nàng quyết chí tu hành, trẫm sẽ không dám cưỡng. Nhưng chốn am thanh cảnh vắng này quá chật hẹp, quá tầm thường, đâu có phải là chỗ nàng ở được. Trong vườn Viên Minh của trẫm, Phật điện có thiếu gì. Nàng cứ vào vườn và muốn tu tại nơi đâu thì tu. Trẫm còn cho mấy con cung nữ tới hầu hạ là đằng khác. Trẫm xin thề rằng tuyệt không cưỡng bức nàng điều gì.

Lời nói của Hàm Phong hoàng đế vừa ngọt ngào lại vừa ôn tồn. Bọn thái giám chưa từng được nghe những lời lẽ êm dịu như vậy bao giờ. Bởi thế chúng lấy làm lạ vô cùng.

Sau đó, hoàng đế quay hỏi vọng ra ngoài:

- Xe rước mỹ nhân đã sửa soạn xong chưa?

Phía ngoài có tiếng đồng thanh đáp:

- Dạ! Đã xong!

Thế là hoàng đế hạ lệnh cho đỡ người đẹp của ngài ra xe, Lý tiểu thư thấy bọn thái giám đến đỡ nàng vội chạy tới trước mặt ni cô Nguyệt Chân rồi lăn vào lòng bà. Nhưng đến lúc này thử hỏi Nguyệt Chân còn có cách gì để che chở cho nàng được nữa? Bà chỉ còn thiết tha căn dặn mọi điều rồi ghé tai thì thầm bảo rằng:

- Vào cung, tiểu thư không nên quật cường ngang ngạnh làm chi, mà có cũng chẳng được đâu. Lỡ hoàng thượng nổi giận thì mất mạng đó. Nay hoàng thượng đã vui lòng cho nhập cung, ta xem ra ông cũng biết thương số phận người con gái lắm đấy. Miễn làm sao tiểu thư đừng có thất chí, thì ngài cũng chẳng nỡ bắt ép gì đâu.
Lý tiểu thư nghe lời Nguyệt Chân, quyết định một chủ ý tức là chết mà thôi. Thế rồi nàng để mặc cho bọn thái giám đưa đi…

Hồi 123
LAN NHI, CÔ GÁI MÃN TÀI HOA

Từ khi Lý tiểu thư vào vườn Viên Minh, Hàm Phong hoàng đế dặn bảo cung nhân để nàng ở trong chùa Tây Sơn phật tự. Ngài lại sai tám con cung nữ tuổi còn trẻ măng tới hầu hạ nàng.

Lý tiểu thư ngụ tại chùa này theo đúng nghi lễ của nhà chùa nào ăn chay trường, nào lễ phật hằng ngày.

Hàm Phong hoàng đế dù có những đoá hoa nghiêng nước như Mẫu Đơn Xuân, Hạnh Hoa Xuân với cả một bọn mỹ nữ cung tần xinh như mộng, đẹp như tranh vẽ nhưng lâu ngày vẫn khiến ngài buồn chán. Trong cung cấm, cánh sen tuy có đến ba ngàn, nhưng có cánh nào mà xinh mà đẹp, mà tình được như tiểu thư họ Lý đâu! Lý tiểu thư quả thật xứng đáng là một loại hoa trong muôn hoa một loại hương trong muôn hương, tuyệt thế vô song, không ai dám so bì.

Hàm Phong hoàng đế nhớ tới nàng tiểu thư họ Lý, nhớ người đẹp chim sa cá lặn mà những ngẩn ngơ lòng! Ngài lẻn bước ra đi, lần tìm về ngả chùa Tây Sơn để gặp người đẹp.

Lý tiểu thư vội ra cổng tam quan rước hoàng đế vào chùa, rồi nàng quỳ trước phật đài tụng hết cuốn này tới cuốn khác, mặc kệ bọn cung nhân hầu hạ hoàng đế. Nàng đợi khi hoàng đế gọi nàng, lúc đó mới chạy tới trước mặt ngài, lom khom quỳ lạy, mãi mà không chịu cất đầu lên.

Hàm Phong hoàng đế trong lòng nóng như lửa đốt không chịu nổi nữa bèn đưa tay kéo nàng đứng dậy. Nhưng ngài chỉ thấy nàng khóc lóc thê thảm, giọng nói:

- Vạn tuế hứa với tiện thiếp là cho vào cung tu hành. Vậy thánh chỉ của hoàng đế tưởng rằng cũng phải được chú ý tới lắm mới phải.

Hàm Phong hoàng đế bị nàng hạ một câu đó tắc ngay cổ, miệng không còn cách gì nói thêm, đành chỉ ngồi im mà thôi. Người đẹp ở ngay trước mặt, thế mà ngài không có cách gì cướp vào tay mình được, thử hỏi nỗi buồn của ngài đến độ nào!

Về sau, ngài thưởng cho người đẹp cái danh hiệu Đà La Xuân, và thường đến trò chuyện với nàng. Đà La Xuân thấy hoàng đế không có ý bức bách mình nên từ đó cũng không tỏ vẻ lãnh đạm như trước. Nàng đem chuyện mẹ nàng bị quan phủ dùng cực hình khảo đả đã đến nỗi phải bỏ mạng và cầu xin ngài trị tội viên quan phủ.

Hàm Phong hoàng đế y theo lời cầu xin của nàng, hạ dụ xuống. Lại bộ cách tuột chức viên quan phủ, đày đi mãi sang Ninh Cổ tháp sung quân.

Đà La Xuân thấy thù đã trả, lòng buồn từ đó cũng khuây dần. Nhưng cứ mỗi lần hoàng đế triệu hạnh là mỗi lần nàng cự tuyệt thà chết chứ không chịu. Đã có khi nàng cầm đao, tuốt kiếm định tự tử.

Trước tình cảnh đó, Hàm Phong hoàng đế đành khoanh tay chịu, chỉ còn cách gác lại chuyên này.

Hồi đó ai cũng biết Hàm Phong hoàng đế khoái gái nhỏ chân. Bởi thế bọn đại thần muốn lấy long ngài bèn cho người đi về vùng Dương Châu, Tô Châu, Hàng Châu, tìm không biết bao nhiêu cô gái nhỏ chân, có loại xinh như măng dòng, có loại đẹp như Hồng Lăng. Cô nào cô nấy đều mặc quần cao ống để cho lộ hẳn đôi chân nhỏ và xinh của mình cho ngài ngắm. Khắp vườn Viên Minh lúc đó người ta chỉ thấy những dâu chân nho nhô xinh xinh in khắp các lối đi.

Các cô đều đua nhau đi giầy, loại nào cũng đẹp, cũng thêu tuyệt kỹ cả, có đôi dùng chỉ xanh và đỏ để thêu những đoá hoa tươi sặc sỡ trên gấm; có đôi gắn những chiếc nhạc vàng nhỏ xíu kêu rốn rảng, lại có cả những đôi được rút ruột phía dưới đặng để đổ vào trong một lớp phấn hương, nên lúc đi cứ mỗi bước là mỗi lần tung phấn ra và mùi lương xông lên ngào ngạt.

Hàm Phong hoàng đế càng ngắm càng mê, vừa mê về chân lại mê cả sắc lạc cả hồn phách. Ngài như đã bay bổng mãi từng mây nào rồi, chỉ khổ một điều là quy củ lệ luật trong cung Thanh hồi đó, cứ hễ gái nhỏ chân mà bước vào cung thì phải chặt đầu.

Về sau nhờ Mục tổng quản nghĩ ra một giải pháp là tung tin ra ngoài, nói bọn thái giám trong cung không đủ để sai bảo, nên phải mướn đàn bà con gái người Hán để vào phụ giúp.

Tin này truyền ra, đám phụ nữ con nhà nghèo khó liền kéo vào cung làm mướn. Do đó trong cung đưa ra hai điều kiện:

Một: Còn nhỏ tuổi.

Hai: Chân nhỏ

Ngoài ra còn chọn những cô da trắng tóc dài, mặt mũi xinh đẹp để đưa và canh gác chung quanh tẩm cung của hoàng đế Bọn gái nhỏ chân này cứ đến đêm khuya lại bị hoàng đế gọi vào lâm hạnh hết cô này đến cô khác, có đêm tới ba cô liền. Sau khi lâm hạnh, hoàng đế đều tặng thưởng cho hết, nào vàng bạc, nào ngọc ngà. Ngài còn chọn trong số đó, cô nào đẹp, xinh, duyên dáng nhất thì giữ lại, rồi phong cho làm cung tần. Chẳng đầy nửa năm bọn gái Hán được phong cung tần ở đầy nghẹt cả vườn hoa, hoàng đế ở trong vườn có không biết bao gái đẹp hầu hạ sung sướng quá không muốn về cung nữa.

Chiếu theo lệ luật của cung nội thì mỗi năm hoàng đế chỉ ở trong vườn Viên Minh độ ba, bốn tháng gọi là "nghỉ mát" để tránh cái nóng của mùa hè. Đến tháng tám, sau ngày đi săn ở Mộc Lan thì ngài trở về cung.

Song năm nay, Hàm Phong hoàng đế ở luôn một mạch, tới tháng mười cũng chưa thèm trở về cung. Đến khi bà Hiếu Trinh hoàng hậu khẩn khoản tới đôi ba lần, ngài mới bất đắc dĩ trở về. Nhưng trong ba, bốn chục ngày ở lại cung đó, ngài làm sao quên được đám gái đẹp mơn mởn kia đang sẵn sàng chờ ngài đến? Nhiều lúc ngài đâm ra nhớ nhung, tương tư, ngẩn ngơ đến tức cười.

Chỉ vì Hàm Phong hoàng đế khoái bọn gái Hán chân nhỏ nên bọn này đâm ra lên mặt gớm! Trong đám được cưng chiều nhất phải kể Hạnh Hoa Xuân, Mẫu Đơn Xuân. Hai nàng Xuân này tác oai tác phúc quá xá trong vườn Viên Minh. Bọn phi tần người Mãn có ý ngán, đều phải tới phụng thừa hầu hạ nịnh nọt. Thật đáng thương cho chúng đều là những cô tú nữ được hoàng đế chọn vào cung, chỉ mong một ngày nào đó được ngài sủng ái thì gia đình thân tộc cũng được thơm lây.

Ngờ đâu hoàng đế say mê gái Giang Nam chân nhỏ ném tất cả bọn chúng ra phía sau, khiến nhà cửa tiêu điều, buồng the vắng lặng. Bọn chúng không còn cách gì khác, đành phải tới gõ cửa mấy nàng Xuân để may ra có nhờ vả được gì chăng? Trong đám tú nữ mới được đưa vào cung có một cô gái Mãn tên gọi Lan Nhi, tuổi vừa độ chanh cốm đang thì. Đã trẻ lại đẹp, đã tình lại duyên dáng nàng còn thông minh, tài ba nữa.

Từ khi vào vườn Viên Minh, nàng cũng chịu cái cảnh lạnh lùng đơn chiếc như bao nhiêu chị em khác trong một ngôi nhà nhỏ, dưới bóng cây cao rậm, làm bạn với cỏ hoa.

Giữa cảnh nhà hoang vắng âm thầm, nàng chỉ nghe văng vẳng xa đưa những tiếng đàn giọng sáo, những tiếng nói cười say sưa ngả nghiêng bên tiệc rượu từ những ngôi nhà cao, những lầu son gác tía lộng lẫy đâu kia! Nàng hỏi ra mới biết đó là những yến tiệc náo nhiệt của hoàng đế đang mải miết say sưa bên đám gái Hán. Nghe như vậy, nàng chỉ còn biết thở dài đóng cửa, cài kín buồng the, mài miệt trong sách vở thi hoạ, để quên đi ngày tháng.

Chẳng mấy ngày Lan Nhi đã viết, đã hoạ được vô số tác phẩm, đều vào hàng tuyệt bút. Lan Nhi quả là một cô gái thông minh tuyệt thế. Rồi đây, nàng sẽ làm những chuyện động trời, nàng sẽ gây sóng gió cho dòng lịch sử Trung Hoa.

Ngay cả đến cái triều đình nhà Thanh dài lâu hàng ba, bốn trăm năm kia, cũng do một tay nàng điều khiển. Đấy là những trang lịch sử tân kỳ mà chúng ta sẽ lần lượt đọc thấy ở sau.
Ta hãy kể lược lại mảnh đời của Lan Nhi khi còn hàn vi, chưa có được phút huy hoàng oanh liệt của mai này.

Hồi 124
TỪ HI THÁI HẬU

Lan Nhi chính là nhũ danh của Từ Hi thái hậu sau này, một người đàn bà đã làm rạng danh giới phụ nữ trong chế độ quân chủ và cũng là một bà hậu đã đưa nhà Mãn Thanh đến giai đoạn kết cục.

Từ một cô gái nhà nghèo, nghèo đến mức không đủ bát ăn, Lan Nhi đã nhảy vọt lên tới địa vị của một bà phi, rồi địa vị của một bà thái hậu nắm trong tay vận mệnh của cả đất nước, cả dân tộc Trung Hoa một thời.

Đạt tới địa vị cao cả và vinh diệu như vậy, Lan Nhi hẳn phải có sắc có tài lắm. Tài sắc của Lan Nhi như thế nào?

Nguyên Lan Nhi là một cô gái dòng họ Na Lạp vốn người Mãn Châu thuộc đội Chánh Hoàng kỳ. Tổ tiên của nàng thuộc bộ lạc Diệp Hách. Hiếu trang hoàng hậu của vua Thái Tông trước đây cũng họ Na Lạp. Gia đình môn hộ của Lan Nhi phải kể là khá giả có tiếng tăm. Lan Nhi chính là tên tục của nàng, do cha mẹ đặt cho từ hồi nhỏ, cha nàng tên gọi Huệ Trưng. Dòng họ Na Lạp truyền tới Huệ Trưng thì đã quá suy vì nghèo khố.

May được ông nội trước có công lớn với triều đình, do đó, Huệ Trưng mới được nhờ ơn thế tập và mỗi năm có chút lương bổng lãnh về nuôi gia đình.

Ông Trưng xuất thân nghề viết thiếp, sáu năm trong nghề, ông trở thành một tư viên. Vợ ông thuộc dòng họ Đông Giai, do đó, ông nhờ thế lực bên vợ nhẩy một phát từ cái chức nhỏ tư viên lên cái chức hải quan đạo tỉnh An Huy miền Vu Hồ.

Triều nhà Thanh, trong chức vụ đạo ban, phải nói quan đạo là lớn nhất, triển vọng to tát nhất. Ông Trưng may vớ được cái chỗ khuyết này, thật là một chuyện hiếm có, tha hổ rộng bước đường quan từ đấy. Lòng ông sung sướng như mở cờ, ông liền mang gia đình lên đường nhậm chức.

Gia quyến của ông Trưng tuy không đông lắm, nhưng cũng đủ trai đủ gái. Ngoài bà vợ họ Đông Giai và cô gái Lan Nhi ra, còn cậu trai tên gọi Quế Tường và cô gái út Dung Nhi.

Như thế gia đình gồm có năm người. Trong hai cô gái, thì Lan Nhi là chị, lúc đó đã mười hai tuổi.

Theo lời bà thái thái Đông Giai thì khi sinh ra cô bé Lan Nhi, bà có một cái mộng quái lạ. Bà mộng thấy vầng mặt trăng sáng long lanh từ trên trời rớt xuống ngay bụng. Bà giật mình tỉnh dậy, cảm thấy đau. Hôm sau bà sinh ra một bé gái, đó là Lan Nhi.

Người Mãn Châu thường coi trọng con gái hơn con trai. Con gái khôn lớn còn có hy vọng làm hoàng hậu. Vì trọng gái, cho nên các gia đình người Mãn thường cho con gái ngồi ghế đầu.

Bà Đông Giai đã có cái quan niệm đó do tập quán, nay lại còn có cái mộng kỳ lạ nọ gây niềm hy vọng, nên càng quý Lan Nhi coi như vàng như ngọc. Thêm một điều nữa là Lan Nhi mặt mũi lại xinh đẹp hơn Dung Nhi nhiều, thân hình duyên dáng khôn tả, tính tình ôn nhu thuận theo rất mực. Đã thế, Lan Nhi còn thông minh hơn người chẳng mấy kẻ dám bì kịp.

Trong số bạn gái chơi thân với Lan Nhi, có lẽ chỉ có một mình nàng là nhà nghèo, khổ sở nhất, bạn thì mặc nào tơ nào lụa, nào gấm vóc, trái lại nàng chỉ có vài manh áo vải, vài chiếc quần thô. Tuy vậy, với cái sắc đẹp tuyệt trần, dù chỉ khoác cái áo dài vải bố màu xanh lá cây, nàng cũng nổi bật hẳn, không ai dám chối cái giá trị nghiêng nước nghiêng thành của nàng.

Cô gái này giàu ư? Đừng khoe giàu với nàng vì có dát vàng điểm ngọc vào người, cô cũng chẳng sánh được cặp mắt hồ thu lóng lánh đa tình của Lan Nhi. Cô gái kia sang ư? Sang cũng chẳng làm cách nào cho cô vẻ quý phái hơn được cái bộ mặt trái xoan như ngọc như ngà điểm sáng cặp môi son tươi nở đoá hoa như Lan Nhi.

Lan Nhi có hai cái tật tệ hại hết sức mà mãi tới già nàng cũng không thể bỏ được.

Cái tật thứ nhất, đó là cử chỉ của nàng quá khinh bạc, kiêu hãnh. Nàng chỉ cần che miệng cười duyên hoặc vuốt mớ tóc mây lờa xoà bên má một cái, cũng đủ cho hàng ngàn người mê say như điếu đổ.

Cái tật thứ hai là thích ca những bài ca ngăn ngắn. Hồi nhỏ, nàng được ông Huệ Trưng cho đi học. Tuy thông minh hơn người, nhưng sách vở có hạn, nàng cũng chỉ học đến một độ nào đó thôi. Nhưng giọng ca tiếng hát của nàng thì hình như đã có từ kiếp trước. Vừa mê say lại vừa thông minh sáng trí, Lan Nhi thông thạo đủ nào là Kinh điệu, nào Côn khúc, nào Nam Bắc tiểu điệu. Nàng chỉ cần nghe qua một lần là ca lại đúng in như cũ, chính không trật một chữ, không sai một âm. Nàng còn được trời cho cái giọng uyển chuyển, lên bồng xuống trầm tuỳ nghi khiến những bản nàng hát có một sức quyến rũ mê hồn. Lúc đầu, nàng chỉ ca một mình, cho mình nghe cho khuây khoả nỗi lòng, nhưng về sau, nàng còn ca cho các chị em bạn gái nghe, đệm thêm sênh, phách, đàn địch nữa. Khi nghe nàng ca, quả không ai là không ngừng hết mọi việc để lắng nghe, nghe rồi họ mê, họ say, không muốn rời nàng ra nữa.

Bà mẹ Đông Giai thấy con ca hát, có nếp sống như phóng đãng tự do quá, cho rằng chẳng đẹp tốt, đã nhiều phen ngăn cấm. Bà thì thế, nhưng ông, thì lại khác. Ông Huệ Trưng cưng con gái, lại còn thích nghe con gái ông hát. Thế là học được bài kinh điệu nào từ trước, ông đem ra dạy con hết!

Hai cha con Huệ Trưng từ đó say mê với điệu hát, câu ca. Nhà chưa có gạo, chưa có củi ư? Mặc kệ nó! Hát đã, ca đã. Hai cha con ông cả ngày, cả đêm, sáng cũng ca, tối cũng ca, no cũng ca, thậm chí đói cũng ca. Khi thì hai cha con ca bản "Tam Nương giáo tử", Lan Nhi thì làm Tam Nương, còn ông thì làm lão Tiết Bảo. Có khi ca bản "Phần Hà Loan", cũng có khi ca bản "Nhị tiến cung".

Hai cha con dùng phòng khách làm sân khấu, kéo cho kỳ được bà Đông Giai làm khán giả. Bà này lúc trước còn khuyên can nhưng về sau thấy không thể can nổi, bèn để mặc. Tất cả cảnh đời này của Lan Nhi là đều nằm trong thời gian mà ông Huệ Trưng chưa đi nhận chức hải quan đạo miền Vu Hồ.

Rồi Lan Nhi theo cha lên đường nhậm chức. Vu Hồ vốn là một thị trấn đông đảo náo nhiệt. Phía trước cửa Tây thành là bờ sông lớn. Dọc bờ sông các quán rượu tiệm trà mở cửa san sát. Trong các quán tiệm, khách ăn uống tới lui tấp nập. Các rạp hát cũng nhờ đó đông đảo, sầm uất.

Lan Nhi lúc đó vốn còn tính trẻ con, thích xem hát lại thêm cha có tiền nên thường đem theo một con a đầu, một thằng bé, ngày ngày tới rạp.

Anh chàng chưởng quỹ rạp hát biết nàng là con gái ông quan đạo nên đặc biệt chú ý và xu phụng hết chỗ nói. Nàng Lan Nhi đi xem hát, có cái tính rất cổ quái là không thích ngồi trong ghế đàng hoàng, mà lại chỉ thích ngồi ở những ghế sát Sàn sân khấu. Nàng đi xem hát lâu ngày, biết tên hết các tài tử trong gánh hát. Toàn ban gánh hát, ai cũng đều biết nàng, và thường gọi nàng là Lan tiểu thư.

Lan tiểu thư hằng ngày tới rạp hát xem hát, người ta không ai biết được nàng đã đi đến bao lần. Mỗi khi có những ngày sinh nhật của cha mẹ hoặc của anh, của chị em, nàng đều cho gọi gánh hát về nhà hát mua vui.

Lan Nhi ngoài tính thích xem hát, lại còn khoái vào quán. Cha nàng làm quan tại đất Vu Hồ này vốn có thân binh, cho nên ông thường cho hai tên đi bảo vệ nàng khi ra ngoài du ngoạn và vào quán ăn uống. Dân chúng miền Vu Hồ không ai không biết nàng là tiểu thư con ông quan đạo và họ thường cũng gọi là Lan tiểu thư.

Nói đến ông quan đạo này, phải nói đây là một trường hợp đặc biệt. Ông ở lâu tại kinh thành làm một kẻ bị sai phái, hết sức nghèo nàn khổ sở, bới thế khi kiếm được một chỗ béo bở, ông bèn mở túi tham ra, tha hồ ăn hối lộ tham tàn, đòi đút lót thậm thọt, không một cái gì bậy bạ mà không làm, để vét cho nhiều tiền tiêu xài cho bõ những lúc cơm hẩm canh đậu hũ. Ông ăn hối lộ, tham nhũng đến nỗi chưa đầy một năm mà đã có đơn tố cáo. Nhưng những đơn này đều nhờ thế lực trong triều tìm mọi cách bưng bít đi nên chưa xảy ra việc gì.

Qua năm thứ hai, ông bố vợ trên kinh chẳng may chết mất, thế lực từ đó không còn. Ấy cũng chẳng qua cái vận đen đã tới với ông quan đạo Huệ Trưng.

Ông quan đạo Huệ Trưng không dè tóm ngay phải một chiếc thuyền của Giang ngự sử, bảo vị này chở hàng lậu. Đã thế lại còn đòi hối lộ tịch thu luôn cả một bè tre trị giá ba ngàn lạng bạc.

Vị ngự sử họ Giang vốn có uy thế trong kinh, lại quen rất nhiều các vị vong gia. Khi về tới kinh, ông hậm hực, bực tức dâng ngay lên một bản tấu chương đàn hặc Huệ Trưng.

Lúc này, ông bố vợ Huệ Trưng đã chết, chẳng còn ai là người ở kinh giúp ông để chạy chọt, tâu bày. Thế là một đạo chỉ dụ hạ xuống, cắt chức, điệu ông về quê. Được lời xét xử này, ông tự cho là may lắm, bèn xếp trống cuốn cờ, so vai rụt cổ, đem gia quyến về An Khánh tỉnh An Huy trú ngụ.

Giang ngự sử còn muốn dâng lên thêm một tờ sớ bắt Huệ Trưng phải thanh toán hết mọi khoản tiền thu được khi tại nhiệm trước nha môn quan án sát. Nhưng may được tuần phủ An Huy, vốn có chút tình thân thích họ hàng với Huệ Trưng, hơn nữa Trưng còn bỏ ra đúng một vạn lạng bạc để chạy chọt lo gỡ, nên cơn sóng gió ngặt nghèo qua đi được.

Huệ Trưng làm quan một thời gian, đã quen mùi phú quý, nay ăn không ngồi rồi tại vùng An Khánh thì quả thật là buồn. Thấy thế bà Đông Giai mới khuyên ông năng lui tới nha môn quan tuần phủ, để cầu mong một chức vụ dưới quyền.

Quan tuần phủ An Huy Hạc Sơn thấy Huệ Trưng tính tình cần mẫn lại thông minh, ăn nói cũng khá, nên thường sai đi đây đó, lo liệu giải quyết nhiều việc giúp mình. Huệ Trưng nhờ đó mà được nể trọng.

Hồi đó, miền bắc tỉnh An Huy xảy ra ngập lụt. Bà Đông Giai liền khuyên chồng nhân cơ hội đó, xuất ra một vạn lạng bạc để phát chấn cứu giúp dân chúng. Rồi đến hôm sinh nhật quan tuần phủ, lại còn lén đưa tới biếu đến hai vạn lạng bạc.

Tất cả ba keo như vậy, tiền của trong nhà coi như đã cạn, ngay cả đến đồ nữ trang của bà Đông Giai cũng phải bỏ cả vào đấy nữa mới đủ.

Quan tuần phủ Hạc Sơn đã được tiền của người tất nhiên phải giúp người gỡ nạn trừ tai. Ông bèn giúp Huệ Trưng, dâng một tờ sớ vào triều khen Trưng là người vừa thông thạo vừa mẫn cán, hăng hái làm điều thiện, đồng thời bảo cử Trưng đảm nhiệm chức vụ sai sứ trong công cuộc chẩn tế.

Không ngờ số mạng Huệ Trưng đúng là rủi ro. Tập tấu sớ nọ mới đi được ba ngày, thì tuần phủ Hạc Sơn nhuốm bệnh rồi lăn ra chết. Nội vụ giao lại cho án sát sứ Thự Lý xét. Nhưng ông án sát này lại chính là một tay đối thủ với Huệ Trưng.

Một đao thượng dụ hạ xuống, bố chánh tỉnh Sơn Đông là Nhan Hy Đào được thăng chức An Huy tuần phủ. Đào vừa nhận chức, Lý bèn đem hết chuyện Huệ Trưng tham lam, hối lộ ra sao, cấu kết với thượng ty thế nào, tố cáo một loạt với Đào.

Nhan Hy Đào vốn là một vị quan thanh liêm nổi tiếng. Bình sinh Đào ghét cay ghét đắng bọn tham quan ô lại. Nay nghe chuyện Huệ Trưng, hỏi sao Đào chẳng chán ghét Trưng.

Huệ Trưng vào nha môn xin yết kiến ba lần, nhưng quan tuần phủ họ Nhan đều không cho gặp Trưng phát hoảng, vội chạy đi dò la tin tức lúc đó mới biết án sát Lý thọc gậy bánh xe, phá chuyện làm ăn của mình.

Trước đây, Trưng có ít tiền, nhưng đem biếu cho quan tuần phủ tiền nhiệm hết rồi, đến nỗi mắm muối, cơm áo độ nhật, trong nhà cũng đã khó khăn thì còn lấy tiền đâu nữa để biếu kính quan trên lần này?

Trưng không có cách nào khác, chỉ còn nước liều mặt dạn mày dày, hằng ngày lên cổng nha chầu chực, may ra quan tuần phu mới có nghĩ tới mà đoái thương. Nhưng quan tuần phủ họ Nhan đã ghét thì Trưng làm sao mà được vào gặp mặt? Thực thế, chẳng bao giờ họ Nhan cho gọi Trưng vào tương kiến cả. Trưng xoay xở một số tiền, nhỏ to với một vài tên hoạt đầu chuyên chạy cổng sau nơi các dinh thự quan lại, đề nhờ họ nói tất cho mình trước quan tuần phủ.

Quan tân tuần phủ họ Nhan đã ghét Huệ Trưng tới xương tuỷ. Bởi thế khi nghe tới tên Trưng, ông lắc đầu lia lịa, còn đưa thêm cả bộ mặt Trương Phi đến phát khiếp nữa. Mấy tên hoạt đầu thấy thái độ ấy, tắc họng, muốn nói mà lưỡi cong lại không phát thành tiếng.

Thời giờ thấm thoát thoi đưa. Huệ Trưng nấn ná tại An Khánh đã một năm tròn, mà thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp.

Rồi hai năm… rồi ba năm cũng chẳng có việc làm.

Khi còn làm chức quan đạo, Huệ Trưng có đầy đủ phương tiện, tiền bạc để ăn tiêu huy hoàng, ăn thì ăn ngon, mặc thì mặc đẹp, ra ngoài thì nào xe nào ngựa, cho nên dù sao ngày nay cũng không thể để mất thể diện được. Hơn nữa. Lan tiểu thư lại là người thích làm dáng, khoái ăn chơi, thì tuy đất An Khánh không bằng Vu Hổ, nhưng cũng là nơi thị tứ tỉnh thành, có vài ba đường đại lộ, năm ba cái quán trà, rạp hát, nàng không thể nào không chi tiền, không dung dăng dung dẻ đó đây, để gọi là trình diện với thiên hạ, khoe cái sắc đổ quán xiêu đình của mình.

Đã thế, Huệ Trưng lại còn bị cái bệnh nghiền, bao nhiêu tiền đều chui tọt vào nõ của cái dọc tẩu nọ. Cũng chính nó còn làm hại Trưng thêm nữa, bởi quan tuần họ Nhan vốn thâm thù bệnh này, nay ông rõ Trưng có tính bê tha nghiện ngập, lại càng chán ghét già, khiến từ đó ông không thèm để ý tới nữa. Có điều khiến ông vẫn còn nhân nhượng, không dâng sớ đàn hặc Huệ Trưng, đó là vì Trưng vốn ty viên trong Kỳ tịch.

Huệ Trưng thất nghiệp luôn ba năm, tục ngữ có câu "Miệng ăn núi lở", thật là đúng ở trường hợp này. Còn chút ít tiền dành dụm cuối cùng đều hết sạch, đến nỗi phải đi vay để độ nhật, về sau không vay mượn được, cầm bán mãi đến sạch nhân, đến miếng ăn cũng lần không ra nữa.

Mẹ con Lan tiểu thư bốn người cả thảy nhiều bữa phải chịu đói, chịu rét. Lan tiểu thư vốn thích trưng diện, thích ăn chơi, thích phồn hoa náo nhiệt, nhưng chẳng may gặp gia cảnh thê lương như vậy thì làm sao dám đòi này đòi nọ để tiếp tục như thế nữa. Với tuổi mười lăm, mười sáu, tuổi dậy thì của cuộc đời son trẻ ngây thơ, Lan Nhi đã phải chịu cái cảnh túng quẫn, kể tội nghiệp thật! Đã có nhiều lần cô nhìn hình bóng trong gương mà tự thương mình.

Lan tiểu thư càng lớn thì sắc đẹp càng mặn mà. Với nhan sắc đổ nước nghiêng thành, da trắng như tuyết, mặt xinh như ngọc mà hằng ngày phải chịu cái cảnh đầu bù tóc rối, áo quần lam lũ, một gáo nước lại một gáo bùn, hỏi sao nàng chẳng oán than buồn khổ. Cứ mỗi lần xúc động can trường, thương xót thân mình, nàng lại chạy xuống bếp trốn trong các góc kẹt để khóc ròng, khóc cho vơi hết nỗi khổ, nỗi buồn.

Bà Đông Giai thấy con gái đẹp xinh như đoá hoa hải đường trên cành xuân thế kia mà phải chịu cái cảnh nghèo túng khố sở, cũng không nhịn nổi nữa, thế là bà chạy tới gây chuyện cãi lộn với chồng. Thực ra, ông Huệ Trưng thấy vậy cũng làm sao không thương, nhưng cùng quẫn đến hết mức rồi, đành chịu chứ biết làm sao hơn?

Đã đến lúc quá quẫn, nào là tiền nhà, tiền cửa, nào là tiền gạo, tiền muối, trăm thứ tiền đòi hỏi, gia đình Huệ Trưng y như nằm trên chiếc chảo rang. Đã thế, ông Trưng lại thiếu thuốc hút. Cái thứ thuốc phiện bữa có bữa không, thất thường rõ rệt, lại thêm lo buồn sầu khổ tứ phía dồn về, ông Trưng ngã bệnh nằm liệt giường.

Bệnh ông liên miên, hết ngày này qua tháng khác, từ mùa thu năm trước đến mùa hè năm sau, đúng một năm tròn, mà vẫn không bớt, trái lại càng nặng thêm.

Bà Đông Giai vì nhà không tiền, nên lúc nào cũng bỏ mặc ông chẳng để ý tới, mãi về sau, thấy bệnh tình có bề trầm trọng mới hoảng lên. Bà vội lục mãi dưới đáy rương, lấy ra một cành thoa bằng vàng, từ hồi còn là một cô dâu, rồi bảo cậu con trai cả là Quế Tường đi cầm lấy tí tiền về để chạy chữa thuốc thang cho chồng.

Quế Tường lớn hơn Lan Nhi một tuổi, năm đó mười tám tuổi, nhưng ngây ngô đần độn hết chỗ nói. Tường chẳng biết một tí gì, nên hôm nay, mẹ bảo đem đồ đi cầm thì thẹn đến đỏ mặt, chối đây đẩy, bảo con chẳng biết đến việc ấy.

Lâu nay, những chuyện cầm cố mua bán ở ngoài chợ, trên phố, đều do bà Đông Giai đi làm lấy hết, nhưng nay ông Huệ Trưng nằm đấy, bệnh thế đã đến lúc nguy kịch, cho nên bà chẳng tiện rời khỏi ông mà đi xa, do đó mới bảo Tường. Thấy Tường không chịu đi, bà Đông Giai thở dài:

- Mày là một thằng ngu ngốc! Chỉ có chút việc đó mà không làm được, thì hỏi sau này trông vào mày làm sao đây?

Nói đoạn, bất giác lệ bà tuôn xuống như mưa. Lan Nhi ở bên cạnh thấy mẹ khóc lóc thê thảm, liền đứng dậy cầm cành thoa đi lên phố.

Anh chủ tiệm cầm đồ thoạt thấy một cô gái sắc nước hương trời vào tiệm, thì hồn phách bay biến từ lúc nào. Y nhe bộ răng cải mả ra cười khì khì, trố đôi con mắt to như hai con ốc bươu, để ngắm người đẹp. Y ngồi trước cái quầy lót kính, vừa cười vừa liếc, xoắn xuýt hỏi Lan Nhi:

- Nào cô bé cô lớn ơi! Cô muốn lấy bao nhiêu tiền đây?

Lan Nhi thấy điện bộ của anh chủ tiệm cầm đồ như vậy, thẹn đỏ mặt và cũng thấy bực mình. Nàng đáp:

- Ông xem giá bao nhiêu thì đáng bấy nhiêu, chứ còn phải hỏi gì nữa?

Anh chủ tiệm cầm đồ nói:

- Mười tiền thôi chứ bao nhiêu?

Lan Nhi nghe nói bất giác cười thầm trong bụng. Nàng nghĩ một cây thoa vàng, nhưng là vàng giả này mà giá đáng mười tiền thì quả buồn cười. Bởi thế nàng không do dự gì cả đưa ngay cây thoa cho anh ta.

Thật đáng thương cho anh chàng chủ tiệm cầm đồ, chỉ vì cái sắc của Lan Nhi mà mắt bị mờ, nên đã coi của giả ra của thật, mất toi mười tiền.

Nàng Lan Nhi cầm số tiền về nhà vội đi mời thày lang.

Ông lang tới nhà bắt mạch, chỉ thấy lắc đầu lia lịa, bảo nàng:

- Bệnh lao đã tới thời kỳ chót, không làm gì được nữa rồi! Nên lo liệu hậu sự cho ông nhà đi thôi.

Bà Đông Giai nghe lời cụ lang hồn vía đã vội lên mây. Bà nghĩ gia đình bà lưu lạc tha hương, chẳng may ông chồng có mệnh hệ nào thì ngay đến cỗ quan tài cũng không có tiền nổi.

Y nghĩ đó vừa lẩn quẩn trong óc bà, thì trên giường kia, chồng bà, ông Huệ Trưng, mặt đã nhăn lại, mắt đã trợn trừng lên, lạc hết tinh thần.

Bà Đông Giai vội kêu các con tới đủ mặt, con trai Quế Tường, con gái Lan Nhi, Dung Nhi, tất cả đều xúm quanh gọi nhưng không kịp nữa, ông Huệ Trưng đã đi xa rồi, hoạ chăng chỉ còn vài hơi thở hắt ra mà thôi. Rồi chỉ thấy đôi chân ông duỗi mạnh ra một cái, thế là xong cả một cuộc đời ba chìm bảy nổi vật lộn với đời, nhưng rút cuộc tàn trong bệnh hoạn và nghèo khổ.

Bà Đông Giai ôm lấy chồng mà kêu khóc. Bà nghĩ tới cảnh goá bụa cô đơn mà khóc thêm, khóc đến thê thảm khôn nguôi.

Lan Nhi, Dung Nhi, Quế Tường cũng oà khóc theo mẹ. Thế là cả nhà đều cùng khóc đến đất thảm trời sầu.

Thật đáng thương, ông Huệ Trưng khi nằm xuống, đến cái quần dài, cái áo cộc lành lặn cũng không có đủ nữa. Cụ Chu, lão bá hàng xóm thấy cảnh đáng thương quá, liền đi khắp từ đầu phố tới cuối phố, quyên góp được ít tiền nhưng mới chỉ đủ để mua vải liệm cho ông Huệ Trưng, chứ chưa đủ để mua quan tài.

Chu lão bá lúc bí kế bèn nghĩ ra được một cách.
Ông đem theo cô gái Lan Nhi tới gia đình các vị quan lại đồng liêu với cha nàng trước để xin giúp đỡ. Trong số quan lại này, có kẻ thì đang còn tại nhiệm, có kẻ đã hưu, cũng có kẻ vốn người trong Kỳ tịch với ông Huệ Trưng thuở nào…

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 162
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com