watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:30:3818/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thanh Cung Mười Ba Triều 1- 25 - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Thanh Cung Mười Ba Triều 1- 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 12

Hồi 22
TIỂU TIỆN CẢ RA SẢNH ĐUỜNG

Cô cháu gái của đô đốc Giác Xương An vốn được bà nội hết sức yêu quý. Nàng vừa có một nhan sắc diễm kiều lại vừa có tính tình nhu mì khiến bất cứ ai trong phủ cũng phải ưa thích, ngợi ca. Các bối lặc ở những bộ lạc lân cận đều đem lê vật tới cầu hôn, nhưng không ai bắn trúng chim sẻ cả! Bởi vì bà nội không muốn gả chồng xa cho nàng mà chỉ muốn cưới một anh chàng ở rể ngay trong nhà. Đến khi gả cho Chương Kinh A Thái rồi thì nàng, vì tương lai của chồng mà năm lần bảy lượt giục chồng lên đường phó nhiệm ở thành Cồ Tượng.

Theo ý A Thái, chàng muốn vợ con cùng đến nhiệm sở với mình nhưng bà nội nàng không chịu. Mà nàng thì cũng chẳng muốn xa chồng chút nào. Bởi thế, hai vợ chồng mới ở trong phòng buồn khóc, lòng dạ ngổn ngang.

Bọn thị nữ thấy tình cảnh bi thảm như vậy, vội chạy tới báo cho bà Hỉ Tháp Thích. Bà Thích lại lên báo cho bà nội nàng biết. Bà phi từ tỏ vè ngạc nhiên sợ hãi nói:

- Ấy thế thì hỏng. Khóc mãi để chết mất cháu cưng của già này ư?

Chưa nói hết câu, bà đã vội đứng dậy. Bà Nạp Thích cùng bà Hỉ Tháp Thích hề hai bên đỡ cho bà đi tới phòng cô cháu gái lớn. Đằng sau thì bốn nàng dâu với vài đông thị nữa đi theo.

Cô cháu gái lớn đang khóc nghe nói bà nội tới, vội lau nước mắt, chạy ra đón tiếp. Bà phi tử thấy nàng đầu tóc rũ rượi, áo xiêm rách rưới, bèn kêu lên:

- Như thế không được đâu! Bọn chúng mày có hai đứa, mới lấy nhau được vài tháng mà đã đảnh nhau rồi ư?

Vừa nói xong, bà liền giơ cao cây gậy trúc vụt vào lưng, vào đầu chàng rể A Thái mà nói:

- Cháu gái tao đẹp như nàng tiên, thế mà mày lại đám đánh nó ư?

Cô cháu gái thấy bà nội nối nóng đánh chồng, vội chạy tới đỡ lấy cây gậy trúc. Đoạn nàng kể việc xé áo khuyên chồng của mình cho bà nội nghe. Bà phi tử nghe xong, vỡ lẽ, gật gật đầu nói:

- Ừ! Có thế mới gọi là con gái của dòng họ quan đô đốc chứ!

Bà nói xong, quay đầu lại bảo A Thái:

- Hừ. Ông ngoại cháu có ý tốt, muốn cho cháu một chức quan. Tại sao cháu lại lưu luyến vợ con mà không chịu đáo nhiệm. Thằng cháu rể yêu quý của bà ơi, cháu nên hăng hái ra đi, bà nội sẽ thế cháu nuôi dưỡng vợ con cho cháu, cháu yên lòng. Con vợ cháu được bà nội cưng nhất đấy. Cháu ra đi, vợ cháu ở nhà, đã có bà nội. Bà nội cam đoan với cháu rằng bà nội sẽ nuôi nó mập ú như con heo quay cho mà xem.

Bà phi tử nói đến đây cả nhà ai nấy cười rộ lên. Độc chỉ có một mình A Thái vẫn còn nghẹn ngào tuôn lệ. Bà phi tử lấy làm lạ, cật vấn chàng. Chàng không còn giữ được nỗi niềm riêng, bèn oà lên khóc. Chàng còn quỳ xuống trước mặt bà, đem cái ý muốn đem theo vợ con đến nhiệm sở trình bày cho bà rõ. Vợ chàng cũng nhân cơ hội quỳ xuống cạnh chồng, nài nỉ. Bà phi tử thấy vậy, thở dài nói:

- Tốt đôi lắm! Nữ tâm ngoại hướng! Cháu bà cũng bỏ bà mà đi ư?

Bà vừa nói xong thì hai hàng lệ tuôn rơi trên má. Mọi người vội xúm quanh khuyên bà. Bà Hỉ Tháp Thích đỡ bà về phòng.

Bà phúc tấn Lê Đôn Ba Đồ Lỗ ở lại trong phòng, bàn tính với con gái. Hai vợ chồng A Thái luôn miệng khẩn cầu mẹ cho cùng đi với nhau tới Cổ Tượng thành. Bà phúc tấn Lễ Đôn đành chiều theo ý con, lại mách cho con gái cầu khẩn với chồng.

Ông Lễ Đôn tỏ ra thông hiểu đạo lý nên cười nói:

- Con gái gả cho gà thì theo gà, gả cho chó thì theo chó, chứ tại sao lại cấm nó theo chồng được?

Thế rồi, ông chọn ngày làng tháng tốt để tiễn đưa hai vợ chồng lên đường.

Hôm ra đi, trong nội đường có bày tiệc tiễn hành. Hai ông bà nhạc gia của A Thái không dám khóc. Chỉ có bà phi Giác Xương An và phúc tấn Tháp Khắc Thế, Hỉ Tháp Thích là khóc đến sưng cả mắt. Đô đốc Giác Xương An một lúc sau mới tới.

Ông cũng nét mặt chẳng được vui.

Ba anh em Lễ Đôn, Tháp Khắc Thế và Giới Kham sợ cha mẹ quá thương tâm e xảy ra chuyện liền thúc giục hai vợ chồng A Thái gấp rút lên đường. Các bà phúc tấn tiến qua cổng lớn rồi từ biệt, còn bọn bối lặc đưa mãi ra ngoài thành mới chia tay. Duy chỉ có đô đốc Giác Xương An và ông Tháp Khác Thế đưa cháu mãi tới Cổ Tượng thành mới quay về.

Đô đốc Giác Xương An về đến Kiến Châu thành thì được thêm tin mừng là Vương Cảo vừa được Minh triều phong làm Kiến Châu hữu vệ đô đốc chỉ huy sứ. Các bối lặc cùng Chương Kinh miền Kiến Châu đều kéo tới chúc mừng. Cảo mở tiệc rượu nhậu nhẹt say sưa suốt ba ngày mới tan. Đô đốc giác Xương An hồi đó đã già lại nhiều bệnh. Ông lại thường nhớ cô cháu gái lớn cho nên thân thể ngày một hao mòn. Ông bèn trao quyền đô đốc lại cho người con thứ tư là Tháp Khắc Thế rồi cáo lão về vườn, không màng đến việc công nữa.

Từ khi Vương Cảo được làm chỉ huy sứ thì nhiều nơi tới đầu phục, không cần phải quan tâm gì lắm. Vương Cảo là người như thế nào mà nhiều kẻ sợ như vậy? Cảo tính rất nóng nẩy, hung tợn, đi đến đâu là đem ngay bỉnh lực ra áp chế đến đấy.

Từ khi được Minh triều phong chức, Cảo càng ngày càng hống hách, ngang tàng. Ngay cả đô đốc Kiến Châu vệ có khi cũng không chế ngự nổi Cảo. Nhờ vậy, đất đai thu phục được của Cảo đã có một diện tích khá lớn. Quan tổng binh nhà Minh thấy Cảo cũng có phần sợ hãi. Nhiều lúc sang Trung Quốc tiến cống, Cảo có coi bọn quan lớn nhà Minh ra cái gì đâu. Theo thể lệ tiến cống thì hàng năm mở hội chợ ở đất Phủ Thuận.

Nơi đây, các bộ lạc phải đem thổ sản tới dâng cống. Bọn quan lớn nhà Minh ngồi trên sảnh đường để thu nhận. Đồ tiến cống thường là: ngựa thượng thặng một con, gạo thưởng năm thạch, lụa năm tấm, vải năm tấm. Ngựa trung bình một con, gạo thưởng hai thạch lụa hai tấm, vải hai tấm. Ngựa câu một con, gạo thưởng hai thạch, vải một tấm.

Mỗi khi đem đồ tiến cống, Cảo thường lấy loại ngựa xoàng làm loại ngựa thượng thặng để kiếm thưởng. Bọn quan lớn nhà Minh dù có biết cũng phải lờ đi mà nhận. Không ngờ Vương Cảo càng ngày càng làm tàng. Các bối lặc của các bộ lạc đều nhất luật đứng dưới thềm sảnh phủ để đợi các quan lớn Minh triều xem xét đồ tiến cống ban thưởng xong thì vào tiệc, lúc đó mới tha hồ nhậu nhẹt say sưa. Duy chỉ có Cảo là bất chất luật lệnh. Cảo chẳng cần đợi các quan làm triều Minh phải thưởng cho hay không, cứ leo phắt lên ghế ngồi, lấy rượu thịt ra nhậu đại chẳng thèm đợi ai.

Bọn tả hữu thấy Cảo có vẻ dữ tợn hung ác, cũng chẳng muốn làm khó dễ. Song Cảo, no say rồi lại cứ đập bàn phá ghế, chửi bới om sòm. Bọn quan lại của nhà Minh thấy Cảo nát rượu, bê bối bèn bao tả hữu dìu Cảo xuống thềm, một mặt thông báo cho đô đốc Kiến Châu vệ đừng sai Cảo đi tiến cống nữa.

Đô đốc Kiến Châu vệ lúc đó là Tháp Khắc Thế biết Vương Cảo to gan dám chửi bới bọn quan lại nhà Minh, lấy làm khoái chí lắm. Bởi vậy qua năm sau, Thế vẫn sai Cao đi tiến cống như trước. Chuyến này Cảo còn làm tàng hơn. Cao nhậu say rồi chửi bới, đập phá, thậm chí ỉa đái cả ra sảnh đường. Thế mà bọn quan lại nhà Minh cũng chẳng dám làm gì, cả đám đều bắt chước theo, trở thành ngang chướng lếu láo, không còn coi quan lại của Minh triều ra gì nữa.

Đến năm Long Khánh, Minh triều có một vị quan rất can trường. Hôm tiến cống ông đã có dự phòng trước, sai một số lớn binh sĩ túc trực ở hai bên sảnh phủ rồi ngồi đường bệ giữa sảnh, Vương Cảo ngất ngưởng từ ngoài bước vào, nết nào tật nấy, chạy bừa lên sảnh. Bỗng có tiếng hét lớn từ hai phía hông sảnh, đồng thời bọn thí vệ trên sảnh quay ngang ngọn giáo hất Cảo xuống thềm. Đến lúc xét ngựa của Cảo thì chỉ thấy toàn ngựa gầy, vị quan Minh liền cho gọi Cảo lên sảnh, thống trách một hồi rồi trả ngựa cho Cảo, chẳng thưởng gạo vải cũng chẳng thưởng rượu thịt. Cảo xấu hổ, mặt sa sầm, buồn bực trở về. Lòng oán hận không biết xì ra đâu, nên khi đi đường, Cảo gặp ai chém nấy. Bách tính miền quan ngoại bị Cảo giết kêu khổ vang trời.

Quan tổng binh nhà Minh biết rõ như vậy nhưng ông lại cho là vị quan Minh kia không tốt, bèn tâu về triều khiến vị quan này bị Minh hoàng đế cách chức. Cảo hay tin, từ đó lại hống hách, ngang tàng gấp bội. Thế rồi cứ mỗi lần đi tiến cống, Cảo mang theo nhiều quân sĩ đến gây rối quanh vùng Phủ Thuận. Lúc chợ ngựa tan rồi, Cảo đã không rút binh mà còn đi lùng bắt dân Minh đem về dinh, trói lại, để bắt chuộc, cứ mỗi người mười con trâu. Nếu chuộc trễ, Cảo giết luôn kẻ đó!

Hôm đó, có một người lái buôn sau khi đi chợ ngựa liền tới miền ải Dương Khoan Điện thuộc vùng Thanh Hà để mua bán.

Lúc đi qua dinh của Cảo, người lái buôn bị Cảo bắt vào dinh trói lại, cháu ngoại của ông ta tên gọi Bùi Thừa Tố, vốn làm quan ở Phủ Thuận, được tin đó liền tới dinh của Cảo cầu xin.

Cảo bèn mạo tự tích của ông ta dẫn dụ Tổ vào trong dinh, trói lại mổ bụng. Mấy tên quân đi hộ vệ Tổ cũng bị Cảo giết sạch.
Tin này đồn tới nha tống binh, quan tổng binh nổi trận lôi đình, một mặt tâu vê triều đình, một mặt điểm binh mã sửa soạn chém giết. Cảo bất pháp như vậy mà chẳng biết tiến lui, vẫn cứ gian dâm, cướp bóc, không có điều gì ác mà không làm.

Hồi 23
NỖ NHĨ CÁP TỀ


Tháng mười năm đó, vào một đêm khuya không trăng, dinh Cảo bị quân Minh vây chặt. Một chi thiết giáp xông thẳng vào trong. Cả dinh đang ngủ say, hốt hoảng tỉnh dậy, người không kịp mặc áo giáp ngựa không kịp đóng yên, chạy tán loạn. Cảo chân không kịp xỏ giầy, vội chạy ra sau trướng, bò lên sườn đồi ngoái nhìn, chỉ thấy một ngàn bốn trăm binh sĩ mới trong giây lát mà đã không còn lấy một mống. Cảo biết không thể địch nổi, vội chạy về nhà. Nhưng đường rút đã bị quân Minh đóng chẹn từ lúc đâu. Cảo đành phải chạy qua Mông Cổ.

Khi tới Phủ Thuận quan, Cảo thấy có hình ảnh cùng những yết thị nói ai bắt được Vương Cảo sẽ được thưởng một ngàn lạng bạc. Cảo hoảng hồn bạt vía, đành quay về lối cũ, chui vào rừng sâu nấp trốn. Một hôm Cảo sực nghĩ tới Cáp Đạt Vạn Hãn Vương Thái trước có biết Cảo, bèn vào yết kiến Thái, kể tình hình mình bị quân Minh lùng bắt.

Thái nghe nói, bèn bày tiệc rồi hứa sẽ vì Cảo áp kinh. Cảo thấy Thái đãi mình như vậy hết sức cảm kích. Đêm đó, Cảo ngủ trong trướng khách. Gíữa lúc giấc điệp mơ màng, Cảo bỗng giật mình tỉnh dậy, thấy đèn đóm sáng như ban ngày còn thân mình đã bị trói chặt vòng trong vòng ngoài, cà thảy mười tám vòng, không cử động gì được nữa. Cảo la hét om sòm, chỉ thấy Vương Thái bước lên trướng, tay cầm lệnh kỳ, miệng hô lớn:

- Vâng tướng lệnh của quan tổng binh nhà Minh Lý Thành Lương, ta bắt tên phản tặc Vương Cảo.

Nói xong, Thái chẳng cho Cảo biện bạch, hạ lệnh cho tám tên đại hán tống Cảo vào tù xa, chạy suốt đêm về phủ Thuận Quan.

Quan tổng binh Lý Thành Lương ngồi trên công đường thẩm vấn. Cảo chẳng che giấu gì, nhất nhất cung khai và nhận tội.

Lương truyền lệnh bày tiệc, vừa uống rượu với Vương Thái trên sảnh vừa sai đao phủ thủ giết chết Cảo.

Qua ngày thứ hai Lương tâu về triều. Minh hoàng đế hạ thánh chỉ phong Vương Thái làm Long Hổ Tướng quân. Lương nhân dịp này, thu phục tất cả những miền đông thành Phượng Hoàng, cũng như một giải đất Khoan Điện. Vương Thái được vua Minh phong chức rồi, bèn diễu võ dương oai trở về. Các bộ tướng vội chạy lại chúc mừng. Thái bày ngay tiệc lớn trong trướng để ăn khao. Ngay trong bàn tiệc, Thái dặn bảo bộ hạ lo chỉnh đốn binh mã, chuẩn bị tranh thành cướp đất.

Tin này truyền tới Kiến Châu đô đốc Tháp Khắc Thế. Thế vừa bị Minh triều giết mất quan Hữu vệ đô đốc chỉ huy sứ của mình, lại vừa nghe nói Vương Thái đem quân đi đánh thành cướp đất, nhiều bộ lạc nhỏ thấy Thái được Minh triều phong chức nườm nượp chạy về đầu hàng, lấy làm buồn lắm. Quân của Thái đã tiến tới Ninh Cổ Tháp. Nhiều bối lặc miền này vội chạy tới phủ đô đốc Kiến Châu vệ để nghị sự.

Sáu vị bối lặc niên kỷ đều đã cao. Riêng Giác Xương An lại nhiều bệnh. Bởi vậy, nhất thiết công việc đều do người con ông là Tháp Khắc Thế liệu lý.

Trong cuộc hội nghị, mọi người nghe nói Vương Thái ương ngạnh thảy đều lo sợ, mặt mặt nhìn nhau, không nghĩ ra một kế nào cả. Thế thấy cử toạ câm lặng, bất giác thở dài, nói:

- Bọn ta đường đường là con cháu của dòng họ Ái Thân Giác Lê, trấn giữ biết bao nhiêu thành trì, thế mà không chống cự nổi một tên Vương Thái ư?

Giữa lúc còn đang bàn tính, bỗng nghe ở phía sau có một người lớn tiếng nói:

- Vương Thái chính là kẻ thù đời đời kiếp kiếp của bọn ta. Cái thù giết ông cha ta chẳng thể quên được!

Mọi người quay đầu nhìn lại chỉ thấy một đại hán mặt mày đen đủi, quần áo rách mướp, mắt trợn ngược tròn xoe, đang đứng ở góc phòng, miệng không ngớt phát ra những tiếng gừ gừ giữa hai hàm răng bị rét run lập cập. Lúc đó ở miền quan ngoại, tiết trời đã sang đông tuyết xuống nhiều, thế mà chàng chỉ mặc có một cái áo mỏng rách.

Bỗng mọi người giật mình. Tháp Khắc Thế vừa thấy chàng đại hán, liền tuốt lẹ cây yêu đao, nhảy tới định giết. Nhưng Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ, người anh cả của Tháp Khắc Thế vội chạy tới cản. Bị cản, Thế bực tức như điên, chỉ còn biết văng tục, chửi mắng luôn mồm không ngớt.

Chàng đại hán đó chính là Nỗ Nhĩ Cáp Tề, con cả Tháp Khắc Thế. Thế có năm con trai. Thằng cả là Nỗ Nhĩ Cáp Tề, thằng thứ hai là Thư Nhĩ Cáp Tề, thằng thứ ba là Nhã Nhĩ Cáp Tề, ba thằng này đều do vợ cả là đại phúc tấn Hỉ Tháp Thích sinh ra. Thằng thứ tư tên Ba Nhĩ Tề, con trai của bà vợ thứ Nạp Thích. Còn thằng năm tên Mục Nhĩ Cáp Tề, con trai của bà ba.

Nhan sắc của bà hai Nạp Thích hơn hẳn bà cả Hỉ Tháp Thích. Khi còn sinh thời bà Hỉ, Nạp Thích không bao giờ có thái độ khinh khi. Nhưng từ lúc bà Hỉ mất, Nạp Thích rất ghét ba người con trai của bà Hỉ. Lúc đó Nỗ Nhĩ Cáp Tề đã mười ba tuổi. Bà hai Nạp Thích coi ba thằng con trai của bà cả như những cái đinh trước mắt, bèn đặt điều mách với chồng là họ có ý muốn hại hai mẹ con bà. Tháp Khắc Thế nghe lời bà nên giận lắm, xách ngay cây đoản đao chạy tới định giết Nỗ Nhĩ Cáp Tề. Nỗ Nhĩ vội núp vào trong lòng ông nội là Giác Xương An. Ông An vốn quý Nỗ Nhĩ, người cháu đích tôn đáng yêu nhất của ông. Tháp Khắc Thế đôi mắt đỏ ngầu, bảo Nỗ Nhĩ:

- Này thằng con bất hiếu kia! Hôm nay tao chỉ muốn lấy đầu mày. Khôn hồn thì cút xéo ngay đi!

Hai ông cháu ôm nhau mà khóc. Lát sau, Giác Xương An lặng lẽ trao cho cháu nội ít tiền rồi đưa chàng tới từ biệt cha chàng. Không ngờ, ông Thế nghe lời gièm pha của bà hai, vốn có lòng chán ghét cả ba anh em Nỗ Nhì nên bảo chàng:

- Mày muốn đi thì dẫn hai thằng em của mày đi luôn một thể. Mà phải đi xa, càng xa càng tốt. Từ nay về sau, tao cấm cửa mày, nghe chưa?

Nỗ Nhĩ Cáp Tề không còn cách gì khác là đem theo cả hai em ra đi. Ba anh em khóc lóc thảm thiết, cùng dắt tay nhau ra khỏi thành Kiến Châu. Đi nửa đường, ba người ngồi phệt xuống đất nghỉ ngơi. Nỗ Nhĩ rút gói bạc của ông nội cho, chia đều thành ba phần rồi bảo hai em:

- Từ đây ba anh em ta tạm chia tay nhau, ai có đường nấy, cứ việc theo đuổi đường của mình. Thảng hoặc về sau có một ngày nào đó được mở mày mở mặt thì không một ai được quên cái cảnh đau khổ ngày hôm nay.

Nói xong Nỗ Nhĩ cầm tay hai em, rơi lệ.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề ở đậu trong một gia đình săn bắn. Hàng ngày, Nỗ lẽn núi hái trái tùng và đào nhân sâm rồi quảy ra chợ bán. Nỗ chịu khó làm việc, chẳng bao lâu sau đã tích được một kho lớn. Nghe nói chợ Phủ Thuận bán trái tùng và nhân sâm được giá lắm, Nỗ liền hỏi thăm đường tới đó. Đang là mùa hè, ở Mãn Châu mùa này hay có mưa to. Hôm đi chợ Phủ Thuận, Nỗ gặp đúng vào ngày mưa. Nước lũ từ trên cao đổ xuống, chỉ trong nháy mắt thung lũng đã ngập nước, mênh mông như biển cà. Vốn con nhà giầu sang, nhưng bị cha ghét bỏ, Nỗ lâm vào hoàn cảnh của kẻ có nước mà không được về, có nhà mà không được ở. Trải bao gian lao vất vả, Nỗ cũng tới được chợ Phủ Thuận. Nhưng khi mở bao ra thì hỡi ôi, nhân sâm, trái tùng đều thối cả, chẳng còn dùng được nữa. Tiền thì hết nhẵn, thân lại mệt nhoài, thực đã đến bước đường cùng, anh hùng mạt vận! Nỗ thấy hoàn cảnh mình quá bi đát, bất giác kêu khóc rùm lên, vang động cả hang núi lòng khe, khiến một lão chuyên nghề săn bắn chú ý tới. Ông lão quê quán Sơn Đông, lúc mười hai tuổi theo cha vượt biển đến miền này để săn bắn kiếm ăn. Ông trước có học võ, luyện được mấy môn quyền cước kha khá. Năm đó ông đã sáu mươi tư tuổi nhưng trong việc săn thú đuổi chim ông vẫn còn lẹ làng lắm. Vì trời mưa dầm lâu ngày, ông đành phải bó gối ngồi nhà. Khi nghe thấy tiếng khóc của Nỗ vang động khắp nơi, ông biết không phải là một kẻ thường vội tới xem, quả nhiên trước mắt ông đây là một trang đại hán hàm én râu hùm, tỏ rõ những nét anh hùng. Ông vội khuyên chàng nín khóc rồi ngỏ ý muốn đón chàng về nhà.

Hồi 24
TÌNH CÔ THÔN NỮ

Anh hùng mạt lộ, giữa lúc gặp gian truân mà có người tha thiết với mình, há lại không mong điều hồi đáp? Tuy nhiên Nỗ Nhĩ Cáp Tề đường đường là một vị công tử, con trai lớn của quan đô đốc đương nhiệm, nếu đem nói sự thật cả ra thì e rằng mất thể diện cha mình. Bởi vậy, Nỗ đành phải đặt điều nói dối cho qua. Chàng nói cha mẹ chàng đã mất cả, chỉ còn lại có một mình mình, côi cút túng nghèo, phải lưu lạc tha hương.

Ông lão họ Quan thấy chàng tình cảnh đáng thương, bèn dắt chàng về nhà, cho ăn uống tử tế. Ông ở một mình nơi đây, không vợ cũng chẳng có con. Những khi lên núi săn bắn, ông bảo Nỗ ở lại coi nhà. Lúc nhà rảnh ông lại dạy cho Nỗ năm ba miếng võ ở ngay đám đất trống trước nhà. Nỗ vốn tính thông minh hiếu học, rất chăm luyện võ, chưa đầy năm mà đã có một bản lĩnh kha khá.

Ông lão họ Quan hàng ngày săn bắn được khá nhiều hươu nai cầy cáo. Nỗ ở nhà làm thịt lột da rồi căng lên khung phơi khô để ông đem bán ở chợ Phủ Thuận. Nỗ cũng thường theo ông đi chợ và quen biết một số con buôn, trong đó người Hán chiếm đa số. Bọn này thấy Nỗ người thẳng thắn đàng hoàng nên cũng thích giao du, thường mời Nỗ tới nhà chè chén, bởi vậy Nỗ cũng hiểu biết được khá nhiều phong tục của người Hán.

Một hôm, có ông lão họ Đông ngồi trên một cỗ xe lớn đi qua phố để ra chợ. Chẳng ngờ, xe của ông bỗng sút trục bánh văng ra ngoài, lật úp sang bên đường, không ai có sức nhấc lên nổi. Ông lão họ Đông, may là nằm gọn trong thùng xe không đến nói bị đè chết. Nỗ thấy thế vội chạy tới, ghé vai vào càng xe rồi đem hết sức bình sinh đứng phắt dậy. Sức Nỗ mạnh quá khiến cả cỗ xe bị hất bổng lên. Ông lão bò ra được khỏi xe, thoát nạn. Mọi người đứng quanh ai cũng tấm tắc khen Nỗ khoẻ.

Ông lão họ Đông mời Nỗ qua nhà chơi. Nỗ thấy ông có nhiệt tâm biệt đãi, không tiện từ chối nhưng chẳng lẽ bỏ Quan lão một mình liền đưa mắt hỏi ý ông. Quan lão cười nói:

- Cụ Đông là một người có tên tuổi ở chợ Phủ Thuận. Nhà cụ giàu có lắm, người được cụ Đông mời về nhà là được hướng phúc rồi đấy.

Họ Đông vốn là một họ lớn nơi quan ngoại. Lão Đông có nhiều trang viện rộng mênh mông, chung quanh toàn là ruộng tốt riêng trâu ngựa đã có đến bốn năm trăm con. Trong nhà còn có sáu bảy chục gia nhân làm lụng quần quật suốt ngày.

Từ khi về nhà họ Đông, Nỗ được cử làm quản gia, trông coi toàn bộ gia nhân. Bọn người này tính tình thô lỗ, một lời nói không hợp tức thì gây sự đánh nhau. Lúc đầu, chúng không thèm để ý tới, nhiều khi còn chế nhạo là khác. Song thấy Nỗ có đến mà chẳng có đi, chúng sinh lòng ganh ghét.

Một hôm, có một tên biệt hiệu là Ngưu Ma Vương, người vừa đen vừa xấu, ngồi trên một phiến đá bên bờ ruộng, cật tiếng hát một bài có ý mỉa mai, giễu cọt Nỗ. Hát xong hắn vỗ tay cười sằng sặc, cái miệng đã méo lại càng méo thêm.

Bọn gia nhân làm đồng thấy hắn cười, chẳng hiểu phải trái gì cũng vỗ tay cười theo. Nỗ lúc đó từ nhà vừa ra tới nơi, nghe cười bực mình lắm, từ từ tiến tới sát mặt Ngưu Ma Vương, rồi như một tia chớp, Nỗ đưa tay chộp lấy cánh tay hắn vặn ngoéo ra sau, bắt trật lên tới tận gáy, tay kia giáng cho một đấm mạnh đến nỗi hàm của Ngưu vẹo hẳn sang một bên. Ngưu đau quá, chỉ còn biết há mồm kêu la om xòm. Cuối cùng, Ngưu đành phải hạ mình xin tha, thề không dám hỗn xược như trước nữa. Ngưu vốn là tay dữ dằn nhất trong bọn gia nhân, đã đầu hàng rồi thì bọn kia cũng bở vía, bèn quỳ cả xuống đất lạy Nỗ, tôn Nỗ làm sư phụ.

Ngoài cổng trang trại có một miếng đất rộng. Trong lúc rảnh rỗi sau những buổi làm đồng, Nỗ Nhĩ Cáp Tề lại đem bọn đồ đệ ra đó dạy võ. Một năm trôi qua, bọn gia nhân kẻ nào cũng học được ít nhiều ngón võ. Nỗ thường xuyên đấu với chúng. Tất nhiên, chẳng có kẻ nào địch nổi Nỗ.

Một hôm, vào giữa mùa hè, cây cỏ muôn hoa đang lúc tươi xanh, người ta thấy khá đông gia nhân ngồi nghỉ mát dưới bóng cây cố thụ. Nỗ Nhĩ Cáp Tề từ sau đi lại, bất thình lình có gần hai chục người cầm gậy gỗ nhảy tới vây Nỗ vào giữa, hè nhau tấn công kịch liệt. Nỗ không chút sợ hãi, bình tĩnh múa song quyền đỡ gạt. Hai bên đối chiến đã vài ba khắc mà đám người kia chẳng một ai đánh trúng Nỗ được lấy một đòn, thậm chí mong lại gần mà cũng chẳng được nữa.

Giữa lúc đôi bên đang ác đấu, một tiếng quát tuy lớn nhưng êm ngọt vang lên, Nỗ quay đầu nhìn lại thì thấy ông lão họ Đông đang đứng ngoài cổng trang, miệng cười tươi tắn, bên cạnh có một cô gái tuổi ước độ mười bảy, mười tám, má bôi phấn, môi tô son, bọn tóc mây búi cao lên mãi chóp đầu. Nàng vừa nói xong tiếng "tuyệt quá" để ca tụng võ của Nỗ, vừa nhìn thẳng vào mặt chàng, nhoẻn một nụ cười duyên dáng có một sức mạnh ghê gớm đến nỗi anh hùng vô địch như Nỗ mà bỗng nhiên cứng đờ người tay chân nhấc không nổi.

Trước thái độ kỳ cục đó của chàng, mọi người khoái chí cười ồ. Chàng vẫn như ngây như dại, mặc cho ai muốn nói gì thì nói. Bọn gia nhân chẳng muốn làm phiền chàng nên tản mát dần đi. Nỗ Nhĩ Cáp Tề ngồi xuống dưới bóng cây, ngồi cho đến khi mặt trời gác núi vẫn không rời chỗ.

Mãi tới giờ ăn cơm tối, ông lão họ Đông không thấy Nỗ đâu bèn đi kiếm. Chàng lúc đó mới đứng dậy, thẫn thờ bước theo ông về nhà. Suốt dọc đường, gặp chàng ai cũng hỏi, nhưng chàng nào có đáp.

Ông lão họ Đông lúc đầu không hiểu tâm trạng chàng, nhưng về sau cũng đã đoán được phần nào. Lúc đó, ông không khỏi để ý đến con người của Nỗ. Ông chỉ biết Nỗ là một tay tài ba lỗi lạc, chứ thực ông chẳng biết lai lịch của Nỗ, vì chàng cố ý che giấu gia thế của mình ngay từ đầu.

Họ Đông là một họ lớn miền Phủ Thuận. Nói là lớn, nhưng thực ra số người trong nhà chẳng đông gì lắm. Ông lão họ Đông có ba cô con gái, và một cậu con trai. Ba con gái đều đã lấy chồng. Cô gái cả năm đó đã ngũ tuần. Cô gái út ngoài ba chục.

Cậu con trai đã mất năm ba mươi sáu tuổi. Nàng dâu ở goá nuôi con. Đứa con của nàng dâu này chinh là cô gái mười bảy, mười tám cái xuân xanh mà ông lão họ Đông rất cưng chiều, tính tình nóng nảy, bộc trực. Nhưng con người nàng thì lại là cả một tác phẩm thiên nhiên tuyệt hảo. Nàng cũng mặt hoa da phấn, con mắt cũng đa tình, cái miệng cười nào có thua gì hoa nở. Ông lão họ Đông lúc còn nhỏ có học chút ít chữ Hán. Bởi vậy, những lúc rảnh, ông dạy cho cháu đọc sách viết chữ. Tên nàng là Xuân Tú. Cái tên xinh đẹp ấy là tên chữ Hán. Toàn gia lớn bé ai cũng gọi nàng là Tú cô nương. Năm mười sáu tuổi, Tú cô nương đã trở thành một trang giai nhân tuyệt sắc, tinh thông chữ nghĩa, cách ăn ở lại rất đàng hoàng. Bởi thế Đông lão ông bèn đem giao cho nàng tất cả mọi việc tiền nong chi tiêu trong nhà: cơm nước ăn uống, quần áo vật dụng… Công việc trông coi đồng áng, nàng cũng được Đông lão giao nốt cho. Tóm lại chính nàng là người quản gia số một, có quyền thu quyền phát, chìa khoá trong tay không việc gì là không do nàng quyết định. Ông lão Đông đã từ lâu có ý kiếm cho nàng một tấm chồng xứng đáng. Nhưng nàng vốn tính thẳng thắn, hào sảng. Bởi vậy khách đồng sàng đâu có dễ tìm ở địa phương nây. Sáu bảy chục gia nhân ở gần nàng cảm thấy điều đó, nên kẻ nào kẻ nấy tỏ vẻ sợ hãi và kính trọng đối với nàng, không dám bờm xơm trêu chọc.

Nói đến việc chung thân thì Tú cô nương đã có chủ ý. Nàng chỉ muốn lấy một trang thanh niên anh hùng xuất chúng. Mộng của nàng thì đẹp như thế nhưng khốn nỗi nàng lại ở vào một nơi đèo heo hút gió, khỉ ho cò gáy như vùng quan ngoại này thì biết tìm đâu cho ra ý trung nhân mà nàng thường gặp trong mộng tưởng? Đấy chính là nỗi khổ tâm của Tú cô nương mỗi khi nằm vắt tay lên trán, thao thức giữa đêm trường canh vắng, trong lứa tuổi trăng tròn.

Đã có gái thuyền quyên ắt phải có trai anh hùng. Ông trời quả khéo xui khiến Nỗ Nhĩ Cáp Tề từ Kiến Châu tới miền Phủ Thuận. Từ cái hôm đáng ghi nhớ ấy, trong lòng chàng có nàng, trong lòng nàng cũng có chàng, và ngay cả chủ ý của Đông lão ông cũng có khác. Ông không có con và cháu trai để nối dõi, bởi vậy không không muốn có kẻ thừa kế nào khác để hưởng cơ nghiệp của ông. Ông chỉ muốn Tú cô nương lấy được một anh chàng chịu ở rể tại nhà, đảm nhiệm cái việc hương khói trọng đại đối với tổ tiên ông. Thực tế các cậu trai, con những gia đình khác đều có cha mẹ có bà con họ hàng, đời nào lấy vợ họ lại chịu ở rể để lo việc cúng kiếng đèn nhang cho gia tộc đằng vợ? Cho nên khi thấy Nỗ Nhĩ Cáp Tề, côi cút, một mình lưu lạc tha phương mà lại có tài có đức, bảo sao ông không kén chọn chàng làm rể cho cháu gái. Tuy nhiên, ông chưa được rõ lòng cháu gái ông. Nghĩ rằng nên lợi dụng lúc này cho đôi trẻ gặp nhau để xem tình ý chúng ra sao.

Chủ ý đã định, Đông lão ông bèn đưa Nỗ Nhĩ Cáp Tề vào nhà trong tương kiến với vợ ông và cháu gái.

Rồi từ đó, ông luôn luôn lưu ý tới hành động và thái độ của hai người. Ông thường thấy Tú cô nương tìm đến phòng Nỗ Nhĩ Cáp Tề để trò chuyện. Ông đã đoán ra tâm trạng của đôi trẻ đến tám chín phần rồi. Một điều khác thường khiến mọi người phải chú ý, đó là khi Nỗ Nhĩ Cáp Tề chưa quen biết Tú cô nương thì chàng thường tìm đến bọn gia nhân trò chuyện, nhưng sau khi đã quen biết nàng thì đố ai mà tìm ra bóng chàng.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc lại đã xuân qua, hè tới, song cảnh sắc mùa xuân nơi quan ngoại đến với dân Mãn hơi trễ. Bởi vậy, trời sang tháng tư mà muôn hồng ngàn tía mới đua tươi, oanh ca én hót mới tưng bừng náo nhiệt. Đằng sau nhà ông lão họ Đông có một vườn đào vẫn đang mùa hoa nở.

Một hôm Ngưu Ma Vương vô tình đi qua vườn đào, bỗng nghe tiếng cười nói nhí nhảnh bên trong. Hắn định thần nhìn kỹ thì chẳng phải ai xa lại mà chính là Nỗ Nhĩ Cáp Tề đang cùng với Tú cô nương vui đùa, trò chuyện. Hắn thấy Tú cô nương tay cầm sào dài. Nàng muốn di chuyển cây sào nhưng không nhúc nhích được. Nàng ném cây sào xuống đất, rồi vừa cười vừa thở. Nỗ Nhĩ Cáp Tề lại bước tới đưa hai tay ra đỡ hai bên hông cho nàng đứng vững. Hai người lúc đó đối mặt nhau, tay cầm tay, cùng cười lên như nắc nẻ. Ngưu thấy tận mắt cảnh đó, lẩm bẩm một mình: "Hỏng bét!" rồi chạy đi mách ông lão Đông. Khi hắn dẫn ông lão quay lại, chỉ cho ông thấy thì bất giác ông lão cười khà khà một tràng dài. Thì ra lúc đó, Nỗ Nhĩ đang cùng Tú cô nương tựa vai nhau ngồi bên gốc hoa đào, tay nắm tay, vừa cười vừa nói, chuyện trò hết sức thân mật. Theo ý nghĩ của Ngưu, một khi ông lão họ Đông thấy cái cảnh tư tình của Nỗ Nhĩ và Tú cô nương ắt thế nào cũng nổi trận lôi đình mà Nỗ Nhĩ phải lãnh đủ. Ngưu không ngờ rằng Đông lão ông đã không tức giận mà trái lại, còn khà khà cười lớn; cười đến nỗi râu tóc dựng ngược cả lên, mắt như sắp rách ra, đôi chân cơ hồ không muốn đứng thẳng nữa. Thật là một điều ngoài sức tưởng tượng của Ngưu. Ngưu biết mình "hớ" rồi, vội quay mình chuồn một mạch mất dạng.

Đông lão ông lúc đó mới thong thả bước vào vườn đào. Nỗ Nhĩ và Tú cô nương thấy Đông lão ông, đều giật mình hoảng sợ, chỉ còn biết cúi đầu như để nhận tội lỗi, cặp má ửng hồng vì e thẹn, đôi vai trĩu xuống như phải gánh đến ngàn cân. Đông lão ông bước gần lại, khi đã đứng giữa hai người, ông liền giơ hai tay, mỗi tay đặt lên vai một người, miệng vừa cười vừa hỏi:

- Hai đứa đã bàn tính xong việc của chúng mày rồi ư?

Nỗ Nhĩ cũng như Tú cô nương cả hai đều lắc đầu lia lịa để đáp lời Đông lão ông. Giơ hai bàn tay xoè to ra như hai cái nan quạt, Đông lão vỗ một cái mạnh xuống vai cả hai rồi cười khà khà. Vừa dứt tiếng cười, ông lên tiếng bảo:

- Trẻ nít ngớ ngẩn có khác! Tụi chúng mày không nói mau đi, còn làm bộ ngây thơ để qua mắt ông nội chúng mày nữa sao?

Câu nói hình như đánh trúng tâm lý của cô cậu thì phải, bởi vậy Nỗ Nhĩ cũng như Tú cô nương không ai hẹn ai, bất giác phì cười nhưng để tự tố cáo và khẩn cầu ông nội tác thành cho. Đông lão ông lại nói:

- Tụi mày mắc cỡ phải không? Mau theo ông nội ra đây.

Nói xong, Đông lão ông chẳng cần để cho hai người chịu hay không, liền kéo tay họ vào nhà trong rồi bất chấp hai người mắc cỡ hay không, ông kể rõ đầu đuôi cho mẹ và bà nội Tú cô nương nghe. Ông kể hết rồi còn bắt buộc mẹ nàng phải hoàn tất việc chung thân cho con gái. Nhưng mẹ nàng có ý không chịu gả. Vì bà không muốn đem hạt minh châu trong tay trao cho một anh chàng lãng tử lưu lạc giang hồ như Nỗ Nhĩ. Đông lão ông biết ý, lên tiếng bảo:

- Nếu con bằng lòng cho chúng nó đẹp đôi thì ông nội sẽ đem toàn phần gia tài này giao lại cho thằng cháu rể, khiến nó phải ở rể trong nhà này để phụng dưỡng bọn già chúng ta cho tới lúc quy tiên. Đấy, ý của ông nội là thế, con hãy yên tâm mà bằng lòng đi!

Nàng dâu thấy bố chồng nói những lời lẽ khẩn thiết đến vậy nên đành phải bằng lòng. Thấy cả nhà không còn ai phản đối nữa, Đông lão ông bèn lên chợ tìm một thầy bói nhờ chọn ngày lành tháng tốt để cưới gả cho hai cháu…

Hôm đó nhà ông lão họ Đông thiết lập bàn thờ tế trời đất, tế ông Tơ bà Nguyệt. Bên bàn thờ khói hương nghi ngút, cô dâu chú rể cung kính quỳ lạy. Quang cảnh thật vô cùng trang nghiêm…

Khách mời xa gần đều đến đủ. Khách đông quá, ước chừng có tới năm bảy trăm người, ngồi chật, cả trong nhà ngoài sân.

Hàng dãy chiếu cói được trải ra khắp mặt đất. Thực khách ngồi xếp bằng trên chiếu, cứ bốn người một mâm, tay đũa tay chén, hết hũ rượu này đến đĩa thịt kia, tha hồ ăn uống, mặc sức nói cười. Khung cảnh tưng bừng nhộn nhịp của gia đình Đông lão ông quả hiếm đối với một nơi sơn cùng thuỷ tận như miền quan ngoại này. Ngày vui hôm đó đã trở thành một ngày kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời của đôi trai tài gái sắc Nỗ Nhĩ, Tú cô nương. Về sau họ còn nhớ mãi lúc họ quỳ cạnh nhau, vai kề vai, lễ tế cáo trời đất, lễ kính ông Tơ bà Nguyệt.

Sau hôn lễ, hai vợ chồng Nỗ Nhĩ Cáp Tề đem hết tâm lực giúp Đông lão ông trông nom việc nhà. Những lúc rảnh, Nỗ dạy cho vợ ít miếng võ. Ngược lại, Tú cô nương cũng dạy cho chồng chút chữ Hán. Nhiều khi nàng còn giảng cho chồng nghe nhiều chuyện vừa thú vị vừa có ý nghĩa trong Tam Quốc hay Thuỷ Hử. Càng nghe, Nỗ càng khoái, khoái bao nhiêu, Nỗ càng cố học, cố viết bấy nhiêu. Do đó, sự học của Nỗ khá lên trông thấy. Lúc đó Đông lão ông đã quá cố. Nhất nhất mọi việc trong gia đình, Nỗ đều trông coi, định liệu hết. Nỗ vung vãi tiên bạc thu nạp những tay hảo hán. Nhiều thiếu niên nghe nói Nỗ võ nghệ cao cường, bèn kéo nhau tới bái Nỗ làm sư phụ, tiếng tăm Nỗ càng ngày càng lớn, vang dậy cả vùng Phủ Thuận.

Từ khi ở rể trong gia đình Đông lão ông, Nỗ cải theo họ Đông, mọi người đều gọi Nỗ là Đông Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Trang viên của Nỗ hồi đó chẳng khác gì một Tiểu Lương Sơn Bạc, tụ tập toàn những tay anh hùng hảo hán, dũng cảm hơn người. Dân chúng ở chợ Phủ Thuận đều gọi Nỗ là Đông đại gia chứ có ai ngờ Nỗ là con trai lớn của quan đô đốc Kiến Châu vệ.

Nỗ sống một cuộc đời bình dị của người thường dân, nhưng thực ra đó chỉ là lối sống giả bộ để che mắt thế gian. Nỗ cho mình vốn là con trai cả quan đô đốc Kiến Châu vệ thì một ngày kia cái ghế đô đốc ắt phải vào tay mình. Nỗ không bữa nào là không nghĩ đến cái ghế ấy, rồi nhớ tới gia đình, tới cha mẹ, bà con thân thuộc. Nỗ kết giao với những tay anh hùng hảo hán bất quá chỉ vì ý đồ nối nghiệp cha mình trong tương lai, và cầu mong thực hiện được cái mộng lớn tạo một sự nghiệp vĩ đại nơi quan ngoại. Do đó, Nỗ thường ra chợ Phủ Thuận để nghe ngóng tinh hình chốn công môn.

Phủ Thuận lúc đó có các nha, sở của quan tổng binh nhà Minh trấn đóng. Nỗ tìm cách giao hảo với bọn quan binh tại đây Bởi vậy, với bất cứ một tin tức nào, Nỗ đều có thể nghe được một cách rõ ràng rành mạch.

Hồi đó, cách Phủ Thuận chừng ba mươi dặm có một cái chợ ngựa, cứ hai tháng họp một lần. Chợ ngựa chia làm hai khu: chợ công và chợ tư. Chợ công tức là chợ các bối lặc, cái đô đốc của các bộ lạc phái người đến đó để tiến cống Minh triều, đồng thời đem một số lừa ngựa đến bán cho bọn quan lại Trung Quốc. Còn chợ tư là chợ dân Mãn, dân Hán giao dịch buôn bán với nhau; người Mãn thì bán ngựa, trâu, da thú hoặc trái tùng, nhân sâm cho người Hán trong khi người Hán lại bán vải vóc tơ lụa, nồi niêu xoong chảo, và những nông cụ cho người Mãn. Đôi bên giao thương sòng phẳng đàng hoàng nên luôn luôn giữ được hoà khí. Cứ đến ngày hội chợ, Nỗ ăn mặc kiểu lái buôn, đem ít đồ lặt vặt để bán cho có lệ. Chuyện đô đốc Kiến Châu vệ phái Vương Cảo đến tiến cống, Cảo hỗn láo, ỷ thế làm càn rồi khởi loạn, cuối cùng bị Vương Thái bắt được đem dâng Minh triều và bị chém đầu như thế nào, Nỗ đều được thông tin đầy đủ. Đến Thái, Thái nhờ có công bắt Cảo nên được nhà Minh giúp, rồi thế càng mạnh hơn, đến nỗi dân Ninh Cổ Tháp cũng phải bị thua như thế nào, Nỗ cũng biết rõ hết.

Nỗ tuy nói rằng đã bị cha từ bỏ, đuổi ra khỏi nước nhưng thực ra việc nước, lúc nào Nỗ cũng quan tâm tới. Bởi thế cho nên khi dò la được tin khẩn cấp, Nỗ liền chạy suốt đêm ngày về Kiến Châu vệ để báo tin cho cha biết.

Trước khi ra đi, Nỗ sợ vợ mình không chịu nên đợi mãi tới đêm khuya, khi hai vợ chồng đã lên giường nằm cả, Nỗ mới đem cái lý lịch của mình cũng như cái tin vừa lượm được, nói cho vợ nghe một lượt. Nàng Xuân Tú biết chồng mình là con trai cả của quan đô đốc Kiến Châu vệ, càng lấy làm yêu quý hơn. Nhưng khi nghe chồng nói chuyện xa lìa vợ con về Kiến Châu thì nàng lại buồn ngay. Nỗ phải khuyên dỗ năm lần bảy lượt, cuối cùng cũng phải hứa hẹn rằng khi về tới Kiến Châu hoàn tất được việc lớn, Nỗ sẽ lập tức quay về đón vợ con cùng hưởng phú quý vinh hoa. Nàng Xuân Tú thấy đó là đại sự nên rốt cuộc cũng phải để cho chồng đi.

Rồi một buổi sáng tinh sương, hai vợ chồng cầm tay nhau từ biệt, nước mắt chạy quanh. Lúc đi dọc đường, sợ có người hỏi lôi thôi lộ hình tích, Nỗ bèn mặc tấm áo rách, lại lấy than và bùn đất bôi lên mặt, lên mình mẩy, tay chân cho có dáng một tên ăn mày ăn nhặt tầm thường.

Nỗ đã đi mấy ngày đêm, trải bao nhiêu là gian khổ mới tới Kiến Châu thành. Nỗ vẫn còn sợ cha nên không dám vào, đành đợi ngoài phủ bộ, trong một nơi kín đáo. Lúc đó các bối lặc các nơi đã tề tựu đông đủ trong phủ, trước là để thỉnh an Giác Xương An, sau là để bàn tính cách đối phó với Vương Thái.

May cho Nỗ là đám thị vệ canh gác phủ đều có thiện cảm với Nỗ cho nên Nỗ mới được một chỗ nấp rất tốt trong phủ.

Lúc lên mười, Nỗ đã mất mẹ. Từ đó, Nỗ bị người dì ghẻ là Nạp Thích hành hú đày ải. Trong tình cảnh đau khổ đó, nhờ có bác là phúc tấn Lễ Đông thương, thường che chở và trông nom giúp đỡ, hôm đó, Nỗ bỗng xuất hiện trong phủ, nhớ tới phúc tấn Lễ Đôn, Nỗ liền len lén tới thăm. Bà Lễ Đôn thấy cháu trở về, mừng rỡ khôn xiết, nhưng khi nhìn đến quần áo rách nát, thân hình dơ dáy của cháu, thì bà lại giật mình. Nỗ đành nói thật với bác về chuyện cái trang để che mắt thiên hạ. Tuy nhiên, chàng vẫn chưa dám cởi bỏ bộ quần áo rách rưới kia, giữa lúc hai người đang trò chuyện, ông bác Lễ Đôn bước vào phòng. Nỗ chào hỏi bác xong rồi đem tin tức mình lượm được nói cho bác nghe. Ông Lễ Đôn kinh sợ, một lúc lâu mà mắt ông vẫn còn trợn lên.

Tin gì mà làm ông Lễ Đôn kinh sợ đến thế? Thì ra ông mới vừa được cháu cho biết kế sách của Vương Thái: "Minh tu san đạo, ám độ Trần Thương"(1). Với kế sách này, Thái kéo binh đánh chiếm thành Ninh Cổ Tháp để hư trương thanh thế, trong khi đó Thái sai Đồ Luân thành chủ là Ni Kham hiệp lực với Ninh Viễn Bá Lý Thanh Lương nhà Minh tấn công thành Cổ Liệt. Chủ tướng thành Cổ Liệt là Chương Kinh A Thái, là con rể của ông Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ, cũng là cháu rể của nguyên đô đốc Kiến Châu vệ Giác Xương An, lại còn là con trai của Vương Cảo. Cảo bị Thái bắt rồi bị Ninh Bá Viễn giết, bởi vậy Vương Thái và Lương sự A Thái báo thù rửa hận cho cha, bèn tính kế chém cỏ nhổ gốc, diệt cho kỳ được Cổ Liệt thành.

Chú thích:

(1) Công khai sửa chữa đường xá, bí mật vượt khởi Trần Thương
.

Hồi 25
KẾ SÁCH DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY


Bọn Vương Thái không ngờ được rằng khi chúng rục rịch điều động binh mã thực hiện âm mưu độc hại thì phía bên kia, Nỗ Nhĩ Cáp Tề sớm đã rõ tin mật. Nỗ nghĩ thầm, vợ chồng bà chị chàng ở thành Cổ Liệt sẽ bị nguy khốn nếu không có quân cứu viện. Hơn nữa, bà Lễ Đôn là bác ruột của chàng lại rất tốt đối với chàng. Rồi chuyện này còn quan ngại đến tiền đồ của họ Áì Thân Giác La không ít. Bởi vậy chàng đành phải ngày đêm chạy về nhà cấp báo.

Được tin này, ông Lễ Đôn là người đầu tiên không giữ được bình tĩnh. Một mặt ông bảo vợ đi bẩm báo với bà nội; một mặt ông dẫn cháu chạy lên đại sảnh đúng giữa lúc các bối lặc đang họp bàn. Tháp Khắc Thế quay đầu lại nhìn thấy Nỗ Nhĩ Cáp Tề, bất giác lửa giận bốc lên, liền nhảy bổ tới, định cho một đao mà giết phứt cho rảnh. Ông Lễ Đôn ngăn lại, đem cái tin động trời kia kể hết cho mọi người nghe. Cử toạ nghe xong, kinh hoàng đến mức không ai thốt ra được lời nào.

Giữa lúc đó, bỗng có tiếng phụ nữ khóc từ sau bức bình phong dội ra. Người đi đầu chẳng phái ai xa lạ mà chính là phi của đô đốc Giác Xương An. Miệng bà kêu lớn nhưng giọng như líu lại.

- Con cháu gái của bà, bà cưng quý biết bao. Thế mà bọn bay không chịu đi cứu nó ư? Thôi được, để bà liều cái mạng già này đi vậy!

Phía sau còn có các bà phúc tấn Nạp Thích; vợ đô đốc Tháp Khắc Thế, cùng bà thứ phi, cả bà phúc tấn Lễ Đôn nữa, các bà đều lệ tràn đầy má, mắt đỏ hoe.

Chưa hết, nối đuôi sau nữa còn có các bà phúc tấn Đức Thái Khô, phúc tấn Lưu Xiển, phúc tấn Sách Tràng A, phúc tấn Sắc Lãng A, phúc tấn Bảo Quý, phúc tấn Ngạch Nhĩ Cổn, phúc tấn Gió Kham, phúc tấn Tháp Sát Thiện Cổ, đi cùng với một đám đông thị nữ. Các bà các cô đứng chật cả phòng, ai cũng nghĩ tới cô cháu gái, than vãn thở dài, hoặc khóc lên thành tiếng, nghe mà thảm sầu.

Chính lúc cử toạ khoanh tay nan giải, bỗng có một khoái mã bay về cáo cấp ngoài cổng phủ.

- Long Hổ tướng quân là Vương Thái, chỉ huy sứ Tô Khắc Tô Hử Hà bộ và Đồ Luân thành chủ là Ni Kham Ngoại Lan, vì muốn báo thù người Kiến Châu giết người Đồ Luân thuở nọ nên cấu kết với nhà Minh là Ninh Viễn Ba Lý Thành Lương tập hợp binh mã hơn một vạn, tiến đánh hai thành Cổ Liệt và Sa Tế. Lý Thành Lương cấp cho Ni Kham Ngoại Lan một cây lệnh kỳ được quyền điều động hai lộ quân Liêu Dương, Quảng Ninh bao vây bốn mặt Sa Tế… Viên phó tướng của Lương đã phá thành và giết mất Chương Kinh A Hợi là thành chủ thành La Tế. Hiện nay quân của Lương hợp với hai cánh quân kia đang đánh phá thành Cổ Liệt. Thành yếu khó giữ e mất trong sớm chiều. Do đó quan Chương Kinh A Thái mới cho tiểu tướng cấp tốc tới đây cầu cứu.

Nói xong, người đó thọc tay vào bọc lấy ra một phong thư cầu cứu của cô cháu gái rõi dâng lên. Đọc xong bức thư, mọi người hoảng hốt lo sợ, gãi tai sờ má mãi mà chẳng tìm được kế sách nào. Ông đô đốc già Giác Xương An lúc đó cũng cuống lên, hối hạ vừa nói vừa giục, y như làm giặc đã chờ ngay phía trước:

- Đóng yên ngựa mau! Đợi ta điểm đủ quân mã, thân ra trận tiền với chúng. Chúng cho ta tuổi già chẳng làm được việc gì ư? Thì ra chúng xem thường ta quá. Ta sẽ đem quân đi! Nếu không chém được đầu chúng, ta sẽ không trở về thành.

Nói xong, chẳng nghe lời ai khuyên giải, ông bước đại ra ngoài phòng. Đô đốc Tháp Khắc Thế thấy cha mình quyết chí như vậy, biết không còn cách gì khuyên can được, đành phải theo chân cha lên đường. Thế nhờ người anh cả là Lễ Đôn trông coi mọi việc rồi chỉ kịp nói lại với vợ con được có mấy tiếng "ta đi đây", tức thì phóng bộ ra cổng, đuối theo cha. Hai cha con ra ngoài thành, giục ngựa tới quân trường, điểm đủ binh mã, rồi rầm rầm rộ rộ kéo tới Cổ Liệt thành. Hôm đó, chung quanh thành Cổ Liệt, người ngựa tụ tập đông như kiến. Phía chính bắc có quân của Phó tướng thành Liêu Dương. Phía chính nam thì quân của Long Hổ tướng quân Vương Thái. Còn phía chính đông có quân của Ni Kham Ngoại Lan. Bốn cánh vây thành, chặt đến nỗi con kiến cũng khó chui lọt. Đô đốc An luôn thúc giục quân mã tiến tới. Khi gặp quân địch, ông hạ lệnh tấn công luôn. Hai bên ác đấu. Nhưng một bên thì đông, một bên thì ít, một bên lại lấy khoẻ để đợi mệt, còn một bên thì mệt lại phải đánh liền cho nên chỉ trong một tiếng đồng hồ, kết quả đã rõ rệt; quân An đại bại, phải rút lui xa ba mươi dặm mới có cơ đóng được doanh trại.

Xương An ngồi trong trướng, âu sầu chẳng vui. Bỗng Tháp Khắc Thế kéo màn bước vào. Thế vừa ngồi xuống ghế vừa nói:

- Cuộc chiến sáng hôm nay ta thua, chỉ tại phụ thân quá liều lĩnh mà ra.

Ông An vội hỏi:

- Thế nào là quá liều lĩnh?

Thế nói tiếp:

- Quân ta có bốn ngàn người ngựa từ xa tới, chưa được lấy một phút để nghỉ ngơi, thế mà phải đánh ngay với giặc. Đó là lấy kẻ mệt đánh người khoẻ, không thua sao được! Quân của giặc bốn lộ đông có hơn vạn, lại là thứ quân đắc thắng, được nghỉ lâu ngày, người khoẻ ngựa mạnh. Đó lại còn là ít đánh đông, đương nhiên là bại rồi. Để có thể thắng giặc, hiện nay đã có kế sách!

Ông An vội hỏi kế sách gì, Thế đáp:

- Ni Kham Ngoại Lan vốn là người của phe ta. Chỉ vì ngày trước, người Kiến Châu ta giết quá nhiều người Đồ Luân cho nên Lan mới có ý muốn báo thù đó thôi. Nghĩ cho cùng thì Lan cũng không phải là không ham một vài toà thành để mở rộng bờ cõi. Bởi vậy ta hãy cho người tới doanh Lan, đưa phong thư mời Lan tới, giảng cho hắn nghe mối giao tình giữa hai nước, xong rồi dâng thành Cổ Liệt cho hắn, tha tính mạng cho vợ chồng Chương Kinh A Thái, đợi khi Lan tiến vào thành liền nổi phục binh bắt giết đi. Quân của Minh triều không còn người dẫn đường ắt chẳng dám tiến. Nhân lúc đó, ta ước hẹn với A Thái trong ứng ngoài hợp, đánh lui quân của Vương Thái, rồi xin Minh triều gia phong cho ta, như thế có phải tuyệt diệu không?

Ông An nghe con nói, gật gật đầu, luôn miệng nói:

- Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Cuộc bàn luận đáng lý còn dài, bỗng bên ngoài có tin: Đồ Luân thành chủ Ni Kham Ngoại Lan đến cầu kiến, hiện còn đứng ngoài doanh môn.

 

 

Đã xem 675842 lần.

Trung Hoa

Thanh Cung Mười Ba Triều


Hồi 14
GIAI NHÂN SA MIỆNG CỌP


Phật Khố Luân thấy cái bóng bò ra, sợ hãi giật mình. Chính lúc định hô hoán ầm lên thì nàng thấy một chàng thiếu niên cố gượng mãi mới cất được đầu lên. Mặt chàng nhợt nhạt, càng nhợt nhạt hơn dưới trăng. Nàng chú ý nhìn kỹ lại thì ra đó chính là Ô Lạp Đặc. Nàng bị xúc động mạnh, vội giơ cao ống tay áo lên che đôi môi thắm rồi lẳng lặng đứng nhìn.

Ô Lạp Đặc cố lết, vẻ mệt nhọc và đau đớn in hằn trên khuôn mặt xanh mét. Miệng chàng rên không ngớt. Toàn thân máu me bê bết áo quần rách toạc tả tơi. Chàng lết mãi, một lúc lâu mới tới được bờ suối. Chàng thấy nước, tỏ ý vô cùng mừng rỡ. Chàng giơ hai tay ra thọc sâu xuống dòng suối rồi vốc lên một vốc nước đưa vào miệng. Chàng uống liền một hơi mấy ngụm, thấy tinh thần sảng khoái phần nào. Chàng ngoảnh đầu lại chẳng ngờ thấy một trang giai nhân tuyệt thế đang đứng ở bân cạnh nhìn mình chăm chú. Chàng giật mình, tỏ vẻ ngạc nhiên đến cùng độ. Một lát sau, bình tĩnh trở lại, chàng vừa thở hổn hển vừa nói:

- Cô nương là người thôn Bố Nhĩ Hồ Lý phải không?

Phật Khố Luân chẳng tiện đối thoại với kẻ thù nên khẽ gật đầu tỏ ý xác nhận.

Ô Lạp Đặc thấy vậy, bèn cố gượng đứng dậy rồi lê bước về phía cô gái họ Cán. Phật Khố Luân cho rằng chàng định tiến tới để báo thù nên vội quay mình định bỏ chạy. Nhưng Ô Lạp Đặc biết ý, vội lên tiếng:

- Ô Lạp Đặc thân đã bị trọng thương, lại bị cô nương bắt gặp thì dù có muốn trốn cũng chẳng thoát được. Cô nương chẳng cần về báo động thôn xóm làm chi! Đặc này có một con dao, tại đây, xin cô nương hãy cắt đầu Đặc đem về làng, cô nương kiếm được chút công lao, còn Đặc này được chết dưới bàn tay một người đẹp như cô nương kể cũng đã mãn nguyện lắm!

Ô Lạp Đặc nói xong thò tay móc con dao, quăng xuống đất keng một tiếng. Thân hình của chàng đổ luôn theo. Phật Khố Luân nghe chàng nói càng tỏ lòng thương hại. Nàng lại thấy chàng đã ngã vật xuống đất, nằm sõng xoài chẳng cử động gì được. Trước tình cảnh đó, nàng tiến thoái lưỡng nan.

Nhưng chỉ một lát sau nàng thấy lòng mình se lại, vội bước lên mấy bước rồi cúi xuống vực chàng dậy, chẳng ngờ Ô Lạp Đặc bị thương khá nặng nên đã ngất đi từ lúc nào, trên vạt áo chàng một vệt máu lớn đã đóng váng gắn chặt vào vai. Những dòng máu tươi vẫn còn chảy ròng ròng không ngớt.

Phật Khố Luân bất giác xúc động: nàng bèn luồn tay xuống dưới hông Ô Lạp Đặc bế xốc chàng tới cạnh bờ suối gần đó rồi co một bên chân lại, đặt chàng xuống, gối đầu chàng lên đùi mình. Nàng nhè nhẹ cởi chiếc áo đã rách mướp của chàng rồi lấy tấm khăn vuông bằng lụa của mình, dấp nước suối lau rửa những vết máu bê bết quanh mình chàng. Nàng lại xé một mảnh áo của mình để băng vết thương. Ô Lạp Đặc nằm ngửa mặt lên trời. ánh trăng vàng chiếu sáng khuôn mặt anh tuấn của chàng càng làm cho nàng thêm động lòng chú ý. Hơi thở của chàng đều đều thổi lên má phấn mịn màng càng làm cho nàng thêm bâng khuâng mơ tưởng. Giữa lúc còn mải mê nhìn ngắm khuôn mặt tuấn tú đáng yêu của Ô Lạp Đặc thì bỗng nàng thấy chàng vặn mình một cái rồi kêu lên một tiếng: "ối chao!" và từ từ tỉnh lại.

Chàng thiếu niên anh dũng thôn Lê Bi Cốc mở mắt ra thấy mình nằm ngay trong lòng một giai nhân tuyệt sắc, bất giác mỉm cười. Phật Khố Luân lúc đó thẹn quá, lấy tay vội đẩy chàng ra và cố nhỏm dậy để chạy đi. Nhưng nàng không ngờ bàn tay trái của nàng đã bị nắm chặt, mặc cho nàng tìm đủ thiên phương bách kế để tháo gỡ cũng không tài nào thoát được. Muốn đi mà không được, nàng bỗng nổi cơn giận, vội cúi xuống lượm con dao rồi tiện tay chém thẳng vào cánh tay Ô Lạp Đặc.

Chàng thiếu niên họ Ô nhìn thấy rưỡi dao sáng quắc, thế mà không chút sợ hãi, chàng cố hất cao đầu lên, miệng vẫn ngọt ngào hỏi:

- Đến bao giờ tôi mới gặp lại cô nương! Tôi không biết lấy gì để cảm tạ tấm lòng quý báu của cô nương!

Phật Khố Luân nghe xong liền rụt tay dao, đáp:

- Chàng muốn gặp lại em ư? Trừ phi chàng tới được miếu Chân Chân!

Câu nói vừa dút, nàng bỗng cười lên mấy tiếng khanh khách vừa trong trẻo vừa duyên dáng, rồi giơ phắt tay ra, quay mình vụt biến vào lùm cây mất bóng.

Về phía đông núi Bố Khố Lý có một ngọn núi vách đá dựng đứng, cao muôn trượng, vòi vọi tận trời xanh.

Nếu từ thôn Bố Nhĩ Hồ Lý trông lên, ta thấy ngọn núi này in hệt cổ con lạc đà chênh vênh nghễu nghện giữa không trung. Do đó, dân làng mới gọi là mỏm lạc đà. Trên ngọn mỏm lạc đà này có một toà cổ miếu dân làng ai cũng muốn leo lên để ngoạn cảnh và viếng chùa. Nhưng khổ nối, đường thì đường ruột dê, vách thì vách đã dựng đứng, không có chỗ bám víu, hơn nữa tuyết lại tích quanh năm đầy nghẹt không biết đi lối nào mà lên. Cứ đến lúc giao thời xuân hạ, một ngọn thác mới bắt đầu chảy trắng xoá từ mỏm lạc đà xuống như một dải lụa trắng dài thẳng tới mãi đáy hồ. Dưới núi chính là thôn Bố Nhĩ Hồ Lý. Khi thác nước bắt đầu chảy thì nước hồ dâng lên cao, tràn ngập cả vùng, nhận chìm luôn cả con đường vào núi. Rồi mùa thu tới, bốn phương mây khói đầy trời, âm u mù mịt che kín khắp cửa động Đào Nguyên. Dân làng dù có tìm trăm phương nghìn kế, rút cuộc vẫn hiếm kẻ leo lên được tới nơi tới chốn. Bởi vậy, một toà cổ miếu cách chẳng là bao xả mà chỉ có thể trông chứ không thể đến. Do đó họ mới mệnh danh toà miếu này là Chân Chân miếu. Họ thường nói câu: "Anh muốn tìm em, trừ phi tới miếu Chân Chân". Đó là ý nói gặp nhau khó lắm, cũng khó như lên tới miếu Chân Chân trên mỏm núi Lạc Đà. Phật Khố Luân sở dĩ nói ra câu đó với Ô Lạp Đặc bất quá chi vì nàng với chàng hai người đã trở thành kẻ thù truyền kiếp, cho nên tìm gặp nhau là điều khó đến không bao giờ có được.

Lúc đó đã quá tháng sáu, thôn Bố Nhĩ Hồ Lý sớm đã phủ một màu thác trắng như bạc. Công việc đồng áng vừa xong, dân làng đều cưới ngựa vai mang cung tên, tìm đến những nơi bờ suối sườn non để săn bắn kiếm ăn. Ông Cán Mộc Nhĩ cũng mang theo năm bảy tay gia nhân lực lưỡng, ngày ngày vào dãy núi phía tây bắn diều hâu và săn hươu nai. Có một hôm ông bắn được một con mang, lấy dây đeo lên vai, miệng cười sằng sặc trở về nhà. Ba chị em Phật Khố Luân chạy ra đón cha, rồi đem con mang vào nhà sau cắt thịt nướng chả nhắm rượu với nhau. Lát sau, ông Cán ở trước sân mới ngửi thấy mùi thịt nướng thơm đến cháy mũi, vội chạy ra nhà sau thấy ba cô con gái đang nướng chả uống rượu, trò chuyện om sòm. Ông bèn lớn tiếng nói vọng ra ngoài:

- Này, bà con ơi! Vào đây! Vào đây! Bọn ta hãy vào đánh chén đã, nếu không thì chị em lũ này ăn hết mất.

Tiếng gọi vừa dứt thì có tới mười hai, mười ba người kéo vào, nào già trẻ nào trai nào gái, toàn gia quây quần tại bàn ăn, cười nói vui vẻ. Ăn uống đã lưng lửng bụng, ông Cán Mộc Nhĩ mới chỉ cô gái út Phật Khố Luân, vừa cười vừa nói:

- Con bé này này, nhỏ người mà tinh quái lắm! Mày lừa mọi người để đánh chén một mình. Mày chẳng biết cha mày với anh mày săn được một con mang đem về, vất vả gian nan biết bao ư? Lũ chúng mày trẻ nít chỉ biết có ăn chứ chẳng nghĩ tới ai cả! Hà! Hà! Hà!

Nghe cha nói có vẻ giễu mình, Phật Khố Luân làm ra vẻ bướng bỉnh, vênh mặt lên, quai mồm ra nói:

- Lũ trẻ nít làm sao? Cha bảo lũ chúng con không làm được việc gì ư? Vậy ngày mai, con sẽ cùng các chị con lên núi bắt một con mang về đây cho cha xem.

Ông Cán nghe con nói, cũng nghênh vẹo cái đầu sang bên trái rồi chảu mỏ ra, tỏ vẻ không tin hỏi:

- Thật hả?

Cô gái út trả lời ngay:

- Có gì mà chẳng thật, thưa cha!

Ông Cán càng tỏ vẻ hoài nghi cười rồi bảo:

- Đưa tay mày ra đây!

Phật Khố Luân không chút do dự, chìa ngay bàn tay ra để cùng cha bắt tay đánh cá. Cả nhà đang ăn uống, thấy câu chuyện "tân kỳ" đều ngưng đũa, cười vang rồi cùng nói với cái giọng nửa đùa nửa giễu:

- Bà con mình hãy để bụng chờ thịt mang của cô ba ngày mai nữa chứ? No rồi thì còn nhậu vào đâu được?

Sáng hôm sau, Phật Khố Luân nai nịt gọn gàng, mình mặc áo chẽn cộc tay, chân đi giày leo núi, cùng với hai chị cưỡi trên lưng ba con ngựa đốm hoa đào, đem theo mấy con chó săn khôn lẹ, phi nhanh vào rừng. Khi đã vào tới sườn núi họ nhảy xuống, cột ngựa vào mấy gốc cây khô bên đường: mỗi người đem theo một con chó, kẻ sục sạo hướng tây, người tìm kiếm về phía đông. Trên mặt đất phủ tuyết trắng xoá, không biết cơ man nào là dấu chân sói chứng tỏ đàn sói đông lắm vừa mới đi qua. Cô chị cả Ân Khố Luân bảo hai em:

- Này hai em. Bọn ta phải đề phòng cẩn thận. Vùng này vừa có một đàn sói kéo qua, dấu chân còn in rõ mồn một trên tuyết. Bởi vậy, bọn ta không nên đi xa nhau, phải ở gần nhau luôn mới được!

Phật Khố Luân tuy miệng luôn vâng dạ, tỏ ý nghe theo lời chị, nhưng vẫn cúi đầu xuống tìm vết thú. Một lúc sau, nàng thấy con chó của nàng ngửa mặt lên trời, kêu một tiếng lớn xong chạy như bay về phía chân đồi, tới một cửa hang mở toang hoác ở dưới chân vách đá, rồi dùng hai móng cẳng trước cào tới như điên. Nàng vội chạy theo sau.

Biết chắc trong hang có dã thú nấp, nàng quay lại lấy tay ngoặc hai chị. Chính Khố Luân và Ấn Khố Luân vội chạy tới, thấy trong vách có ba cái hang nhưng cái ở mé tây thì lớn hơn. Hai nàng cởi mấy cái lưới thú đeo bên sườn ra, chăng kín cửa hang lớn rồi lấy sào chọc vào trong hai cái hang nhỏ.

Bỗng có đến sáu bảy con thỏ rừng nhảy ra khỏi hang, nhào vào mấy cái lưới, xông bên này, húc bên kia lung tung, cuống quýt nhưng làm sao mà thoát được. Ba chị em Phật Khố Luân sung sướng đến phát điên lên được.

Tức thì không ai bảo ai, cô út lấy tay giữ chặt lấy lưới, cười như nắc nẻ, cô hai thò tay vào bắt từng con bỏ vào cái đậy lớn mà cô chị cả đang cầm banh cái miệng rộng toang hoác ra. Bắt thỏ xong, các cô hí hửng, khoan khoái lắm. Chính Khố Luân như nghĩ ra điều gì, tỏ ý chưa thoả mãn nên đề nghị:

- Bọn ta tuy bắt được một đàn thỏ, nhưng em ba ở trước mặt ba đã bạo miệng nói phét là sẽ bắt được một con mang như con mang hôm trước đem về. Tôi xem ra mang là giống thú rất nhát, bởi vậy bọn ta phải vào những nơi núi vắng lặng thì may ra mới thấy chúng.

Ấn Khố Luân nghe xong liền nói:

- Em hai nói có lý lắm!

Phật Khố Luân nói:

- Đã nói như vậy thì bọn ta sợ gì mà không tới chân mỏm Lạc Đà tìm chúng một phen?

Thế là ba cô chẳng ai bảo ai vội chạy xuống sườn đồi nhảy lên yên ngựa vòng một vòng hết eo núi thì đã thấy mỏm Lạc Đà cao vòi vọi trước mắt, bên dưới là hồ nước của thôn Bố Nhĩ Hồ Lý. Nước hồ lúc đó đã đóng lại thành băng. Ba cô cho ngựa đi quanh ven hồ, khi đến mút đường thì thấy lối trèo lên núi cong queo ngoằn nghèo. Thế núi càng lên càng hiểm trở, lại thêm băng tuyết đầy nghẹ cả hố hốc, khiến đường đi lối lại càng khó khăn hơn. Cả bọn bỏ ngựa đi bộ, nắm dây, vịn cành mà đi ngược lên. Đi một lúc, ba cô mệt nhoài, thở hổn hển. Bỗng thấy một đàn ưng bay vụt qua, Chính Khố Luân vội kêu cô chị Ấn Khố Luân:

- Kìa chị, bắn mấy con ưng đi!

Ấn Khố Luân lúc đó cũng đã trông thấy, vội rút tên, giương cung bắn vút một phát lên không; tức thì con ưng trúng tên lăn nhào xuống đất. Chó của nàng thấy chủ hạ được con ưng, thì kêu lên "ẳng ẳng" rồi co giò chạy như bay tới ngoặt lấy đem về.

Ba chị em họ Cán lúc đó thấm mệt, chọn một tảng đá lớn bên đường ngồi xuống nghỉ chân, vừa nói chuyện vãn vừa giở gói lương khô ra ăn. Phật Khố Luân thấy mũi tên xuyên qua đầu con ưng liền tấm tắc khen tài thiện xạ của chị. Nàng còn bảo thêm, chả trách chồng chị cứ hễ thấy chị là sợ hết vía lên thì phải!

Giữa lúc nói chuyện vãn đó, Chính Khố Luân bỗng nhìn thấy một con chồn đang men theo vách núi chạy tới. Nàng vội giật chiếc cung trong tay chị rồi rút tên, bắn một phát trúng ngay giữa sống lưng con chồn, chồn bị thương quằn quại trên vũng máu, chó ta chạy tới ngay từ lúc nào, ngoặt cố nó đem về cho chủ. Phật Khố Luân thấy hai chị người thì được chim, người thì được thú thì khoái chí la lên:

- Tốt lắm! Hai chị chuyến này đều đã có lời rồi chỉ còn em là chưa có cái gì thôi.

Nàng chưa nói xong thì đã nghe tiếng mang kêu gần đấy.

Nàng liền vỗ tay reo lên mà nói:

- Hay quá! Chuyến này thì em phải nhập phần với hai chị!

Nói đoạn, nàng đứng phắt dậy, nách kẹp cung tên, vội chạy vòng ra sau triền núi, chẳng thèm đợi hai chị. Ân Khố Luân ở đằng sau kêu mà nàng cũng chẳng đáp. Chính Khố Luân thấy nàng đã đi xa bèn vội vàng đuổi theo, chỉ có mình Ấn Khố Luân rớt lại sau, đường núi vừa trơn vừa gập ghềnh khó đi, nàng phải chú ý đếm từng bước. Đi một lúc nàng nhìn về phía trước, cố tìm hình bóng hai em mà chẳng thấy. Khi vừa tới eo núi, nàng bỗng nghe thấy tiếng kêu khóc của cô em thứ hai. Nàng giật mình kinh hoảng, vội chạy về phía trước, chỉ thấy Chính Khố Luân vừa bò vừa nhảy trên sườn núi vách đá dốc dựng ngược lên. Nàng thấy vậy càng kinh hoảng, trống ngực đánh thình thình, đôi chân cơ hồ như mềm nhũn ra.

Nguyên tại, Phật Khố Luân khi đến giữa lưng chừng núi thì bị một con cọp lớn lông vàng vằn đen, táp một miếng vào hông rồi nhấc lên đem tắp vào trong rừng rậm, cây cối um tùm. Con chó sợ cọp cũng hoảng hồn bạt vía, quắp đuôi, theo rều rều đằng sau Chính Khố Luân, chân đi xiêu bên này vẹo bên kia mà miệng thì la ăng ẳng. Con mãnh thú chỉ trong nháy mắt đã mang Phật Khố Luân chui tọt vào rừng sâu mất hút. Ấn Khố Luân chỉ còn có nước kêu trời rồi oà khóc rống lên.

Lúc đó nàng đã đuổi kịp Chính Khố Luân. Hai chị em liều mạng theo vào rừng, kiếm khắp mọi nơi nhưng tứ bề vắng ngắt, chẳng thấy tung tích cô em út đâu cả, cũng chẳng nghe được một tiếng la, tiếng rên, tiếng khóc của nàng. Họ theo dõi dấu chân còn in hằn trên tuyết, thì thấy chỗ cô em út bị con mãnh thú vồ cả một vùng rộng lớn đầy rẫy nhưng dấu chân. Họ theo dõi đến mé tây khu rừng thì bỗng mất dấu, không còn biết đường nào kiếm thêm nữa. Hai chị em vô cùng hoang mang, vừa khóc vừa kêu em, chạy hết chỗ này sang chỗ khác mà tuyệt vô âm tín. Trời lại gần tối mà tìm mãi, không thấy vẫn hoàn không thấy.

Chính Khố Luân trong lòng hoảng loạn, hét lên một tiếng rồi co chân định gieo mình xuống chân núi, may nhờ có Ân Khố Luân nhanh mắt, vội nhảy tới chụp lấy em, giữ lại được.

Hai chị em chẳng còn cách nào hơn là quay xuống núi về nhà, lòng đau khổ vô cùng tận. Tới nhà thì trời đã tối mịt, hai chị em đem hết tình tiết ra kể cho cha và mọi người nghe.
Thế là cả nhà oà lên khóc thảm thiết. Bà mẹ thương con khóc đến ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy, bà hối thúc chồng đem gia nhân lên núi tìm con ngay trong đêm đó. Ông Cán Mộc Nhĩ càng thêm hối hận vì tại mình cá với con nên mới xảy ra chuyện thương tâm. Ông không dám trái ý vợ, vội kêu một số đông gia nhân, kẻ cầm thương, kẻ vác đao, kẻ đất đuốc, người xách đèn lồng, sửa soạn để vào rừng tìm kiếm…


Hồi 13        Hồi 15


<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 199
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com