watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:47:3018/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Mưu Trí Thời Tần Hán 1 - 30 - Trang 9
Chỉ mục bài viết
Mưu Trí Thời Tần Hán 1 - 30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tất cả các trang
Trang 9 trong tổng số 9

Chương 28

Trọng Thưởng Kẻ Dưới ắt Có Người Tài

Cuộc chiến tranh giữa Hán và Sở cách thời Chiến quốc không xa, vì thế ý tưởng hy vọng chia đất phong vương, phong hầu vẫn ăn sâu bám rễ trong đầu óc mọi người. Sau khi Lưu Bang tiến vào Quan Trung, Hạng Vũ lập tức giật dây Sở Hoài Vương thi hành chế độ phân phong. Trong cuộc chiến tranh giữa Hán và Sở, lúc mới đầu Lưu Bang không thực hiện chính sách phân phong nhưng một số đại tướng dưới quyền ông ta lại không lúc nào quên chuyện phong vương, thậm chí là một chức vương giả hư ảo cũng được. Trước tình hình như vậy buộc Lưu Bang phải có sự thay đổi về việc phân phong.

Hàn Tín chính là người như vậy, trong đầu ông ta lúc nào cũng mơ ước tha thiết được phong vương. Khi Hạng Vũ vây khốn Lưu Bang ở thành Huỳnh Dương, Lưu Bang nôn nóng đi ra đi vào, chỉ mong Hàn Tín mau đến giải nguy cho mình. Nhưng Hàn Tín lại sai sứ giả đến nói rằng: "Đất Tề thay đổi thất thường, thường xuyên giao động giữa Hán và Sở, chi bằng lập Vương giả ở Tế để an định nó. Thần xin tự lập mình là Vương giả". Hóa ra, Hàn Tín muốn phong mình làm vương nên đã nghĩ ra cách này. Nó thể hiện ra ở lời nói, bất chấp thật giả chỉ cần làm Vương là được rồi.

Lưu Bang to tiếng quát lớn: "Ta gặp nguy khốn ở đây ngày ngày mỏi mắt mong anh ta đến cứu nhưng anh ta không những không đến mà còn muốn lập mình làm Vương. Trương Lương, Trần Bình đứng bên cạnh vội đá vào chân Lưu Bang. Trương Lương nói thầm vào tai Lưu Bang rằng: "Bây giờ đang là lúc khó khăn, Đại Vương có thể bắt anh ta không lập mình làm Vương không? Chi bằng cứ phong cho anh ta để anh ta trấn giữ vùng đó, nếu không để xảy ra việc ngoài ý muốn thì sẽ không dễ giải quyết đâu”. Lưu Bang là một người thông minh nên hiểu ra ngay. Ông ta vội vàng đổi giọng nói: "Đại trượng phu làm chư hầu, đã làm thì phải làm Vương thật, hà tất phải làm Vương giả?". Rồi lập tức sai Trương Lương thay mặt mình, chính thức phong cho Hàn Tín là Tề Vương để làm yên lòng anh ta, bảo đảm anh ta sẽ vì Hán mà đi đánh Sở.

Chỉ phong cho một mình Hàn Tín, còn các tướng lĩnh khác thì sao? Chỉ phong cho một người thì không được, các tướng lĩnh khác cũng phải được phong Vương, nếu không sẽ không có cách gì yên định. Thế là Bành Việt, Anh Bố, Lưu Quán cũng lần lượt được phong Vương.

Vào thời kỳ đó, phong Vương, phong Hầu vừa thể hiện địa vị giá trị xã hội của một người vừa thể hiện lợi ích vật chất. Có danh có lợi, vì thế số người theo đuổi việc này rất đông. Trương Lương chính vì nhìn thấy được tính cấp bách của lòng ham muốn lợi ích nên khuyên Lưu Bang chi bằng lợi dụng nó để đạt được mục đích thống nhất thiên hạ của mình. Với mục tiêu nhất định, cần phải dám sử dụng đòn bẩy lợi ích, từ đó điều động tính tích cực của thuộc hạ. Ở bất kỳ thời đại nào, nó cũng có tác dụng. Trong đấu tranh chính trị thời cổ, việc làm này đã có hiệu quả như vậy, trong thương trường hiện đại e rằng càng không thể tách rời nó.

Học viện giao thông Trùng Khánh - Trung Quốc có một phòng nghiên cứu hiện tượng sạt lở rất nổi tiếng. Trưởng phòng nghiên cứu, giáo sư Vương Hóa Khanh là một ví dụ điển hình trong việc giỏi vận dụng lợi ích vật chất để điều động tính tích cực của nhân viên.

Vương Hóa Khanh thường nói: “Tôn Trung Sơn dốc sức cho cách mạng Quốc Dân 40 năm, thắng ít bại nhiều cuối cùng ông ta mới hiểu, cần phải có đội quân thuộc về mình, thế là thành lập trường quân đội Hoàng Phố”. Vương Hóa Khanh muốn vận dụng những thành quả nghiên cứu của mình vào trong thực tế, cũng cần phải có một đội ngũ công trình có phong cách riêng dưới quyền mình. Như vậy mới có thể thể hiện đầy đủ ý đồ thiết kế của ông ta.

Vương Hóa Khanh quy định, tất cả nhân viên quản lý của công ty bao gồm nhân viên thi công, nhân viên quản lý, nhân viên thu mua, nhân viên kỹ thuật, kế toán lương tháng cao nhất là từ 3.000 - 5.000 đồng, lương tháng cao nhất của công nhân bình thường cũng có thể lên đến 2.500 đồng. Ông ta còn quy định, những nhân viên nào có cống hiến nổi bật trong việc giải quyết các vấn đề thực tế đều được khen thưởng khuyến khích. Có một lần, nhân viên thi công gặp phải sự cố ách tắc, nếu không kịp thời loại bỏ tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Có một thanh niên khỏe mạnh dũng cảm nhảy xuống hố, rất nhanh lấy ra được tạp vật, lưu thông đường ống. Vương Hóa Khanh sau khi biết chuyện liền thưởng cho anh ta 200 đồng.

Điều động đầy đủ lợi ích vật chất có thể làm cho những nhân viên này ra giá không hạn độ, không đưa tiền thì không làm việc hay không? Không thể! Trên thực tế sau khi Vương Hóa Khanh áp dụng biện pháp lợi ích vật chất, các nhân viên đều cho rằng sức lao động của mình được tôn trọng, cảm thấy sự coi trọng của lãnh đạo đối với mình, cho nên họ đều cố gắng tập trung làm việc, tích cực đưa ra những kiến nghị hợp lý, xung phong đám nhận giải quyết những vấn đề khó.

Coi trọng vật chất lợi ích, không chỉ là để khen thưởng khuyến khích mà còn dùng để phạt những nhân viên lười lao động. Nếu ai ăn bớt nguyên liệu, đòi hỏi điều kiện rồi mới làm việc tất cả những thái độ lao động không nghiêm túc này đều bị phạt. Trong công trình, bất kỳ khâu nào hơi không đúng qui cách đều vị phá đổ xây lại, quyết không thể qua loa.

Với chế độ thưởng phạt nghiêm minh, mọi người trong đội công trình này đều chịu đựng vất vả, chịu đựng khiển trách, ai cũng coi trọng chất lượng, thường làm việc của ba ngày trong một ngày.

Coi trọng lợi ích vật chất, không chỉ là thưởng phạt bằng vật chất mà ở các phương diện khác, Vương Hóa Khanh cũng rất chú ý phát triển lực hướng tâm và lực ngưng tụ của toàn bộ công ty. Ông rất quan tâm đến bữa ăn của công nhân, mỗi bữa trưa, bốn món và một bát canh nhưng hàng tháng công nhân chỉ phải nộp hơn 100 đồng tiền ăn. Ông quan tâm từ nhân viên quản lý đến công nhân. Lái xe Trần làm đám cưới, ông đáp máy bay chuyên cơ từ tỉnh ngoài về tham dự lễ cưới và còn làm người chứng hôn.

Ở không ít doanh nghiệp ngoài nước (như ở Nhật Bản) việc coi trọng, dùng lợi ích vật chất để điều động tính tích cực của nhân viên đã trở thành một thông lệ quốc tế trong nền kinh tế thị trường. Ở Trung Quốc đây mới chỉ là bước đầu, còn chờ tìm ra biện pháp và chế độ thưởng phạt có hiệu quả. "Trọng thưởng kẻ dưới, ắt có người tài". Vận dụng đạo lý mà tất cả người đời xưa đều biết này vào trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì trời đất càng rộng lớn hơn.
 

Chương 29

Thế Quân Như Nước Không Ngại Lừa Dối


Từ khi Lưu Bang, Hạng Vũ giằng co nhau ở Quảng Võ cho đến nay, đã mười mấy ngày trôi qua. Vì Hàn Tín chưa dẫn đại quân đến, Lưu Bang nhất thời khó mà có thể cùng Hạng Vũ quyết chiến. Trong khi đó, lương thực trong quân Sở sắp hết nên Hạng Vũ cũng có ý lui binh. Trương Lương, Trần Bình suy tính cảm thấy đây là cơ hội cuối cùng để giảng hòa với Hạng Vũ và giải thoát cho phụ thân, thê tử của Lưu Bang. Thế là hai người xin Lưu Bang phái người đi giảng hòa với Hạng Vương. Lưu Bang băn khoăn lo lắng: "Hạng Vũ tính nóng nảy, hấp tấp nếu nói không khéo ông ta sẽ trở mặt, biết tìm ai đi đây?”. Lưu Bang vừa dứt lời, chỉ thấy một người hăng hái đứng ra: "Thần xin đi". Hán Vương nhìn xuống hóa ra là Hầu Công người Lạc Dương. Hầu Công nổi tiếng nhờ biết nói chuyện nên Lưu Bang đồng ý để ông ta đi.

Hầu Công đến doanh trại của Sở, không hề tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh bước lên phía trước hành lễ: "Đại Vương muốn đánh hay muốn lui? Theo tôi nghĩ đánh là hạ sách, thắng bại khó đoán. Hơn nữa, hai bên giằng co nhau đã lâu, quân lính đều mệt mỏi. Hôm nay, tôi đến đây cũng là vì chuyện bãi binh giảng hòa”.
"Ngươi nói đi, có điều kiện gì?". Hạng Vũ nửa tin nửa ngờ.
Hầu Công nói toạc ra: "Một là hai nước Hán, Sở phân chia ranh giới, không đánh lẫn nhau. Hai là phóng thích gia quyến của Hán Vương để cốt nhục đoàn viên".
Hạng Vũ cười nhạt: "Chúa công nhà ngươi muốn bảo toàn cốt nhục nên mới sai ngươi đến đây lừa ta sao?".

Nhưng Hầu Công lại quy cho việc Hạng Vũ giam giữ cha và vợ Lưu Bang là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến tranh nhiều năm giữa Hán và Sở. Ông ta nói: " Con người ta không ai là không nhớ cha mẹ, vợ con. Chính vì Đại Vương đón cha mẹ, vợ con ông ta đến ở cùng nên ông ta mới đánh Bành Thành. Sau đó họ bị Đại Vương giam giữ, Hán Vương lại đánh nhau với Đại Vương hết năm này đến năm khác. Nay hai bên nếu không có ý giảng hòa, Đại Vương tiếp tục giam giữ họ thì chẳng nói làm gì. Còn đã muốn thương nghị giảng hòa, sao không thả họ về?" Tiếp theo Hầu Công giảng luân lý đạo nghĩa cho Hạng Vũ: "Nếu thả họ về, Hán Vương nhất định mang ơn đội nghĩa mà thề không tiến quân về phía đông. Chư hầu trong thiên hạ cũng sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân đức của Đại Vương, không ngừng ca tụng công đức của ngài. Giả như tiếp tục giam giữ họ thì đạo lý sẽ đứng về phía Hán Vương. Đại Vương sẽ bị đuối lý. Trái lại, nếu Hán Vương nuốt lời bội ước thì đạo lý lại đứng về phía Đại Vương mà không nghiêng về Hán Vương. Cổ nhân nói rất hay: "Lý thẳng khí mới mạnh, lý đuối quân tất yếu. Đại Vương cứ làm theo đạo lý thì trong thiên hạ ắt không còn kẻ thù".  

Hạng Vũ vừa là người thô lỗ, vừa thích nghe những lời tán dương. Thấy Hầu Công đang ca ngợi mình, trong lòng cảm thấy rất thoải mái. Thế là ông ta cho gọi Hạng Bá đến, cùng Hầu Công bàn bạc địa giới. Hạng Bá sớm có định ước làm thông gia với Lưu Bang hơn nữa lại là bạn tốt của Trương Lương nên rất vui vẻ làm việc này. Hai bên đồng ý lấy Hồng  Câu, cách thành Huỳnh Dương 20 dặm về phía đông nam làm biên giới, phía đông thuộc về Sở, phía tây thuộc về Hán và chấp thuận phóng thích gia quyến của Lưu Bang.

Lưu Bang là người giữ chữ tín, thấy cha và vợ về liền hạ lệnh cho binh lính rút về phía tây. Đúng lúc này, Trương Lương, Trần Bình đi vào: "Đại Vương không muốn thống nhất thiên hạ nữa sao? Tại sao lại rút về phía tây?".

Lưu Bang nói: "Hai bên đã ký hòa ước, phân chia ranh giới, ta còn ở lại đây làm gì?". Trương Lương, Trần Bình đồng thanh nói: "Nghị hòa chỉ là vì Thái Công, Lữ Hậu. Nay hai người đã trở về, thừa dịp ta nên tiếp tục tấn công Hạng Vũ, loại bỏ mối lo cuối cùng. Trời muốn diệt Sở, nay Hạng Vũ đã quân mỏi lương hết, dân chúng chống lại, không nhân dịp này diệt Sở, há chẳng phải là thả hổ về rừng, hậu hoạn vô cùng sao?"
Trương Lương, Trần Bình thông thuộc binh thư, dùng kế giảng hòa, phân chia ranh giới là để lừa Hạng Vũ thả người. Mục đích đã đạt được, chẳng lẽ đúng là có chuyện giảng hòa? Đây chính là đánh nhau không ngại dối trá, đối với những chủ soái không hiểu mưu lược như Hạng Vũ, chẳng phải là càng nên dùng kế sao? Hạng Vũ ngây thơ tự chui đầu vào rọ, chỉ có thể nói là sự đau xót và bất hạnh của ông ta vì ông ta không có đủ tố chất cần thiết của một chủ soái. Sau khi Phạm Tăng bị Hạng Vũ ép phải bỏ đi thì lại càng thể hiện rõ. Trong thương trường hiện nay, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán thương mại, các trường hợp đánh nhau không ngại dối trá nhiều không kể hết.

Nước Mỹ có cây cầu Wektra nối liền Blukelin với đảo Staben. Trước khi cây cầu này thông xe, vùng đó từng xảy ra cơn sốt đất xây dựng ở đảo Staben, giá đất ở đó cao ngất trời.

Có một ông vua trong ngành bất động sản mọi người nói là ông ta có bản lĩnh không ép đến đồng tiền cuối cùng của đối phương quyết không thôi. Biện pháp thường dùng của ông ta là "phát bóng thấp" trong đàm phán. Lúc mới bắt đầu mỗi cuộc đàm phán, ông ta không bao giờ lộ diện mà phái một người đại diện đến bàn bạc. Người này tạo cho đối phương ấn tưởng dễ nói chuyện, bất kể là giá cả hay các điều kiện khác, đều rất thu hút mọi người. Anh ta làm cho bạn có cảm giác bồng bềnh, hy vọng giành được thắng lợi, từ đó nảy sinh thiện cảm với anh ta mà lơ là cảnh giác.

Bạn bước vào đàm phán chính thức với tâm trạng vui vẻ, vừa bắt đầu bạn sẽ hài lòng cho là rất thuận lợi, chuẩn bị bắt tay ký kết, đúng lúc này, đối thủ đột nhiên xuất hiện và nói với bạn ông ta không đồng ý giá này. Khi bạn nói đây là giá bàn bạc từ lần trước, ông ta sẽ khiến bạn cho rằng đây là ý của mình. Tiếp theo, ông ta đưa ra một loạt vấn đề mới, đột ngột đẩy giá lên cao, thêm vào đó là không ít các điều kiện kèm theo. "Bóng thấp" phát đi rồi, mục đích là làm cho bạn tê liệt, lơ là cảnh giác, không có sự chuẩn bị đầy đủ hơn nữa. Sau đó lại đưa ra giá cả, yêu cầu cao hơn, ép bạn theo sự chi phối của ông ta trong tình hình không hề được chuẩn bị hoặc phá bỏ đàm phán, làm bạn mất thời gian quý báu đi tìm đối tác khác.

Ông vua ngành bất động sản này rất tinh thông những chuyện như vậy. Nghe nói tỉ lệ vận dụng thành công biện pháp này của ông ta là rất cao, đã đạt đến trình độ thành thạo. Ông ta cho rằng mấu chốt để chơi trò này nằm ở chỗ phải nắm được "độ lửa" nhất định, vừa không ép đối phương quá mức, vừa không để đối phương có một chút lợi nhỏ. Thường xuyên xuất hiện tình huống như vậy, xem chừng đối phương sắp bị dụ vào tròng, ông ta lại đột ngột hủy bỏ những điều kiện bàn bạc trước đó, đưa ra một số trò lừa bịp mới. Ví dụ hai bên đang chuẩn bị ký hợp đồng, xem ra vụ làm ăn sắp đạt được thành công, ông ta có thể bỏ bát xuống, đưa ra điều kiện nhỏ cuối cùng đối với bạn, làm cho "con vịt quay chín" bay mất.

Thế quân như nước chảy, trong thương trường bất kỳ lúc nào cũng có thể xuất hiện những sự thay đổi ngoài dự đoán. Giống như ông vua ngành bất động sản này, giỏi nắm bắt mạch tư duy của đối phương ở "điểm giới hạn". Sự việc thay đổi bất ngờ giở trò, hoặc mặc cả hoặc tăng giá, cũng có thể gọi là tay lão luyện "đánh nhau không ngại lừa dối" trong thương trường.

Chương 30

Mai Phục Mười Hướng, Nghe Bài Hát Sở


Sau khi Lưu Bang phong Vương cho Hàn Tín, Bành Việt theo kế sách của Trương Lương, Hai tướng Hàn, Bành quả nhiên đem quân đi bao vây Hạng Vũ, thêm vào đó là hai cánh quân do Anh Bố, Lưu Giả dẫn đầu. Trong lòng Lưu Bang tràn đầy niềm tin thắng Sở. Hàn Tín quả là một viên tướng tài, giỏi điều binh khiển tướng. Cho dù trong tay Hạng Vũ lúc này có 10 vạn binh mã, lại áp dụng chiến lược phòng bị chặt chẽ, vừa đánh vừa lui khi rút về Bành Thành, những lúc ông ta chạy đến Cai Hạ, chỉ nghe thấy sau lưng tiếng trống, tiếng ngựa, tiếng gào thét vang dội điếc tai, từ trên cao nhìn xuống, quân Hán bao vây tứ phía, đông như kiến, không thể đếm xuể, ông ta cũng không còn bình tĩnh như lúc đầu nữa.

Quân Hán ra trận lần này có không dưới 30 vạn binh, đều do Hàn Tín chỉ huy, Lưu Bang ở lại giữ trại. Hàn Tín đích thân dẫn đầu 3 vạn binh mã đi khiêu chiến. Hạng Vũ không am hiểu mưu lược cũng không đánh giá cao Hàn Tín, thấy Hàn Tín đến khiêu chiến, mặt đỏ bừng bừng sai tướng ra ngoài nghênh chiến, định dựa vào sức mạnh của kẻ thất phu liều chết với quân địch. Hàn Tín vừa đánh vừa rút lui, dụ Hạng Vũ vào vòng mai phục của quân Hán. Một tiếng pháo nổ, hai cánh quân nữa xông ra, hai tiếng pháo nổ, lại hai cánh quân nữa xông ra. Tiếng pháo nổ liên tiếp, quân Hán không ngừng xông ra. Tiếng pháo kết thúc, quân mai phục từ mười mặt nhất tề xông ra, vây chặt lấy Hạng Vũ. Quân Sở ôm đầu chạy tán loạn, chỉ có một mình Hạng Vũ liều chết ở đó. Một người có bản lĩnh đến như thế nào cũng khó ngăn nổi 18 chiêu võ nghệ của thiên binh vạn mã. Đánh đến đây, Hạng Vũ mới biết bị trúng kế, lập tức lệnh cho Chung Ly Muội, A Quý Bố chặn hậu còn mình liều chết mở đường máu, khó khăn lắm mới rút về đến Cai Hạ.

Từ khi Hạng Vũ dấy binh đến nay, chưa từng gặp phải thất bại nặng nề như thế này. 10 vạn binh mã trong vòng vây "mai phục mười hướng" của Hàn Tín trong nháy mắt đã mất hơn một nửa, chỉ còn lại hơn 2 vạn tàn quân. Nhìn nay nhớ xưa, thật là cảm giác hối hận muộn màng. Hạng Vũ càng nghĩ càng uất ức nhưng trong đầu không có kế sách gì, đành phải ngồi trong trướng mượn rượu giải sầu.

"Thắng bại là chuyện thường trong binh gia, Đại Vương không nên quá đau buồn". Ngu Thị, thiếp yêu của Hạng Vũ là một người rất hiểu ý người khác, cố gắng dồn nén tâm trạng ngồi bên cạnh an ủi Hạng Vũ. Ngoài trướng, gió lạnh thổi ào ào tiếng hát du dương, cuốn theo chiều gió vọng lại từ bốn phía. Tiếng hát như tiếng khóc tố cáo, vang dội khắp bốn bề nỗi niềm bi ai. Tiếng hát từ đâu vọng lại, sao mà quá thê thảm. Hóa ra đây là bài ca nước Sở do Trương Lương viết, quân Hán đều biết hát. Đêm khuya yên tĩnh, hơn 10 vạn người cất tiếng hát khiến quỷ thần cũng phải xúc động. Tiếng hát này như có sức mạnh tinh thần phi thường làm lay động lòng người. Quân Sở nghe xong đều sinh bệnh nhớ nhà, sau đó lặng lẽ bỏ đi. Ngay cả những người đại hiệp như Chung Ly Muội, Quý Bố nghe xong cũng rối loạn trong lòng, đột ngột rời bỏ Hạng Vũ. Chú của Hạng Vũ là Hạng Bá thấy mọi người lần lượt lìa xa liền âm thầm sang với Trương Lương. Hạng Vũ mắt say lờ đờ, sau khi tỉnh rượu, thấy Ngu Cơ nghe tiếng hát sầu thảm vọng về từ bốn phía mà lo buồn, bất giác giật mình: "Lẽ nào quân Hán đã vào đất Sở sao?" Ngu Cơ nước mắt đầm đìa. Hạng Vũ thấy đại cuộc đã mất, vừa uống vừa ca lên khúc hát bi ai:

Lực bạt san hề khi cái thế.
Thời bất lợi hề truy bất thệ.
Tuy bất thệ hề khả nại hà?
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà?

Tạm dịch:
Sức nhổ núi chưa khí trùm đời.
Thời không lợi chừ ngựa không chạy.
Ngựa không chạy chừ biết làm sao?
Nàng Ngu chừ, nàng Ngu! Biết tính sao?


Tiếng trống canh năm cất lên, Hạng Vũ từ biệt Ngu Cơ: "Trời sắp sáng rồi, ta sẽ liều chết phá vòng vây. Còn ái Cơ thì làm thế nào?" Không ngờ, Ngu Cơ đột nhiên đứng dậy nói: "Tiện thiếp sống cũng đi theo Đại Vương, chết cũng đi theo Đại Vương, xin Đại Vương bảo trọng!". Nói rồi rút kiếm tự tử. Hạng Vũ muốn cứu Ngu Cơ nhưng đã quá muộn, chỉ còn biết ôm xác nàng mà khóc.

Trời chưa sáng rõ, Hạng Vũ không tiện ở lại lâu liền cưỡi ngựa Ô Truy xông ra phá vòng vây. Trong lúc hoảng loạn, không nhận ra phương hướng, lại chạy đến bên sông Ô Giang. Một cụ già chèo chiếc thuyền lá thúc giục Hạng Vũ lên thuyền nhưng ông ta nói: "Trời đã diệt ta, ta hà tất phải qua sông. Cho dù còn sống cũng không mặt mũi nào để nhìn phụ lão Giang Đông". Nói rồi rút kiếm tự vẫn.

Mai phục mười hướng, Bá Vương biệt Cơ. Câu chuyện đời xưa nổi tiếng này đã cho mọi người thấy được mưu trí cao siêu của Hàn Tín, Trương Lương. Một người dùng vòng vây mai phục tầng tầng lớp lớp đưa Hạng Vũ vào chỗ chết, một người dùng bài ca nước Sở khiến ông ta thân thích lìa xa, cuối cùng trở thành cô gia quả nhân, không còn mặt mũi để sống ở đời.

Năm 1980, những nhà lãnh đạo Đài Loan thỏa thuận mua của chính phủ Hà Lan hai chiếc tàu ngầm. Mới đầu cuộc đàm phán tiến triển rất thuận lợi. Chính phủ Hà Lan đồng ý cấp giấy phép sản xuất cho công ty đóng tàu RSV chế tạo tàu ngầm. Hà Lan đồng ý mục đích của cuộc làm ăn này chủ yếu là muốn dựa vào đó kích thích ngành đóng tàu, vũ khí đạn dược để làm cho nền kinh tế đang tụt dốc trở nên khởi sắc. Vì vậy, tháng 11 năm đó, quốc hội Hà Lan đã phê chuẩn cuộc làm ăn này bằng sự ủng hộ yếu ớt. Chính quyền Đài Loan rất phấn khởi, cho rằng như thế có thể phá vỡ cục diện ngoại giao bị động của mình, vì thế nhân cơ hội này nói khoác trắng trợn trên trường quốc tế.

Tàu ngầm là vũ khí chiến lược đặc biệt, việc làm này của chính phủ Hà Lan rõ ràng đã làm trái nguyên tắc của thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hà Lan. Vì vậy chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích nặng nề chính phủ Hà Lan. Dưới áp lực đòi hỏi sự công bằng chính trực của dư luận, tháng 2 năm 1981, quốc hội Hà Lan hủy bỏ bản thỏa thuận cũ. Chính phủ Đài Loan thấy có sự thay đổi, vội tăng thêm một số điều kiện ưu đãi cho phía Hà Lan. Chính phủ Hà Lan thấy lợi quên nghĩa, dường như có phần dao động. Lúc này, chính phủ Trung Quốc lần thứ hai đưa ra bản kháng nghị và tuyên bố hạ thấp qui cách ngoại giao.

Xem ra đây là vụ làm ăn thương mại nhưng nó mang đậm màu sắc chính trị quốc tế. Lập trường cứng rắn của chính phủ Trung Quốc so với uy thế "mai phục mười hướng” của Hàn Tín đối với Hạng Vũ năm đó có phần còn hơn. Song, chính phủ Hà Lan cũng không phải là cái đèn tiết kiệm dầu. Họ tự biết chuyện này sẽ thúc đẩy chính phủ Trung Quốc gây ra những điều bất lợi trên phương diện chính trị và nhiều tổn thất về kinh tế, nhưng lại không muốn vứt bỏ hoàn toàn miếng thịt ngon đã đưa đến tận miệng. Thế là chính phủ Hà Lan liền chơi trò bịt mắt bắt dê có tính đe dọa với chính quyền Đài Loan.

Chính phủ Hà Lan không ngừng đưa ra các điều kiện kèm theo cho giới lãnh đạo Đài Loan. Ví dụ ngoài khoản tiền 500 triệu đô la dùng để mua tàu ngầm, họ còn tăng thêm 500 triệu đô la tiền mua vũ khí và các sản phẩm khác của Đài Loan. Ngoài ra những tổn thất Hà Lan gặp phải từ sau khi chính phủ Trung Quốc hủy bỏ sự hợp tác kinh tế giữa hai nước vì kháng nghị cách làm của Hà Lan, phải do chính quyền Đài Loan bù đắp, trong đó có một mục rất quan trọng là Đài Loan phái một đoàn đến Hà Lan mua các sản phẩm nông nghiệp và yêu cầu lần thứ nhất phải mua 90 triệu tiền hàng. Sản phẩm nông nghiệp của Đài Loan từ xưa đến nay vốn rất dồi dào, chấp nhận yêu cầu này của chính phủ Hà Lan không khác gì tự giết mình về kinh tế. Công ty RSV còn muốn Đài Loan trả tiền trước với lý do không đủ vốn. Nhưng sau khi tiền hàng được chuyển đến, công ty này lại dùng vào chuyện khác. Càng quá đáng hơn, năm 1984, công ty RSV dứt khoát tuyên bố giải thể, hủy bỏ hợp đồng cũ nhưng sau khi chuyển giao dự án cho công ty WF công ty này lại không chấp nhận giá cũ, yêu cầu phía Đài Loan tăng thêm tiền.
Những người có con mắt tinh đời đều biết các hành động này rõ ràng là chính phủ Hà Lan đang giở trò, vừa muốn để vụ làm ăn này thất bại, vừa muốn chính quyền Đài Loan đổ máu. vì trước thế tấn công chính trị dồn dập của chính phủ Trung Quốc chính phủ Hà Lan không dám có các hành động thực chất về vấn đề này. Vì vậy hy vọng bằng biện pháp đe dọa phía Đài loan sẽ tự động rút lui.

Không ngờ, chính quyền Đài Loan không những đồng ý tăng tiền cho công ty WF, thậm chí còn quyết định mua thêm bốn chiếc tàu ngầm, đồng thời dụ dỗ bằng điều kiện tăng mức nhập khẩu từ Hà Lan và Hà Lan sẽ được hưởng 40% ưu đãi nhập khẩu, mục đích là để vụ làm ăn tiếp tục được tiến hành. Rõ ràng "bài ca nước Sở" bao vây bốn phía nhưng Đài Loan bịt tai không nghe, cứ muốn đi ngược lại tình hình. Đến nước này, chính phủ Hà Lan thấy không thể tiếp tục kéo dài, mới ra ám hiệu không thể thực hiện thỏa thuận. Đến lúc này chính quyền Đài Loan mới cảm thấy vụ làm ăn này căn bản không thể thành công, thế là lặng lẽ tự động dừng lại.

Xưa nay, tình thế "mai phục mười phía", "bài ca nước Sở bao vây bốn mặt" đã rất rõ ràng. Nhưng những nhà lãnh đạo Đài Loan không có cả dũng khí thừa nhận thất bại như Hạng Vũ. Như thế điều đang đợi họ tất sẽ là sự thất bại càng thê thảm hơn.
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 172
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com