watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
13:17:5418/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > La Thông Tảo Bắc - Trang 5
Chỉ mục bài viết
La Thông Tảo Bắc
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 5 trong tổng số 12

Hồi thứ tám

Phu nhân tỏ nỗi oan tình.
La Thông đoạt quyền nguyên soái.

Nói về Tô Lân thấy Tô Phụng chịu thua thì nổi giận múa đao giục ngựa lướt tới nạt rằng:
- Đoàn Lâm! tuổi ngươi còn nhỏ lắm, phải nhượng ấn soái lại cho anh!
Đoàn Lâm nói:
- Cũng nhiều tay anh hùng tuổi nhỏ, sao ngươi dám khi dể ta?
Đoàn Lâm nói dứt lời thì hươi giáo đâm tới, Tô Lân đưa đao ra đỡ, hai người đánh chừng mười hiệp, Đoàn Lâm bị Tô Lân chém một đao, trúng chân mày lả thịt, Đoàn Lâm la lớn rằng:
- Tiểu cẩu đầu cắn đau quá.
Tô Lân nói:
- Vả việc chiến trường biết đâu mà tránh, tôi xin chịu lỗi, phiền người đứng lại một bên.
Đoàn Lâm lật đật bước xuống ngựa, đứng theo mấy người mới vừa bại trận. Tô Lân bước tới thưa rằng:
- Xin bá phụ giao ấn soái cho tôi.
Tô Lân mới vừa nói dứt lời, xảy nghe một người la lớn rằng:
- Tô Lân chớ nên vô lễ, cái ấn ấy là của anh đấy!
Tô Lân day lại thấy Tần Hoài Ngọc thì cười ha hả bảo rằng:
- Cây giáo của nhà ngươi tầm thường, mà muốn làm nguyên soái sao đặng?
Tần Hoài Ngọc nói:
- Chớ khá nhiều lời, hãy thử tài mới biết ai cao thấp.

Hoài Ngọc nói rồi hươi giáo đâm liền, Tô Lân đưa đao đỡ khỏi, rồi chém lại một cái, thiệt là: Cờ gặp xứng tay mới biết ai tài giỏi. Hai người đánh đùa đến chín hiệp chưa phân định hơn thua.
Đây nhắc qua La Thông ngủ đến nửa đêm tình giấc thức dậy, thấy trời còn khuya nên nằm ngủ ráng, tới sáng thức dậy một lần nữa, cũng thấy trời tối như khi nãy, thì tưởng trời chưa sáng nên nằm ngủ nữa. Rồi một lát thức một lát ngủ, làm tới năm ba bận, mà coi trời vẫn còn tối hoài, lúc ấy La Thông lấy làm lạ than rằng:
- Đêm nay sao dài dữ vậy ta! Lại ngoài dinh cũng chưa nghe ai thức dậy, có khi trời còn khuya lắm chứ gì?
La Thông nghĩ rồi nằm xuống ngủ nữa, xảy nghe thấy tiếng trống văng vẳng bên tai, lại nghe người đi ngoài đường nói với nhau rằng:
- Hãy đi chầm chậm! Đợi tôi theo coi tỉ võ với!
La Thông nghe rõ ràng, lật đật trỗi dậy thì nghe tiếng trống dữ dội hơn nữa, quả thiệt lúc đang thí võ, trong lòng hoảng kinh, nói thầm rằng:
- Chuyện gì mà tỉ thí lúc nửa đâm như thế kìa? Nếu mình chậm chân thì chúng nó cướp nguyền nguyên soái
La Thông nghĩ rồi liền bước xuống sửa soạn y giáp, mửa cửa rửa mặt. Chẳng ngờ cửa ấy đã bị La An khóa lại chặt cứng, La Thông tức mình lắm xô tróc cửa chạy ra xem thấy mặt trời gần đứng bóng, thì nổi nóng nói rằng:
- Để khi ta về thì sẽ hay tội chết của bây.
La Thông nói dứt lời thì xách thương lên ngựa, để đầu trần nhắm diễn võ trường thúc ngựa rủi dông. La An trông thấy lật đật vào bẩm cho Đậu phu nhân hay, Đậu phu nhân nghe nói than rằng:
Bởi họ La chẳng may nên sanh con khó dạy, bộ nó muốn giặc Phiên giết chết sao mà. Thôi ta cũng đánh liều tới đâu hay đó!
Khi La Thông đến giáo trường thì thấy Tần Hoài Ngọc đánh Tô Lân chạy tuốt, vừa bước tới đặng lĩnh ấn nguyên soái, bèn cất tiếng kêu lớn rằng:
- Tần huynh hãy ngường chức ấy lại cho tôi đa.
Trình Giảo Kim thấy La Thông thì nói thầm rằng:
- Không xong! Thằng cẩu đầu nó đã hay rồi.
Còn Tần Hoài Ngọc nghe La Thông kêu thì day lại cười rằng:
- Anh lớn làm nguyên soái mới phải, chớ em nhỏ làm gì cho xong?
La Thông nói:
- Tôi tuy nhỏ mà tài hơn anh, anh phải nhường cho tôi mới được.
Tần Hoài Ngọc nói:
- Đừng có khoe tài, hãy thử sức với nhau đã, nếu ngươi thắng cây giáo của ta thì ta nhường ấn soái.
La Thông nói:
- Lời anh phân hữu lý.
Nói rồi cầm thương đâm liền, Tần Hoài Ngọc đỡ hất mũi thương ra, rồi thích lại một giáo. Hai người đánh vùi đến bốn năm hiệp, Tần Hoài Ngọc biết sứ mình yếu hơn nên la lớn rằng:
- Ta xin nhường cho ngươi đó!
La Thông hỏi:
- Nếu trong huynh đệ còn người nào chẳng phục, hãy ra đây thử tài. Bằng không thì tôi lãnh ấn soái.
La Thông hỏi đến ba bốn lần, nhưng chẳng thấy ai ra, liền bước tới bàn ấn thưa rằng:
- Xin bá phụ ban ấn cho tôi.
Giảo Kim nói:
- Mi không sửa snag áo mão, để đầu cổ chôm bôm, mà lãnh ấn nỗi gì? Phải ăn mặc nghiêm trang, thì đeo ấn vào coi mơớ được chứ!
Trình Giảo Kim nói dứt lời liền sai gia tướng về lấy áo mão đem đến. La Thông thay đổi xong rồi, lấy lụa điều nai nịt, còn cặp lông vàng thì giắt trên mão. Kế đến Trình Giảo Kim trao ấn. Điện hạ Lý Trị sai dâng ba chung ngự tửu phán rằng:
- Nay ngự đệ lãnh binh cứu giá, chừng ban sư sẽ thăng thưởng công lao.
La Thông tiếp uống rồi lạy tạ ơn. Trình Giảo Kim nói:
- Vả việc cứu binh như cứu hỏa, xin Điện hạ mau truyền chỉ, qua ngày mai chúng công tử phải tề tựu nơi giáo trường đủ mặt, đặng kéo binh ra đó giải vây.
Lý Điện hạ khen phải, liền ban chỉ tức thì. Việc xong rồi, Lý Trị trở về cung, các quan chức lui ai lui về dinh nấy.
La Thông đặng ban ấn soái thì lòng mừng phơi phới, giục ngựa chạy riết về dinh, vào thưa với mẹ rằng:
- Con đã lãnh chứ nhị lộ nguyên soái rồi, ngày mai này dẫn binh cứu giá.
Đậu phu nhân giận lắm mắng rằng:
- Mầy là đồ súc sanh bất hiếu, hôm qua ta đã dạy mầy hết lời, vậy mà mầy chẳng chịu nghe theo, lại khoe sức anh hùng cướp ấn soái làm chi? Vả tướng Bắc Phiên mười phần dữ tợn, chớ không phải như mấy công tử ở đây, mà mầy chắc hơn nó đặng! Vậy chớ ông cha mầy hồi trước, chết về nghiệp gì mầy có biết không?
La Thông thưa rằng:
- Thiệt con chưa rõ, xin mẹ thuật lại cho con nghe!
Đậu phu nhân nói:
- Ông cha mầy hồi trước cũng là hào kiệt anh hùng, nhưng vì quốc vận triều đình mà thảy sa trường bỏ mạng.
La Thông nghe qua khóc hỏi rằng:
- Thưa mẹ! Chẳng hay ai giết ông cha tôi?
Đậu phu nhân nói:
- Phải chi con không cứu giá thì mẹ cũng nói rõ cho con nghe, ngặt vì nay con đương kiêm tước soái trong mình, e nóng lòng họa hổ bất thành mà vong mạng.
La Thông nói:
- Oán cả chân không đạp đất, thù riêng không đội trời chung, xin mẹ tự thuật cho con nghe, đặng mà lo đền bồi cho tròn bổn phận.
Đậu phu nhân nói:
- Nếu con có lòng muốn báo cừu cho tổ phụ, th2i không cần hỏi mẹ làm chi.
La Thông vội vã hỏi:
- Vậy chớ mẹ bảo con hỏi ai bây giờ?
Đậu phu nhân nói:
- Ngày mai con hưng binh tảo Bắc, hãy hỏi Lỗ quốc công thì tường chân tóc kẽ răng.
La Thông mừng nói:
- Vậy ngày mai con hỏi Trình bá phụ, nếu không lấy đặng thủ cấp cừu nhân, thì nguyện chẳng đứng trong trời đất.
Đậu phu nhân nói:
- Lòng con hiếu thảo như vầy thì mẹ rất khá khen, nhưng khi thi thố điều chi, hãy khá tiểu tâm cẩn thận.

La Thông cuối đầu vâng lệnh, lui trở về phòng.
Đêm đó La Thông nằm thao thức mãi, lăn qua trở lại, bức rức không an. Trời vừa rạng đông, La Thông liền thẳng đến giáo trường, các công tử tựu hầu đủ mặt. La Thông đầu đội ngân khôi, mình mang bạch giáp, lên ngồi trên trướng khiển tướng điều binh. Phong Trình Thiết Ngưu lãnh ba ngàn nhân mã là tiền bộ tiên phuông, anh em Tô Lân, Tô Phụng lo phần vận lương, còn mình thống quản đại binh đông ba mươi muôn. Khi tế cờ xong rồi, các vị công tử bảo hộ nguyên soái vào Lỗ quốc công nổ súng phát cờ, độ binh ra khỏi Trường An, nhắm Bắc Phiên Bạch Lang quan trực chỉ.
Khi đạo binh kéo ra Hà Bắc gần đến U Châu, thì trời đã hoàng hôn, nguyên soái bèn hạ lệnh dừng binh an dinh hạ trại. Giây lát quân sĩ dọn cơm lên, La Thông ngồi ăn uống với Giảo Kim, bỗng sực nhớ tới việc cựu thù, bèn hỏi Giảo Kim rằng:
- Thưa bá phụ! Cháu là hậu sanh, nên không rõ ông cha cháu trước thác vì sự gì? Mà lúc cháu lãnh ấn nhị lộ nguyên nhung, thì mẹ cháu khóc nói với cháu rằng: Ông cha cháu đều vì triều đình mà tử trận. Khi ấy cháu theo hỏi đặng lo việc báo cừu, mẹ cháu không chịu tỏ ra, dặn biểu ngày sau hỏi bác. Hôm nay nhân canh khuya vắng vẻ, xin bác phân rõ cho cháu tường, hầu oán trả ơn đền cho tròn chữ hiếu.
Trình Giảo Kim nghe hỏi rơi lệ đáp rằng:
- Cháu thiệt có hiếu lắm! Nên mới lo việc báo oán trả thù. Xưa ông cha cháu, mà nhất là cha cháu chết một cách rất thảm sầu, nói ra càng đau lòng chi xiết!
La Thông nghe qua mười phần nóng nảy, hỏi:
- Chẳng hay ai giết cha tôi đó, xin bác nói cho tôi biết mau.
Trình Giảo Kim nghe La Thông hỏi phăng, nghĩ lại chuyện xưa động lòng khóc lớn, hồi lâu mới ráng yểm lụy mà rằng:
- Xin cháu đừng phiền não làm chi. Vả đêm nay chưa tiện nói ra, đễ khi cứu giá xong rồi, bác sẽ thuật lại tường tận cho cháu biết!
La Thông hỏi:
- Vì cớ nào bây giờ chưa tiện nói ra?
Trình Giảo Kim nói:
- Cháu mới ra làm soái, cần phải để tâm trí cho thảnh thơi, nếu va đến sự buồn rầu, thì e hành binh bất lợi.
La Thông nói:
- Nếu vậy cháu xin nghe theo lời bác, nhưng khi cứ giá xong rồi, xin bác hãy thuật lại rõ cháu nghe.

La Thông nói dứt lời, từ giã về trướng soái. Ngày thứ truềyn binh nhổ trại tiền quân, hồi lâu ải Nhạn Môn mới tới.
Đây nói qua La phủ, có một vị nhị công tử tên La Nhơn tuổi vừa lên chín, môi son ám phấn, mắt phụng mày tằm, thường dùng cặp song chùy đánh muôn người sức mạnh. Nguyên La Nhơn này vốn là con của người bộ hạ La Thành là La An, Đậu phu nhân thấy dễ thương, nên nhận làm con nuôi, cưng yêu như con ruột. La Nhơn bình sanh dễ ăn dễ dạy, nhưng ngặt một điều không nết không na, phần võ nghệ cao cường nên các công tử chẳng ai đánh lại, thường ra đường chọc chúng la trời, dân sự đều chạy mặt đến kêu oan, mắng vốn Đậu phu nyân dài dài, Đậu phu nhân giận lắm bắt xiềng tại thư phòng, chẳng cho ra ngoài e sợ sanh sự. vả La Nhơn mạnh lắm, những thứ xiềng xích như vậy muốn chừng nào ra lại chẳng xong, nhưng chàng là người chí hiếu, rất sợ oai lệnh của Đậu phu nhân, nên túng thế như vậy mà chịu hơn trót tháng.
Hồi thứ chín

Ra Trường An, La Nhơn tìm anh.
Núi Ma Bàn, Thiết Ngưu bại trận.

Ngày kia a hoàn bưng cơm vào cho La Nhơn ăn, La Nhơn cười hỏi:
- Chẳng biết vì soa mà mấy rày anh ta không vào đây thăm viếng?
A hoàn thưa:
- Thế nhị công tử chẳng hay chuyện chi sao?
La Nhơn hỏi:
- Chuyện chi đó?
A hoàn nói:
- Bệ hạ đi bình Phiên bị vây tại Mộc Dương Thành, sai Trình thiên tuế về viện binh, chọn nguyên soái qua giải vây cứu giá, các công tử tựu ngay diễn võ trường tỉ võ. Đại công tử đã đoạt được ấn soái, đẽ đem binh đi rồi, làm sao mà vào đây viếng thăm cho được!
La Nhơn vội vã hỏi:
- Anh ta đi được mấy hôm rồi?
A hoàn nói:
- Mới hôm nay nữa là được ba ngày rồi.
La Nhơn nói:
- Việc như vầy mà chúng bây không cho ta hay trước, đặng ta theo đánh Phiên kiếm ít cái thủ cấp về lập công chơi.

La Nhơn nói dứt lời, liền bẻ xiềng tháo khóa, chụp cặp song chùy cong lưng nhảy khỏi phòng chạy tuốt.
A hoàn thất kinh kêu lớn lên rằng:
- Nhị công tử! Nhị công tử! Phải trở lại cho mau, không thôi bà đánh chết bây giờ!
La Nhơn không thèm nói lại, cứ việc co giò chạy hoài. A hoàn hoảng hồn, lật đật chạy vào báo cho Đậu phu nhân hay. Đậu phu nhân nghe qua mắng rằng:
- Ai biểu bây nói cho nó hay, bây giờ đây biết làm sao mà tính?
Phu nhân dứt lời, liền kêu ba người tớ tâm phúc là La Xuân, La Đức, La Phi sai đi theo tìm lại.
Còn La Nhơn khi ra khỏi phòng, chạy riết môt hồi cách Trường An thật xa, đến cai ngả ba, không biết La Thông đi ngả nào mà theo, đứng ngó nhìn ngơ ngác. Lúc ấy bọn bộ hành biết mặt, mới xúm lại hỏi rằng:
- Nhị công tử đi đâu vậy?
La Nhơn nói:
- Ta đi đánh Bắc Phiên, chúng bây có phải là Bắc Phiên  không? Đặng ta cho ít chùy lấy thủ cấp.
Bọn bộ hành hoảng kinh la:
- Đừng đánh! Đừng đánh! Chúng tôi là người một nước chớ không phải Bắc Phiên đâu!
La Nhơn hỏi:
- Vậy Bắc Phiên ở chốn nào, hãy chỉ cho ta đi bắt nó.
Bộ hành nói:
- Bắc Phiên xa lắm, cậu còn nhỏ tuổi đi sao thấu đến nơi?
Lúc La Nhơn đang nói chuyện với đám bộ hành, thì ba người gia tướng theo kịp, kêu lớn mà rằng:
- Cậu bẻ xiềng đi đâu? Bà nhà la quở vang đầy! Hãy trở lại cho mau, kẻo bà đánh chết!
La Nhơn hỏi:
- Còn chúng bây? Bây giờ muốn sống hay muốn sống hay muốn chết?
Ba người gia tướng nói:
- Bộ thế cậu muốn làm dữ sao? Ba biểu đi kêu cậu về, cớ gì lại hỏi kì như vậy?
La Nhơn nói:
- Nếu chúng ngươi muốn chết thì ta trở lại liền, còn bằng muốn toàn thây, thì phải dẫn ta theo anh ta cứu giá!
Ba người nghe nói mới nghĩ thầm rằng:
- Cậu nhỏ này hung lắm, nếu cãi lời e đánh bất tử thiệt thân, chi bằng kiếm điều nói gạt thì hay hơn.
Nghĩ rồi bèn dỗ ngọt rằng:
- Nếu cậu muốn theo anh cứu giá thì phải vào thưa cho bà hay, hầu xin chút ít bạc tiền, làm lộ phí mà đi mới đặng chứ.
La Nhơn nói:
- Vậy thời ta ở đây mà đợi, các ngươi về thưa thế cho ta, rồi ra hiệp nhau đi luôn thể.
Ba người gia tướng hỏi:
- Tại sao công tử không về?
La Nhơn nói:
- Nếu ta về ắt mẹ ta chẳng cho đi

Té ra ba người lớn tính kiếm điều gạt La Nhơn, nào ngờ gạt chẳng xong, lại bị La Nhơn làm bí lối. Túng thế phải trở về thưa lại.
Đậu phu nhân nghe qua giận lắm, nói:
- Thằng súc sinh nó thật ngang ngược! Thôi, trói thây nó! La An đem tiền bạc, ra dắt nó đi tầm bậy ít ngày, rồi nói kiếm chẳng được La Thông dẫn nó quay trở lại.
La An vâng lệnh lãnh bạc đi liền.
- Còn La Nhơn, khi ba người gia tướng đi rồi, thì ngồi day mặt về Trường An ngó chừng trông đợi. Lúc bốn người đi đến, La Nhơn mừng rỡ hỏi rằng:
- Các người về thưa với mẹ ta đặng chăng?
La An nói:
- Ba người ấy về thưa mà không đặng, nhờ có tôi năn nỉ bà mới cấp cho tiền bạc đi đường đây.
La Nhơn khoái chi nói:
- Vậy thì phải mau mau đi tìm anh ta, chớ nên trễ nãy.
Bốn người gia tướng nói:
- Nếu tìm không được thì phải trở về nghe!
La Nhơn nói:
- Nay mẹ ta đã cho phép rồi, thì phải cố công đi tìm cho được. Nếu trong sáu ngày mà các ngươi dắt ta kiếm không được, thì ta đập chết hết cho mà coi.
Mấy người nghe nói thất kinh, túng thế phải dẫn thiệt tình nhắm Bắc Phiên chỉ dặm.
Nói về tiên phuông Trình Thiết Ngưu lãnh ba ngàn nhân mã đi hồi lâu khỏi ải Nhạn Môn, ngang qua núi Ma Bàn, xảy nghe tiếng mả la inh ỏi. Trình Thiết Ngưu kêu quân dặn rằng:
- Có tiếng mả la chắc có bọn thảo khấu, vậy chúng bây hãy giữ gìn cho lắm, kẻo nó làm hỗn mà trở tay không kịp đa!
Trình Thiết Ngưu vừa nói dứt lời, bỗng thấy vài ngàn lâu la trên núi kéo xuống, đi đầu là một tên chánh đảng, tuổi nhỏ mà bộ tướng dữ dằn, đầu đội mão sắt, mình mặc áo đỏ, cỡi ngựa ô truy, tay xách cặp búa đồng xốc tới nói lớn rằng:
- Thằng nào đó! Thằng nào đó!
Muốn qua khỏi núi
Trước phải nạp tiền
Kháng cự đánh liền
Vua quan chẳng sợ

Trình Thiết Ngưu nghe nói cười ha hả nói rằng:
- Đồ ăn cướp quá ngang, dám đón binh vua mà đòi tiền mãi lộ.
Thiết Ngưu nói rồi liền giục ngựa lướt tới, hươi búa hô lớn rằng:
- Bọn bây là loài cẩu đầu, mà muốn ăn tim sư tử gan hùm sao? Nay binh trời đi ngang qua đây, lại dám đón đường thâu thuế?
Tên chánh đảng nói:
- Ta chẳng biết binh trời tướng đất nào hết, nếu muốn qua khỏi đây thì phải nạp tiền mãi lộ, bằng không dâng thủ cấp rồi ta sẽ cho qua.
Trình Thiết Ngưu nổi giận nạt rằng:
- Cẩu đầu chớ vô lễ, hãy đầu hàng cho mau, đi theo ông mà tảo Bắc, bằng nói nửa tiếng không, ông cho một búa bể đầu.
Tên chánh đảng nghe rồi nổi giận hươi búa xốc tới chém đùa, Trình Thiết Ngưu đỡ khỏi rồi chém trả lại, hai người đánh vùi với nhau dưới chân núi Ma Bàn, sức lực cầm đồng, bất phân thắng bại. ( Nguyên tên chánh đảng ấy họ Du tên Dũ Đức, có tài bắn ná dưới chân tài lắm, hễ gặp tướng nào mạnh bạo thời dùng chân kéo ná bắn lên). Lúc ấy Du Dũ Đức đánh cùng Trình Thiết Ngưu đặng hai chục hiệp, Trình Thiết Ngưu không dè có máy dưới chân, nên bị Du Dũ Đức bắn xẹt vào mặt một mũi tên, trúng vào má thủng tới lỗ tai, máu tuôn lai láng. Trình Thiết Ngưu la lên một tiếng rồi giục ngựa chạy dài. Du Dũ Đức cười lớn rằng:
Thưởng một mũi tên chưa đủ trừ tiền mãi lộ, ta quyết ở đây thâu đặng tiền mầy.
Du Dũ Đức nói dứt lời liền giục ngựa đến bóng cây mà đứng đợi. Còn Trình Thiết Ngưu bị tên đau quá, bỏ hết binh gia chạy nhào, chạy hơn năm mươi dặm mới gặp đội binh sau. La Thông thấy Trình Thiết Ngưu trở về thì làm lạ, vừa muốn hỏi Trình Giảo Kim, kế thấy Trình Thiết Ngưu chạy vào bẩm rằng:
Khi tôi đi ngang qua núi Ma Bàn, thì có ăn cướp chặn đường đòi tiền mãi lộ, tôi nổi giận đánh với nó, bị nó bắn một mũi tên, thiếu chút nữa phải bỏ mạng, may chạy khỏi về đây, xin nguyên soái tha tội!
Trình Giảo Kim mắng rằng:
- Đồ hư nà! Thứ ăn cướp như vậy mà thua, còn tính đi đánh giặc Phiên nỗi gì?
La Thông nói:
- Bởi chánh đảng tài cao nên mới dám đón binh trời mà đòi tiền mãi lộ, nay gặp tướng tài nếu bỏ qua uổng lắm, để tôi đến bắt nó làm kẻ tùy tùng.
Trình Thiết Ngưu nói:
- Thằng đó có tài kẹp ná dưới chân bắn hay lắm, nếu nguyên soái ra trận thì phải đề phòng.
La Thông gật đầu. Kế Trình Giảo Kim nói:
- Cháu hãy để cho bác đánh cho, vì chúng nó hễ thấy mặt bác thì phải đầu hàng.
La Thông thưa:
- Cháu ở không làm chi, mà để cho bác phải nhọc lòng nhọc sức.
Trình Giảo Kim nói:
- Nếu bác ra đó thì chặc có lợi mười phần! Bởi cháu chưa rõ, vì bác lúc nhỏ nghèo chuyên làm nghề ấy, thiệt tổ ăn cướp đây, hễ chúng nó thấy mặt thì xuống ngựa phục liền.
La Thông tức cười rồi truyền lệnh phân binh kéo tới.
Lúc ấy Du Dũ Đức trông thấy, bèn dẫn ba trăm lâu la áp tới nạt rằng:
- Phải nạp tiền mãi lộ thì ta mới cho qua, nếu không tiền thì hãy mau dâng đầu nguyên soái.
La Thông nghe qua cả giận, thúc ngựa tới nạt rằng:
- Cường khấu! Bộ mi muốn chết hay sao? Mà dám cả gan đón đường binh bổn soái.
Du Dũ Đức nói:
- Ta không phải quyết đón đầu binh mà đập làm chi, chỉ vì trên núi thiếu ăn, nên xuống xin một ngàn muôn hộc lương để trừ tiền mãi lộ.
La Thông nói:
- Nếu mầy chết đói thì theo bổn soái ăn cơm, bằng nghịch mạng cứng đầu, ta cho lãnh một thương đổ ruột.
Du Dũ Đức nổi giận nói:
- Mầy là thằng con nít, sao dám phách lối với ta, hãy ráng giữ mình mà lãnh thử chơi một búa.
Du Dũ Đức hươi búa đánh liền, La thông cử thương đỡ ra, làm con ngựa của Dũ Đức thối lui mười mấy bước. Du Dũ Đức hoảng kinh la lớn rằng:
- Khoan đã! Khoan đã!
La Thông dừng tay cầm thương bên trái phòng sẵn vì biết Dũ Đức tính bắn mình. Kế nghe Dũ Đức la lớn một tiếng rằng:
- Coi mũi tên ta đó!
La Thông biết trước nên chẳng giật mình, hợm tay mặt lên chờ tên tới bắt liền, còn tay trái thì hươi thương đâm mắt ngựa. Con ngựa Dũ Đức bị đâm đau quỵ xuống, ném Du Dũ Đức té nhào, binh Đường áp tới nắm đầu trói quách lại. Lâu la thấy Dũ Đức bị bắt vùng la lên rằng:
- Nhị đại vương bị bắt rồi, hãy mau về báo cho Thái đại vương biết.

Nói rồi kéo nhau chạy tuốt về núi Ma Bàn.
La Thông nghe lâu la nói vậy bèn đứng đó chờ, giây phút thấy trên núi bay ngựa xuống một người. Đầu đội bao đãnh, mặt xanh mày đỏ, mắt tròn răng hô, tay múa sóc vo vo, nhắm ngay chỗ La Thông chạy lại. La Thông lấy roi chỉ, hỏi lớn rằng:
- Ta đem binh cứu giá, sao ngươi dám cản đường?
Người ấy nói:
- Ta sai tướng đi mượn lương, ngươi không cho thì thôi, sao lại dám cả gan bắt em ta hử! Mau mau mở dây thả trả lại không thôi ta đánh chết bây giờ!
La Thông cười nói:
- Mầy là quân rừng rú không hiểu sự đời, há chẳng nghe danh môn giáo họ La phò Đường triều định quốc sao?
Người ấy nghe qua nghiến răng nói:
- Nói vậy mầy là bộ hạ của Thế Dân, con của La Thành à?
La Thông cười nói:
- Phải! Ta là con của La Thành đây! Nhà ngươi đã biết soái gia, sao không cải tá quy chánh xuống ngựa đầu hàng?
Người ấy cười ha hả nói:
- Hảo tặc chưởng! Ta cùng ngươi có thù chẳng đội trời chung, nếu chẳng giết ngươi thì đứng làm người rất uổng.
La Thông ngạc nhiên nói:
- Ta là công gia tử đệ, thuở nay chưa hề xuất trận chiến chinh, nào có giết hại ai mà ngươi gọi là thù?
Người ấy nói:
- Ngươi chưa rõ sao? Ta là Đơn Thiên Thường, con của Đơn Hùng Tín. Nguyên ngày xưa cha ta cùng cha ngươi kết nguyền đệ huynh thiết nghĩa, sau cha ta làm phò mã tại Lạc Dương, bảo tấu cho cha ngươi làm chức Nhất Tự Tịnh Kiên vương và hết lòng hậu đãi. Mà cha ngươi vong ân bội nghĩa bỏ qua đầu Đường, rồi dẫn dụ Đường Vương sang công phá Lạc Dương hại ch ta chết nên cái hờn ấy chẳng quên được. Nay ta gặp ngươi đây, quyết bắt mổ lấy gan mà tế cha ta cho hả giận.
La Thông nghe qua cười rằng:
- Nói vậy Đơn ca ca đây mà em không biết, nhưng anh trách điều ấy sai rồi!
Đơn Thiên Thường cả giận nói:
- Phải lắm chớ! Nay cha ta chết rồi thì cha ngươi vô tội chớ sao! Ta cũng từng biết thế thường trong việc chiến chinh, thì ai bênh chúa nấy. Còn nay ta cùng ngươi là anh em mà gặp nhau đây, đáng lẽ phải muôn vàn hân hạnh, nhưng cha ngươi lập ác tâm phản hại bạn, luận tội ấy rất nặng nề, thù mi không đứng chung trời, ngươi phân thế nghe sao cho đặng?

Thiên Thường dứt lời, múa sóc đánh ngay đầu La Thông, La Thông cử giáo lên đỡ, rồi nói rằng:
Xin ca ca đừng nóng nảy, hãy xuống ngựa vào ra mắt Trình bá phụ, đặng đồng qua Bắc Phiên cứu giá là hơn.
Đơn Thiên Thường nói:
- Gặp thù chẳng trả, uổng đấng anh hùng! Ngươi cứ nói nhiều lời vô ích!
Nói rồi lại múa sóc đánh tới nữa, La Thông né khỏi rồi đâm lại một thương, Đơn Thiên Thường đỡ chẳng nổi, trật yên té nhào xuống ngựa. La Thông truyền quân bắt dẫn tốt về dinh, hiểu dụ rằng:
- Bây giờ xin anh hãy quy hàng, kẻo uổng oan tánh mạng.
Lúc ấy Đơn Thiên Thương nghĩ:
- Nay mình bị bắt, nếu không thuận ắt tánh mạnh chẳng còn, chi bằng chịu đỡ rồi sau sẽ tính.
Chủ ý Thiên Thường đã định, giả ý nói rằng:
- Nguyên soái đã có lòng tưởng đến, tôi xin quy thuận đi dẹp Bắc lập công.
La Thông nói:
- Tôi sợ nghe anh ngoài miệng nói như vầy, mà trong lòng chẳng thiệt chăng?
Thiên Thường nói:
- Tôi là người hào kiệt, một lời nói ra bốn ngựa khó theo, nếu tôi ở một mặt hai lòng, thì đi đánh bắc Phiên đây, xin chết nơi tay kẻ giặc.
La Thông thấy Thiên Thường thề độc cũng tin, mới cở trói đứng dậy và vào ra mắt Giảo Kim.
Đến nơi Thiên Thường bước tới làm lễ. Trình Giảo Kim nói:
- Hiền điệt! Khi trước cha cháu cùng bác đây là anh em kết nghĩa, ngày nay bác thấy cháu không lớn lại võ nghệ cao cường, thiệt bác mừng hết sức.
Thiên Thường cúi đầu lạy tạ, rồi lui lại chào hỏi anh em. Kế có tiếng kêu hỏi rằng:
- Đơn đại ca, anh đã đầu nguyên soái rồi, sao chẳng cứu em với?
Thiên Thường ngó lại thấy đó là Du Dũ Đức, bèn bước tới nói với la Thông rằng:
- Người này là anh em bạn của tôi, xin nguyên soái rộng dung, thâu cho làm bộ hạ.
La Thông y lời, truyền quân mở trói cho Du Dũ Đức, đoạn dạy quân thiết tiệc đãi đằng, cùng nhau ăn uống trò chuyện đến khuya rồi đi ngủ.
Rạng ngày, La Thông ngủ dậy nghĩ thầm rằng:
- Ta coi thế hai người này không phải thiệt đầu hàng, e có giờ phản phúc, nếu để ở gần ắt khó về sau, chi bằng kiếm kế đẩy ra xa cho yên mọi việc.

La Thông nghĩ rồi liền ban lệnh tiễn cho Đơn Thiên Thường làm tiên phuông, dạy đoái lãnh ba ngàn quân đi trước đến ải Bạch Lang chờ đó. Thiên Thường lãnh lệnh tiễn và binh mã xong, ra dắt Du Dũ Đức, dẫn quân rầm rộ tiến về Bạch Lang quan hạ trại.

HOMECHAT
1 | 1 | 244
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com