watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:57:0418/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Hậu Thủy Hử 96 - Hết - Trang 26
Chỉ mục bài viết
Hậu Thủy Hử 96 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Tất cả các trang
Trang 26 trong tổng số 27

Hồi 120

Tống Công Minh hồn tụ đầm Lục Nhi
Tống Huy Tông mộng du Lương Sơn Bạc


Đang nói chuyện Tống Giang hiển đạt về thăm quê rồi trở lại Đông Kinh gặp lại các anh em đầu lĩnh, đốc thúc mọi người sửa soạn hành trang lên đường đi nhậm chức.
Thần hành thái bảo Đái Tôn đến thăm Tống Giang, hai người ngồi bàn chuyện phiếm một lúc, Đái Tôn đứng dậy nói :
- Tiểu đệ đội ơn thiên tử được bổ đi giữ chức Đô thống chế huyện Duyên Châu, nay muốn đem tấm bằng quan trả lại, trở về miếu Ngũ Nhạc ở châu Thái An chăm lo việc đèn hương thờ cúng, mong được thảnh thơi, sống đến hết đời. Được như thế thật là may mắn lắm.
Tống Giang nói :
- Sao hiền đệ lại nẩy ra ý nghĩ ấy ?
Đái Tôn đáp :
- Đệ chiêm bao thấy Thôi phủ quân cho lính đến gọi, nên mới phát nguyện dốc lòng làm việc thiện.
Tống Giang nói :
- Hiền đệ đang lúc sống đây đã có tiếng là Thần hành thái bảo, ngày sau ắt sẽ làm vị thần thiêng được thờ trong Nhạc miếu.

Sau buổi từ biệt hôm ấy, Đái Tôn trả lại quan bằng, trở về châu Thái An làm thủ từ, ở luôn trong Nhạc miếu, ngày đêm chăm chỉ việc đèn hương thờ phụng Ngọc hoàng thượng đế, tấm lòng thành kính thảnh thơi. Mấy tháng sau, một hôm đang lúc vui vẻ, không ốm đau bệnh tật, Đái Tôn mời đạo hữu đến vĩnh biệt, rồi cười vang mà mất. Sau đó Đái Tôn thường hiển linh ở Nhạc miếu. Người trong châu đến làm lễ tế rồi đắp tượng đặt thờ trong miếu. Khung sườn của pho tượng ấy chính là di thể của Đái Tôn.
Nguyễn Tiểu Thất sau khi nhậm chức quan bằng của triều đình đã đến chào từ biệt Tống Giang rồi lên đường đi nhậm chức Đô thống chế ở quận Cái Thiên. Hai tên đại tướng Vương Lẫm, Triệu Đàm chưa quên mối thù dạo trước bị Tiểu Thất mắng cho bẽ mặt ở động Bang Nguyên, trước mặt khu mật Đồng Qúan bọn chúng nhiều lần bới tội, nói Tiểu Thất dám tự tiện mặc hoàng bào, đeo đai ngọc của Phương Lạp, tuy chỉ là chuyện đùa giỡn nhất thời, nhưng cũng chứng tỏ vẫn ôm ấp ỹ nghĩ bất lương. Nay được bổ đến trấn thủ ở quận Cái Thiên là miền hẻo lánh mọi rợ, thì trước sau gì cũng làm phản. Đồng Quán trình với Sái Kinh để tâu lên thiên tử. Vì thế chỉ mấy tháng sau có lệnh của triều đình đưa xuống truy đoạt quan bằng của Nguyễn Tiểu Thất, bắt trở về làm thứ dân. Tiểu Thất lấy làm mừng, đưa mẹ già trở về thôn Thạch Kê ở Lương Sơn Bạc, lại làm nghề đánh cá để sinh sống, phụng dưỡng mẹ già, rồi qua đời, hưởng thọ sáu mươi tuổi.
Lại nói Tiểu toàn phong Sài Tiến trở lại kinh đô, thấy Đái Tôn trả lại quan bằng tìm nơi nhàn lánh, lại nghe nói Nguyễn Tiểu Thất chỉ vì chuyện lúc trước dám đội mũ triều thiên, mặc áo rồng, đeo đai ngọc của Phương Lạp nên bị triều đình truy đoạt quan tước, đuổi về làm thứ dân. Sài Tiến thầm nghĩ : “Ta cũng đã từng sắm vai phò mã của Phương Lạp, sau này bọn gian thần biết chuyện đặt điều tâu thiên tử thì ta cũng sẽ mắc tội, bị truy đoạt quan bằng, há chẳng là nhục nhã ư ? Chi bằng phải liệu trước để khỏi mang nhục vào thân”. Nghĩ vậy, Sài Tiến bèn thác cớ bị chứng phong thấp, thường bất ngờ phát cơn đau, khó đảm đương công việc, xin được nộp lại quan bằng, trở về làm nghề nông. Sau đó Sài Tiến từ biệt liêu hữu, trở về an nhàn làm kẻ dân thường ở quận Hoành Hải, phủ Thương Châu, rồi bỗng một hôm không bệnh mà mất.
Lý Ứng được bổ chức Đô thống chế ở phủ Trung Sơn đến nhậm chức được nửa năm thì nghe tin Sài Tiến cáo quan về nhà. Lý Ứng nghĩ mình cũng chung một tâm sự, bèn noi theo Sài Tiến dâng sớ lên Trung Thư Sảnh thác cớ mắc bệnh phong thấp không đủ sức làm quan, xin nộp trả quan bằng trở về ở thôn Độc Long Cương. Về sau Lý Ứng cùng với Đỗ Hưng làm ăn trở nên giàu có, cả hai đều được sống lâu.
Quan Thắng giữ chức Tổng quản binh mã ở phủ Đại Danh thành Bắc Kinh, rất được lòng quân sĩ, ai nấy đều lấy làm khâm phục. Một hôm Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, nhân lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất.
Hồ Diên Chước giữ chức Chỉ huy sứ ở ngự doanh, hàng ngày thao luyện võ bị, hộ giá hầu vua, sau thống lĩnh đại quân đi đánh quân Kim, đuổi đánh thái tử thứ tư con vua Ngột Truật đến tận Hoài Tây thì tử trận. Chỉ có Chu Đồng giữ chức Quản quân ở phủ Bảo Định lập được chiến công, sau theo Lưu Quang Thế cả phá quân Kim, được thăng chức Tiết độ sứ ở quận Thái Bình.

Hoa Vinh đem vợ con và em gái đến nhiệm sở ở phủ Ứng Thiên. Ngô Dụng từ trước vẫn sống độc thân, chỉ đưa theo một đứa tiểu đồng đến nhậm chức ở quận Vũ Thắng. Lý Quỳ cũng chỉ một mình đưa theo hai người hầu đi nhậm chức ở Nhuận Châu. Tại sao chỉ nói ba người kia đến nhiệm sở, còn số phận kết thúc ra sao thì không nói đến? Đó là vì bẩy viên chánh tướng nói ở đoạn trênvề sau không gặp lại nữa, nên phải kể luôn chung cục của từng người. Còn năm chánh tướng Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Hoa Vinh, Ngô Dụng, Lý Quỳ thì về sau còn gặp lại. Cuộc đời kết thúc ra sao, xem tiếp đoạn sau sẽ rõ.
Nói tiếp chuyện Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa ở lại kinh đô phân phát đồ thưởng của triều đình cho anh em các tướng, đốc thúc mọi người đi nhậm chức. Còn những người đã chết vì vương sự thì gia quyến theo số người nhiều ít được cấp vàng bạc vải lụa, đưa về quê nhà, cho tuỳ ý làm ăn sinh sống.
Mười lăm phó tướng còn sống trở về kinh đô, không kể Tống Thanh là em ruột Tống Giang đã về quê làm ruộng. Đỗ Hưng cùng về quê với Lý Ứng, còn nữa thì Hoàng Tín lại trở về nhậm chức ở Thanh Châu, Tôn Lập cùng với vợ chồng em là Tôn Tân, Cố Đại Tẩu đưa gia đình về phủ Đăng Châu giữ chức việc cũ. Trần Nhuận không muốn làm quan, xin trở về núi Đăng Vân làm ăn sinh sống. Sái Khánh theo Quan Thắng về Bắc Kinh làm dân thường. Bùi Tuyên và Dương Lâm, sau khi bàn bạc với nhau, cả hai đều xin trở về vùng suối An Mã giữ chức quan nhỏ. Tưởng Kính nhớ quê, xin được trở về Đàm Châu làm dân thường. Chu Vũ đến truyền thụ đạo pháp cho Phàn Thuỵ, rồi cả hai người làm đạo sĩ đi vân du giang hồ, theo Công Tôn Thắng xuất gia tu hành đến trọn đời. Mục Xuân trở về làm lương dân ở quê nhà, tại trấn Yết Dương. Pháo thủ Lăng Chấn có biệt tài, được bổ chức ở Hoả dược cục thuộc Ngự Doanh. Năm phó tướng trước đã được giữ lại làm việc ở kinh sư thì : An Đạo Toàn được bổ chức Kim tử y quan ở Thái y viện, Hoàng Phủ Đoan làm đại sứ ở Ngự mã giám như cũ, Kim Đại Kiên vẫn làm chức việc cũ ở Ngự bảo giám thuộc Nội phủ, Tiêu Nhượng được bổ chức Môn quan tiên sinh ở phủ Sái thái sư, Nhạc Hoà trông coi việc ca nhạc ở phủ phò mã Vương đô uý, trọn đời thanh nhàn, chuyện không có gì phải nói l
Lại nói Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa sau khi chia tay mỗi người một ngả đi nhậm chức. Lư Tuấn Nghĩa gia quyến cũng chẳng còn ai, chỉ đem theo mấy tên quân tuỳ tòng lên đường đi Lư Châu. Tống Giang vào tạ ơn từ biệt triều đình, chào các quan ở sảnh viện, đem theo gia nhân đầy tớ mấy người đi nhậm chức ở Sở Châu. Từ đó hai người xa nhau, ai theo việc nấy, cũng không nói tới nữa.
Lại nói triều nhà Tống, nguyên từ khi vua Thái Tông nối ngôi vua Thái Tổ đã bị lời nguyền độc, khiến cho triều đình rối bét, gian nịnh hoành hành. Đến nay thiên tử Tống Huy Tông là bậc chí thánh chí minh, không ngờ cũng bị kẻ sàm nịnh chuyên quyền, bọn gian thần hoành hành, bực hại bậc trung thần lương tướng, thật đáng đau lòng. Chỉ vì bốn tên tặc thần Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu, Dương Tiễn phá nước hại dân mà thiên hạ đại loạn. Bấy giờ thái uý Cao Cầu, Dương Tiễn ở phủ Điện suý thấy thiên tử ban thưởng trọng hậu cho anh em Tống Giang thì tỏ ý không bằng lòng. Chúng gặp nhau bàn cách đối phó.
Cao Cầu nói :
- Bọn Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa là kẻ thù của ta, thế mà nay ta lại phải coi chúng như bậc công thần được triều đình phong quan ban tước cho cai quản quân dân. Các quan sảnh viện bọn ta sao khỏi bị người ta chê cười ? Người xưa có câu : “Giận nhỏ không quân tử, không độc chẳng trượng phu!”.
Dương Tiễn nói :
- Hạ quan có một kế, trước hết đối phó với Lư Tuấn Nghĩa để chặt đứt một cánh tay của Tống Giang. Hắn ta là một kẻ anh hùng, nếu định hại hắn trước mà để cho hắn biết thì hỏng việc, gây ra nhiều chuyện bất lợi.
Cao Cầu nói :
- Xin túc hạ cứ cho nghe diệu kế.
Dương Tiễn nói :
- Tìm lấy vài tên quân ở Lư Châu, bảo bọn chúng đến sảnh viện tố cáo an phủ Lư Tuấn Nghĩa chiêu binh mãi mã, ngầm chứa lương thảo, có ý muốn làm phản. Sau đó đưa bọn chúng đến trình ở phủ thaí sư, nhưng không cho thái sư biết sự thật. Chờ thái sư tâu lên thiên tử xin thánh chỉ định đoạt, lúc đó sẽ sai người dụ hắn về kinh, rồi nhân khi thiên tử ban yến, ta sẽ ngầm trộn thuỷ ngân vào thức ăn khiến hắn phải truỵ thận, không làm được việc gì nữa. Thế là yên chuyện. Sau đó sai sứ giả đem ngự tửu đến ban cho Tống Giang, trong rượu bỏ thuốc độc chậm, chỉ trong vòng nửa tháng thì vô phương cứu chữa.

Cao Cầu nói :
- Thật là đại diệu kế ?
Có thơ rằng :
Tự cổ quyền gian hại thiện lương
Bất dung trung nghĩa lập gia bang
Hoàng thiên nhược khẳng minh chiêu báo
Nam tác bài ưu, nữ tác xương.
Dịch :
Giận lũ quyền gian đạo phá đạo thường
Bịt đường rấp lối hại trung lương
Trời xanh ví biết treo gương xấu
Con đĩ, thằng hề dám nhiễu nhương .

Hai tên tặc thần ấy bàn xong mưu kế liền sai kẻ tâm phúc đi tìm hai người dân quê ở Lư Châu cho ăn mặc giả làm quân sĩ, rồi viết hộ đơn, bảo bọn chúng đưa đến khu mật viện tố cáo Lư Tuấn Nghĩa hiện đang chiêu binh mãi mã, chứa lương thảo ở Lư Châu có ý muốn làm phản, lại nói Lư Tuấn Nghĩa đã sai người sang Sở Châu liên kết với an phủ sứ Tống Giang để cùng nhau dấy loạn. Quan khu mật viện Đồng Quán vốn cũng thâm thù với Tống Giang nên khi hai tên tố cáo đem đơn đến thì Đồng Qúan nhận đơn rồi trình ngay sang phủ thái sư. Sái Kinh nhận đơn rồi trình ngay sang phủ bàn định. Cao Cầu, Dương Tiễn tất nhiên cũng ở trong số đó. Thế là bốn tên gian thần cùng nhau bàn định mưu kế, rồi dẫn cả hai tên tố cáo vào nội phủ tâu lên thiên tử.
Huy Tông hoàng đế nói :
- Trẫm nghĩ bọn Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa trong tay có hơn mười vạn quân đi dẹp giặc bốn phương mà không sinh lòng phản trắc, nay đã bỏ tà theo chính, lẽ nào còn tính chuyện làm phản? Trẫm cũng chưa từng đối xử bội bạc với bọn họ, sao có chuyện họ dám phản lại triều đình? Bên trong hẳn có điều gì gian trá, chưa xét rõ thực hư, chưa thể tin ngay được.
Lúc ấy Cao Cầu, Dương Tiễn đứng bên cạnh tâu rằng :
- Đạo lý như bệ hạ phán dạy là chí phải, nhưng lòng người khó lường. Bọn thần nghĩ Lư Tuấn Nghĩa hẳn là chê quan thấp chức nhỏ cho nên lại sinh lòng phản trắc, không may bị phát giác.
Huy Tông hoàng đế nói :
- Cứ gọi kẻ tố cáo vào đây để trẫm đích thân thẩm vấn.
Sái Kinh, Đồng Quán lại tâu rằng :
- Lư Tuấn Nghĩa là con thú dữ, vẫn chưa đổi lòng. Nếu làm kinh động lọt chuyện ra ngoài thì rất bất lợi, sau khó lòng truy bắt. Chỉ có cách lừa hắn về kinh, bệ hạ sẽ lựa lời phủ dụ, ban yến và ngự tửu cho hắn để dò xét thực hư động tĩnh ra sao. Nếu quả không có chuyện gì thì không cần phải xét hỏi, mà cũng tỏ ra bệ hạ không phụ kẻ công thần.

Thiên tử chuẩn tâu, liền truyền chỉ sai sứ giả đến Lư Châu triệu Lư Tuấn Nghĩa về triều để sai phái công việc.
Sứ giả vâng lệnh đến Lư Châu, các quan văn võ lớn nhỏ ra ngoài thành nghênh đón, mời sứ giả vào phủ đường tuyên đọc chiếu thư.
Lư Tuấn Nghĩa nghe truyền thánh chỉ, vội thu xếp công việc rồi theo sứ giả rời Lư Châu về kinh. Chuyện trên đường đi không cần nói đến. Chẳng bao lâu Lư Tuấn Nghĩa về đến Đông Kinh, vào nghỉ ở ty Hoàng Thành.
Ngày hôm sau, từ sáng sớm, Lư Tuấn Nghĩa đã đến ngoài cửa Đông Hoa chờ buổi chầu sáng. Bấy giờ thái sư Sái Kinh, khu mật viện Đồng Quán, hai thái uý Cao Cầu, Dương Tiễn cùng đến dẫn Lư Tuấn Nghĩa vào điện phụ triều kiến thiên tử. Lư Tuấn Nghĩa lạy chào xong, thiên tử nói :
- Qủa nhân có việc muốn gặp khanh.
Lại hỏi :
- Đất Lư Châu của khanh có được yên ổn không ?
Lư Tuấn Nghĩa lạy hai lạy tâu rằng :
- Nhờ phúc lớn như trời biển của thánh thượng, quân dân bản châu đều được yên ổn thái bình.
Thiên tử lại hỏi tiếp, toàn những chuyện không đâu, kéo dài đến tận trưa. Quan nhà bếp bước vào tâu :
- Ngự thiên đã dọn xong, xin bệ hạ cho thánh chỉ.
Lúc ấy Cao Cầu, Dương Tiễn đã ngầm bỏ thuỷ ngân vào thức ăn, sai bưng bầy trên ngự án. Thiên tử cho phép Lư Tuấn Nghĩa dùng cơm ngự. Lư Tuấn Nghĩa vái tạ rồi kính cẩn ngồi ăn.
Thiên tử ôn tồn phủ dụ :
- Khanh đi trấn nhậm Lư Châu, cốt nhất phải tận tâm, dưỡng yên quân sĩ, chớ sinh ý nghĩ rông càn.
Lư Tuấn Nghĩa rập đầu lạy tạ, rồi ra khỏi triều trở về Lư Châu, tuyệt nhiên không biết mình đã bị bốn tên gian thần bầy cách hãm hại. Cao Cầu, Dương Tiễn hể hả bảo nhau :
- Từ nay thế là yên chuyện.

Lại nói Lư Tuấn Nghĩa đêm ấy trên đường trở về Lư Châu, cảm thấy đau thắt ngang bụng, cử động khó khăn, nên không đi ngựa được, đành xuống thuyền đi đường sông. Đến sông Hoài ở đất Tứ Châu, âu cũng là lúc số trời sắp hết, tự nhiên sẩy chuyện chẳng lành : Đêm ấy sau lúc uống rượu, Lư Tuấn Nghĩa muốn đứng đầu mũi thuyền tiêu khiển, không ngờ thuỷ ngân đã chạy vào tuỷ, vào bụng dưới, Lư Tuấn Nghĩa run chân đứng không vững, lại vì chuếnh choáng hơi men nên sẩy chân rơi xuống sông Hoài ở chỗ nước sâu mà chết đuối. Thương thay Ngọc kỳ lân ở đất Hà Bắc, rốt cuộc phải ôm hận làm quỷ oan trên sông nước. Người hầu vớt được thây, lo liệu quan quách, khâm liệm mai táng Lư Tuấn Nghĩa trên một gò cao thuộc đất Tứ Châu. Quan bản châu gửi văn thư trình lên sảnh viện, việc không có gì phải nói nữa.
Lại nói bọn gian thần Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu, Dương Tiễn thấy mưu kế đã thành, liền đem văn thư của quan Tứ Châu vào triều tâu lên thiên tử :
- Quan Tứ châu có biểu tâu việc Lư an phủ về đến Hoài Hà, vì uống rượu say ngã xuống sông chết đuối. Bọn hạ thần ở sảnh viện không dám không tâu lên. Nay Lư Tuấn Nghĩa đã chết, chỉ sợ Tống Giang có ý nghi ngờ, lại sinh chuyện khác. Xin bệ hạ soi xét, sai sứ đem ngự tửu đến Sở Châu ban cho Tống Giang để Tống Giang yên lòng.
Thiên tử im lặng hồi lâu, vì chưa biết bụng dạ bọn chúng thế nào nên chưa muốn chuẩn tâu, sợ xẩy ra chuyện xấu. Thiên tử chưa biết thế nào còn lưỡng lự thì bọn gian thần xảo trá lại lựa lời tâu gièm, làm cho thiên tử dần dần cũng phải nghe theo bọn chúng. Thiên tử bèn giáng chỉ ban hai bình ngự tửu, sai sứ đem đi Sở Châu, giao hẹn phải lên đường ngay hôm ấy. Kẻ được sai đi lại chính là thủ hạ tâm phúc của Cao Cầu, Dương Tiễn. Số phận đã định, Tống Công Minh lẽ ra được hưởng mệnh trời lâu nữa, không ngờ bị bọn gian thần bỏ thuốc độc vào ngự tửu rồi sai người mang đến Sở Châu để ban cho !
Lại nói Tống Công Minh được bổ về Sở Châu làm an phủ sứ kiêm tổng quản binh mã. Từ khi nhậm chức, Tống Giang một lòng yêu thương quân dân, được trăm họ kính trọng như cha mẹ, quân sĩ ngưỡng mộ như bậc thần minh. Án kiện xét xử nghiêm minh, các việc trong châu phủ đều đặt người trông nom đầy đủ, lòng người đều khâm phục tôn kính. Những lúc việc quân nhàn rỗi, Tống Giang thường ra ngoài vãn cảnh. Nguyên ở phía nam thành Sở Châu có một nơi gọi là đầm Lục Nhí (loài cây dại, tựa như cây rau răm mọc ở bờ nước, lá màu đỏ. Đầm này có nhiều loại răm dại nên gọi tên ấy). Nơi này bốn bề là ao đầm ngòi rạch mênh mông, ở giữa nhô lên một ngọn núi có hình thể rất đẹp, tùng bách rậm rạp xanh tươi. Tuy chỉ là một vùng đất không rộng lắm, nhưng địa thế rồng cuộn hổ ngồi, núi non nhấp nhô uốn lượn, sườn núi đá xếp như bậc thềm, thật chẳng khác gì địa thế trại Thuỷ Hử ở Lương Sơn Bạc. Tống Giang thấy vậy trong lòng rất vui, thầm nghĩ : “Nếu ta chết ở đây thì đất này đáng là nơi âm trạch. Những lúc rảnh rang ta nên đến đây dạo chơi ngắm cảnh cho đỡ buồn”.

Khỏi kể rườm rà : thấm thoát sắp được nửa năm từ khi Tống Giang về nhậm chức. Bấy giờ là thượng tuần tháng tư năm Tuyên Hoà thứ sáu (1124). Tống Giang bỗng nghe tin có sứ giả của triều đình đến ban ngự tửu bèn cùng thuộc hạ ra ngoài thành nghênh tiếp. Sứ giả vào đến phủ đường, tuyên đọc thánh chỉ. Đọc xong sứ giả bưng ngự tửu đến ban cho Tống Giang. Tống Giang uống xong, lại tự tay rót mời sứ giả, nhưng sứ giả từ chối, nói là không quen uống rượu. Lễ ban ngự tửu đã xong, sứ giả liền lên đường về kinh. Tống Giang sửa soạn lễ vật đem biếu sứ giả, nhưng sứ giả không nhận, cáo từ đi ngay.
Sau khi uống ngự tửu Tống Giang thấy đau thắt ngang bụng liền sinh nghi, đoán là rượu có pha thuốc độc. Nghĩ vậy Tống Giang vội sai người hầu đuổi theo dò xét thì thấy tên sứ giả vẫn uống rượu mỗi khi nghỉ chân ở các dịch trạm dọc đường. Biết chắc mình mắc mưu gian, uống phải thứ rượu đã bị bọn tặc thần pha thuốc độc. Tống Giang than rằng : “Ta từ nhỏ học Nho, lớn lên làm tiểu lại, không may sẩy thân mắc tội, nhưng trước sau chưa từng làm việc gì có dị tâm. Nay thiên tử khinh suất nghe lời sàm nịnh, sai đem rượu độc ban cho ta ! Nào ta có tội tình gì? Ta chết cũng đành, chỉ lo Lý Quỳ hiện làm đô thống chế ở Nhuận Châu, nếu hắn biết triều đình thi hành gian kế ấy, tất lại vào rừng tụ tập chúng bạn, làm hỏng thanh danh một đời trung nghĩa của bọn ta. Đành phải làm một cách này thì mới yên chuyện được.”
Nghĩ đoạn Tống Giang sai người đi ngay sang Nhuận Châu gọi Lý Quỳ ngày đêm đi gấp về Sở Châu để bàn công việc cần thiết.
Lại nói Lý Quỳ, từ khi về Nhuận Châu giữ chức đô thống chế chỉ thấy mệt mỏi buồn bực trong lòng, suốt ngày cùng chúng bạn uống rượu không biết chán. Thấy Tống Giang sai người đến mời, Lý Quỳ nói :
- Huynh trưởng cho người sang gọi, tất có chuyện cần đây!
Nói đoạn, bèn đem theo mấy thuộc hạ xuống thuyền sang Sở Châu, đến thẳng phủ đường tìm gặp Tống Giang, Tống Giang nói :
- Từ khi chia tay mỗi người một ngả, ta ngày đêm tưởng nhớ các anh em. Quân sư Ngô dụng ở quận Vũ Thắng thì xa, tri trại Hoa Vinh về phủ Ứng Thiên cũng không có tin tức. Chỉ có hiền đệ về quận Trấn Giang là gần hơn cả, vì thế ta cho mời hiền đệ đến để cùng bàn một việc lớn.
Lý Quỳ nói :
- Thưa huynh trưởng, việc lớn gì vậy ?
Tống Giang nói :
- Hiền đệ hãy uống chén rượu đã!
Nói đoạn Tống Giang mời Lý Quỳ vào hậu đường. Trên bàn đã bầy sẵn mâm chén, Tống Giang tự tay rót rượu khoản đãi Lý Quỳ. Hai người cùng nhau nói chuyện trò ăn uống hồi lâu. Rượu đã ngà say, Tống Giang nói :
- Hiền đệ hãy nghe ta nói việc này : Nghe tin triều đình sai người đem rượu pha thuốc độc đến ban cho ta. Nếu ta buộc phải chết thì tính thế nào ?
Lý Quỳ bèn kêu to :
- Lại làm phản thôi, thưa huynh trưởng !
Tống Giang nói :
- Này hiền đệ, bọn ta người ngựa không có, anh em còn sống thì chia lìa, mỗi người một nơi, muốn làm phản có thành sự được hay không ?
Lý Quỳ nói :
- Ở quận Trấn Giang đệ có ba nghìn quân mã, đại ca điểm lấy người ngựa và quân dân ở Sở Châu này, cùng nhau nhất tề nổi dậy, rồi chiêu binh mãi mã đánh tới! Chỉ còn cách lại lên Lương Sơn Bạc mới thật thoả chí của anh em ta ! Cần gì phải chịu luồn cúi để bị bọn gian thần làm nhục.
Tống Giang nói :
- Nguyên là trong tiệc rượu tẩy trần tối hôm ấy, Tống Giang đã rót cho Lý Quỳ uống rượu có pha thuốc độc. Sáng hôm sau, Tống sai đem thuyền đến đưa Lý Quỳ về. Lý Quỳ nói :
- Bao giờ huynh trưởng dấy nghĩa binh thì đệ sẽ đưa quân bên Trấn Giang sang tiếp ứng.
Tống Giang nói :
- Mong hiền đệ đừng trách ta. Hôm trước sứ giả của triều đình đã đem rượu pha thuốc độc đến ban cho ta uống, chết đến chỉ trong sớm chiều. Cả đời ta chỉ nêu cao hai chữ trung nghĩa, không chút lòng dối trá. Nay triều đình bắt ta phải chết vô tội, ta đành chịu cho triều đình phụ ta, còn lòng trung nghĩa của ta chẳng dám phụ triều đình. Ta sợ rằng sau khi ta chết, hiền đệ sẽ lại làm phản tổn hại thanh danh trung nghĩa thay trời hành đạo của anh em Lương Sơn Bạc chúng ta. Vì thế ta mời hiền đệ đến đây gặp ta một lần cuối. Trong bữa rượu tối hôm qua, ta đã rót rượu pha thuốc độc ngấm chậm cho hiền đệ uống rồi đó. Về đến Nhuận Châu tất hiền đệ phải từ giã cõi đời! Sau khi chết, hiền đệ hãy đến đây. Ngoài cửa nam thành Sở Châu có đầm Lục Nhí phong cảnh không khác mấy với Lương Sơn Bạc, âm hồn của ta và hiền đệ sẽ cùng nhau chung tụ. Ta đã định trước là sau khi ta chết, thi hài sẽ chôn cất ở đó.
Tống Giang nói xong nước mắt giàn giụa như mưa. Lý Quỳ cũng khóc theo mà nói :
- Thôi, Thôi ! Lý Quỳ này lúc sống hầu hạ huynh trưởng, chết rồi cũng xin làm quỷ hầu của huynh trưởng thôi !
Nói xong lại khóc nấc, toàn thân thấy nặng trĩu. Rồi đó Lý Quỳ gạt nước mắt lạy chào từ biệt Tống Giang, xuống thuyền trở về. Về đến Nhuận Châu thì quả nhiên thuốc độc đã ngấm. Lúc sắp tắt thở, Lý Quỳ căn dặn người hầu :
- Sau khi ta chết, bằng mọi cách phải chở quan tài của ta đến đầm Lục Nhí ở ngoài cửa nam thành Sở Châu chôn chung một chỗ với huynh trưởng Tống Công Minh !

Lý Quỳ dặn dò xong thì chết. Người hầu sửa soạn quan quách khâm liệm, rồi theo lời dặn chở quan tài người quá cố sang Sở Châu.
Lại nói Tống Giang, sau khi từ biệt Lý Quỳ, trong lòng buồn rầu nhớ đến Ngô Dụng, Hoa Vinh từ khi xa nhau chưa từng gặp lại. Đêm ấy thuốc ngấm nguy kịch, Tống Giang gọi những người hầu thân tín đến dặn rằng :
- Sau khi ta chết, các người hãy đem quan tài ta an táng ở chỗ khuất trên gò cao bên đầm Lục Nhí ở phía nam ngoài thành. Ta ắt sẽ đền đáp công đức của các người. Nhớ làm theo lời ta dặn!
Tống Giang nói xong thì qua đời. Người hầu của Tống Giang sửa soạn quan quách, làm lễ khâm liệm. Theo đúng di chúc của Tống an phủ, quan lại Sở Châu cùng những gia nhân theo hầu và đông đảo dân chúng bản châu đưa linh cữu Tống Giang đến mai táng ở đầm Lục Nhi. Mấy ngày sau, quan tài của Lý Quỳ từ Nhuận Châu chở đến cùng được chôn bên mộ Tống Giang, việc không có gì phải nói .
Lại nói Tống Thanh cáo ốm về chữa bệnh tại quê nhà ở huyện Vận Thành, nghe gia nhân về báo tin Tống Giang đã mất ở Sở Châu, nhưng lúc ấy Tống Thanh đang ốm không đến đưa tang được. Sau nghe nói mộ Tống Giang chôn ở đầm Lục Nhi ngoài thành Sở Châu, Tống Thanh sai người nhà đến làm lễ tế, sửa đắp phần mộ chu đáo rồi trở về báo lại, chuyện không phải nói đến.
Lại nói quân sư Ngô Dụng từ khi về nhậm chức thừa tuyên sứ ở quận Vũ Thắng trong lòng cảm thấy không vui, lúc nào cũng tưởng nhớ tình cảm thân ái của Tống Công Minh. Bỗng một hôm cảm thấy tâm tình hoảng hốt, ngồi nằm không yên. Đêm ấy Ngô Dụng chiêm bao thấy Tống Giang cùng đi với Lý Quỳ đến tìm mình, níu áo mà nói : “Quân sư Ngô Dụng ơi! Anh em ta thay trời hành đạo, lấy trung nghĩa làm đầu không hề có lòng phụ ơn thiên tử. Nhưng nay triều đình sai đem rượu pha thuốc độc đến ban cho ta uống, ta chết mà chẳng có tội gì! Sau khi ta chết, thi hài đã mai táng ở đầm Lục Nhi, ngoài cửa nam thành Sở Châu. Quân sư còn nhớ đến tình nghĩa ngày trước thì nên đến thăm mộ ta một chuyến.” Ngô Dụng muốn hỏi rõ, nhưng đột nhiên tỉnh dậy, mới hay là giấc chiêm bao. Ngô Dụng khóc nức hồi lâu, ngồi chờ trời sáng. Cả ngày hôm ấy Ngô Dụng bồn chồn vì giấc mộng, ăn ngủ không yên. Ngay hôm sau, Ngô Dụng bèn thu xếp hành lý, không đem theo người hầu, một mình lên đường đi Sở Châu. Tới nơi quả nhiên biết Tống Giang đã chết, dân bản châu ai nấy đều đau buồn thương tiếc. Ngô Dụng bèn sắm sửa lễ vật đồ tế rồi đi thẳng đến đầm Lục Nhi tìm nơi chôn mộ của Tống Công Minh và Lý Quỳ. Ngô Dụng sụp xuống trước mộ vục tay cào đất khóc to rằng :
- Linh hồn của nhân huynh thiêng liêng, xin soi thấu cho! Ngô Dụng tôi vốn chỉ là thầy đồ Nho nơi thôn dã, lúc đầu theo Tiểu Cái, về sau gặp gỡ nhân huynh, đã nhờ ơn cứu sống lại được hưởng giàu sang hơn mấy mươi năm nay đều nhờ ơn đức của nhân huynh cả. Nay nhân huynh vì việc nước nhà mà chết, hiển linh báo mộng cho biết, Ngô Dụng tôi không có gì báo đáp, xin theo giấc mộng lành về nơi chín suối cùng hội ngộ với nhân huynh!


HOMECHAT
1 | 1 | 227
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com