watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:12:0318/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 1 - 13 - Trang 21
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 1 - 13
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 21 trong tổng số 21

Chương 13

Nói Bừa Nên Thiệt Mạng
Kiên Nhẫn Được Minh Oan


 Ngô Đan Dương Doãn Tôn Hử bị tay chân là Đới Viên, Cừu Lãm giết, bức vợ là Từ thị phải lấy hắn. Từ thị lấy cớ là đang có tang, hẹn bao giờ mãn tang sẽ lấy. Sau đó Từ thị ngầm tính kế với người tâm phúc của chồng. Đến ngày hẹn, quả nhiên thấy Từ thị ăn mặc rất đẹp, thản nhiên nói cười như không. Đới Viên nghĩ Từ thị là đàn bà, chắc không gây tai họa, liền sai người tới thăm dò. Thấy Từ thị ăn mặc rất đẹp cười nói tự nhiên lại càng không nghi ngờ, bèn ăn mặc rất sang trọng vào phủ cầu hôn. Tới nơi vừa mới chào hỏi thì Từ thị nói:
- Các người đâu?

Từ thị vừa nói dứt lời thì người hai bên xông tới, chặt đầu Đới Viên. Nhân lúc không để ý tới, họ cũng giết luôn Cừu Lãm. Từ thị thay lại tang phục, dâng hai chiếc đầu lên cúng chồng rằng mình đã trả được mối thù. Một con người vừa can đảm vừa khôn khéo, xứng đáng là đấng trượng phu trong nữ giới.
Sau đó có Tạ Tiểu Kiều, một người từng báo thù cho cha và anh, có thể sánh ngang với Từ thị. Còn ở chỗ khác lại thấy có chuyện vợ báo thù cho chồng. Ngột Mộc Bộ vợ chết, đã giết chồng người, lấy vợ người ta làm vợ kế. Người ấy rút dao đâm Ngột Mộc. Ngột Mộc hỏi vì sao, người ấy bảo ta trả thù cho chồng. Ngột Mộc không giết người đàn bà ấy mà đuổi đi rồi lấy vợ khác. Người đàn bà ấy tuy không hầu hạ kẻ thù, song cũng không biết tự bảo vệ mình để báo thù. Lại có một Tổng binh ở Quảng Đông, giết người rồi cướp vợ làm thiếp. Nhân lúc hắn vào ngủ người đàn bà ấy cũng rút dao giết, Tổng binh sợ quá bỏ chạy. Đúng lúc ấy đứa ở đóng cửa, giữ người đàn bà lại, song không dám giết. Đến khi Tổng binh cho người tới bắt thì người đàn bà ấy đã tự vẫn. Đó là những người không quên chồng, không để thân mình bị ô nhục, song không trả thù được. Nếu như họ suy tính kỹ, biết rằng trước mắt không thể địch nổi thì sao không chờ sau này, chẳng chóng thì chầy mình cũng minh oan được cho chồng, chứ không nên liều mình cho hả nổi giận nhất thời. Nếu được thế thì người đàn bà này có thể sánh ngang với Từ phu nhân, Tạ Tiểu Kiều.
Chồng oan, thề tất báo,
Con cái nhờ ai nuôi?
Nhẫn nhục gần mười năm,
Đèn tàn đêm nuốt hận.
Chỉ ghét bọn bất lương,
Coi ta như gà mái.
Có chí ắt trả thù,
Phép vua không mất được.
Chồng chết con vẫn còn,
Con còn thù sẽ trả.
Đẹp thay nữ anh hùng,
Được muôn đời ca ngợi.

Người đàn bà này họ Tiền, vốn là con gái của một vị thân hào. Chồng chị họ Thủy, là họ có tiếng ở Thanh Hà. Bố chồng hiếu liêm(1) từng làm quan châu huyện. Gia đình nhà chồng giàu có được ba người con trai, con trưởng là Bá Tấn, con thứ là Trọng Duy, chồng chị là con út tên là Phúc Miện. Thuở nhỏ ba anh em thường chơi với nhau, anh đôi khi bắt nạt em, và em cũng có khi hỗn láo, song chẳng bao giờ để bụng, cãi nhau xong rồi thôi chứ không hề hiềm khích nhau. Đến khi mười bốn mười lăm tuổi, có khi anh lên mặt dạy bảo em, còn em thì ghét anh, tỏ ra ta đây người lớn. Đôi khi tỏ ra ta là chủ thì anh cho rằng em khinh thường mình, điều ấy cũng chẳng ngại gì. Song đến khi lập gia đình thì lòng dạ họ thay đổi hẳn. Trong ba nàng dâu thì ai cũng tỏ ra kiêu căng về gia thế của mình, có người thì tự hào về nhân phẩm, có người thì lên mặt vì tiền của, có người thì tự mãn về tài năng, thêm vào đó mẹ chồng lại kẻ trọng ngươi khinh và bọn nô tì thường hay xúc xiểm, làm lộn bậy cả lên.
(1) Hiếu liêm: cử nhân.
Suối kia vốn cùng nguồn,
Sau chia thành nhiều nhánh.
Theo thế đất vòng vèo,
Không bao giờ hợp lại.


Trong ba anh em, thì Bá Tấn lấy vợ ngay từ khi cha chưa làm hiếu liêm, vợ là con một nhà nho nghèo, đó là một người rất tiết kiệm, biết yêu quý tiền bạc. Bá Tấn cùng cha đồng cam cộng khổ, và cũng không thoát khỏi cảnh vất vả trong nhà. Rất may cha thi đỗ, mới kiếm được chút chức sắc, song cũng chỉ được cái tiếng mà thôi chứ không chịu học hành, không chịu giao thiệp với ai, anh ta chỉ là thần giữ của. Trọng Duy vốn có chút tài vặt, được cha cưới vợ cho khi vừa mới đỗ đạt. Vợ Trọng Duy là con một nhà giàu, có nhiều của hồi môn, bởi thế Trọng Duy kết thân với những danh sĩ. Thúc Miện lại được cha cưới vợ sau khi ông đã làm quan. Cho nên bố vợ là một danh gia vọng tộc, Thúc Miện nhờ vào thế lực cha nên học hành thành đạt. Theo Bá Tấn nói, trong ba người thì hai em không biết nỗi gian nan vất vả, không biết được cái gian truân của công việc trong nhà. Trọng Duy thì chê cười anh cả là một gã keo kiệt, em út là đứa khinh bạc. Thúc Miện khinh bỉ anh cả là kẻ bẩn thỉu, bụng dạ xấu xa, anh hai là kẻ tham danh, bất tài. Ba anh em họ dần dần trở thành:
Thế như nước với lửa,
Dần dần thù địch nhau.


Không ngờ từ sau khi họ có vợ thì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc Vợ Bá Tấn là Cao thị, nói:
- Ta là dâu cả.

Vì không còn mẹ chồng nên phần lớn việc nhà đều do Cao thị cai quản, tất cả mọi việc đều đứng ra lo toan. Trong nhà, Cao thị là người có quyền hành nên bọn nô tì đua nhau nịnh nọt. Vợ của Trọng Duy là Vương thị, vì giàu có nên tung tiền ra như rác để áp đảo mọi người, bọn nô tì hùa theo xu phụ. Còn Tiền thị tuy là con dâu thứ ba, lại cậy mình là con nhà gia thế nên cũng không chịu lép, hơn nữa lại có chút tài, kẻ dưới không thể khinh thường bắt nạt, ngược lại họ sợ Tiền thị nên không dám gần. Ba người này quả là:
Chân vạc như Ngô Sở,
Can qua ắt nổ ra.

Xưa nay trong anh em, chị em dâu khi xảy ra điều này tiếng nọ thì người chồng phải biết dàn hòa, không nghe theo vợ sẽ không xảy ra cãi cọ. Anh em trai có gì tức nhau thì vợ phải biết phân giải, ngăn ngừa thì không sinh ra hiềm khích. Song anh em họ mỗi người một khác, không ai chịu ai. Tuy đã ăn riêng song họ vẫn mưu chiếm ruộng đất tài sản chung để dùng riêng. Tuy cùng ở một nhà nhưng họ luôn xoi mói nhau, rình mò nhau từng li từng tí. Kẻ tiếng chì người tiếng bấc, gần như ngày nào cũng có chuyện. Hơn nữa Bá Tấn lại có một người anh vợ là Tiến Tử An, một người vô cùng keo kiệt, chuyên xúi bẩy làm những điều xấu xa. Bên cạnh Trọng Duy lại có hai người khách giỏi nịnh nọt, khéo đặt điều, đó là Hoàng Trung Bạch và Trúc Tiêu Nhiên. Bên cạnh Thúc Miện lại có những bạn luôn ngông cuồng phóng đãng, đó là Cung Lạc Quân và Trương Quốc Tộ. Họ chỉ biết phá tung ra chứ không muốn hàn gắn. Bá Tấn là người trọng tiền bạc khinh tình nghĩa, Tiền Tử An xúi bẩy rằng:
- Hai người em thả sức kết bạn, chỉ riêng anh ta phải làm việc vất vả thôi thì cứ chia quách ra người nào phận nấy, mình tự lo lấy mình.
Trọng Duy là một kẻ hiếu danh, Hoàng Trọng Bạch và Trúc Tiêu Nhiên lại nói:
- Bá Tấn là một tên điền chủ, Thúc Miện là đứa trẻ ranh, thường chê bai anh trước mặt người ngoài.
Cung Lạc Quân, Tương Quốc Tộ đều là những kẻ không đứng đắn, thường là sau khi uống rượu cứ oang oang ca ngợi Thúc Miện rằng:
- Ông là người mưu lược, không nên như anh cả yên phận với đống tiền trước mắt, rằng Thúc Miện là một bậc chân tài, sẽ thăng tiến rất nhanh, không như người anh thứ hai toàn dựa vào đút lót cầu cạnh đánh lừa mấy vị quan trên. Những kẻ ăn người ở cũng hùa theo xúi bẩy. Đúng là:
Ngả nghiêng vì đứa ở,
Lung lay bởi bạn bè.
Cây tử kinh ngoài ruộng,
Khó trở lại tốt tươi

Hiển nhiên tất cả đều dẫn đến chia rẽ, mà chia rẽ sẽ phải loại trừ nhau. Trong đó kẻ nào có mưu mô sẽ thắng, bè cánh đông sẽ thắng, kẻ nào đơn độc sẽ thua. Trọng Duy là một người đầy toan tính, biết anh cả là một người keo kiệt ngu đần, hàng ngày hắn thả ra một ít lợi lộc để làm thân với anh, thường xúi bẩy anh làm điều xấu, rồi đứng giữa châm chọc khích bác. Bá Tấn thấy Trọng Duy tôn kính mình, hơn nữa Trọng Duy học hành có tiếng tăm, nghĩ rằng thế nào Duy cũng đỗ và rất tin tưởng ở Trọng Duy. Vương thị vợ Duy thấy chồng xúi bẩy cũng tìm cách lôi kéo chị dâu cả, nay biếu cái này mai cho cái khác thả của ra để mua chuộc, dần dần thân thiết như chị em ruột và luôn nói xấu vợ chồng Thúc Miện.
Kế giỏi sai khiến người
Của nhiều lòng dễ dãi.
Hàn, Ngụy vừa hợp tung
Hàm Cốc cũng nguy ngập.

Thúc Miện là một người phóng đãng, không tự kiềm chế được thường hay nói những thiếu sót của anh chị cả với Trọng Duy. Song không ngờ Trọng Duy lại đem chuyện ấy nói với anh cả. Thúc Miện cũng nói với anh cả những sai sót của anh chị hai, thì anh cả lại đem chuyện ấy nói với Trọng Duy. Bởi thế hai người càng thù hận Thúc Miện, càng cấu kết với nhau ngày một chặt chẽ. Song Thúc Miện hoàn toàn không biết gì. Tiền thị đã thấy rõ điều đó nói với chồng rằng:
- Hai người rất thân thiết nhau, anh cứ thẳng như ruột ngựa, nói năng bừa bãi, e rằng họ sẽ oán trách anh, lần sau anh phải lưu tâm giữ mồm giữ miệng.
- Tính ta xưa nay vốn thẳng thắn, - Thúc Miện nói, - anh em ruột với nhau có gì thì cứ nói, ta không thể như câm như điếc được.
- Tuy là thế, - Tiền thị nói, - song cũng phải giữ gìn mới được.
Song Thúc Miện nào có chịu nghe lời.
Một hôm Thúc Miện uống rượu ở một nhà nào đó trở về, thấy hai ni cô ở nhà anh hai đi ra. Thúc Miện máu sôi lên, nói:
- Những ni cô này quen thói dụ dỗ đàn bà, cho hòa thượng vụng trộm! Anh Hai suốt ngày ở trường, các ngươi đến làm gì?
Thế là Thúc Miện làm ầm lên, đánh ni cô, rồi đánh cả người coi nhà của anh hai. Vương thị biết được rất căm tức. Vợ Bá Tấn cố ý dựng đứng lên rằng:
- Thúc Miện bảo ni cô và Vương thị gian dâm với hòa thượng, cho nên đánh ni cô.
Chuyện ấy làm cho Trọng Duy tức giận. Thúc Miện về nhà, Tiền thị trách móc, nói:
- Người nào phận nấy, việc gì đến anh? Cho dù ni cô có lai vãng tới thì anh nói việc ấy với anh Hai, lần sau không cho họ đến là được rồi, cớ sao lại làm chị ấy mất thể diện như thế?
Thúc Miện vốn là người cương trực, thẳng thắn, lại nghiện rượu bèn nói:
- Ngay đến cô cũng muốn gian dâm với hòa thượng ư?
Thấy chồng say, Tiền thị cũng không dám khuyên giải nữa.
Nhũng kẻ nghiện rượu,
Thường sống bê tha.
Nói năng bừa bãi,
Làm hại chính mình.

Một hôm Cao thị đánh đứa ở đến ba bốn mươi roi mà vẫn chưa thôi. Thúc Miện đang say vội chạy sang. Thấy Cao thị ngồi ở trên, còn anh cả đang đánh đứa ở. Thúc Miện hỏi mới biết nó lỡ tay đánh vỡ một chiếc bát. Đang còn hơi men, Thúc Miện nói:
- Tôi tưởng việc gì, hóa ra cái việc cỏn con ấy mà đánh nó ghê gớm như thế. Lỡ ra nó chết thì hàng ngàn hàng vạn chiếc bát cũng chẳng còn nữa đâu. Chị cả thì ngồi như thế mà anh thì đánh người, thật là đẹp mặt!
Thúc Miện cứ nói đi nói lại tới mấy lần rồi bỏ đi. Lúc ấy Bá Tấn xấu hổ, mặt đỏ bừng thôi không đánh nữa. Cao thị điên tiết nói với chồng:
- Chú út coi giữ chúng ta như thế thì kẻ ăn người ở ta sai bảo sao được.

Bên này Tiền thị cứ rày la chồng mua thù chuốc oán, nhưng Thúc Miện nào có lọt tai. Bên kia thì chị cả từ lâu đã căm ghét Thúc Miện đến tận xương tủy. Còn Thúc Miện cứ rượu vào lời ra, không giữ được mình, nên không những các anh muốn đánh, mà ngay cả bọn gia nhân của họ cũng ghét Thúc Miện. Đến như trước đây cha yêu quý Thúc Miện là thế, bây giờ thấy Thúc Miện nát rượu, lại thêm hai người anh nói xấu, nên cha cũng ghét Thúc Miện. Nhiều lần khuyên bảo con, song đã thành cố tật thì làm sao mà sửa được. Giá ở ngay nhà thì Tiền thị còn ngăn cản được, nhưng ra ngoài quần tam tụ ngũ, say mèm, hò hát nói năng bừa bãi thì cấm làm sao. Khi say bảo chị cả dung túng cho bọn ni cô ra vào, rồi bảo anh chị đánh bọn con hầu gần chết, hai anh sợ vợ, khi say Thúc Miện đem chuyện đó ra giễu cợt. Tất cả những chuyện ấy đều có thật. Bởi thế hai người anh tức giận, nói:
- Dứt khoát ta không để nó thế được, sau này nó sẽ dựa vào chuyện phòng the, việc nhân mạng để o ép ngăn cản mình. Thôi thì đánh nó chết đi là yên chuyện, rồi bảo đó là do cha, bắt cha phải nhận, chả nhẽ vì chết một đứa con mà cha chịu để hai đứa con kia phải đền mạng? Nhất định buộc cha phải nhận. Mà cha đã nhận rồi thì ai làm gì được mình. Thế rồi chúng quyết ra tay.
Hả dạ trừ mối hận,
Kể gì đến người thân.

Hôm sau khi ăn cơm xong, thấy Thúc Miện từ ngoài quán rượu trở về, họ không cho về nhà, nói:
- Cha bảo em ra vườn sau nói chuyện.
Thúc Miện ra vườn sau, thấy hai anh đang ngồi ở đó, cũng không đứng dậy. Thúc Miện nói:
- Cha đâu? Có chuyện gì thế?
Bá Tấn nói:
- Cha bảo ngươi ra ngoài vu cáo chị cả gian dâm với hòa thượng, đánh chết người, làm bại hoại gia phong.
- Làm gì có chuyện đó, - Thúc Miện nói, - hãy mời cha đến cho rõ trắng đen.
Hai người anh nào có chịu nghe, cùng lúc ra tay, dùng búa, gậy đánh tới tấp. Thúc Miện chết ngay tức khắc.
Tình máu mủ không còn,
Nói bừa nên chuốc họa.
Nói năng nên thận trọng,
Không nói, chẳng ai thù.

Sau đó chúng mời cha đến và cho người tới nói với Tiền thị rằng:
- Chồng Tiền thị trúng độc, chết ngoài vườn sau, đến mà khâm liệm.
Cha tới, chúng nói:
- Thúc Miện vu cho chị cả gian dâm, giết chết người, không thể tha thứ được, chúng tôi đã đánh chết rồi. Nếu cha che chở cho một đứa đã chết thì ba đứa cùng chết. Chúng tôi đã cho người đi gọi vợ nó, nếu vợ nó nói ra những điều không tốt thì hôm nay chúng tôi cũng kết liễu luôn đời nó.
- Anh em cùng một mẹ đẻ ra, - người cha nói, - sao các người độc ác thế!

Nói xong nước mắt ông giàn giụa. Sau đó thấy Tiền thị tay ôm con nhỏ, dắt theo hai đứa lớn, một đứa lên năm, một đứa lên ba đi tới, hai người bác nói:
- Chồng ngươi ngỗ ngược, cha đã đánh chết rồi, ngươi hãy thu xếp chôn cất chồng. Cha đánh chết đứa con ngỗ ngược cũng chẳng sao.

Chương 13 (B)

Thấy thế Tiền thị nghĩ: "Những tên tâm phúc của hai người ấy là Lai Phúc, Lai Thọ, Tiến Quý, Văn Đồng vẫn đang đứng ở đây chắc hai người này đã đánh chết chồng mình. Song họ khoác vào cổ cha. Ta là đàn bà, lại một thân một mình thì biết đâu mà kêu oan. Nếu ta không biết thân phận thì sẽ bị họ hãm vào chỗ chết, ba đứa nhỏ cũng không còn đường sống, và mối oán thù như biển cả này cũng không trả được". Đành phải nói với bố chồng rằng:
- Anh ấy nói năng bừa bãi thì tự chuốc lấy cái chết thôi. Cha có đánh chết, con cũng không dám nới gì. Con chỉ mong cha hãy trông nom lấy ba đứa cháu này, bảo toàn lấy chút máu mủ của anh ấy!
Bố chồng đang sợ con dâu không biết thân biết phận sẽ bị họ giết chết. Anh em nó sẽ trừ khử cả ba đứa trẻ này thì chị ấy sẽ tuyệt tự. Thấy con dâu nói thế, nước mắt ông trào ra, nói với Bá Tấn, Trọng Duy rằng:
- Nó đã không nói gì thì chúng mày phải trông nom đến con của nó. Bố chồng lấy ra ba mươi lạng bạc, sai người mua quan tài tang phục. Bá Tấn coi chặt cửa sau, không cho gia nhân tùy tiện ra vào. Trọng Duy đứng chặn lấy cửa vườn chỉ cho hai ba gia nhân và vợ hắn vào để giúp việc khâm liệm.
Tro nguội không bùng lửa,
Chim lồng chẳng thể bay.
Nỗi oan không rửa được.
Đạo trời mù mịt thay.

Ba đứa con trai mới năm tuổi thì sao hiểu nổi sự đời, chỉ có Tiền thị vừa lo khâm liệm vừa khóc lóc, chỉ khóc rằng sao chồng đã vội vã bỏ vợ con mà đi, rằng chị một mình không thể nuôi dạy con cái, không dám hé ra một lời oán hận về chồng chết oan. Khi cùng bọn đàn bà khiêng thi thể chồng, Tiền thị lén lút giấu chiếc búa sắt dùng để giết người đi. Khi hai bên khâm liệm thì người này cứ ngỡ người kia cất đi, không hỏi lại. Xác đưa về nhà Tiền thị thay chiếc áo máu ra giấu cùng với chiếc búa vào một chỗ kín. Khâm liệm xong, quan tài để ngay tại nhà, những người trong thân tộc đều biết rằng Thúc Miện đột tử, trong đó có điều gì bất minh, hai người này giữ kín người ngoài không ai biết được. Họ lại thấy Tiền thị không nói năng gì, mà dù có bất bình cũng không làm sao được. Không còn cách nào khác bố chồng đành phải chia gia tài, và Tiền thị được chia nhiều hơn. Bá Tấn, Trọng Duy biết rõ việc ấy cũng không dám suy bì. Song chúng đuổi hết những gia nhân đi, chỉ để hai người lão bộc ngu đần đi thu tô cho Tiền thị và hai đứa ở ngu xuẩn cho Tiền thị sai vặt trong nhà. Những người thân thích đến chúng đều sai người nghe ngóng xem Tiền thị có nói gì không. Song Tiền thị chỉ nói:
- Tôi là quả phụ, không gặp đàn ông, kể cả người thân tôi cũng không gặp.

Tất cả những người thân thích khi có công việc đến mời, Tiền thị đều từ chối là đang có tang không đi. Đến khi xong tang, phàm là những người chí thân, những việc hiếu hỉ bất đắc dĩ phải đi, thì hai người chị dâu đều sai người đi theo dõi, song Tiền thị cũng chẳng nói gì, vì chị cho rằng có nói ra cũng vô ích, mà có khi còn mang vạ.
Tai điếc như bức vách,
Chẳng hé răng nửa lời.
Đêm phòng the vò võ,
Ngậm ngùi nuốt đắng cay.

Cao thị và Vương thị là những đứa đầy mưu kế, sợ rằng Tiền thị không quên thù chồng đã cấm cửa ni cô ra vào và nhờ mấy mụ mối tâm phúc vờ vịt đến mối manh cho mấy đứa con chị, song lại hỏi vì sao chồng chị lại chết yểu như thế? Tiền thị chỉ nói chồng mình chết vì mắc bệnh cấp tính. Có người lại hỏi:
- Nghe đâu người ta bảo chồng chị chết bất minh có phải không?
- Chồng tôi chết vì ốm đau chứ có gì là bất minh đâu.
Tuyệt nhiên Tiền thị không để lộ ra một ý nào khác. Hai người đàn bà kia lòng dạ vô cùng nham hiểm, sai mấy bà mối giả vờ ngờ nghệch, khơi gợi chuyện phong tình, than vãn Tiền thị phải sống phí hoài tuổi thanh xuân, song Tiền thị không chút lãng quên, chị thẳng thắn từ chối:
- Con còn nhỏ, tôi không nghĩ tới chuyện đi bước nữa.
Hai người ấy lại cố ý sai những người đầy tớ trẻ đẹp mang lễ vật tới thăm hỏi, Tiền thị không mời vào nhà. Tất cả những việc ấy Tiền thị đều đáp lại hết sức chu đáo.
Giữ miệng kín như bình,
Giữ thân như giữ ngọc.
Dù sóng cả gió to
Vẫn không hề lay chuyển.

Những đứa con cũng dần dần trưởng thành, sợ học xa nhà không trông nom được, mà mời thầy về nhà dạy, lại sợ những người anh đặt điều, thôi thì Tiền thị tự dạy con. Vì thương con rất mực, Tiền thị dạy con hết sức nghiêm túc.
Con cũng vì thương me,
Nên chịu khó học hành.
Đọc sách cha để lại,
Nước mắt đỏ máu tươi.


Mấy năm sau thì bố chồng chết. Tiền thị nghĩ thầm, nay họ không còn chỗ để che giấu, thoái thác, ta liều mình minh oan cũng không khó nữa. Song đứa con cả mới hơn mười tuổi, đứa út thì còn bé quá, chưa đủ lông đủ cánh. Trong những đêm trăng Tiền thị thầm kêu lên với chính mình rằng ta phải trả mối thù này. Khi dạy con Tiền thị thường kể cho con nghe những gương trung thần và người có hiếu với cha mẹ. Chị luôn chú ý rèn dũa chúng thành những người có khí tiết, biết hiếu nghĩa, và những đứa con của chị cũng hiểu được điều đó. Hai đứa con lớn đã trưởng thành, định tìm vợ cho chúng, chị cũng giả vờ xin ý kiến của hai chị dâu, hai người ấy sợ rằng nếu tìm những nhà có thế lực sau này họ giúp đỡ nó thì lại thêm rắc rối. Họ bèn tìm cho thằng cả đứa con gái của một bà quả phụ, nó không có bố vợ. Còn đứa thứ hai thì hỏi cho nó đứa con gái của một gã thô tục vừa mới giàu lên, và họ giả vờ nói, mình là một nhà quan nghèo, lấy họ sẽ được nhiều của hồi môn. Sau này muốn leo lên cao e rằng sẽ tốn kém, mà mình thì mẹ góa con côi lo làm sao được. Tiền thị cũng đành phải nghe theo họ.
Chân ta vẫn hãy còn,
Cần gì nhờ người khác.
Chí nếm mật nằm gai,

Quyết trả thù rửa hận.

Những sách vở của Thúc Miện để lại chúng đã đọc được, những lối văn khoa cử chúng chưa được học. Đến khi mười lăm mười sáu tuổi, Tiền thị cho chúng đi học xa nhà. Bá Tấn, Trọng Duy thấy Tiền thị vẫn yên phận ở vậy, lại vẫn đối đãi với các anh các chị hết sức chu đáo. Họ nghĩ rằng Tiền thị đã quên chuyện xưa. Hơn nữa sự việc xảy ra đã lâu, ba đứa cháu còn yếu đuối chẳng hại được ta, cho nên cũng không nghi kỵ và hãm hại chúng. Bởi thế Tiền thị cũng yên tâm cho chúng đi học xa. Sáng chiều vẫn giữ chúng không cho đi đâu, còn mình thì cũng làm việc nhà, đôn đốc chúng học hành. Điều đáng mừng là hai đứa học tập chuyên cần, đứa lớn được xếp thứ nhất trong phủ huyện, được cử lên đạo(1) học.
(1) Đạo: đơn vị hành chính cấp trên của phủ huyện.

Ba đứa con, đứa lớn lên là Pháp Tổ, đứa thứ hai là Thằng Tổ, đứa thứ ba là Kế Tổ. Lúc ấy Pháp Tổ đã lên đạo học, Thằng Tổ và Kế Tổ cũng đã biết làm văn. Kế Tổ mười tám tuổi, Tiền thị định tìm vợ cho nó, và mong sao cả ba đứa thành gia thành thất rồi sau đó mình mới đòi đến mạng. Không ngờ mười tám năm đau lòng buốt ruột, chỉ biết một mình chịu đựng không dám thổ lộ cùng ai, kể cả những người thân thích. Ngay nhũng đứa con rứt ruột của mình cũng không cho chúng biết, nếu chúng để lộ ra với bác chúng thì sẽ thành tai họa. Bởi thế Tiền thị không dám hé răng, ngay những lúc quá uất ức, muốn khóc lên cho vơi đi cũng không khóc được. Bởi thế lúc đầu khí uất kết từ trong tì vị không điều hòa được, sau đó biến thành cổ trướng.
Uất khí nghẽn trong ngực,
Định nói phải nuốt vào.
Tích lại thành cố tật,
Chết đi ở suối vàng.


Tài sản tích góp được đều do chị tảo tần hơn mười năm trời, thấy mình không thể sống được, chị dành lại một ít để lo việc chôn cất cho mình và lo việc cưới vợ cho Kế Tổ, còn lại chị chia đều cho ba người. Chị dặn:
- Mẹ còn một chiếc hòm nhỏ, sau khi chôn cất mẹ xong, các con hãy mở ra, đừng cho bất cứ ai biết.
Quả nhiên ba người con vẫn không mở ra xem, mà chỉ một lòng một dạ lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ. Song thuốc dù tốt cũng không hiệu nghiệm, năm hết tết đến chị ôm hận từ giã cõi đời.
Đêm bên đèn oán hận
Thù này ngỏ cùng ai.
E rằng nơi chín suối
Vẫn ngậm tủi nuốt cay.

Ba đứa con khóc lóc kêu trời kêu đất, mua quan tài khâm liệm mẹ. Ai ai cũng xót thương cho Tiền thị, mười tám năm trời khổ sở ở vậy nuôi dạy ba đứa con nên người, không ai biết được chị quyết tâm nuôi chí báo thù.
Việc tang ma tạm xong, ba anh em nghĩ: "Mấy hôm trước mẹ dặn còn chiếc hòm nhỏ, chưa biết chừng ở đó còn ít tiền chăng”. Nay việc ma chay đã tạm xong, thôi thì hãy mở xem sao". Thế rồi họ vào nhà, mang hòm thấy rất nặng. Ba người vội mở ra, chỉ thấy trong đó có bộ quần áo bê bết máu, một chiếc búa sắt và một mẩu giấy. Trên mẩu giấy còn bút tích của mẹ: "Vì thẳng tính, cha con đã xúc phạm đến hai bác con. Vào ngày... tháng... năm..., hai bác đã lừa cha con ra vườn sau, dùng búa đánh chết. Lúc ấy có cả những tên tay chân của họ là Lai Phúc, Lai Thọ, Tiến Quý, Văn Đồng. Chiếc áo máu là của cha con mặc lúc bị hành hung, chiếc búa là hung khí giết cha con. Vì các con còn nhỏ, nếu mẹ đứng ra đòi mạng, sợ rằng họ sẽ giết hại, và ngay các con cũng khó mà sống được, bởi thế mẹ phải nén chịu. Nếu các con có chí thì hãy làm đơn cáo giác, trên báo thù cho cha, dưới rửa hận cho mẹ!". Ba người con thấy thế gào lên khóc, nói:
- Cha chúng ta vốn chết bất đắc kỳ tử, há sao chúng ta lại không báo thù cho cha?
- Bây giờ thì chúng ta phải giết chết hai người ấy, - Kế Tổ nói, - bắt họ phải đền mạng.
- Không nên nôn nóng như thế, - Pháp Tổ nói. - Ta là anh cả, ta phải đứng ra cáo giác.
Ngay đêm ấy Pháp Tổ làm đơn đưa tới Phủ án cáo giác.
Lưới trời sao thoát được,
Nỗi oan ắt phạt đền.

Khi cáo giác, quan trên cho rằng việc đã quá lâu không chịu giải quyết. Pháp Tổ cứ ôm chiếc áo máu kêu oan, Phủ án đành phải phê, giao cho Lý hình của bản phủ giải quyết. Quan Lý hình là người Trọng Duy tôn là thầy, Bá Tấn lại đút lót nhiều tiền của, bởi thế Lý hình dọa Pháp Tổ:
- Chuyện tính mạng rất hệ trọng, sao lại chỉ dựa vào mấy câu nói của mẹ để tố cáo bác được? Hơn nữa lại không có giấy khám nghiệm thương tích, nếu mở nắp quan tài cha đã khâm liệm từ lâu thì ngươi sẽ là kẻ bất hiếu, mà án mạng sao mười tám năm nay mẹ ngươi không cáo giác?
- Lời trăng trối của mẹ tôi đã rõ, - Pháp Tổ nói, - hai bác tôi giàu như nước, sợ không báo thù được cho cha tôi, mà còn nguy hiểm đến tính mạng của các con, cho nên mẹ tôi phải nén chịu. Nếu kẻ học trò này lại tiếc thân mình, không dám tố cáo thì kẻ học trò này càng bất hiếu. Mà khám nghiệm không có thương tích thì tôi xin nguyện chết.

Lý hình không dọa nạt được, đành phải tới nhà mở quan tài ra khám nghiệm. Trước khi khám nghiệm Lý hình lại dụ dỗ nhiều lần, song Pháp Tổ khăng khăng không chịu. Hai người này ỷ vào thế Lý hình, nghĩ rằng thi hài đã rữa nát không còn dấu vết, hơn nữa đã đút lót cho những người khám nghiệm tử thi, hẳn là họ sẽ che đậy cho. Ngờ đâu khi mở quan tài, thì lạ thay, đó là một xác chết khô, còn nguyên vẹn. Cởi áo ra khám xét thì xương bả vai trái bị búa đập dập nát, cánh tay bên phải bị búa đập gẫy. Thái dương bị tống tổn thương, hạ bộ bị đá dập. Ngoài ra còn nhiều vết thương trên khắp cơ thể. Những vết bầm tím, vết tròn, vết dài, vết rộng, vết hẹp, đều ghi hết vào biên bản khám nghiệm. Thời ấy, Pháp Tổ kiện hai người bác đã làm chấn động các trường học. Những người cùng học với Pháp Tổ không hiểu sự việc bên trong, còn những người quen biết Thúc Miện đều cho rằng Thúc Miện nói năng bừa bãi mà bị đố kỵ. Hai người ấy đều đổ cho cha, nhưng việc Thúc Miện ngỗ ngược với cha lại không có chứng cứ thực, nên quan cũng không bao che được. Lai Phúc đã chết, Tiến Quý bỏ trốn từ lâu, quan đành phải bắt Lai Thọ, Văn Đồng tới tra khảo. Lúc đầu chúng chối là không biết, sau đó tra khảo chúng đành phải khai là Bá Tấn dùng búa đánh gẫy cánh tay, Trọng Duy tống vào thái dương, Bá Tấn lấy búa đánh vào vai bên trái, Trọng Duy đá vào hạ bộ, chúng con chỉ hùa theo. Bá Tấn và Trọng Duy không sao chối cãi được, viên quan xét xử cũng không bịt được mồm hai tên kia.
Hai mươi năm ôm hận.
Bỗng nay được minh oan.
Phép vua sao cãi được,
Khó thoát khỏi lưới trời.

Bá Tấn, Trọng Duy phải khép vào tội anh giết em. Lai Thọ, Văn Đồng đáng ghép vào tội con ở giết chủ. Song vì tiền bạc của chúng rất thiêng, Bá Tấn đã âm mưu bảo bọn tay chân nhận hết, Trọng Duy được tha, Lai Thọ, Văn Đồng chỉ là kẻ đánh hôi, cuối cùng được giảm tội. Pháp Tổ lại tiếp tục kháng cáo. Hai người kia lại tiếp tục biện bạch, song vẫn bị bác bỏ. Thế mới biết lưới trời lồng lộng, không chóng thì chầy cũng bị báo ứng.
Ân, nghĩa là lẽ trời,
Giết nhau thật bất nhân.
Lần lượt vào nhà ngục,
Đáng đời bọn ác nhân.


Bá Tấn là một tên giàu có, Trọng Duy là một kẻ mưu mô quỷ quyệt khéo chui luồn, nếu như ngày ấy người đàn bà yếu chân mềm tay kia làm cho ra nhẽ, thì chúng sẽ đổ vấy cho cha, và chẳng qua chúng chỉ tung ra ít tiền, cũng chẳng làm gì được chúng. Nếu xuất đầu lộ diện thì Tiền thị không chết vì uất ức thì cũng bị chết vì mệt mỏi. Ba đứa con mồ côi cha mẹ, ai sẽ là người nuôi nấng, dạy bảo? Nếu Tiền thị không nén lòng chịu đựng thì nỗi oan uổng của chồng không rửa được, mà thậm chí còn phải chết oan, ba đứa con không bảo toàn tính mạng. Không ngờ Tiền thị âm thầm kiên trì chịu đựng nuôi chí báo thù, thấy tình thế bất lợi, bèn thuận theo bố chồng đó là một cách làm tùy thời khéo léo nhất. Mười tám năm trời không tỏ ra một chút gì oán hận, ngay đến con cũng không nói cho chúng biết, thì quả là vô cùng mưu trí và đầy nghị lực. So với những người tiết liệt còn hơn một bậc. Còn như Bá Tấn, Trọng Duy, không có tình yêu thương, tàn sát người thân, tuy dùng mọi mưu mô xảo trá để mong thoát tội, rốt cục vẫn vô ích. Tại sao bọn chúng không kìm nén cái tính độc ác như lang sói đi đôi chút? Còn như Thúc Miện nát rượu nói bừa để đến nỗi phải chuốc lấy cái chết, khiến cho vợ con phải sống vất vưởng long đong, âu cũng là một bài học cho những kẻ ngông cuồng. Tiền thị là một người biết nhẫn nhịn và cuối cùng đã báo được mối thù cho chồng. Ba người đàn ông không nhẫn nhịn được cuối cùng đã phải chuốc lấy cái chết. Kinh thư viết: "Việc nhỏ không nhẫn nhịn sẽ làm loạn mưu lớn". Trương Công Nghệ kiên trì chữ nhẫn, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào luân lý, quả thực đây cũng là điều quan hệ đến tính mạng con người.

nhiều tác giả

Đoán Án Kỳ Quan

Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)

Chương 2 (B)


Ông gọi chức dịch địa phương trả lừa cho Lã Lộc, kết thúc vụ án ngay tại chỗ. Chức dịch địa phương nghe Bành Công phán bảo, vội gọi:
- Người đâu, con lừa hôm qua các ngươi buộc ở đâu?
Người giúp việc là Trâu Văn nói:
- Dạ, buộc ở Đinh Gia Điếm, con xin dắt đưa đến.
Trâu Văn đi một lát đã dắt con lừa về trao cho Lã Lộc. Cả Tào Nhị cũng được cho về.
Bành Công lại nói:
- Ngụy Bảo Anh, ngươi dẫn chức dịch của ta đưa tên Trương Nhị nát rượu ấy về đây để ta tra hỏi kỹ lưỡng.
Một vài chức dịch cùng Ngụy Bảo Anh ra đi, một lúc sau trở về báo:
- Thưa quan lớn, không thấy Trương Nhị nát rượu đâu cả.
Bành Công lại bảo người dân ở đấy:
- Những người đứng xem quanh đây, nếu có ai nhận được xác này thì nên đến nhận, bản huyện không bắt tội đâu.
Quan nói xong, những người đến xem xúm xít đứng quanh, cả nam lẫn nữ nhưng không một ai chen ra. Bành Công lại sai chức dịch truyền lời lần nữa:
- Trong số những người đến xem đứng quanh đây, nếu có ai nhận được xác này thì không việc gì phải sợ hãi, chỉ cần nói rõ lai lịch là được.
Người nào người nấy trong số người đến xem đều bước tới nhìn kỹ cái xác. Thấy xác không nát rữa, ai nấy thầm nghĩ:
"Cậu thanh niên này không biết con cái nhà ai. Mặt mũi xinh đẹp da lại trắng bóc, xem ra chỉ khoảng mười bảy, mười tám tuổi không biết đứa ác độc nào giết chết thế? Đáng thương khắp mình đều là thương tích, gặp chuyện rủi ro này mà không có người thân nào kêu oan cho cậu ta?". Đám người đứng xem bàn ra tán vào, ồn ào cả lên. Bỗng ở một phía có tiếng người kêu to:
- Oan uổng quá! Oan uổng quá!
Bành Công ngẩng lên nhìn, thấy người kêu oan tuổi chừng ngoài sáu chục, mình mặc áo quần vải màu nguyệt bạch, giày xanh tất trắng, da mặt hơi vàng, hai lông mày rậm, đôi mắt mở to, đầu tóc ngay ngắn, quanh mép có râu đen, quỳ trước bàn kêu:
- Trên có quan lớn, tiểu nhân oan uổng quá!
Bành Công bảo:
- Ngươi có việc oan uổng gì cứ nói thật ra!
Ông già nói:
- Con là Triệu Vĩnh Trân, nhà ở đầu đằng đông phố Hạ Điếm, làm nghề nông. Con có một trai một gái, với hai vợ chồng con nữa là bốn người. Con trai con mười tám tuổi đang đi học, con gái con hai mươi tuổi, chưa gả chồng. Thằng bé Triệu Cảnh Phương của con thường ở ngay tại trường, đêm ngày mười ba tháng này không về nhà, hôm sau cũng không thấy về. Con cho người đi tìm nhưng không biết cháu ở đâu. Hôm nay thấy quan lớn nghiệm xác ở đây mới biết xác ấy chính là cháu Triệu Cảnh Phương, không biết cháu bị kẻ nào sát hại. Kính mong quan lớn đặc cách gia ân, truy bắt hung thủ cho con được báo thù rửa hận.
Bành Công bảo:
- Ông hãy nhận lấy xác con, tạm thời quản ở một nơi, chờ ta bắt hung thủ báo thù cho.
Ông già nhận xác con đem về. Bành Công gọi:
- Mã Thanh, Đỗ Minh, hai ngươi cấp tốc tróc nã tên Hồ Thiết Minh đưa về huyện để thẩm vấn.
Hai người vâng lời đi ra. Bành Công giải Ngụy Bảo Anh về huyện Tam Hà giam lại, sau đó cho người đi bắt Trương Nhị nát rượu.
Sáng hôm sau, trời vừa sáng, cơm nước xong xuôi, Bành Công truyền ba ban sai nha hầu quan thăng đường. Bổ đầu Mã Thanh, Đỗ Minh thưa lại là không tìm thấy tên Hồ Thiết Đinh ở phủ của Tả Thanh Long. Bành Công nghĩ bụng: "Tả Khuê là một tài chủ nơi này, có mấy tờ đơn đều tố cáo hắn. Lần trước ta vi hành về Hạ Điếm, giữa đường gặp vụ án người dắt lừa. Vụ án này, ta phải đích thân dò la mới xong. Chỉ e trên phố Hạ Điếm có người nhận ra ta mà thôi".
Nghĩ xong liền gọi Đỗ Hùng, trưởng bổ đầu ba ban. Bành Công nói:
- Đỗ Hùng, ngươi đến Đại Đạo Lý Tân Trang mời Bạch Mã Lý Thất Hầu đến đây!
Đỗ Hùng vâng lời, xuống nhà gọi người giúp việc chuẩn bị ngựa rồi lên ngựa ra khỏi thành, đi thẳng tới Lý Tân Trang.
Tới đầu trang, Đỗ Hùng xuống ngựa, vào đến cổng nhà họ Lý thấy gia nhân nhà này là Lý Trung đúng ngoài cổng. Đỗ Hùng gọi:
- Ông Lý ơi, phiền ông vào bẩm có Đỗ Hùng ở huyện Tam Hà đến thỉnh an Thất lão gia và có chuyện muốn thưa.
Lý Trung nói:
- Vâng. Ngài hãy ngồi chờ ở đây, tôi vào bẩm với trong nhà một tiếng.
 Nói rồi quay người đi vào bên trong. Tới thư phòng, thấy Lý Thất Hầu đang bế con trai tên gọi Lý Vân, mới lên ba. Thằng bé bụ bẫm, tai to mặt vuông, mắt mũi mồm miệng ngay ngắn. Lý Thất Hầu từ khi nhận em trai đưa về nhà khuyên giải một hồi, lại chỉ bảo một hồi thì Lý Bát Hầu cũng thông suốt, hối hận về những sai lầm của mình, từ đấy đóng cửa ngồi nhà, thôi không bao giờ dám làm những việc trái lẽ nữa. Tám người bạn lục lâm của Thất Hầu là Lưu Trị, Lý Thông, Phùng Báo, Đỗ Thanh, Phùng Thái, Lý Long, Lưu Ngọc, Cát Hùng muốn tới Sơn Hải Quan chơi một chuyến. Lý Thất Hầu nghĩ, trong đám lục lâm có người nào thọ đến bát tuần đâu! Tuy nói là lấy của kẻ giàu giúp cho người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa song không tránh khỏi làm tổn hại, vì thế từ đấy đóng cửa tạ khách, không gặp ai nữa. Ngày hôm ấy ở thư phòng với con là Lý Vân, thấy gia nhân Lý Trung vào báo, nói:
- Thưa lão gia, ngoài cổng có bổ đầu của huyện Tam Hà là Đỗ Hùng xin thỉnh an.
- Mời vào đi! Lý Thất Hầu nói.
Lý Trung đi ra mời Đỗ Hùng vào thư phòng. Thất Hầu đứng dậy nói:
- Đỗ hiền đệ, đã lâu không được gặp.
Đỗ Hùng thỉnh an xong, nói:
- Thất lão gia, hôm nay tôi vâng lệnh huyện chủ đến mời lão gia tới nha môn, có việc cần kíp muốn nhờ.
Thất Hầu nói:
- Huyện lão gia hôm nay bảo đệ đến gọi tôi. Ông ấy là quan phụ mẫu, đáng ra tôi phải đến. Có điều việc nhà quấy rối, tôi không xẻ được người thành hai nửa. Phiền đệ trở về nói lại tôi thực không thể vâng mệnh.
Đỗ Hùng nói:
- Thất lão gia mà không đi thì e rằng chủ tôi còn sai người đến mời nữa, chi bằng cùng tôi đi là hơn.
Thất Hầu nói:
- Để ở đây ăn cơm xong rồi hãy về, tôi thực không thể đi cùng được.
Đỗ Hùng thấy Thất Hầu không chịu đi đành ăn cơm rồi cáo từ về nha môn, bẩm rõ với Bành Công.
Bành Công nói:
- Ngươi cầm danh thiếp của ta đi mời lần nữa. Ngươi nói là bản huyện công việc đầy mình, không thể đến được.
Đỗ Hùng cầm danh thiếp, lại tới Đại Đạo Lý Tân Trang mới mời được Lý Thất Hầu. Tới nơi, Thất Hầu nói:
- Trên có quan lớn, tiểu nhân xin thi lễ. Không biết lão gia cho gọi là có việc gì?
Bành Công nói:
- Hạ Điếm có tên Tả Khuê, biệt hiệu là Tả Thanh Long. Người này tiếng tăm ra sao?
Lý Thất Hầu trầm ngâm một lúc, thầm nghĩ: “Việc này ta biết làm thế nào đây? Tả Thanh Long là đứa vô tri, ta mà không nể mặt chú hắn thì đã dạy bảo hắn rồi. Nay huyện lão gia hỏi về hành vi của hắn, hẳn là có duyên cớ đây?". Nghĩ rồi nói:
- Lão gia muốn hỏi về Tả Thanh Long thì đấy là con người vô tri không biết hắn đã làm điều gì rồi?
Bành Công kể lại việc dân chúng tố cáo, rồi ông vi hành dò xét và lúc này đã nhận được đơn từ, cũng đã nghiệm xác cho Thất Hầu nghe. Lý Thất Hầu nói:
- Lão gia định truyền gọi hắn thì chỉ phí công. Hắn dựa vào thế lực người thân vì hắn là con nuôi của Sách thân vương, không điều gì không làm. Theo ý của tiểu nhân, lão gia nên dùng một kế thỏa đáng để mời hắn đến. Trước hết truyền gọi nguyên cáo đến nghe thẩm vấn, sau đó mới hỏi hắn.
Bành Công gọi.
- Mã Thanh, Đỗ Minh, hai ngươi mang danh thiếp của ta đi mời Tả Thanh Long đến đây?
Hai nha dịch vâng lời đi ngay tới nhà của Tả Thanh Long ở phố Đông Hậu thuộc Hạ Điếm. Tới nơi, nói với người canh cổng:
- Phiền các bác vào bẩm một tiếng, nói là có bổ đầu của huyện Tam Hà là Mã Thanh, Đỗ Minh tới thăm hỏi trang chủ.
Người coi cổng đi vào bên trong, thì Tả Thanh Long đang cùng uống rượu với hai người là Thai Lý Hoại Hồ Thiết Đinh và Lư Khiếm Đường. Gia nhân đến báo:
- Hiện có bổ đầu huyện Tam Hà là Mã Thanh, Đỗ Minh muốn gặp trang chủ, không biết trang chủ có cho gặp hay không?
Tả Khuê nói:
- Mời họ vào đây!
Gia nhân ra cổng dẫn hai vị bổ đầu vào trong đại sảnh.
Mã, Đỗ nhìn xem thì đại sảnh có năm gian, phía đông và tây lại có ba gian phòng nữa. Trong phòng phía bắc có kê chiếc bàn dài mà hẹp, trước bàn dài là chiếc bàn bát tiên, mỗi bàn một ghế bát tiên. Trên ghế phía đông có một người ngồi, chính là Tả Thanh Long, mình cao chín thước, mặt thâm như tương, hai hàng lông mày dựng đứng, hai mắt thô lố, miệng vuông, râu đen chạy quanh mép; trên người là chiếc áo dài lụa màu xanh, quần lụa màu lam, áo trong cũng màu lam, chân dận đôi giày thanh vân tất trắng, tuổi chừng ngoại tam tuần. Trên ghế ở phía dưới là một người gầy gò, khô đét, tướng mạo bình thường, đó chính là tên Thai Lý Hoại Hồ Thiết Đinh. Hai vị bổ đầu nhìn rồi nói:
- Thưa trang chủ, chúng tôi vâng lệnh của huyện lão gia mang danh thiếp đến mời trang chủ.
Tả Thanh Long nghe hai vị Mã, Đỗ nói xong, quay sang hỏi Lư Khiếm Đường:
- Việc này ta đi thì hơn hay không đi thì hơn?
Lư Khiếm Đường nói:
- Đi vẫn là thượng sách.
Hồ Thiết Đinh nói:
- Tôi đi với.
Tả Khuê sai sắp sẵn ngựa, cùng Mã, Đỗ ăn cơm. Cơm xong lên ngựa cùng hai bổ đầu và Hồ Thiết Đinh đi thẳng tới huyện Tam Hà.
Trời đang giữa trưa, vào đến huyện thành Tam Hà rồi tới ngoài nha môn. Hai nha dịch vào bên trong bẩm với Bành Công.
Lát sau nghe bên trong nói: "Xin mời!". Tả Thanh Long dẫn Hồ Thiết Đinh đi qua nghi môn; thấy trên công đường không có một ai. Qua khỏi công đường chợt nhìn thì giật nảy người.
Thì ra Bành Công quan phục chỉnh tề ngồi ở chính giữa, nha dịch ba ban chia ra đứng hai bên; Lý Thất Hầu cũng có mặt, không rõ vì cớ gì. Tả Thanh Long đang còn hồ nghi thì nghe thấy tiếng hô của hai hàng nha dịch:
- Tả Thanh Long đã được dẫn tới!
Sau đó người của ba ban đều hô: "Quì xuống!". Tả Khuê quát:
- Bành Bằng, ông về nhận chức chưa được bao lâu, thế mà mời thân sĩ đến lại ngạo mạn đến thế kia ư?
Bành Công nói:
- Ngươi ỷ vào thế lực kim tiền, hiếp đáp người lương thiện, gian dâm đàn bà con gái, chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất của người ta, lại còn gian dâm cả với con trẻ, không điều gì là không dám làm. Hôm nay ngươi tới trước mặt bản quan huyện mà còn không coi trưởng quan ra gì, quát tháo cả ở công đường hay sao?
Bèn bảo tả hữu:
- Bắt nó quỳ xuống cho ta!
Hai hàng nha dịch hô vang lấy oai: "Quỳ xuống!". Bành Công thẩm vấn:
- Ngươi cướp con gái của Trương Vĩnh Đức, đánh què Trương Ngọc, khấu trừ quá nhiều giá lương thực của Dư Thuận, nhân đây hãy khai thực ra!
Tả Khuê đùng đùng nổi giận:
- Bành tri huyện, ông tự tiện bịa đặt tội danh cho ta, định vòi vĩnh tiền của ta, ta phục ông sao được?
Bành Công nói:
- Đưa Trương Vĩnh Đức lên đây để đối chất ngay giữa công đường.
Nha dịch vâng lời, đưa Trương Vĩnh Đức lên quỳ trước mặt lão gia, nói:
- Xin lão gia làm chủ thay cho tiểu nhân. Đây chính là kẻ cướp con gái tiểu nhân, xin lão gia báo thù rửa hận cho cháu.
Bành Công nói:
- Tả Khuê, ngươi nghe thấy chứ? Có chịu khai thực không?
Tả Khuê biết có người tố cáo hắn bèn nói:
- Huyện lão gia tham tiền của người ta nên đối đầu với ta chứ gì?
Bành Công mắng:
- Ngươi nói láo, lôi xuống đánh cho ta!
Tả Khuê giật mình sợ hãi, Hồ Thiết Đinh cũng run như cầy sấy. Nha dịch hai hàng lập tức vít cổ Tả Khuê xuống đất, đánh cho bốn chục hèo đến nỗi da thịt tơi tả. Đánh xong, Bành Công nói:
- Cả cái tên theo hầu hắn cũng đưa lên đây để ta xét hỏi.
Hồ Thiết Đinh quỳ mọp, kêu:
- Đại lão gia, con không phải là người theo hầu Tả Khuê. ông ta với con cùng ở một phố, hôm nay ông ta bảo con đi cùng. Xin lão gia tha cho con, con hiện còn mẹ già bảy mươi tuổi.
Bành Công nghe Hồ Thiết Đinh luôn mồm kêu nài, lại thấy mặt mũi hắn không có gì hung ác liền phán:
- Ngươi đâu, đuổi tên này ra khỏi nha môn cho ta.
Hồ Thiết Đinh sợ đến nỗi vãi đái nên được lệnh là chuồn thẳng. Bành Công phán:
- Tả Khuê, nếu ngươi còn định giấu giếm thì làm sao thoát khỏi tay bản huyện? Từ khi đến nhận chức, ta đã biết tiếng ác của ngươi vang dội. Con gái của Trương vĩnh Đức hiện giờ ở đâu? Tiền bạc của Dư Thuận, ngươi nuốt rồi mà còn không chịu khai thực à?
Tả Khuê vốn chưa từng chịu hình phạt của quan, quen dựa vào thế lực kim tiền, ở nhà chuyên kết giao với quan lại, oai vang dậy một phương, không ai dám gây sự. Nay bị đánh bốn chục hèo, hắn đau quá van nài:
- Lão gia không phải đánh nữa, tôi bảo bạn tôi đến gặp ngài là xong.
Bành Công nói:
- Bạn bè ngươi thế nào, cứ đánh cho hắn bốn chục hèo nữa!
Hai bên nha dịch đều nói:
- Khai mau! Nếu không chịu nói lại đánh nữa đấy!
Tả Khuê không biết làm thế nào đành phải thừa nhận những việc đã làm và khai:
- Con gái Trương Vĩnh Đức hiện ở trong vườn hoa của tôi. Số bạc của Dư Thuận, tôi có thể đền bù. Còn con trai Triệu Vĩnh Trân, vì say rượu, tôi có gian dâm với cậu ấy; sau khi tỉnh rượu, cậu ấy đòi tố cáo tôi nên tôi đã đánh chết, gọi Trương Nhị nát rượu và Ngụy Bảo Anh khiêng đi chôn ở bãi tha ma vô chủ trên đồi. Việc chiếm đoạt năm chục mẫu ruộng của Lưu Tứ, tôi cũng xin thừa nhận hết.
Thư ký viết lời cung khai, Tả Khuê in tay vào. Bành Công cho gọi Dư Thuận:
- Ngươi hãy đợi bản huyện đòi lại số bạc cho ngươi.
Lại bảo Trương Vĩnh Đức:
- Trương Vĩnh Đức, ông hãy đợi bản huyện dẫn con gái ông về đây để nhận lại con gái ngay tại công đường.
Bành Công sai Mã Thanh, Đỗ Minh và Lý Thất Hầu:
- Ba ngươi hãy tới nhà Tả Khuê ở Hạ Điểm, đưa con gái rương Vĩnh Đức về đây, lấy năm trăm hai mươi lạng bạc, truyền cho trương Nhị nát rượu và Hồ Thiết Đinh tới nha môn, ngày mai nghe nghị án!
- Ba người vâng lời ra đi, còn Tả Khuê thì đem giam vào ngục.
Bành Công lui khỏi công đường dùng cơm. Canh hai đêm ấy mới được nghỉ ngơi.
Sáng hôm sau, mọi việc đã xong, Bành Công thăng đường, nha dịch ba ban đứng hầu hai bên. Mã Thanh, Đỗ Minh, Lý Thất Hầu trình bạc lên nói:
- Vâng lệnh lão gia, hiện đã đưa Trương Phượng Nhi đến.
Trương Nhị đã bỏ trốn, không biết đi đâu. Còn Hồ Thiết Đinh cũng bỏ trốn hôm qua.
Bành Công phán:
- Gọi Trương Vĩnh Đức nhận con gái đưa về nhà, Dư Thuận nhận số bạc để kết thúc vụ án ngay tại đây!
Lại sai đem Tả Thanh Long lên, đối chất đúng lời khai, in dấu tay. Bành Công xử hắn vào tội chém đầu không được hoãn thi hành.
Vừa mới dẫn Tả Thanh Long ra thì từ ngoài bước vào một người mình cao tám thước, cổ ngắn mà to, mặc quan phục, đội mũ quan, da mặt hơi vàng, lông mày dựng đứng, hai mắt thô lố mặt vuông, miệng vuông, tuổi khoảng ngoài tam tuần. Người này đi thẳng vào công đường, hai tay nắm vào nhau giơ lên, nói:
- Lão phụ đài, vãn sinh Vũ Văn Hoa xin có lễ.
Bành Công nhìn ra thấy người này ăn vận theo lối cử nhân, bèn hỏi:
- Ngươi là ai, đến có việc gì?
Người này nói:
- Tôi là Vũ Văn Hoa, cử nhân của bản huyện. Vì lão gia bắt Tả Khuê là một thân sĩ; nhà giàu có nên bị người ta vu cáo, lão gia không xét kỹ, dùng cực hình lấy khẩu cung, lăng nhục thân sĩ. Tôi rất lấy làm bất bình nên đến thỉnh thị ngài.
Thì ra Vũ Văn Hoa là người ở Vũ Gia Trang, nhà có hơn hai trăm khoảnh ruộng, bản thân lại là cử nhân về võ, chơi rất thân với Tả Khuê. Nghe người ta kháo nhau Tả Khuê bị bắt đưa về nha môn, nên đến đây định cứu bạn. Bành Công nói:
- Vũ Văn Hoa, ngươi cậy mình là cử nhân võ mà làm náo loạn công đường. Tả Thanh Long vi phạm phép nước, hiện có người đối chứng, ngươi há không biết vương tử mà phạm pháp thì cũng xử như dân hay sao? Người đâu, đuổi Vũ Văn Hoa ra khỏi công đường cho ta!
Vũ Văn Hoa nói:
- Bành tri huyện, ông về nhận chức chưa lâu mà đã làm nhục thân sĩ, lộn cả đất lên. Tôi mà để cho ông ngồi ở ghế lâu dài thì tôi là kẻ bất tài! - Nói xong, hiên ngang xuống khỏi công đường, bỏ đi.
Bành Công sai giam Tả Thanh Long vào ngục, định hình phạt xử chém ngay không được hoãn. Vừa toan lui khỏi công đường thì nghe bên ngoài lại có người kêu oan. Ông sai người đưa lên. Khi nha dịch trực ban đưa hai người kêu oan lên công đường thì hai người này đều ngoài ba mươi tuổi, mình mặc quần áo vải màu nguyệt bạch, chân dận giày xanh tất trắng.
Người quỳ phía đông mặt mũi ngay ngắn, da hơi đen, vẻ mặt nhân từ. Người quỳ phía đông mặt mũi cũng hiền lành trung hậu. Bành Công nhìn xong, hỏi:
- Hai ngươi vì sao kêu oan, nhân đây hãy nói thực ra.
Người quỳ phía đông nói:
- Tiểu nhân họ Diêu, tên là Quảng Lễ, nhà ở thôn Hà, chỉ có một mình, sống với cô mẫu cho qua ngày tháng, năm nay ba mươi tuổi. Tối hôm qua, tiểu nhân đạo chơi ở đầu thôn, thấy Tiếu Lâm Trương Hưng đi rất vội vàng như có chuyện gì vậy. Tiểu nhân thường ngày hay nói đùa với hắn nên hỏi: " Trương Nhị ca, anh phát tài rồi lờ bạn bè đi đấy à?". Hắn đứng ngay lại tái mặt đi nói: "Diêu Tam ca, anh gọi tôi có việc gì?". Tiểu nhân nói: "Anh mời tôi uống một chén rượu đã!". Hắn kéo con vào một quán rượu ở trong thôn, nói: "Hai chúng mình uống hai hồ nhé!". Hắn gọi rượu và thức nhắm, hai chúng con uống, rồi con hỏi hắn: “ Anh ở đâu về thế, làm sao lâu nay không thấy anh?". Tiếu Lâm Trương Hưng nói: "Hôm nay tôi từ huyện Hương Hà về đây, có phát tài được một món nhỏ, anh có dám nhận một phần hay không?". Nói xong, hắn lấy trong lưng ra hai đỉnh bạc, đặt lên bàn rồi nói: "Anh cần dùng thì cho anh một đĩnh đấy!". Con nói: "Tôi không dám nhận đâu!". Con hỏi hắn do đâu mà phát tài, hắn nói hắn hại một người ở trạm Hòa Hợp, vứt xác xuống giếng, được một trăm lạng bạc. Con nghe xong giật nảy người, nói: "Tôi không lấy đâu, anh cầm lấy đi!" Uống xong hai hồ rượu, chúng con chia tay, càng nghĩ càng thấy không ổn sợ bị liên lụy với hắn. Sáng nay con trở dậy đang định vào thành tố cáo hắn thì lại gặp Trương Hưng hốt hoảng như muốn bỏ trốn. Con bước tới túm lấy hắn, bảo: "Hai chúng ta vào thành kêu oan nhé?". Con liền kéo hắn đến đây kêu oan. Con và Trương Hưng tiếu lâm ngày thường không có thù oán gì. Chỉ vì hắn phạm tội, con biết mà không tố cáo thì phạm vào tội dung túng cho kẻ phạm tội bỏ trốn.
Bành Công hỏi Trương Hưng:
- Ngươi tên gì, khai ra?
Trương Hưng nói:
- Con tên Trương Hưng, côi cút một mình, ở cùng với cậu con cho qua ngày tháng. Cậu con ở Kinh đô theo hầu quan, tên là Lưu Tường. Mợ con không có con. Hôm qua cậu con được nghỉ về nhà, con ở nhà cậu giúp việc mua sáu mươi mẫu ruộng của Triệu Đình Tuấn ở huyện Hương Hà, định rõ giá tiền là bốn trăm tám mươi lạng bạc. Hôm qua cậu con hết hạn nghỉ phép, người theo hầu quan khi nào dám để lỡ việc nên cậu con vội về kinh ngay. Trước khi đi, cậu con có dặn, bạc đặt cọc là một trăm lạng và bảo mợ con giao bạc để con giao cho nhà họ Triệu ở trong thành huyện Hương Hà. Đến nhà, người nhà họ nói ông chủ không có nhà, đi thăm bạn rồi. Con đợi đến khi mặt trời lặn mới nói: "Khi nào ông chủ về nhà thì nói với ông ngày mai đợi tôi ở nhà. Bây giờ tôi về nhà đây!". Con về đến đầu thôn thì gặp Diêu Quảng Lễ. Hắn hay đùa với con, mà tên hiệu của con là Tiếu Lâm Trương Hưng, nên khi nghe hắn hỏi con phát tài, con mới cố ý nói đùa, bảo đã giết một người ở trạm Hòa Hợp, ném xác xuống giếng. Quan lớn soi xét, nếu con giết người thật thì đời nào con lại kể với hắn? Đấy là do lỗi ở con thích bông đùa, bởi vậy mới có việc ngày hôm nay. Nếu lão gia còn chưa tin thì gọi Triệu Đình Tuấn đến hỏi sẽ rõ.
Bành Công thấy người này mặt mũi hiền lành, lời khai cũng có thể tin được, bèn nói:
- Đỗ Minh thảo văn thư, truyền gọi Triệu Đình Tuấn ở huyện Hương Hà đến đây để ta thẩm vấn ngay tại công đường.
Đang nói thì bên ngoài lại có hai người nữa bước vào, đó là hương ước Lưu Thăng và chức dịch địa phương ở trạm Hòa Hợp là Lý Phúc. Hai người vào khấu đầu, thưa trình:
- Bẩm lão gia, trước miếu Thiên Tiên ở trạm Hòa Hợp chúng con có một cái giếng, người ở đấy đều ăn nước giếng này. Sáng sớm hôm nay có người đi lấy nước thì thấy trong giếng có một xác chết, không biết bị ai ném xuống. Vì vậy chúng con phải đến trình báo cho quan lớn biết.
Bành Công nghe nới thấy vừa khớp với vụ án ông định hỏi, bèn gọi:
- Này Tiếu Lâm Trương Hưng, ngươi là đồ nô tài đáng chết ngươi giết chết người ta ở chỗ nào, cứ thực khai ra, tránh cho da thịt bị đòn.
Trương Hưng cuống lên nói:
- Thưa quan lớn, tiểu nhân oan uổng quá! Tiểu nhân có biết gì đâu!
Bành Công sai trước hết canh giữ Diêu Quảng Lễ và Trương Hưng cho cẩn thận, tự mình đem theo nha dịch trông coi hình sự đi thẳng tới trạm Hòa Hợp nghiệm xác.
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 225
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com