watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:03:2926/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - chương 11-20 - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - chương 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 17

Mùa hạ, tháng 5, sét đánh điện Thiên An, lại đánh cung Thái Thanh, tượng Thiên Tôn gãy mất một ngán tay.
Vét sông Tô Lịch.
Mùa thu, tháng 7, Vũ Thành Vương Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho ta.
(Doãn là con Yên Sinh Vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, bị thất thế, nên trốn sang nước Tống). Vua thưởng vàng lụa cho Bính. Do đấy việc giữ phòng quan ải càng thêm nghiêm ngặt.
Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5).Mùa xuân, tháng 2, Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái [22a] vào cung. Vua nhận, sách phong làm Huệ Túc phu nhân.
Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa764 là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang.
Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn.
Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí.
Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải765 xâm phạm Bình Lệ Nguyên766 .
Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.
Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại767 để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:
"Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!".
Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô768 . Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trrần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.
Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc769 . Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó.
[22b] Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ "nhập Tống"770 lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời:
"Không gọi được chúng đến"
Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời:
"Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhật Hiệu là đại thần cùng họ với vua. Giặc đến, khiếp sợ, hèn nhát, không có kế sách chống giữ, lại còn kiếm cách xui vua mình chạy đi ở nhờ nước khác, thì còn dùng hắn làm tướng làm gì?
Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.
Khi ấy, người Nguyên mới lấy được Vân Nam, bọn du binh771 cướp đến, không có ý đánh chiếm, nên bây giờ người ta gọi chúng là "giặc Phật". Giặc rút, ban cho Bồng tước hầu.
Tha tội cho tiểu hiệu Hoàng Cự Đà.
Trước kia có lần vua ban xoài cho những người hầu cận, Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên tới Đông Bộ Đầu, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ chạy trốn. Đến Hoàng giang772 gặp hoàng thái tử đi thuyền ngược lên, Đà lánh sang bờ sông bên kia, thuyền chạy rất gấp. Quan quân gọi lớn: "Quân Nguyên ở đâu".
Cự Đà trả lởi:
"Không biết, đi mà hỏi những người ăn xoài ấy".
Đến đây, thái tử xin phép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Vua nói:
"Cự Đà tội đáng giết cả họ, song đời xưa đã có chuyện Dương Châm không được ăn thịt dê, đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua773 . Việc Cực Đà là lỗi ở ta, tha cho hắn tội chết, cho phép hắn đánh giặc chuộc tội".
Khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân [23b] đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chổ cũ.
Mậu Ngọ, [ Nguyên Phong] na8m thứ 8 [1258], (Từ tháng 3 về sau là Thánh Tông Thiệu Long năm thứ 1, Tống Bảo Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, vua ngự chínnh điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ.
Định công phong tước: cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu; lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói: "Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùngđược trọn vẹn về sau".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây [24a] lần nữa.
Sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống.
Sai Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm sang Nguyên.
lúc này, sứ Nguyên sang đòi lễ vật hằng năm, đòi tăng thêm tiến cống, lung tung không định. Vua sai Lê Phụ Trần đi sứ, lấy Bác Lãm làm phó. Cuối cùng qui định 3 năm một lần tiến cống, coi là thường lệ.
Tháng 2, ngày 24, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng, lui ở Bắc Cung.
Thái tử lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1. Đại xá. Vua tự xưng là Nhân Hoàng, tôn thượng hoàng là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ khi Hạ Vũ truyền ngôi cho con thì cha chết con nối, anh chết em thay, đã thành phép thường mãi mãi.
Gia pháp họ Trần lại khác thế: con đã lớn [24b] thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì hoàng thái tử cả. Như vậy thì có hợp đạo không?
Có lẽ là lấy nghĩa quẻ Càn lui ở phương tây bắc và quẻ Chấn tiến ra phương đông774 . Nhưng chưa đến lúc già nua thì không được lười mỏi. Sao bằng cứ truyền nối như Tam Vương để đúng lẽ thủy chung là hơn cả. Mạnh Tử nói: "Theo phép của Tiên Vương mà lỗi lầm thì chưa bao giờ có thế".
Các quan dâng tôn hiệu là Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
Mùa thu, tháng 8, gió to, đỉnh tháp Báo Thiên rơi xuống.
Lấy con gái thứ năm của Yên Sinh Vương là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân. Ít lâu sau, phong làm hoàng hậu.
Mùa đông, tháng 11, ngày 11, hoàng trưởng tử Khâm sinh.
Phong em là Quang Khải làm Chiêu Minh Đại Vương.
[25a] THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Hoảng, con trưởng dòng đích của Thái Tông. Mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý thị, nhân Thái Tông chiêm bao thấy thượng đế trao cho gươm báo, hậu có mang. Năm Canh Tý, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 9 (1240) tháng 9, ngày 25, giờ Ngọ sinh, sau đó lập làm hoàng thái tử. Thái Tông băng775 , liền lên ngôi báu, ở ngôi 21 năm, nhường ngôi 13 năm, thọ 51 tuổi, băng ở cung Nhân Thọ, táng ở Dụ Lăng. Vua trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững vậy! Nhưng ưu du tam muội776 , tìm dấu đạo nhất thừa777 thì không phải phép trị nước hay của đế vương.
Kỷ Mùi, Thiệu Long năm thứ 2 [1259], (Tống Khai Khánh năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, phu nhân Trần Thủ Độ là Linh Từ quốc mẫu Trần thị mất.
Trần thị được gọi là quốc mẫu vì đó vốn là hiệu của Ngô phu nhân trước kia, tức là hoàng hậu [25b] Thái Tông thấy Linh Từ đã từng làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông, không nỡ gọi là công chúa, cho nên phong làm quốc mẫu, cũng là biệt danh của hoàng hậu. Xe kiệu, mũ áo, quân hầu của bà đều ngang với hoàng hậu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Linh Từ trước lấy Lý Huệ Tông là bất chính, sau lấy Trần Thủ Độ là thất tiết. Thế nhưng con gái bà là Chiêu Hoàng nhường ngôi cho nhà Trần. Thuận Thiên lại là hoàng hậu của Thái Tông, sinh ra thánh Tông. Yên Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, Linh Từ đã điều đình hòa giải, lại tình nghĩa anh em như xưa.
Đến khi người Nguyên tắt đường vào cướp, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, giữ gìn hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tướng soái thoát khỏi giặc cướp, lại khám xét thuyền các nhà chứa giấu quân khí đều đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều mà phần báo đáp nhà Lý thì [26a] không được bằng. Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần. Việc thì giống như Đồ Sơn dấy nhà Hạ778 , mà đức thì không giống. Đạo biến của trời nhhư thế đấy, huyền vi thay!
Mùa hạ, tháng 6, cho Nguyên Giới Huân làm Đại hành khiển, Thượng thư tả phụ, Lê Phụ Trần làm Thủy quân đại tướng quân.
Mùa thu, tháng 7, bái yết sơn lăng. Đặt quan sơn lăng và phong cung tần của tiên đế để thờ phụng.
Tháng 9, lấy ngày sinh làm tiết Hưng Thiên.
Mùa đông, thánng 10, ngày mồng 4, Thượng hoàng ngự Bắc cung (tức cung Thánh Từ), các quan đến chầu mừng.
Canh Thân, [Thiệu Long] năm thứ 3 [1260], (Tống Cảnh Định năm thứ 1. Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt 779 Trung Thống năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 3, ngày mồng 1 Mậu Thìn, nhật thực.
Ngày 25, mặt trời có hai quầng, quầng bên trong có sắc vàng.
Tân Dậu, [Thiệu Long] năm thứ 4 [1261], (Tống Cảnh Định năm thứ 2, Nguyên Trung Tống năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, chọn đinh tráng các lộ làm lính. [26b] còn thì sung làm sắc dịch các sảnh, viện, cục và đội tuyển phong các phủ, lộ, huyện.
Thi lại viên bằng viết chử và làm tính. Người đỗ sung làm duyên lại nội lệnh sử. Các ty thái y, thái chúc, khảo thi những người tinh thông nghề mình để bổ các chức.
Mùa hạ, tháng 6, nhà Nguyễn sai Lễ bộ lang trung Mạnh Giáp, Viên ngoại lang Lý Văn Tuấn, đưa thư sang dụ.
(Thư đại lược nói: Quan liêu sĩ thứ An Nam, phàm các việc mũ áo, lễ nhạc, phong tục đều căn cứ theo lệ cũ của nước mình, không phải thay đổi. Huống chi, nước Cao Ly mới rồi sai sứ sang xem, đã xuống chiếu cho hết thảy đều theo lệ ấy. Ngoài ra đã răn bảo biên tướng ở Vân Nam không được tự tiện đem quân lấn cướp nơi cương giới, quấy nhiễu nhân dân. Quan liêu sĩ thứ nước ngươi hãy yên ổn làm ăn như cũ)780 .
Đãi yến bọn Mạng Giáp ở cung Thán Từ.
Sai Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Chư vệ ký ban Nguyễn Thám, Viên ngoại lang Nguyễn Diễn mang thư sang Nguyên thông hiếu.
Nhà Nguyên phong vua làm An Nam Quốc Vương, ban cho 3 tấm gấm tây, 6 tấm gấm kim thục.
Cho Chiêu Minh Đại Vương Quang Khải làm Thái úy. Bấy giờ, anh vua [27a] là Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng tài năng tầm thường, nên phong Quang Khải làm tướng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả. Đến khi vào triều làm tể tướng, mới thống lĩnh việc nước. Nhưng cũng chỉ nắm đại cương thôi, còn quyền thì thuộc về hành khiển. Người khinh lại thành trọng, người trọng lại thành khinh, mà không phải lo thêm một tầng công việc, cũng là có ý bảo toàn vậy. Vả lại, như năm Đinh Tỵ đời Nguyên Phong, giặc Nguyên sang cướp, các vương hầu cũng đem gia đồng và hướng binh thổ hào làm quân cần vương. Trong sự biến đời Đại Định781 lại đem người thôn trang sắm sửa nghi trượng đi đón vua, đó cũng làm vững cái thế"duy thành"782 vậy.
[27b] Nhâm Tuất, [ Thiệu Long] năm thứ 5 [1262] , (Tống Cảnh Định năm thứ 3, Nguyên Trung Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên, mỗi người được ban tước hai tư783 , đàn bà được hai tấm lụa.
Đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa ở phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này. Do đó, đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu thủ để trông coi.
Tháng 3, xuống chiếu cho các quân chế tạo vũ khí, chiến thuyền. Quân thủy, lục tập trận ở chín bãi phù sa sông Bạch Hạc 784 .
Mùa thu, tháng 9, soát tù, kẻ nào khi giặc Bắc sang mà đầu hàng quân Nguyên thì không tha.
Chiêm thành sang cống.
Mùa đông, tháng 11, nước Nguyên sai bọn Mã Hợp Bộ785 10 người sang hỏi về lễ khánh hạ.
Tháng 12, [28a ] mưa gió to.
Quý Hợi, [ Thiệu Long ] năm thứ 6 [1263], (Tống Cảnh Định năm thứ 4, Nguyên Trung Thống năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai Điện tiền chỉ huy sứ Phạm Cự Địa và Trần Kiều sang Nguyên. Vua Nguyên xuống chiếu ưu đãi, cho 3 năm một lần cống.
Tháng 2, mưa đá.
Tháng 3, sét đánh điện Thiên An
Mùa hạ, tháng 4, cho Lê Cư làm trại chủ Thanh Hoá
Mùa thu, tháng 7, Thủ Độ đi tuần các nguồn sông ở Lạng Sơn.
Tháng 9, có bệnh dịch
Mùa đông, tháng 12, gió lớn, mưa to.

Thổ quan phủ Tư Minh786 nước Tống là Hoành Bính dâng sản vật địa phương vàđem 1200 bộ thuộc sang quy phụ.
Giáp tý ,[ Thiệu Long] năm thứ 7 [1264], (Tống Cảnh Định năm thứ 5, Nguyên Chí Nguyên năm thứ nhất ). Mùa xuân, tháng giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết (thọ 71 tuổi), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.
Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược [28b] hơn người, làm quan triều lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua.
Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng :
"Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ qyuền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao"?.
Thái Tông lập tức lệnh xe ngự đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như nhữnglời hắn nói ".
Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy.
Linh từ quốc mẫu có làn ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại,về dinh khóc bảo Thủ Độ:
" Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ".
Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói:" Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa ". Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về.
[29a] Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương 787 . Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ bảo hắn:
"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác".
Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.
Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ tâu :
" An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra làm sao?".
Vua bèn thôi.
Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông [29b]có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu thì khó lẩn tránh với đời sau vậy.
Tháng 2, sao Chổi hiện ở phương đông bắc.
Tháng 3, lấy Khâm Thiên Đại Vương Nhật Hiệu làm Tướng quốc thái úy, nắm chung việc nước.
Bấy giờ, vua cho Nhật Hiệu làm Thái sư , nhưng Nhật Hiệu cố ý từ chối không nhận vì xấu hổ về việc viết chữ lên mạn thuyền. Vua tuy cho ông không nhận chức Thái sư, nhưng lại ban thêm hai chữ "Tướng quốc", thành "Tướng quốc thái uý".
Mùa thu, tháng 7, ngày mồng 6, Thượng hoàng ban yến cho các quan ở điện Diên Hiền. Yến chưa xong, bỗng có sao Chổi xuất hiện ở phương đông bắc, đuôi dài suốt trời. Thượng hoàng ra xem và bảo :
" Ta xem sao Chổi này rất sáng, mà đuôi rất dài, không phải là tai họa của nước ta".
Lệnh cứ dự xong yến.
Tháng 10, mùa đông năm ấy, vua Tống băng.

Chú thích:
719 Sau là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
720 Tức năm 1218
721 Vùng đất của tỉnh Bắc Ninh.
722 Vùng đất phía tây bắc và phía nam tỉnh Hải Dương
723 Vùng đất huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
724 Bản chữ Hán chép Nguyên hậu, là đã nhầm chữ Quân thành chữ Hậu. Nguyên Quân tức là vua Trần Thuận Tông, sau khi nhường ngôi cho thái tử Án (Thiếu Đế), xưng vương là Thái Thượng Quân Hoàng Đế, thường được gọi là Nguyên Quân. Xem BK7.
725 Chỉ việc Trẫn Thủ Độ đã giết Huệ Tông lại lấy hoàng hậu của nhà vua
726 Tỉnh bách: có người đọc là "tỉnh mạch". Ở Trung Quốc, từ đỡi Ngũ Đại về sau, lấy 77 làm 100, gọi là "tỉnh bách" ( nghĩa là 100 thiếu, hay 100 bớt ).
727 Núi Đồng Cổ: vốn ở THanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong. Đời Lý, các vua cho rằng thẫn núi Đồng Cỏ đã có công giúp Thái Tông đánh thắng Chiêm Thành, sau lại thác mộng báo cho biết âm mưu làm phản của ba vương Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh, nên đã dựng đền thờ trong đại nội, bên hữu chùa ThánhThọ. Hằng năm các quan phải đến thề ở đền để tỏ lòng trung thành với nhà vua. Nhà Trần cũng theo lệ ấy. (Xem Việt điện u linh, xem thêm BK2)
728 Oa Khoát Đài : hay Oát Ca Đài (đời Thanh đổi gọi là Ngạc Cách đức Y) là phiên âm tên vua Mông Cổ Ô-gô-đây là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn, Thiết Mộc Chân (Têmugin), lên ngôi năm 1228.
729 Trấn binh của kinh đô, chuyên việc phòng vệ, canh gác.
730 CMCB6 chú là chức kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Thực ra, Bình bạc ty (năm 1265 đổi thành đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn) là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó.
731 CMCB6 chú là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là tỉnh Gia), tỉnh Thanh Hóa.
732 Sau là huyện Nam Chân, Nam Trực, tương với huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam ngày nay.
733 CMCB6 chú là thuộc huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
734 Vùng huyện Tiên Hưng cũ, nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
735 Chiêu lang: lăng của Trần Thái Tông, Dụ lăng: lăng của Trần Thánh Tông, Đức lăng: lăng của Trần Nhân Tông.
736 Nghi đồng tam ty: nghĩa là nghi thức ngang với nghi thức của tam ty hay tam công. Bình chương sự: nghĩa là xếp đặt cho tốt đẹp, chỉ chức tể tướng. Đồng bình chương sự: nghĩa là ngang với tể tướng.
737 Theo Thiền Tông chỉ nam tự trong Khóa hư lục thì Trần Thát Tông trốn khỏi kinh thành vào đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236) và lên đến đỉnh Yên Tử vào ngày mồng 6 tháng 4 năm ấy. Như vậy là Toàn Thư chép sự việc này muộn hơn một năm
738 Thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
739 CMCB6 chép là phường Thịnh Quang có ô Chợ Dừa ở phía nam Hà Nội nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
740 Tức tiền xét án.
741 Trại Vĩnh An của Tống thuộc đất châu Khâm, giáp với vùng Móng Cái, Quảng Ninh của ta. Trại Vĩnh Bình của Tống thuộc đất châu Ung, giáp với vùng Lộc Bình, Lạng Sơn của ta.
742 CMCB6 chép danh sách 12 lộ là Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu. Danh sách này chưa hẳn đúng và đủ tên các lộ thời Trần. An Nam chí lược của Lê Trắc đưa ra một danh sách 15 lộ, nhưng chỉ có 6 lộ là có tên trong danh sách của Cương mục.
743 Xem sự việc chép về năm Mậu Tý (1228) ở trên.
744 Phủ Kiến Hưng: hay phủ Nghĩa Hưng đời Lê là gồm đất 3 huyện: Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản, tỉnh Nam Hà ngày nay. Từ đời Lý đã có hành cung ở Ứng Phong, có lẽ ở trong đất huyện Ý Yên.
745 Đê Thanh Đàm: nay là đê Thanh Trì.
746 Quý Do tức hãn Mông Cổ Guyuk. Vì các bản khắc Toàn thư bị sứt chữ hay in không rõ, nên chữ Do ở đây dễ bị đọc nhầm thành chữ Diền (Bản dịch cũ, tậ II, 1971, tr.20).
747 Bản dịch cũ (tập II, 1971, tr.285) chú thích Tứ thiên là 4 vệ Thanh dực, Tứ thần là 4 vệ Thần sách. Nhưng theo các quân hiệu được chép ở đây thì lại có thể nghĩ rằng: Tứ thiên là 2 vệ (tả và hữu) của quân Thiên thuộc và 2 vệ của quân Thiên Chương; Tứ thánh là 2 vệ của quân Thánh dực và 2 vệ của quân Chương thánh; Tứ thần là 2 vệ của quân Thần sách và 2 vệ củ quân Củng thần. Chú ý là đời Trần chỉ thấy nói đến các quân tả và hữu, chứ không gặp các quân tiền và hậu.
748 Vùng tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
749 Gồm phần lớn tỉnh Thái Bình ngày nay.
750 Vùng tây Hải Dương.
751 Vùng nam Hưng Yên.
752 Vùng tỉnh Ninh Bình.
753 Vùng nam Thái Bình ngày nay.
754 Tức là đội chèo thuyền, thuỷ thủ của thuyền trên.
755 Tam khôi: là ba bậc đõ đầu gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.
756 CMCB6 chép là sông Bà Mã. Nguyên văn: "Bà Lễ giang", có lẽ là sông Bà Mã và sông lễ gọi tắt. Bà Mã tu c sông Mã ở Thanh Hóa, còn sông Lễ thì Cương mục chú là sông Mã, nhưng có lẽ là sông Chu.
757 Núi Chiêu Bạc: Bản dịch cũ chú có lẽ là núi Chiếu Bạch (hiện có sông Chiếu Bạch) ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
758 Nguyên văn là "quốc gia", ngờ là bản in nhầm. Vì quan gia " là tiếng để gọi vua đời Trần, thường hay gặp. Chưa có sách nào gọi vua là "quốc gia". Chúng tôi sửa lại.
759 Nguyên văn là "trần hợp kế đồ", có người hiểu "đồ" theo nghĩa Nôm là "đồ đạc". CMCb6 chép là "bày đồ quý báo".
760 Tức phủ Ứng Hoa đời sau, tương ứng với các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.
761 Chỉ 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử (Thất thập nhị hiền).
762 Nguyên văn chử Hán là "quan điiền".
763 CMCB6 chú Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng).
764 Trại Quy Hóa: thời Trần gồm đất tỉnh Yên Bái, phần hữu ngạn sông Hồng và đất các huyện sông Thao, Thanh Hòa và Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú hiện nay.
765 Tên Mông Cổ là Uy-ry-ang-kha-đai (Uriyangqadai), có sách phiên âm là Ngột Lương Hợp Thai hay Ngột Lương Cáp Thai.
766 Có lẽ là chổ sông Cà Lồ gặp quốc lộ số 2, tức là vùng gần Hương Canh, huyện BÌnh Xuyên (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú).
767 Nguyên văn: "Khuyến đế trú dịch thị chiến". "Trú dịch" nghĩa là "ở lại dịch trạm", dùng ở đây không phù hợp. Chúng tôi ngờ rằng đó là hai chữ "trú tất" có nghĩa là "dừng lại", "dừng xe ngự", một kiểu nói đối với vua. Chữ tất đã bị chép lầm thành chữ dịch do dạng chữ gần giống nhau.
768 Thời Trần, gọi đoạn sông Hồng từ Bạch Hạc trở xuống là sông Lô.
769 Sông Thiên Mạc: theo Cương mục là khúc sông Hồng chảy qua vùng bãi Mạn Trù, nay thuộc xã Tân Châu, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

770 Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống. Bấy giờ nhà Tống còn giữ miền nam nước Tống.
771 Du binh: Cánh quân nhỏ có nhiệm vụ tuần tra hay đột kích cũng gọi là du ky.
772 Khúc sông Hồng ở phía trên Nam Định, khoảng ngã ba Tuần Vường.
773 Theo Tả truyện, Dương Châm là người đánh xe cho hoa Nguyên nước Tống. Tống và trịnh sắp đánh nhau, Hoa Nguyên làm thịt dê cho binh sĩ ăn, nhưng không cho Dương Châm dự. Khi đánh nhau, Dương Châm nói: Thịt dê hôm trứơc là quyền ở ngoài, đánh nhau hôm nay là việc của tôi, rối đánh xe chạy theo quân Trịnh, nước Tống do vậy bị thua. Chữ "Trịnh" ở Toàn thư phải sửa là chữ "Tống".
774 Trong Bát quái, quẻ Càn chỉ cha, quẻ Chấn chỉ con trưởng.
775 Đúng ra là Thái Tông nhường ngôi.
776Tam muội : (hay Tam ma địa, Tam ma đế...) là phiên âm tiếng Phạn Samàdhi, có nghĩa là tập trung tư tưởng cao độ, được coi là thiền định (dhyàna) ở bậc cao. Theo Phật giáo, đạt được phép Tam muội thì lìa dứt được mọi tạp niệm, tà đoan, tâm linh không còn bị xao động nữa.
777Nhất thừa : tiếng Phạn là ekayàna, có nghĩa là "cỗ xe duy nhất". Phật giáo quan niệm giáo pháp của mình là cỗ xe duy nhất có thể chở người ta đến Nát Bàn. Ở đây có nghĩa là giáo lý của nhà Phật.
778 Theo truyền thyết Trung Quốc, Đại Vũ thay Cổn trị thủy, đến Đồ Sơn, gặp người con gái biến thànnh con cáo trắng 9 đuôi, Vũ lấy người đó. Người con gái Đồ Sơn đã giúp Vũ hoàn thành công việc trị thủy. Sau Vũ được vua Thuấn truyền ngôi, trở thành ôn g vua đầu tiên của nhà Hạ.
779 Tên Mông Cổ là Khu-bi-lai (Qubilai), thư tịch Trung Quốc phiên âm là Hốt Tất Liệt hay Hốt Tất Lai. Hốt Tất Liệt lên ngôi năm 1260, miếu hiệu là Nguyên Thế Tổ, niên hiệu là Trung Thống.
780 Đây là nội dung tóm tắt tờ chiếu thư của Hốt Tất Liệt. Nguyên văm xem An Nam chí lược , quyển 2, phần Đại Nguyên chiếu thế.
781 Bản khắc Toàn thư đã khắc nhầm chử Đại? thành chử Thiên?. Đại Định là niên hiệu của Dương Nhật Lễ. Dương Nhật Lễ là con người phường chèo, cướp ngôi nhà Trần (1369), các vương hầu tôn thất nhà Trần đem quân dàn các nơi đón Trần Phủ (Trần Nghệ Tông) từ trấn Đà Giang về kinh đô giành lại ngôi vau cho nhà Trần.
782Thi Kinh, Tiểu nhã có câu: "Tông Tử duy thành" thường được hiểu với ý nghĩa là người tôn thất như bức thành bảo vệ triều đình, ý nói vương hầu tôn thất nhà Trần là bức tường thành bảo vệ ngai vàng vua Trần.
783 Quan chức đời xưa, mỗi cấp bậc chia làm nhiều tư, đủ số tư nhất định thì thăng một cấp.
784 Nguyên văn: "Bạch Hạc giang cửu phù sa", chưa rõ nghĩa, tạm dịch như trên.
785Mã Hợp Bộ : là phiên âm của Mahmud 0, một tín đồ HồI giáo làm quan cho Hốt Tất Liệt.
786 Thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 286
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com