Chỉ mục bài viết |
---|
Chân Dung Người Hàng Xóm |
Trang 2 |
Trang 3 |
Tất cả các trang |
Anh ta gọi.
Tôi đứng lại, mắt hoa lên. Lý Xuân ớt đầm đìa, tái nhợt, vài vác đứa con trai của tôi. Thấy tôi đứng đờ đẫn, anh ta cũng đứng lại, bế thằng nhỏ xuống:
- Tôi đã quay bảy vòng, nó nôn hết nước... Bây giờ nó thở được rồi đấy...
Lý Xuân nói và trao đứa con nhỏ cho tôi. Làn môi nhợt nhạt hé cời anh nói tiếp:
- Lúc nãy, nó mở mắt ra gọi: Chú Xuân... Nó nhận ra tôi...
Cổ họng tôi tắc nghẹn. Tôi ôm đứa con, nước mắt trào lên. Vợ tôi cũng lao đến ôm thằng bé. Chúng tôi khóc. Và cùng cảm thấy hạnh phúc khi tìm lại được một cuộc sống còn quý giá hơn cuộc sống của chính mình. Cuộc sống ấy chỉ chút nữa là vĩnh viễn bị đánh mất. Lý Xuân nhìn chúng tôi với ánh mắt ấm áp. Anh ta quay lại lấy bộ quần áo thợ ớt sũng vắt trên thành cầu. Rồi giơ tay chào chúng tôi, anh thong thả đi vào phố.
Từ mùa hè năm đó. Lý Xuân trở thành ân nhân của gia đình tôi. Lẽ tất
nhiên chúng tôi quý trọng anh hơn trước nhiều. Nhưng Lý Xuân không hề lạm dụng lòng biết ơn đó. Hình như anh coi việc cứu đứa trẻ cũng tự nhiên như việc cuốc đất trồng sắn, tiện cái đinh ốc hay xay bột làm bánh. Thằng con trai tôi quấn quít anh suốt ngày:
- Bố Lý Xuân gập cho con chiếc tàu bay... bố Lý Xuân bắt cho con con bọ ngựa...
Lý Xuân nhận thằng bé làm con nuôi. Anh ta thường cầm bàn tay bé xíu của nó xoa lên má, cọ vào chiếc cằm đầy râu:
- Ô tay nó xinh ghê ... Ôi, tay nó êm như tay con búp bê bằng lụa...
Mỗi lần có món ăn ngon, vợ tôi lại sai con đem sáng biếu vợ chồng Lý Xuân. Lần nào thằng bé cũng về kể:
- Bao nhiêu miếng thịt nạc cô A Phượng ăn hết, bố Lý Xuân chỉ gặm xương thôi...
Chúng tôi bật cười. Vừa bực vừa thương con người hỉ xả đó. Tháng năm cứ thế trôi qua. Tôi dần dần có thêm nhiều bạn bè mới, công việc quen thuộc dễ chịu hơn nhiều. Tôi gắn bó từ lúc nào không rõ với cái phố nhỏ miền sơn cước này. Lý Xuân vẫn là người hàng xóm tin cẩn, người gần gũi nhất đối với tôi. Có lẽ, chúng tôi có thể sống êm thắm như thế mãi nếu không có những biến động. Đầu tiên, là những vụ xung đột xảy ra dọc biên giới. Dân công xã Trung Quốc bị khích động chạy sang chiếm đất, gặt trộm lúa, phá vỡ những đập nước và mương máng. Những vụ giành giật đất đai, đánh lộn bằng gậy gộc, ném đá xảy ra, dội vào thị trấn. Dư luận ồn ào. Hoa kiều nhìn chúng tôi bằng ánh mắt khác lạ, thầm lén và nghi kị. Đời sống thường ngày của thị trấn trở nên thầm lắng, ủ ê. Buổi tối, các cô gái và các chàng trai không còn rủ nhau tới cửa hàng kem hoặc vào thư viện đọc sách. Lũ trẻ cũng bớt chạy ra đường, hò reo, tập trận giả. Các cánh cửa đóng im ỉm, lọt ra vài vệt sáng. Mọi người sống thu mình lại, chờ đợi cái gì đó sẽ xảy ra. Lý Xuân ủ rũ như con chim gãy cánh. Anh ta buồn bã hơn cả hồi xảy ra vụ cách mạng văn hoá mấy năm trước. A Phượng thậm thọt chạy sang nhà Lý Ung suốt ngày. Thậm chí có bữa chị ta ngồi lì bên nhà lão bán phở chua bàn bạc việc cơ mật không thèm nấu ăn. Buổi trưa anh chồng đi làm về lại cắm cúi rửa nồi thổi cơm. Đứa con trai tôi cũng ít sang nhà bố Lý Xuân hơn trước. Dường như nó cũng linh cảm thấy sự thay đổi trong thái độ của những người lớn. Tình hình mỗi ngày mỗi xấu đi.
Ban đêm, qua các khe cửa, những bàn tay đen mang truyền đơn kêu gọi thúc ép người Hoa về nước. Lý Ung thường có những nhóm người tới thì thầm bàn tán. Mắc dầu chính quyền hoạt động tích cực giải thích, trấn an cho số dân Hoa, họ vẫn lục tục bán nhà, thu dọn đồ đạc bỏ về nước. Lý Xuân gầy tọp đi, râu ria tua tủa. Bộ mặt đỏ hồng tràn trề niềm vui sống của anh giờ đây đờ đẫn, hai hốc mắt trũng xuống, hằn nếp gấp trên mi. Anh không làm bánh nữa, suốt ngày thơ thẩn ra vào suy tính. Một đêm oi nóng, vợ chồng tôi thao thức không ngủ được. Đột nhiên, tiếng thì thào gay gắt bên kia tường vẳng sang. Chúng tôi cũng nín lặng nghe. Vợ chồng Lý Xuân cãi nhau. Họ nói tiếng Hoa, chúng tôi chỉ hiểu lõm bõm đôi chút. Giọng nói cả hai cùng cố nén nhỏ nhưng giằn dữ. Người tấn công là A Phượng. Chị ta nói liên tục, hùng hổ. Lý Xuân chống đỡ bằng lối nói nhát gừng, lúng búng của anh ta. Sau một lúc đôi co, A Phượng bỗng hét lên một tiếng nhỏ rồi hằm hè hỏi một câu gì đó. Lý Xuân lặng im không trả lời. A Phượng thúc hối một lần nữa. Lý Xuân vẫn câm nín. Chúng tôi nghe chị vợ rít lên lần thứ hai và tiếp sau đó những tiếng vỗ đôm đốp. Tiếng đập xen lẫn nhịp thở hào hển của người đàn bà.
A Phượng đánh chồng. Vợ tôi thì thào. Tôi mở mắt trong bóng tối, lắng nghe tiếng động dội sang và tưởng như nhìn thấy bộ mặt người đàn bà tái mét vì tức giận, hàng tóc mai dính bết trước trán, cặp mắt một mí long lên điên khùng. Chị ta vừa thở hổn hển vừa tát đôm đốp vào mặt Lý Xuân. Anh chồng hộ pháp đó có lẽ nằm im chịu đòn. Chúng tôi không nghe thấy một tiếng động nhỏ nào chứng tỏ anh ta chống đỡ. Sau một hồi bạo động, chắc A Phượng đã mệt. Chị ta thở dốc và nằm vật ra giường. Từ những nan gỗ bị rùng mạnh và vang lên khô khan trong bóng tối. Sáng hôm sau Lý Xuân đi đâu rất sớm. Gần trưa anh ta mới về: vẻ mặt bần thần. Mấy người cùng phố cho tôi biết anh vừa bán non nương sắn. Nghe đâu chỉ được giá dăm trăm. Nếu để đền vụ nương sắn của anh phải thu ngót hai ngàn. Ngay buổi chiều hôm đó bên nhà Lý Xuân vang lên tiếng đục gỗ chi chát. Tôi biết anh đang đóng hòm chở đồ. Ngày hôm sau A Phượng gọi người tới bán giường, tủ, mấy chiếc ghế tựa và chiếc cối xay bột. Tới cuối tuần họ đã thu xếp xong. Lý Xuân bước qua hàng dậu, sang nhà tôi:
- Chào anh chị Ngọc, tôi đi.
Anh ta nói, giọng khàn khàn không rõ buồn hay vui. Chúng tôi không dám hỏi han gì thêm chỉ lặng lẽ pha trà. Đứa con trai nhỏ của tôi bỗng ôm
choàng lấy Lý Xuân:
- Thế bố có quay lại đây nữa không? bố Lý Xuân?...
Người hàng xóm cầm tay đứa bé, mắt chớp chớp. Sau khi uống một chén trà, anh ta bỗng thở dài:
- ở đây làm ăn đang vui. Tôi không muốn về đâu, nhng Tổ quốc kêu gọi...
Mấy tiếng cuối cùng nghe như bị hụt hơi. Lý Xuân lặng im không nói gì thêm nữa. Vợ tôi lấy gói kẹo mè sửng vừa mới gửi mua ở Huế đưa cho Lý Xuân và chúc anh ta đi mạnh khoẻ. Lý Xuân đứng dậy chào chúng tôi về. Thân hình vạm vỡ của anh in đầy khuôn cửa. Cái lưng hơi gù gù tạo nên vẻ nhẫn nhịn và cam chịu. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm quen biết, tôi mới nhận thấy lưng anh ta hơi gù. Lý Xuân đi tới hàng đậu. Vào mùa này, những cây đậu đũa đã hết rụi, kho xác ôm quanh các ống rào. Lý Xuân định bước qua hàng dậu về sân. Đột nhiên đứa con trai tôi chạy bổ ra:
- Bố Lý Xuân ơi, cho con buồng chuối kia nhé, con để chín cây cho chim sáo ăn dần...
Thằng bé vừa nói vừa chỉ buồng chuối tiêu ở góc vườn nhà Lý Xuân đang bắt đầu tròn quả. Lý Xuân quay lại cười. Ngay lúc đó tiếng A Phượng cất lên riết róng:
- Đừng tưởng bở, chúng tao chỉ về hai tháng rồi lại sang đây thôi.
Người đàn bà xanh lét như một con sâu trong bộ quần áo hoa xanh lốm đốm.
Mặt chị ta vênh lên nhìn chúng tôi với vẻ ngạo mạn và thách thức. Vợ tôi vội vã mắng con. Thằng bé bỏ chạy đến bên chiếc lồng sáo. Lý Xuân lùi lũi đi về. Đó là kỷ niệm cuối cùng kết thúc một thời gian dài êm ấm. Tôi tưởng không bao giờ gặp lại người hàng xóm nữa. Nhưng cuộc đời diễn ra ngoài sự tưởng tượng của mỗi chúng ta. Hơn một năm sau ngày Lý Xuân về nước, giặc Trung Quốc đánh ập sang. Chúng đánh vào lúc mọi người ít chuẩn bị nhất. Tháng hai, Tết nguyên đán vừa đi qua, nhng mùi hương ngày lễ rằm còn phảng phất. Các súc thịt ủ rơm trong sọt chưa hết. Nhiều nhà hãy còn bánh nếp, bánh bỏng. ở vùng núi, mùi vị tết kéo dài theo không khí lành lạnh, lảng gảng hơi sương của mùa xuân. Bất chợt, hai giờ đêm, pháo nổ ran bốn phía. Tiếng động dội vào các vách đã, nhân lên, trùm lấy không gian, phá vỡ sự bình yên trong mọi căn nhà. Một người nào đó ở ngoài phố hét to:
- Giặc Trung Quốc đánh đến rồi,... giặc Trung quốc...
Chúng tôi bật dậy. Thế là bắt đầu cuộc chạy giặc. Vào trong núi, chúng tôi mới kịp nhận ra rằng trong lúc hốt hoảng, chúng tôi đã không mang theo những thứ cần thiết để duy trì đời sống: Lương thực, soong nồi, bát đũa, dao chặt củi, sô múc nước... Tối hôm đó, một đoàn người bao gồm tôi, cậu bé mời lăm con ông già giữ thư viện, một bác thợ ngói đã về hưu, những người đàn ông hiếm hoi trong đám dân sơ tán cùng liều chết quay lại thị trấn. Chúng tôi cứ men theo những lối mòn mà đi. Thoạt đầu còn dè dặt, sau rồi chạy hối hả, liều lĩnh. Tiếng súng ở phía đầu thị trấn vẫn nổ từng đợt dài chứng tỏ dân quân cha rút khỏi trận địa. Họ đang chống trả lại quân địch. Thị trấn chìm trong bóng tối hoang vu. Chúng tôi chia nhau ở cột đèn cuối thị trấn, hẹn sau nửa giờ quay lại cùng đi, rồi ai nấy lần về nhà mình. Tôi mò mẫm mở ổ khoá. Rồi trong đêm, mò mẫm tìm những thứ cần mang theo. Tiếng súng ở đầu thị trấn bỗng dội lên quyết liệt rồi sau đó tắt hẳn. Sự im lặng đó đè nặng lên tim tôi. Nó báo hiệu phút hiểm nguy đang tới gần. Mồ hôi toát ra ớt đẫm, tôi cuống cuồng gói đồ đạc thành một bó. Sợi dây thừng đã ải bỗng nhiên đứt phựt. Vừa rờ rẫm tìm hai mối nối, tôi vừa nghe tim mình đập thình thịch. Phút im lặng kéo dài. Rồi đột nhiên một loạt đạn tiểu liên nổ kèm theo tiếng chân chạy rầm rập. Tôi buông gói đồ xuống mở hé cánh cửa nhìn ra phố. Trong làn sáng của lửa đạn, tôi thấy quân địch đen nghịt tràn lên lòng đường. Tôi nhận ra họ ngay. Bởi lẽ hình dáng của họ đã quá quen thuộc đối với tôi, người đã sống trên mời năm trong dãy phố hai phần ba là Hoa Kiều.
Tôi khuân gói đồ, chạy ra căn hầm đào dới cây nhót ngoài vườn. Nấp trong đó, tôi lắng nghe tiếng súng nổ loạn sạ, tiếng ồn ào ngoài đường vọng vào. Quân địch đã ùa vào các căn nhà. Bóng đen lố nhố in lên vòm trời sáng đục vì những đám cháy ngoài thị trấn hắt lên. Đám đông chuyển động trên mảnh sân nhà tôi và nhà Lý Xuân. Đôi khi, nhờ ánh lửa hồng hồng gợn khói soi rọi, tôi nhìn ra những bộ mặt quen thuộc của thị trấn: Hai thanh niên thợ gốm chiều chiều đá bóng trên sân cỏ. Một lão cắt tóc có chiếc rương gỗ sơn đỏ vẫn dựng quán trước cửa chợ phiên. Một cán bộ phân phối ngành thương nghiệp. Một lão to béo bụng tròn ngày ngày vẫn ôm chiếc hòm đựng bánh bột viên đi quanh phố, miệng rao dẻo kẹo:
- Cái bi ron ron, cái bi ròn ròn à...
Tụi lính Trung Quốc gọi nhau ngầu ngã tìm nước uống. Giữa đám tiếng nói hỗn loạn, một giọng oang oang bỗng cất lên:
- Có giếng đấy, có giếng trước cửa bếp đấy...
Giọng nói quá quen thuộc. Tôi lặng người, nín thở lắng nghe. Trong bóng đêm vang lên tiếng hỏi:
- ? ? (đâu? đâu?...)
Vài tiếng gắt gỏng. Một thằng lính va đầu vào cánh cửa bật chửi:
- Tỉu nà ma...
Những bóng đen đi lại lộn xộn. Rồi có tiếng gầu chạm lanh canh vào thành giếng xây, và cái giọng ban nãy lại cất lên, vui vẻ, ngạc nhiên:
- Ô, cái gầu nữa đây... cái gầu của nhà tao hãy còn.
Đích thực là giọng nói của Lý Xuân, không thể ngờ vực. Tôi hồi hộp dướn người lên, giương mắt nhìn lại đám lá nhót. Bên ngoài, tụi lính đang tranh nhau uống nước ừng ực. Mấy thằng lính nuôi quân đã nhóm một đống lửa giữa sân. Trong ánh lửa đỏ rực, tôi nhìn thấy người hàng xóm cũ. Lý Xuân, đứng trước cửa nhà mình, cao hơn, hơi gù, bộ mặt to lớn, hơi gù, bộ mặt to lớn đầy mãn nguyện. Tụi lính đang đập phá nhà tôi. Chúng bẻ gẫy chân bàn, phá giường ném vào đống lửa. Cả chiếc lồng chim sáo của đứa con trai cũng bị vứt vào bếp. Những chiếc nan tre cháy bùng lên. Con sáo đập cánh bay rối rít, điên loạn trong đám lưỡi lửa vây quanh.
Vừa giãy giụa, con chim vừa kêu:
- Có khách, có khách...
- Có khách...
Con vật bé nhỏ kêu hoài cho đến lúc cháy thui. Tụi lính vỗ tay cười. Một tên lính nhỏ thó bưng bộ tách chén bằng sứ Giang Tây của tôi ra, vạch quần tiểu tiện vào. Tụi đồng bọn thích thú cười nghiêng ngả. Lý Xuân cũng cất tiếng cười hô hố. Anh ta nhìn bộ tách sứ đó, cũng như nhìn con sáo tội nghiệp chết quằn quại trên đống lửa bằng con mắt xa lạ, dửng dưng. ánh lửa chập chờn rọi lên hàm răng trắng bóng đều đặn của Lý Xuân. Cái cổ vạm vỡ đỏ ửng. Đôi mắt xếch dới cặp mày ngắn long lanh. Vẻ mặt anh ta hồn nhiên cho đến nỗi tôi đâm ngờ vực chính con mắt của mình, ngờ vực cả cái quá khứ lâu dài xa kia, đã có một thời, hơn mời năm chúng tôi là những người láng giềng thân thiết.
Tên lính nhỏ thó, lấc cấc bê cả bộ tách sứ đầy nước tiểu liệng vào giếng nhà tôi. Tụi lính xung quanh kêu ố lên ngạc nhiên, tán thưởng. Lý Xuân nhìn hắn thích thú. Lúc này, anh ta giống nh một đứa trẻ độc ác hồn nhiên. Một đứa trẻ vui thú trong trò chơi độc ác, ví như vừa chơi vừa cấu đôi con bớm hay lấy dao chặt cụt đuôi mèo. Tụi lính Trung Quốc vận nhộn nhạo đùa rỡn quanh đống lửa. Nhng đột nhiên có tiếng hét ngoài phố.
- Duê nản... tả duê nản...
Tụi lính nhào dậy. Lý Xuân là người đầu tiên ngó qua khuôn cửa nhảy ra ngoài đường. Anh ta hét lên:
- Tả duê nản...
Và cánh tay lực lưỡng giật khẩu súng dựng bên tường, cặp vào nách. Đạn liên thanh nổ hai tràng dài sau đó. Rồi một tiếng kêu đau đớn, mơ hồ từ phía cuối thị trấn vẳng lên. Tôi thấy tim mình như đứng lại: Phía đường ấy là nơi cột điện tôi đã hẹn ông già thợ ngói và chú bé tới cùng đi. Nếu một trong hai người đó quay trở lại? ... Tôi biết làm sao bây giờ? áp ngực vào thành hầm, tôi căng thẳng lắng nghe, đầu óc rối loạn vì những lo âu và phỏng đoán.
Một tiếng đổ ầm ầm vang lên; tên lính bếp vào nhà tôi gỡ cánh cửa, lặc lè kéo đến bên đống lửa. Hắn lấy rìu bửa nhỏ, ấn vào bếp. Trong khung cửa trống hoác đó Lý Xuân bước vào. Đi sau anh ta là lão già Lý Ung. Lão bán phở chua bây giờ mới xuất hiện. Trong bộ phục rộng thùng thình, trông lão xấu xí lạ lùng. Lão kéo theo sau người bị bắt. Chính là chú bé đã cùng tôi quay lại thị trấn buổi chiều nay. Máu dồn lên mặt tôi nóng phừng, rồi
trong một giây, người tôi lại tái đi, mồ hôi toát ra ớt đẫm. Những nắm tay tôi tìm nhau, vặn chặn lại trong cơn tuyệt vọng và bất lực. Trên kia, lão già Lý Ung đang quát hỏi chú bé:
- Ai sai mày quay lại đây? Do thám hả?
Chú bé đau đớn quỳ nghiêng trên sần, ôm bàn chân đập nát. Nó ngẩng lên, nhìn vào mặt lão bán phở nói khẽ:
- Tôi về lấy gạo, lấy nồi nấu cơm, lây sô múc nước... Các ông bắn pháo...
Không kịp đem theo...
Tụi dân quân sai mày về đây? hay bộ đội địa phương? ... Chúng nó sai mày dò xét cái gì?...
Ung tiếp tục hỏi.
- Không ai sai cả.
Chú bé lắc đầu.
- Lý Xuân, mày hãy cho nó một báng súng, thằng ranh con này bướng thật. Chắc nó đã được học làm do thám, nó rình rập để đánh trả chúng ta.
Lý Xuân đứng dậy, cánh tay kềnh càng vươn lên cao, giáng cây súng xuống cậu thiếu niên. Tôi nhắm mặt lại, choáng váng như vừa bị bổ một thanh củi vào đầu. Tôi chưa thể hình dung sự việc lại diễn ra như vậy. Tôi không thể ngờ Lý Xuân tàn nhẫn đến thế. Mặc dù hắn đã thản nhiên chứng kiến cảnh đồng bọn đập phá nhà cửa, đồ đạc của tôi, mặc dù hắn đã cời hô hố khi con sáo bị thiêu cháy, mặc dù... Tôi nhìn bộ mặt đỏ rực ánh lửa của người láng giềng, đôi mắt xếch dưới hai tràng lông mày ngắn không lay động. Chú bé bị đánh vào vai, ngã rụi xuống sân. Nó bật kêu lên một tiếng đau đớn và gọi:
- Chú Lý Xuân...
Cậu thiếu niên ngước nhìn tên hộ pháp, ánh mắt kinh hoàng. Một chút xao động chạy qua gương mặt tên lính. Hình như hắn bối rối. Trước đây, hắn vốn là người vui tính. Hắn thường cởi trần, mặc quần đùi chạy đá bóng lông nhông với lũ thiếu niên trong phố, giống như một con gà cộ lạc giữa bầy gà con. Buổi chiều, hắn thường nhảy xuống bến sông bơi òm òm, la hét đùa nghịch với chúng và đôi khi rỗi rãi, hắn ngôi chuyện gẫu với mấy chú nhóc trước quán bánh rán nước chè, điếu thuốc phì phèo trên môi. Vì tất cả những chuyện đó, lũ thành niên choai choai trong thị trấn thân thiết và yêu mến Lý Xuân. ánh mắt đau đớn, ngỡ ngàng của chú bé lúc này dán vào mặt hắn. Tên lính cúi đầu xuống. Một ngón tay hắn choãi ra trên nóng súng. Lão già bán phở vẫn ngồi chôm hổm trước cậu bé, tra hỏi:
- Thế nào ranh con? Khai ra chứ?...
- Ai sai mày?...