watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:12:5628/04/2025
Kho tàng truyện

Trưởng Thành

Tác giả: Phương Trang

Ai cũng nói làm con út là một điều may mắn vì được mọi người nuông chìu, nhưng lúc còn bé tôi lại cảm thấy dường như đó mới là nỗi khổ của mình. Tôi có hai người chị tháo vát và đảm đang, người chị kế tôi cũng cách tôi đến 10 tuổi nên từ trong ra ngoài, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, nhất nhất mọi hành tung, nguyện vọng, ước mơ, thậm chí đến những chuyện bé tẹo như khẩu vị của tôi cũng đều bị chi phối, góp ý, khuyên bảo, thậm chí khiển trách bởi cha mẹ và các chị. Tôi thích mặc áo màu xanh lá cây, mẹ tôi bảo màu xanh dương trông sáng da hơn, tôi có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện, cha tôi bảo việc nào phải ra việc ấy để bao tử làm việc tốt hơn, tôi chỉ muốn ăn cơm với thịt luộc thì chị hai tôi lại bảo phải tập ăn cá và rau để bổ sung thêm vitamin.

Đứa bé nào cũng có “thần tượng” của mình. Thần tượng của tôi ngày ấy là chị Ngọc. Chị Ngọc là con gái của dì hai, chị ruột mẹ tôị Chị là sinh viên năm thứ hai trường đại Học Sư Phạm. Tôi mơ ước mình là chị Ngọc trước hết bởi vì chị là con một, mà theo tôi nghĩ, làm con một thì ít nhất có thể thoát được “hai tầng áp bức” của hai bà chị cả lo của tôị Chị Ngọc học giỏi, ăn mặc không sang trọng lắm nhưng trông rất hiện đại và có cá tính. Chị biết chơi bóng rổ, biết khiêu vũ và còn nhiều lần chỉ cho mấy thằng nhóc em họ tôi cách chọn dế chiến để đấu với bạn bè luôn được bách chiến bách thắng. Mặc dù da chị Ngọc không trắng bằng da chị Hai tôi, đôi chân chị không dài và mái tóc không dày mượt bằng chị Ba tôi, chị Ngọc có rất nhiều bạn trai đeo đuổị Ở cái tuổi lên mười, tôi không biết họ mê chị có phải cũng vì họ thích chơi chọi dế như đám nhóc con của cậu tôi hay vì một lý do nào khác, nhưng đối với bọn nhóc chúng tôi, chị thật sự khiến cả đám phải ngẩn ngơ mỗi khi chị kể chuyện. Những câu chuyện của chị Ngọc không phải đơn điệu và cũ rích như chuyện mẹ tôi vẫn kể, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Bạch Tuyết Bảy Chú Lùn”, … rồi lại “Công chú a ngủ trong rừng”. Chị đưa chúng tôi đến thế giới của 1001 đêm, đến với “Cô bé bán diêm” của Andersen và cả những câu chuyện đến là buồn cười như chuyện về bộ quần áo mới của vua …. Khi chị Ngọc kể chuyện, mắt chị sáng, khuôn mặt thật sống động làm cả đám trẻ chúng tôi hoàn toàn tin cậy những điều huyền hoặc và kỳ bí mà chị kể là có thật. Mẹ tôi bảo “cố mà học giỏi, con gái mẹ chắc chắn sẽ không thua gì chị Ngọc đâu”.

Không rõ vì ước mơ trở thành một “chị Ngọc” của tôi quá mãnh liệt hay nhờ sự chăm sóc quá mức cần thiết của gia đình, tôi học xong lớp 12 thì đỗ ngay vào Đại Học. Ngày tôi nhận được giấy báo của trường, mẹ tôi tuyên bố với cả nhà: “Từ hôm nay, bé Thảo không còn là bé nữa”. Rồi mẹ nói với tôi “Từ nay con đã là người lớn, mọi quyết định của bản thân là tùy ở con, cha mẹ và các chị sẽ không còn can thiệp vào nữạ Nhưng con phải nhớ, đã trưởng thành rồi thì phải có trách nhiệm với việc mình làm”. Mẹ tặng tôi áo dài hoa, bảo từ nay tôi đã là cô giáo tương lai rồi, không còn cứ phải mặc áo dài trắng mãị Mẹ làm tôi cảm động đến rơi nước mắt.

Tôi học đến năm thứ hai đại học thì được mời dự tiệc cưới của chị Ngọc. Chị Ngọc làm cô dâu cũng đặc biệt lắm, áo cưới rất khêu gợi, đầu bới và hoa cầm tay đơn giản nhưng rất Tâỵ Chồng chị hơn chị mười lăm tuổi, trước đây là giáo sư dạy chị ở trường đại học, cao ráo, đĩnh đạc, đeo kính trắng rất trí thức, nhìn hơi già dặn so với chị nhưng chính nhờ vậy lại càng hay, trông chững chạc và đáng tin cậỵ

Ở đại học, tôi chơi thân với Khang. Khang không giống mẫu người trong mộng của tôi: không cao lớn, không lịch lãm, bặt thiệp, không thuộc giới thượng lưụ Khang ăn mặc xuề xòa, hơi cẩu thả là đằng khác. ến năm thứ ba thì tình cảm của chúng tôi tiến xa hơn một bước. Thật ra thì lúc đó tôi cũng không biết chắc có phải mình đã yêu hay chỉ là một bước thân mật hơn tình bạn. Tình cảm của chúng tôi giản dị, không có hoa hồng, không có những câu yêu đương tha thiết hay thề non hẹn biển, nhưng hình như không ngày nào là chúng tôi không gặp nhau và thậm chí như thế vẫn còn chưa đủ, buổi tối, đợi cả nhà đi ngủ hết, hai đứa lại tiếp tục bắt hai cái máy điện thoại phải làm “ngoài giờ”. Ngoài những khi đến lớp, đến thư viện tìm tài liệu, chúng tôi có chung thú vui sáng tác nhạc: Khang viết phần nhạc, còn tôi thì viết lờị Chúng tôi viết bài hát không phải để dự thi, cũng không phải để xin được phát hành, mà chỉ để hát cho nhau nghe và hát tặng các bạn cùng lớp trong những buổi sinh hoạt tập thể. Và đôi khi, những điệu nhạc là lạ dễ thương đó lại có dịp ngân nga trong giấc mơ của tôị Cha mẹ tôi không có ý kiến gì về chuyện của tôi và Khang, chỉ có một lần mẹ tôi nói “Nó cũng ngoan”. Hai bà chị cả lo của tôi cũng lần lượt lên xe hoa theo chồng vào năm đó.

Cũng vào năm đó, chị Ngọc đến nhà tôi, vẫn ăn mặc rất cá tính, trang điểm sắc sảo nên trông già dặn hơn một chút. Vẫn là chị Ngọc, mỗi lần xuất hiện là mỗi lần đem đến bất ngờ, lần này, chị báo cho tôi biết chị đang tiến hành thủ tục ly dị. Lão chồng già hay ghen và nhỏ mọn quá, chị nói, nhưng có gì mà phải lo, lỡ sai một lần thì làm lạị Tôi thấy mặt chị không còn nét sống động và đôi mắt chị không sáng long lanh đầy thuyết phục như lúc chị kể chuyện “Cô bé bán diêm” nữạ Tự nhiên tôi thấy thương chị quá vì hiểu rằng thật ra trong lòng chị không tin rằng mình còn có thể “làm lại”. Kể từ ngày hôm đó, tôi hiểu rằng con người không ai là thập toàn thập mỹ cả và bất kỳ ai, ở bất kỳ tuổi nào cũng có thể sai lầm. Chị Ngọc còn sai lầm nữa là…

Tôi tốt nghiệp đại học, đi dạy học có vài tháng thì được Huy, con trai người bạn đồng nghiệp của cha tôi, giới thiệu một việc làm ở công ty liên doanh, lương cao hơn gấp ba đồng lương giáo viên của tôị Tôi phân vân suốt một tuần và tham khảo ý kiến của cả nhà, mẹ tôi nói “nghề nào cũng được, miễn sao mình vui và yêu thích nó”, còn cha chỉ bảo “có thực mới vực được đạo”. Tôi yêu nghề dạy học, tôi thích ngắm nhìn và như thấy được hình ảnh ngày xưa của chính mình trong lũ học trò choai choai, đôi lúc ngỗ nghịch và lười biếng, nhưng trong sáng và tràn đầy sức sống. Nhưng tôi cũng thích đổi chiếc xe mới hơn, tự tin hơn khi bước vào những hiệu thời trang sang trọng và không giật mình khi nhìn thấy những con số in bằng vi tính treo kín đáo sau mỗi chiếc mắc áọ Tuần trước, Phượng, bạn học cũ của tôi, rủ tôi đi ăn trưa ở một tiệm ăn sang trọng cửa kính sáng loáng và máy lạnh phà đến phát cảm. Nó dõng dạc kêu toàn những món hải sản và khi tính tiền, nó móc trong bóp ra một xấp liếc sơ qua cũng thấy hơn lương cả tháng của tôi… Tôi băn khoăn giữa “thực” và “đạo”, phải hỏi đến ý kiến của người cuối cùng, là Khang. Khang nhún vai bảo “tùy ý Thảo”. Thời hạn suy tính đã hết, tôi nộp đơn xin nghỉ dạỵ

Ở chỗ làm mới, tôi gặp mặt và cần đến sự giúp đỡ của Huy nhiều hơn vì công việc cũng như môi trường làm việc quá mới mẻ đối với tôị Huy hoàn toàn khác Khang, anh ta không hiểu gì và gần như cũng chẳng bao giờ nghe nhạc. Huy cao lớn, đường bệ và dường như anh ta đầu tư khá nhiều thời gian cho việc ăn mặc, từ màu sắc đến kiểu dáng. Huy chẳng bao giờ nói “Tùy ý Thảo”, anh ta luôn đưa ra những ý kiến rất cụ thể như “em nên học thêm vi tính để bổ sung cho nghiệp vụ”, “em đừng mang giày kiểu này, nhìn không hợp thời mấy”… Cũng có thể bởi vì Huy lớn hơn tôi đến mười lăm tuổị

Tôi đi làm được hơn một năm thì gia đình Huy ngỏ ý cho cha tôi biết Huy muốn cưới tôị Tôi không có phản ứng vì tôi biết Huy là một người chồng lý tưởng đáng để nhiều cô gái ao ước, nhưng tình cảm trong tôi như dòng sông êm ả muôn thuở chỉ đổ ra biển. Biển của tôi là Khang. Dù làm khác ngành, thời gian chung của tôi và Khang ngày càng ít dần, tôi vẫn hiểu tình yêu không cần phải đếm có bao nhiêu giờ ngồi bên nhau, mà quan trọng là khoảng thời gian đó được hai người cảm nhận như thế nàọ Khang vui, tôi cười, Khang buồn, tôi khóc, Khang thành công, lòng tôi như mở hội, Khang gặp trở ngại, tôi đứng ngồi không yên… Sự đồng cảm đó tôi không thể dùng lý lẽ để giải thích cũng như tôi biết chắc mình sẽ không bao giờ có được những cảm xúc này với một người thứ haị Chúng tôi vẫn viết nhạc, Khang viết phần nhạc còn tôi thì viết lời, nhưng có lẽ vì tôi không còn dịp để hát lại những bài hát này cho đám học trò nghe, những khúc nhạc là lạ tội nghiệp đó cũng không còn ngân nga trong giấc mơ của tôi nữạ

Tôi cố tình kéo dài câu trả lời đối với Huy vì tôi đợi một câu nói của Khang. Và tôi cứ đợi, đợi mãi… Khi gia đình Huy đánh tiếng lần thứ ba thì tôi đồng ý. Tối hôm đó, tôi nói với Khang về quyết dịnh của mình, lòng vẫn nuôi một hy vọng cuối cùng… Nhưng Khang vẫn chỉ có một câu nói “Tùy ý Thảo”. Tôi ngồi thẫn thờ trong bóng tối, biết Khang đã về, tôi vẫn không dám nhìn theo cái dáng xuề xòa quen thuộc đó đang khuất dần trên con đường rộng vắng tênh. Tôi nghĩ đến những bản nhạc Khang viết sẽ không có lời và buồn muốn khóc.

Đám cưới của tôi cũng rình rang và thời thượng không kém gì đám cưới của chị Ngọc. Tôi cũng làm một cô dâu xinh xắn và tao nhã, cũng cười cười, nói nói, thật ra thì trong lòng cũng không rõ mình buồn hay vuị Nhưng khi nhìn xuống những thực khách đang chén thù chén tạc, thấy cái dáng gầy gò thân thuộc của Khang, tôi hiểu rằng thứ tình cảm mơ hồ mà trước kia tôi đã nghĩ có thể chỉ là một bước thân mật hơn tình bạn, đó đúng thật là tình yêụ

Tôi bước vào cuộc sống hôn nhân với người chồng lớn hơn mình mười lăm tuổi, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi sự sai lầm của chị Ngọc. Huy không nhỏ mọn và cũng không cả ghen, nhưng đôi khi sự trau chuốt hình thức quá mức và cái bụng béo phệ của anh ta mang đến cho tôi một cảm giác xa lạ. Có một lần trở lại trường tìm đồng nghiệp cũ hỏi mượn quyển sách, tôi đi ngang qua một lớp học nghe văng vẳng một khúc ca quen thuộc – là một bản nhạc tôi đã viết lời – tôi sợ hãi khi phát hiện mình đã trở thành một con người vô tình và bạc bẽo tự lúc nàọ

Mặc dù không phải là chị ruột, chị Ngọc rất tinh ý. Một lần tôi về nhà, tình cờ gặp chị ghé chơi, chị đợi lúc cha mẹ tôi đi vắng, hỏi thẳng thừng “Chán chồng hả? Thấy chị mày không, sai thì làm lại”. Đúng! làm sai thì làm lại, nhưng không phải cái sai nào cũng dễ dàng làm lạị Cuộc sống luôn mở ra những ngã rẽ buộc mình phải chọn và không phải lúc nào người ta cũng chọn đúng. Nhưng như mẹ tôi đã nói, tôi đã là người lớn, tôi buộc phải có trách nhiệm với con đường mình đã chọn. Tự dưng tôi ước mong được trở lại những ngày hồn nhiên khi xưa sống với cha mẹ và cả hai bà chị cả lo của tôi biết chừng nàọ Rồi thì tôi không còn phải bận tâm suy nghĩ xem mình đúng hay sai vì họ sẽ bảo cho tôi biết tôi nên mặc áo màu xanh dương, nên ăn rau và cá.

Tháng 02/2001

HOMECHAT
1 | 1 | 117
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com