Chỉ mục bài viết |
---|
Tuổi Thơ |
Trang 2 |
Tất cả các trang |
Thằng Phú giật mình choàng tỉnh. Lưng nó ướt sũng mồ hôi dính vào chiếc chiếu cũ mèm trải trên miếng vạt giường làm bằng những thanh tre mỏng rít chịt. Lỗ tai vẫn còn lùng bùng bởi tiếng đạn trái phá hồi chặp tối khiến nó không hiểu chuyện gì xảy rạ Nó dụi mắt và nhận ra dáng người nhỏ thó của mẹ nó đang cúi xuống lay nhẹ vai nọ " Con dậy xuống bếp rửa mặt cho tỉnh táo lên mẹ biểụ" Mẹ nó thì thào.
--" Chuyện chi rứa me ? Con buồn ngủ quá mà!" Thằng Phú cằn nhằn.
--" Dậy mau đi." Mẹ nó thúc, giọng vẫn thì thào nhưng quyết liệt.
Lúc thằng Phú trở lên nhà trên, nó bắt gặp mẹ nó đang ngồi khóc thút thít trên chiếc chõng tre ọp ẹp của nó.
--" Chuyện chi rứa mẹ? " Thằng Phú lo sợ hỏi.
--" Chút nữa chú Năm Hổ qua dẫn con đi ra bến đò Phong Thư. Con
đón xe ra Ðà Nẵng để chị Giang đưa con đi Sài Gòn."
Tự nhiên lại đi Sài Gòn! Thằng Phú thích đi Sài Gòn lắm, nhưng mà tại sao lại đi Sài Gòn bây giở :
--" Răng phải đi gấp rứa me? "
--" Mi mà còn ở đây mấy ổng bắt mi đem xử tộị"
--" Con có làm chi mô?"
--" Mi chửi lính huyện đội, đòi oánh người ta hộc máu!"
--" Tại thằng nớ gây sự trước chớ bộ! Con qua thím bảy Vượng kiếm thằng Mỹ chơi, hắn nói giặc Mỹ ở bên Mỹ chớ đâu ở đây mà kiếm. Hắn ỷ có cái " sào đuổi vịt" đó rồi làm trờị Cái mặt thằng nớ mà không có súng con đá một cái hộc máu. "
Thằng Phú gân cổ cãi.
--" Thôi đi. Còn thằng Hải con cán bộ tập kết mắc chi mi oánh hắn?"
--" Tại hắn nói ba là đồ phản động chi! Mẹ nói hồi đó ba là anh hùng kháng chiến đánh giặc bị thương mà!"
--" Ðó là hồi nớ, bây chừ khác rồi. "
Mẹ hắn nói tiếp:
--" Chú Năm Hổ nói huyện ủy Quý nghi mi do thám cho Quốc Gia! Mi vô nhà Hương Văn lục lạo lão thấy hết!"
Vậy là lão Quý trốn trong nhà Hương Văn sáng nay rồi, thằng Phú
nghĩ thầm.
--" Mà con có lấy chi mô! Con kiếm đồ ăn thôi mà!"
--" Mi đi kiếm mấy ổng mà cãi," mẹ nó gắt.
Thằng Phú nghĩ bụng nếu gặp huyện ủy Quý thì nó cũng cãi tuốt chớ sợ chi! Cùng lắm ổng móc súng ra dọa cho nó sợ rồi cũng tha thôi chớ không lẽ ổng bắn nọ Mới hai tháng trước đây, mấy ông bên phe Quốc Gia cũng làm dữ với nó mà có sao đâu! Hôm đó cơn bão ở đâu kéo qua tỉnh lỵ nơi nó trọ học, trời mưa tầm tã, gió mạnh làm tróc nóc mấy lớp học, trường cho học trò nghỉ mấy hôm để sửa chửạ Thằng Phú nóng ruột mẹ và em nó, lội bộ mấy chục cây số về nhạ Cảnh hoang tàn dọc con đường về làm nó càng lo hơn, cứ muốn chạy về nhà cho nhanh. Về đến chỗ giáp ranh của Ðông Ðài và Ðịnh An, thằng Phú bắt gặp một nhóm người mặc bà ba đen mang súng tiểu liên thấp thoáng trong mấy khu vườn đổ nát. Thằng Phú làm ngơ, tiếp tục dấn bước. Ðược một quãng, hai người đàn ông trung niên mang tiểu liên Tôm Xông ở đâu không biết xuất hiện ngay trước mặt nó. Người mập lùn cất tiếng hoạnh họe:
--" Mi ở mô về đây?"
--" Tui đi học dưới Hội An về."
--" Mi về mô."
--" Về La Khom chớ về mô. " Thằng Phú quạu quọ trả lời.
La Khom là làng của nó, giáp ranh với Ðịnh An. Lão mập lùn trừng mắt nhìn nó, tra vấn tiếp:
--" Nãy chừ mi có gặp ai mang súng ống như tau không?"
--" Có thiếu chi! Mấy ông cu dê đê mang súng ca răng nớp đi đầy đàng dưới kia."
Thằng Phú trả lời, tay chỉ về hướng nó vừa đi qua. Cu dê đê là chữ tắt của Quốc Dân Ðảng, thằng Phú nghe người ta kêu như vậy thấy ngồ ngộ nên bắt chước. Lão mập lùn biến sắc, nạt lớn:
--" Mi nói cái chi bậy bạ đó!"
Tự dưng lão nổi quạu, kéo tai thằng Phú đau điếng, dúi nó vào vách tường của trạm thông tin cạnh đọ Lão kéo cò khẩu tiểu liên kêu rôm rốp, chỉa mũi súng vào ngực nó, quay qua người đồng hành, một lão ốm nhách mặt mày sần sùi tự nãy giờ im như thóc, nói:
--" Tui làm thằng ni nghe anh Ba. Ðể hắn về trên kia nói bậy nói bạ
không được đâu. " Thằng Phú dương mắt nhìn mũi súng đen ngòm, thấy ơn ớn, nhồn nhột trước ngực. Lỡ mà lão mập bóp cò một cái thì rồi đời! Mà không biết tại làm răng khi không lão lại nhảy dựng lên rứa không biết. Nó đưa mắt nhìn lão ốm nhách, hy vọng lão nói đỡ cho vài câu. Lão ốm vẫn làm thinh quan sát họ. Cuối cùng lão lừ lừ bước đến gần, mở miệng:
--" Mi con cái nhà aị"
--" Tui con ông Út Giỏi," thằng Phú lẹ làng trả lời.
--" Mi con Út Giỏi thiệt ha" Lão mập vọt miệng hỏi
--" Cha mi đang làm chi trên nở" Lão ốm hỏi tiếp.
--" Tui đâu biết. Ba tui bỏ đi đâu mấy năm ni rồi. "
--" Rứa là đúng rồi," lão ốm nhách quay lại nói với bạn mình.
Lão quay qua nói với thằng Phú:
--" Mi về trên nớ không có nói bậy bạ coi chừng mất đầu như
không nghe chưa!"
Thằng Phú làm thinh làm thế quày quả bước đi, nghe ơn ớn sau lưng. Ði dược một quãng khá xa, nghĩ bụng hai lão đó không đuổi kịp, nó la lớn " Tổ cha mấy người ỷ lớn ăn hiếp con nít" rồi ù té chạỵ
--" Con mà không đi cho lẹ thì nguy lắm. Chú Năm Hổ nói ..."
Bỗng nhiên mẹ nó ngừng bặt. Có tiếng sột soạt như vuốt mèo cào nhè nhẹ trên tấm cửa liếp ở nhà bếp. Hai mẹ con rón rén đi xuống phía nhà bếp, ngọn đèn dầu tù mù trên tay mẹ thằng Phú chao qua chao lại như muốn tắt. Mẹ nó cất tiếng hỏi nhỏ:
--" Ai rứa ? "
--" Tui Năm đây chị Út."
Chú Năm Hổ len qua tấm phên đóng khung bằng những nẹp tre mỏng một cách gọn gàng. Chú trừng mắt nhìn thằng Phú nạt nhỏ:
--" Mi hoang đàng chi địa làm khổ mẹ mi, mi có biết không?"
Thằng Phú cúi mặt nhìn xuống đôi chân sứt sẹo, im thin thít. Chú Năm là xã đội trưởng du kích. Nghe nói hồi Kháng chiến chú ở trong tổ của ba nó, hai người thân nhau như anh em. Từ hồi ba nó bỏ di, mấy ổng về làng thường xuyên, chú Năm ra coi đội du kích của xạ Khi nào lính Quốc Gia lên thì chú Năm đi theo mấy ổng rút đi đâu mất biệt. Có lần chú rút không kịp, mẹ nó đưa chú vào trốn trong hầm trú ẩn nhà thằng Phụ Chú thường hay giúp mẹ thằng Phú những công chuyện lặt vặt như leo lên mái nhà thay tấm tranh cũ nát hay ra ngoài vườn đốn tre chẻ lạt đan cái rổ mới cho nhà nọ Ðôi khi chú nhìn thằng Phú chăm chú rồi quay lại nói với mẹ nó, " Thằng ni giống anh Út như đúc." Thường thì mẹ nó trả lời bằng nụ cười buồn bã.
Chú Năm quay qua mẹ nó, hỏi:
--" Chị Út sửa soạn xong chưa tui đưa hắn đi cho rồị Trời sắp sáng bét rồi dó!"
Mẹ thằng Phú quày quả đi lên nhà trên, trở lai với cái túi xách bằng cói trên taỵ Bà đưa chiếc túi xách cho thằng Phú, dặn nhỏ:
--" Có lá thơ của mẹ viết cho chị Giang trong nớ, con nhớ đừng làm mất nghe"
Quay qua chú Năm, bà nói:
--" Thôi trăm sự nhờ chú. Thằng Phú còn nhỏ dại có biết chi mô. "
Câu nói bị cắt ngang bởi tiếng nấc nhọ Thằng Phú nhìn lên, bắt gặp cặp mắt sũng nước của me Tự dưng mắt nó nhòe đi, tay nó níu lấy vạt áo của mẹ nó không muốn rời. Chú Năm Hổ đẩy nó ra cửa, nói nhỏ:
--" Thôi đi đi Phú!"
--" Khoan đã chú!"
Thằng Phú lật đật chạy lên nhà trên, len lén bước vào buồng ngủ của mẹ nó. Ðứa em nhỏ ba tuổi của nó nằm co quắp trên chiếc chõng tre, ngủ say mệ Nó cúi xuống hôn lên trán em mình, nói nhỏ " Thôi anh đi nghe," rồi len lén bước ra.
Thằng Phú ngập ngừng bước theo chú Năm Hổ, thỉnh thoảng quay lại nhìn về phía cánh cửa liếp bây giờ đã khép lạị Nó biết chắc có đôi mắt ướt đẫm nước mắt của mẹ nó ở đàng sau cánh cửa đang dõi theo từng bước chân của mình.
Còn khoảng hơn một cây số nữa thì sẽ tới bến đò. Thằng Phú mà qua lọt tới bờ bên kia là kể như thoát nạn. Chú Năm dã quay trở lại sau khi dẫn nó đi xuyên qua làng, chui vào khu vườn sau cùa ông Hương Trà, băng qua đám mía mật rậm rịt của lão Xã Hành để tránh đám anh em trong đội du kích của chụ Lúc chia tay, chú chỉ nói " Chú gởi lời thăm cha cháu mạnh giỏi" rồi mất hút trong đám mía dầy đặc.
Thằng Phú lủi thủi bước trên con đường rợp bóng trẹ Ánh trăng hạ tuần ném những mảng ánh sáng yếu ớt xuống con đường đất mấp mộ Chân nó vấp phải một mô đất, đau điếng. Nó tức giận nghĩ đến khuôn mặt láu cá của thằng nhóc có cây súng dài như sào đuổi vịt. " Cái mặt nớ tau đá một cái là hộc máu," thằng Phú lầm bầm. Nó lại nghĩ đến hai người đàn ông đã chận nó lại ở ranh giới làng Ðịnh An và Ðông Ðài. " Ðồ người lớn ăn hiếp con nít!" Nó nhớ lại nhân dáng nhỏ thó và khuôn mặt chịu đựng của lão Giá, thỉnh thoảng đưa hai bàn tay bị trói lên mặt gãi gãị Rồi khuôn mặt lạnh tanh của chị tre trẻ đèm đẹp ở Tư Phú, " Tui đề nghị tòa án Mặt trận xử tử tên ác ôn Trần tư Giá để làm gương!" Rồi tiếng u u xè xè của những viên đạn trái phá trên đầu nó lẫn với tiếng thút thít của con Xuyến đang nằm run rẩy trong lòng nó, " Xuyến muốn về nhà!" Rồi tiếng mẹ nó than thở, " con tui còn nhỏ dại có biết chi mộ" Bỗng dưng thằng Phú nghe có tiếng chân ai nện thình thịch ở phía saụ Nó hoảng hồn quay lại nhìn. Mặt trăng đã biến đi dâu mất. Con đường sau lưng nó vắng tanh. Xa hơn nữa, phía trên cái rặng tre xám xịt nó vừa đi qua là dãy Trường Sơn với ngọn núi Quắp sừng sững dọa nạt. Và vắt ngang đỉnh núi Quắp là dải mây đen kịt, bằng tam tắp như dải lụa đen ai kéo ngang chân trờị Mây thành, nó nghe người lớn gọi như vậỵ
Thằng Phú quay lưng hướng về phía bến đò. Bỗng dưng tai nó ù đi. Âm vang những bước chân của chính nó dội lên như tiếng trống làng, phóng lớn mãi ra thành tiếng sấm gầm ghị Nỗi kinh hoàng mênh mông như bầu trời xám trên cao úp chụp lên đầu thằng bé mười bốn tuổi, sinh ra trong căn hầm tránh bom ở vùng tản cư thời Kháng chiến, lớn lên cùng với tiếng bom rơi đạn réo, cùng với hoang tàn của chiến chinh và điêu linh của lòng người. Nó ngã khuỵu xuống trên đám cỏ mềm cạnh bờ sông, miệng kêu nhỏ, " Mẹ ơi!"
Bờ sông vắng tanh, rặng tre đen thẫm phía sau đứng im lìm, và ở phía chân trời, dải mây thành đen kịt vẫn sừng sững vắt ngang dãy Trường Sơn như đã ngàn năm.