Hôm sau tôi đến thăm thì có thấy một anh chàng du kích đã có mặt, tôi thoáng buồn. Những tháng cuối năm các cơ quan thu mua của nhà nước mạnh tay hơn chặn các ngã đường thu hết, chẳng mua bất kỳ mà chỉ thu và thu, tôi nghe kiểu này chắc chết đói hết chứ chẳng riêng ai đâu, mà bỗng dưng năm nay các anh quản lý thị trường túa đầy đường làm cho dân chúng bất an. Mọi người lo lắng dân chúng lao đao, khổ sở. Các cán bộ phè phỡn, cứ những gì ngon thì đưa thẳng về nhà hoặc vào chỗ bàn rượu, bất chợt tôi nghe tiếng nói vọng vào: - Ê mày có thấy thằng lùn bị đâm bảy nhát dao mà chưa chết không? - Thằng B đó à? - Có nghe, nhưng chưa nhìn thấy. - Còn vụ thằng đào bới được quả đạn về cưa nửa chi, chết cả hai mày biết chưa hả? - Chưa rõ, nhưng nếu có, sáng mình phải thăm chứ để nguyên vậy sao. - Ôi trời có vay thì có trả chứ ông bạn. - Ý anh muốn nói phải đi thăm ư? - Chắc phải cũng vậy thôi. Chiều quá tôi đến thăm anh đang nằm phòng cấp cứu, chân tay vẫn còn ngo ngoe được, chưa đến đỗi liệt giường chiếu, có một vết đâm vai gần phổi cũng đáng ngờ và chăm sóc kỹ hơn hết thẩy? Về đến nhà. Anh đã phát biểu ra vẻ kiêu hãnh: - Chưa đến nổi, vẫn còn nguyên. Còn ông bạn kia phải đưa ngay vào phòng xác, người ngợm chia xẻ từng phần, chia lìa. Tôi cúi xuống ngẫm nghĩ tất cả những thứ ấy của những siêu cường đem đến thử nghiệm tại nước nhà làm bao nhiêu thân thể chia lìa, bao nhiêu khăn tang đeo trên đầu những góa phụ, bao nhiêu gia đình xa lìa nhau, chính chồng của nàng cũng vậy, đến bây giờ phải chấp nhận cuộc sống vay mượn bù đắp vào những thiếu thốn tai tiếng, bon chen cuối đời. Nàng chấp nhận bước một bước nữa cho khỏi khó khăn đuổi theo bủa vây. Nhưng đúng như nàng nói, mẹ nàng là một con mọt già, xa tôi mất biết bao nhiêu đồ ăn thức uống, mất gết gạo. Mẹ nói: - Ít ra mày còn phải cám ơn nó nhiều hơn nữa mới đúng vì đã cứu đói, mày và mẹ mấy năm bao cấp ơn với nghĩa gì mày? - Mẹ biết tự nhiên ăn không của ảnh ư? Chần chừ, sợ nói bậy nàng tiếp, sợ vô lễ với mẹ: - Thì con cũng có cám ơn đó là phần riêng thôi mẹ ạ, con còn làm được gì hơn nào. Chiều hôm đó vì câu nói thì ít mà vì phần nhớ nhau thì nhiều, tôi chạy xe đạp đến nhà hẹn đại một lần, nàng chấp nhận lại một lần nữa đến với nhau, hình như cả hai ú ớ chẳng nói với nhau được câu nào rõ rệt, trọn một ngày đắm chìm trong chòi, sáng đi dạo trên cánh đồng mơn mởn, dù là những năm bảy tám bảy chín năm những cái khó khăn chồng chất của đất nước, của mọi gia đình, cái ăn mặc, đói no, cái xây dựng nhà cửa. Gia đình tôi mới sắm được mấy miếng tôn của cái thùng biến thế chuyển đổi điện từ trung thế biến thành hạ thế, ai cũng hồ hởi phấn khởi nhìn vào mà thèm, thực tế miếng tôn đó bề ngang khoảng hai tấc tây và dài tùy mình cắt, tôn đó hoàn toàn bằng sắt, nên dễ sét rỉ lắm, mới làm lên hôm nay, thì hôm sau đã sét hết cả, đại thể nó là cái fer của một cái thùng biến thể trung thế nên chẳng phải là tôn lợp nhà thường, lại có được một mớ dây đồng cũng khoảng một ký lô gram, không biết cái thời đó bị thế nào mà những vật chất đơn sơ như vậy mà quý hóa biết chừng nào, ai cũng đến dòm ngó nào là đi làm nghề nầy biết bao nhiêu ông bà lớn làm trạm thu mua đó mới cậy nhờ, nào là có tầm hiểu biết lớn mới có được có khi lại vô tình làm cảm tình viên cho ai đó nữa không chừng. Những đêm nằm ngủ trong căn nhà lợp tôn mới nghe tiếng chó sủa và được ngửi mùi nửa thơm, nửa khét của mái tôn mà lòng nghe chua xót thế nào; vì từ trước chúng tôi sống một cuộc sống không vương giả gì, nhưng muốn mua gì được nấy, nay bị khống chế có tiền cũng chẳng mua được, kể cả cơm gạo, càng nghĩ càng thấy đau xót cho cuộc đời. Tôi nghĩ: "Giải phóng mình sẽ được tự do hoàn toàn," nhưng ai đâu ngờ lại còn khó khăn hơn trước bao nhiêu lần gấp bội. Lắng nghe tiếng dế kêu mà lòng chua xót, nghĩ về thân phận của người Việt mình. Bao người đau khổ hơn mình, tôi nghĩ đến những ngày khu vực phía sau nhà khoảng độ một cây số đường chim bay, cha, sư sãi, ăn uống kham khổ như người chuẩn bị chết đói. Tôi nhớ cái thằng kia moi được tổ ong, đào được trong một ụ mối, có tổ ong ruồi, mừng như mở cờ trong bụng, lấy cớ rủ rê anh chàng vào nhậu nhẹt để kiếm chuyện xin lấy được một miếng mút sốp để mà làm cái thùng bán kem đi khắp nơi. Làm như những ăn mày vớ được đám cưới hoặc đám ma. Các cụ thường ghẹo mấy đứa trẻ: - Cho tôi xin tí nước ăn nốt tí cơm, và một lúc sau cho tôi xin tí cơm ăn nốt tí nước.
Thời gian đất nước đang đổi thay, một hôm tôi đang nằm với nàng thì nghe tiếng hát của một anh chàng chuyên viên xâm ếch, rắn, cá và đủ loại, cứ mỗi lần đi qua hát rằng: - Ầu ơ ví dầu. Rau răm đất cứng, dễ bứng khó trồng. Có thương cho lắm cũng chồng người ta. Mỗi lần như vậy tôi lại nhớ đến Mai, hay thường chơi thân với Đào, vào cuối tuần nhà Đào lợp mái tranh, ai mà được lợp lại mái tranh kỳ nầy cũng thuộc loại gia đình được ưu ái rồi đó, là do một anh chàng dại gái giúp đỡ dân phật giáo, anh chàng lại đi mua ngay một đùi thịt chó mang đến, khi những người trong ban ca thánh thuộc thiên chúa giáo đến giúp, nàng không ăn đã đành, nhưng còn mọi người cũng rảnh, ăn đến độ chẳng biết bao nhiêu mà khoảng hơn chục người làm anh chàng lần sau không dám mua thịt chó nữa. Trong những năm này chuẩn bị vượt biên rất nhiều, tôi cũng tính rủ Mai đi nhưng nàng chẳng nhận, vì có kéo chèo được anh chàng cũng đã có gia đình, nàng lại bị chửi, nên tôi đành im lặng. Đào cũng có một anh chàng bồ gần đó, tôi thấy anh chàng bồ của Đào cũng ra dáng trí thức rởm, vì thời nầy có trí thức cũng chẳng giúp ích gì cho ai, chính quyền rất sợ vì họ phải đối đầu với những cái khó khăn, cho nên họ đâm ra lo sợ, và họ trù dập những kẻ trí thức. Ngồi chuyện gẫu với nhau một hồi rồi chia tay, hai chàng ngồi lấy rượu làm đấu pháp tại nhà tôi cho gần sáng mới chia tay. Vừa ló đầu ra khỏi nhà đã có cô hàng xóm báo: - Nay đồng nước lên lắm. Cô ta báo cho biết vậy. Mọi chuyện như chỉ có vậy nhưng trong linh tính tôi báo một điều gì không lành, tôi cũng chẳng biết nữa. Tôi nói to khi đến gặp nàng chuẩn bị vào đồng: - Hôm nay chúng mình nghỉ một bữa đi em? Nàng vẫn cứng cỏi, cho dù chẳng kiêng nể ai, kể cả hàng xóm, nếu nàng muốn quét cái ngõ chung của bao gia đình, tuy nhiều người đàm tiếu nhưng nàng vẫn mặc, nay tôi vừa nói khuyên nhẹ, nàng vẫn chẳng nghe, như linh tính muốn báo hiệu một vấn đề gì tôi cũng chẳng hiểu, tôi lặng thinh bước đi, nàng gọi phắt lại: - Chiều anh đến làm cá đó nghe. - Chưa chắc hứa đâu nhé. Anh sẽ đến một nơi nào đó nghỉ ngơi một vài bữa vì trong người mệt quá, xả gió mà, em thích gì cứ làm cho thỏa ý, chứ đừng trông anh nha. Tôi cúi đầu bước đi, nhưng trong lòng nhộn nhạo như báo hiệu một điều gì chưa biết hẳn, giả dụ mình biết được những điều đó... Về đến nhà vẫn chưa hiểu được sự việc gì, tôi loay hoay xếp sắp lại những công việc đến trong đầu để suy xét xem có điều gì thiếu sót, nhưng vẫn tìm không ra, tôi lặng thinh đi vào trong phòng thủng thẳng đếm lại những cây vàng mà con gái đã gửi về, và cảm thấy thoải mái trong người, dự định sẽ làm ăn chung với mấy thằng cậu em của bà xã để vừa lòng bà ấy, mọi người trông theo sẽ chẳng đàm tiếu về một người chân chính, miếng đất trong trạm đã được bán với giá dăm chục cây vàng cũng đủ làm vốn để chung vốn, hầu mong giúp đỡ bên nhà vợ, khỏi ai so sánh và dèm pha rằng mình không lo lắng gì đến gia đình, tôi bước đến nhà một thằng đàn em để uống rượu, xu hướng có thể nhờ vả được sẽ làm đến chức đảng viên và gần giống mafia nên cũng có thần thế, lại nữa hắn sẽ để lại cái máy photocopy và chỗ căn nhà có cái thế dựa vào, ai có thể hơn hắn, nằm nghĩ như vậy tôi chìm dần vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay. Tôi nằm mơ thấy một cánh thiên thần thường bám theo chân chúa hiện đến với tôi làm tôi cảm thấy cảnh tượng như ngày chúa sinh ra và cảm thấy như ngày cuối năm gần kề, kèm theo những tiếng hát vang vọng…(đêm thánh vô cùng)…vừa qua một ngày kỷ niệm của 25/12.
Buổi sáng đã lên cao, tôi chưa dậy vì bữa rượu hồi hôm hơi quá chén, chợt nhớ đến ngày còn làm bên ban tập đoàn máy kéo, tôi đưa ngay cái tờ giấy được cấp làm trưởng ban để giúp đỡ một thằng em trung úy, cho nó lấy luôn cái thẻ căn cước mà thời nay gọi là chứng minh nhân dân của tôi, cái quái thế nào mà nó lại bị bắt tại biên giới. Một toán công an đến vây nhà tôi xét hỏi. Cả toán nhìn thấy cửa tủ bị bể hết trơn vì tối qua uống rượu say quá, tôi đập hết, cho nên ai cũng nghĩ là giấy tờ đã bị tên trung úy ngụy đó lấy, (nhưng chính là tôi cho hẳn hắn với điều hứa đừng khai nếu hữu sự) để vượt biên. Lợi dụng cái kế khổ nhục, tôi trèo lên trên bàn vừa cầm cùi bắp ngô đã ăn hết, treo lên bằng một sợi dây của bao gạo Mỹ, do một thằng bạn chủ cối xay cứu đói cho; tôi treo cùi bắp lên mái nhà tranh, đốt cháy cùi bắp, đứng trèo hẳn trên bàn vừa hát vừa khóc rất thương tình, thấy tình cảnh giống như trong phim xi nê nên công an từ Bình Thuận vào cũng cười một hồi, rồi làm biên bản cho những người chung quanh ký để xử lý dùm cho, trong đó có thằng bạn thân nhất cũng ký nhưng nay thì nó đã đi xa lắm. Vừa lúc đó thì nhận được một tin như sét đánh ngang mày: - Con Mai nó chết rồi chúng bây ơi. Tôi vẫn chưa tin lắm, chạy qua tận bên ông bạn hơi rỗ, do bệnh đậu mùa còn truyền từ đời nào cho đến đời hắn. Ngước mặt nhìn hắn, tôi hỏi: - Mày nói sao? - Mai nó chết rồi, nếu nó bơi qua sông mà không mang theo tạ gạo thì chắc chưa chết, tức nó tham ôm chặt lấy tạ gạo định mang về cho gia đình ăn cuối năm đó mà, ai cũng kêu uổng tạ gạo ba xe gì đó, gạo mùa. - Thật chứ? - Thì thằng Tư nó nói. - Thằng Tư tin giả để lừa dân chúng chứ gì. - Thì ông muốn nói sao cũng được nhưng chắc là Mai nó chết rồi. Tôi cúi đầu lặng nghe thoát ra khỏi đời một trái tim nhân hậu đau khổ bao năm nay lại bị trời đày. Chẳng cần nghe thêm tôi chạy vào trong phòng, lấy chiếc xe đạp cọc cạch cũng thằng bạn giúp cho mới có được, mà đi chạy như bay vào trong ruộng và tất cả là sự thật, tôi lặng thinh nghe tiếng hát đồi sim: - Chẳng được nghe em nói với nhau nữa. Vợ thì không thông cảm được mà, nhà mình bây giờ không có một đồng xu dính túi làm sao chôn cất cho nàng, tôi lặng thinh ôm xác nàng chạy vào lều lấy chiếc chiếu trong lều mọi khi thường nằm cuộn chặt, thinh lặng đem nàng đến chỗ nghĩa trang của những người việt cộng đặt nàng xuống. Tự hứa với lòng sau này anh sẽ dành cho em nhiều hòm và sẽ đưa em đến chốn nghỉ ngơi là nước thiên đàng. Xin em tha thứ cho anh, anh cũng là một như hằng bao người trên trái đất đều muốn dành cho em một nơi và một chốn an nghỉ vĩnh hằng. Cầu nguyện, khấn vái xong vài lời tôi thấy lòng thanh thản và êm dịu. Vài tháng sau tôi mở được cái tiệm bán hòm đặt tên là Tobia. Từ đó quán bán hòm cũng đắt hàng, có lẽ nàng đã phù trợ cho tôi. Tôi thành thật cảm và đội ơn nàng. Tôi định cuối năm sẽ làm một bữa tiệc giấu vợ, nhưng sẽ phổ biến cho bạn bè cùng nghe, để chia sẻ nỗi vui buồn trong đời đã qua. Thương nhớ nàng thương nhớ ai Thương em giọt nước mắt vắn hay dài Em ơi tạo hóa vẫn còn đấy Mà để cho ai vắng mất ai?