watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:22:5428/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Tình Mua Cuối Chợ
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 2 trong tổng số 2
Yến chọn chiếc bàn lớn ngay giữa phòng, kêu một chai rượu để hai người uống rồi lui vào phía hậu trường tô lại vành môi khóe mắt và thay bộ áo trình diễn trước khi ra sân khấu.
Hai Sáng, trưởng ban nhạc từ sau lưng bước tới ôm ngay eo ếch Yến, nàng phản đối ngay:

- Anh làm gì vậy?

- Vắng mấy bữa, cưng một chút không được sao?

Yến dằn mặt:

- Ê, phải chấm dứt ngay, chồng tôi và vệ sĩ đang có mặt trong phòng, hãy coi chừng, đừng sàm sở ăn phải đòn bây giờ !

Sáng vênh váo:

- Ô, Ô ! ngon lành há, vớ đâu được thằng ngu chịu nhào vô hốt hụi chết vậy cưng?

Thuận tay định tát cho nó một cái nhưng Yến cố nhịn vì gây sự với đám hủi nầy chẳng những không lợi là còn mang họa vào thân trong lúc Yến đang cần yên tỉnh để giải quyết mọi việc. Nàng đổi ngay thái độ, mỉm cười:

- Một tỷ phú Việt kiều Mỹ, được không?

Tiếng được không Yến dùng để lên mặt khoe khoang đồng thời cố ý so sánh người chồng tương lai với anh chàng đánh trống nghèo nàn đang đứng trước mặt.

Hai Sáng thấy ngay sai lầm về hành động của mình đồng thời nghĩ đến một vài ân huệ có thể đến, nếu biết o bế Yến lúc nầy và người khách tỷ phú đang có mặt trong đám khán khán giả, anh ta xin lỗi và quay ra sân khấu trịnh trọng:

- Kính thưa quý, hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu cô Kim Yến, đệ nhất danh ca với giọng hát trầm ấm quyến rũ nhất Sàigòn, sẽ trình bày cống hiến quý vị bài Một đời yêu anh đồng thời cũng theo yêu cầu của cô Kim Yến, cô hát tặng người chồng sắp cưới là một Việt kiều tỷ phú về từ Mỹ, hiện đang có mặt trong phòng nầy. Xin qúy vị cho một tràng pháo tay thật lớn và xin ông tỷ phú đứng dậy cho tất cả được hân hạnh chiêm ngưỡng.

Tràng pháo tay vừa chấm dứt, Hai Sáng tiếp tục:

- Champagne đâu, hãy mang ra, nhà tỷ phú chúng ta sẽ mời tất cả mọi người cùng vui hôm nay.

Ông chủ phòng trà hã hê không ngờ hai Sáng chơi trội đem nay, số tiền kiếm được đêm nay sẽ bằng số thu cả tháng với đám khách èo uột như thường lệ.

Tiếp đến Yến xuất hiện trên sân khấu, tiếng vỗ tay kéo dài gần mười phút, khán giả chưa nghe bài hát nhưng tiếng cổ võ champagne đã đem lại cho Yến niềm tự hào, nàng mỉm cười nhìn xuống bàn ông Chu rồi cất tiếng hát. Chẳng một ai nghe bài hát vì khán giả bận bàn tán về rượu cũng như lối chơi đẹp của một Việt kiều già. Nhưng lúc Yến vừa chấm dứt, tiếng reo hò vỗ tay lại trổi lên không ngừng vì khán giả vừa nghe Hai Sáng yêu cầu đem thêm champange ra một đợt nữa. Khải thì hơi nóng mặt vì chưa hưởng được tiền thưởng của ông Sáng về việc đổi tiền, tối nay gặp phải bọn lưu manh chúng nó tìm cách moi tiền một cách trắng trợn.

Trong lúc Yến tiếp tục trình bày bài hát kế tiếp, Khải tìm cách nói nhỏ với Chu:

- Không nên cho bà tiếp tục đi hát, trong giới nầy ca sĩ đã khó giữ thân mà hằng đêm phải tiếp xúc bọn chủ, bầu gánh, trưởng ban lưu manh háo sắc, làm sao tránh khỏi rơi vào tay họ.

- Anh có biết gì những chuyện lăng nhăng tình cảm của Yến không?

Khải không ngần ngại:

- Có chứ sao không?

- Anh nói rõ tôi nghe.

Để chứng minh lời nói của mình, Khải định bụng sẽ đưa người chồng hờ của Yến ra đối mặt Chu, sau đó Khải sẽ tự đặt mình vào ghế quan tòa giải quyết chuyện giữa hai người. Nhưng nghĩ lại bây giờ chưa phải lúc, Khải vẫn một mực làm cao:

- Dài lắm, lúc nào yên tĩnh và rộng thời giờ tôi sẽ trình bày ông chủ nghe.

Không đợi phản ứng người đối diện, Khải còn châm thêm:

- Là ca sĩ phòng trà, còn trẻ lại đẹp làm sao tránh khỏi chuyện tình ái lăng nhăng. Tôi khuyên ông chủ, lấy vợ ca sĩ thì phải cưới liền tay, chậm trễ thằng khác nó bợ ngay. Nhất là lúc gần đây Việt kiều nước ngoài thường về cưới vợ như ông không thiếu gì.

Chu gật đầu đồng tình những gì Khải nói. Khải ngồi sát và ghé vào tai Chu trở giọng úp mở rao hàng:

- Nhưng đừng lo, thiếu gì con gái đẹp còn trinh nguyên sẵn sàng làm vợ những người giàu có đẹp lão như ông chủ. Nếu ông chủ muốn tôi có thể giới thiệu nhiều em ngon lành hơn nhiều.

Chu cười khoái chí, cuộc đời của ông ít khi được nghe những lời chúc tụng êm tai như vậy. Chu đưa tay vỗ nhẹ lên vai Khải biểu lộ sự đồng tình, từ nay có thêm người vừa dẫn đường vừa sai vặt.

Lợi dụng cơ hội, Khải khôn ngoan thăm dò:

- Chắc ông chủ còn người thân ở tại Việt nam?

Chu thở dài:

- Tôi lạc mất vợ con ngày xuống tàu ra đi, nhưng đừng nhắc nữa.

- Thế qua Mỹ ông lập lại gia đình?

- Sao không, rượu thịt hằng ngày làm sao ở giá được.

Nói xong hai người cười lớn, những người đàn ông thường ý hợp tâm đầu trong các câu đối đáp kiểu nầy.

Xong bài hát thứ hai Yến bước thẳng xuống sân khấu, đến ngay trước bàn danh dự đưa tay kéo Chu đứng dậy chào khán giả trong phòng. Ông quay lại phía sau khẽ gật đầu rồi vẫy tay kêu thêm rượu đãi mọi người tiếp tục.

Yến lo lắng hỏi nhỏ:

- Anh chơi điệu quá, liệu còn tiền Việt để trả không?

- Ồ không sao, nếu thiếu thì anh trả bằng dollars !

Đúng vậy sau khi chấm dứt chương trình ca nhạc, ba người đến trước nhà thờ Tân định ăn cháo đêm, lúc thanh toán Khải phải ứng tiền Việt để trả hộ ông Chu.

Khi ba người lên xe, đồng hồ trước tay lái chỉ hơn một giờ sáng. Đường phố đã vắng không còn tấp nập như đầu đêm. Trong các hẻm nhỏ chỉ còn một vài người đang trao đổi trả giá với đám chị em thuộc loại rẻ tiền, còn sót lại sau những lần gạn lọc đầu đêm của khách. Dù khuya nhưng họ phải nán lại đến phút chót với hy vọng kiếm ít tiền cho buổi chợ ngày mai.

Lúc Khải đưa ông bà chủ đến chân thang máy, Chu bắt tay dặn:

- Ngày mai anh không cần đến sớm, vợ chồng tôi phải sau mười hai giờ trưa mới xuống giường được.

- Dạ, chúc ông bà ngủ ngon.

Chu đã dặn không cần đến sớm, nhưng hôm sau Khải đã có mặt trước khách sạn thật sớm để gặp Chuyên. Khải biết chắc Chuyên lúc nầy đang bám riết ông bà Chu. Để ngay xe taxi trước cửa, Khải ung dung qua quán ăn đối diện và ngồi ngay mặt tiền để Chuyên dễ dàng nhận ra mình. Chưa kịp kêu ly café thì Chuyên đã xuất hiện. Hai người dời chỗ ngồi vào tận trong góc.

Mở đầu câu chuyện, Khải vào đề trước:

- Có thay đổi gì không hay vẫn một mực yêu thương cô Yến?

Đốt xong điếu thuốc, Chuyên chậm rải:

- Tình yêu mà anh, biết rằng người ta không thương mình nhưng cũng khó quên được.

- Bây giờ mà còn tính chuyện Lan và Điệp, Roméo-Juliette thì lỗi thời và dại dột. Thiếu gì con gái, không đứa nầy thì đứa khác. Ăn không được thì đạp đổ, cần gì phải đau khổ thêm cho khổ thân. Anh cần một số tiền lớn để lo cho mẹ anh cũng như tương lai chính anh. Thử nghĩ xem một ngày nào đó, anh an vị trong chiếc xe bóng loáng hay tệ lắm trên cổ lủng lẳng vài ba lượng vàng, thì thiếu gì con gái nhà lành chạy theo chứ đừng nói đến hạng ca sĩ ba xu.

Ngẫm nghĩ một hồi Chuyên hỏi lại:

- Vậy bây giờ anh khuyên tôi phải thế nào?

Khải sửa lại thế ngồi:

- Tôi chỉ anh hai cách. Một, đánh sát ván cô Yến bằng cách sang lại nhiều bức hình hai người khỏa thân trong phòng ngủ. Nhớ kỹ phải lựa tấm nào nhìn rõ mặt cả hai, rồi đưa cho Yến và ra giá bán lại làm nhiều lần. Hai, trực tiếp đặt điều kiện với ông Chu, đòi một số tiền rồi để yên ông ta sống hạnh phúc với Yến, không liên lạc quấy phá gì về sau nữa.

- Vậy có nên đưa cho ông Chu xem những bức hình.

- Có thể sẽ dùng sau nầy, nhưng lúc đầu không nên, coi chừng mất cả chì lẫn chài, hiểu không?

- Vâng, nhưng..

- Không nhưng nhụy gì cả, tiền bạc thì phải cứng rắn, nói huỵch tẹc ra không úp mở, không tình cảm nhân nhượng.

Trở lại vấn đề Khải muốn biết từ lâu:

- Cô Yến hứa bồi thường tình cảm cho anh bao nhiêu?

- Đầu thì nói hai chục triệu nhưng từ từ giảm xuống.

- Cô ta lấy chồng tỷ phú mà chỉ lo lót anh hai chục triệu thôi à? Tôi đề nghị anh bán hình làm ba lần, mỗi lần đòi hai chục triệu mới phải.

Khải phóng đại thêm:

- Ông già Chu ly dị chia gia tài với vợ cả triệu dollars, ăn nhằm gì vài chục triệu tiền đồng Việt nam.

Khải tiếp tục đề nghị:

- Nếu anh chịu tôi sẽ gặp mẹ anh để vận động vụ nầy giùm anh.

- Để làm gì?

- Thì tính toán làm sao có lợi cho anh.

Chuyên lưỡng lự:

- Không biết mẹ tôi tính thế nào, anh đừng đề nghị những gì quá lố, bà là con người trọng đạo đức lễ nghĩa.

- Anh tin tôi đi, không làm gì để bà và anh buồn, chỉ tính toán làm sao có lợi. Mình là vai chính trong cuộc không tận dụng khai thác hưỏng lợi, để người khác ăn cũng phí.

Vừa ghi vội địa chỉ mẹ của Chuyên, Khải bắt sang chuyện khác:

- Như tôi đã nói, anh muốn gặp ông Chu không?

- Muốn chứ, nhưng Yến đeo ông ta như hình với bóng, cách nào có thể nói chuyện riêng được?

Khải sực nhớ ra:

- Đúng, phải kiếm một cơ hội, hơn nữa tôi phải hỏi qua ý kiến ông ta trước.

- Biết ông Chu chịu tiếp tôi không?

- Đừng lo tôi sắp xếp như thế nầy, nếu ông ta chịu gặp anh, tôi sẽ nhờ một người gọi điện thoại đến khách sạn, giả danh sở công an thành phố mời ông ta đến sở làm việc khẩn cấp. Tôi tin Yến không bao giờ đòi đi để chạm mặt với đám công an. Như vậy anh có thời gian bàn tính chuyện với ông trong vòng nửa giờ.

- Khi nào có thể được?

- Hằng ngày anh ngồi khuất trong nhà hàng trước khách sạn, lúc nào thấy ông Chu lên xe một mình đi về hướng sở công an thành phố thì chạy theo sau. Đến nơi đã có tôi.

Bây giờ Chuyên xuống nước, không còn nói chuyện ngang hàng như trước:

- Dạ em hiểu.

- Nhớ kỹ những gì tôi dặn.

- Dạ.

Ngay tối hôm đó, sau khi đưa ông bà Chu đến nhà hàng ăn, Khải đi xe ôm thẳng đến nhà Chuyên. Trong nhà chỉ có bà mẹ, bà vui vẻ mời khách vào sau khi biết Khải là bạn chạy xe với Chuyên.

Khải mở lời trước:

- Thưa bác là mẹ anh Chuyên?

- Tôi tên Uyên mẹ của Chuyên, gia đình chỉ có hai mẹ con.

Khải bắt đầu đóng kịch:

- Xin lỗi bác trai đang bận làm ăn xa?

- Không, chồng tôi mất tích từ lâu.

- Từ đó đến giờ không tin tức?

Bà Uyên thở dài:

- Không, nhà đơn chiếc, thằng Chuyên thường chạy xe đêm đến khuya mới về.

Chợt nhớ điều gì bà Uyên hỏi:

- Thưa ông đến thăm chơi hay có việc gì quan trọng?

- Dạ trước đến thăm vì nghe Chuyên thường nhắc đến bác, sau nữa có chút việc đề nghị với bác.

Bà Uyên đứng dậy rót đầy ly nước trà bưng để trên bàn. Thấy Khải nhìn bức ảnh chụp bà Uyên hồi còn trẻ với một người đàn ông, bà Uyên nhắc lại chuyện cũ:

- Hình chụp với chồng tôi hồi mới lấy nhau, lúc đó chưa có thằng Chuyên.

Khải xin phép đến gần nhìn một hồi, gật đầu khen:

- Thật hai bác hồi đó xứng đôi vừa lứa.

Khải trở về chỗ cũ:

- Nếu gặp lại bác trai Chuyên đở vất vả.

Bà Uyên thêm:

- Nó chạy xe chưa đủ nuôi thân, còn vướng vào một con ca sĩ, thật hết đường tính, tôi phải đi ở thuê làm mướn kiếm cơm qua ngày.

- Thưa bác hôm nay cháu đến đây cũng không ngoài mục đích giúp bác và anh Chuyên.

- Tại sao và giúp thế nào thưa ông?

- Dạ cháu và anh Chuyên là bạn với nhau. Anh cũng có lần nói cho cháu nghe mối tình một chiều giữa anh và cô ca sĩ. Vừa rồi vô tình cháu biết được đầu đuôi câu chuyện.

Bà Uyên hỏi vội:

- Thưa chuyện gì ông, có quan hệ lắm không?

- Không quan trọng lắm, nhưng phải giải quyết, không thể chần chờ được.

Bà Uyên nôn nóng:

- Cho tôi biết ngay được không?

Khải tuần tự kể từ đầu, không quên thêm bớt ít nhiều tình tiết để tạo phần lợi cho mình sau nầy. Bà Uyên ngồi yên bất động lắng nghe từng câu một. Cuối cùng bà cũng cho biết:

- Thằng Chuyên đã nói sơ qua cho tôi hay, nhưng tôi không ép phải đòi một số tiền bố thí xem như bồi thường tình yêu của nó.

- Bác nghĩ như vậy cũng đúng, nhưng trong trường hợp nầy, con vợ hờ anh Chuyên vớ được một ông già tỷ phú từ Mỹ về. Chính cô ta đề nghị trao đổi một số tiền nhỏ để lấy sự yên tĩnh của gia đình cô ta sau nầy. Nếu nghĩ đến vấn đề nhân cách đạo lý cũng không có gì sai trái. Nhưng thưa bác, đây chính là cuộc mua bán đổi chác sòng phẳng.

- Thưa ông gia đình tôi nghèo thật nhưng làm tiền dù dưới hình thức nào đi nữa cũng không dám nghĩ đến.

- Thì bác cũng nên để anh Chuyên thu hồi những gì anh đã cung phụng cho cô ta trong mấy năm qua. Ít ra cũng lấy lại tiền công tiền xăng dầu, mua lại xe mới thay thế chiếc cũ đã hư hỏng vì suốt ngày hầu hạ đưa đón.

Bà Uyên bắt đầu thấm trước những lời thuyết phục của Khải:

- Chuyện đó để thằng Chuyên tính với người ta.

Khải vẫn chưa chịu thua:

- Hôm trước anh Chuyên cho biết, ý định của anh là đòi một số tiền để giúp bác trong tuổi già. Cháu thấy anh là một người con hiếu thảo nên ủng hộ anh hết mình trong việc nầy. Nay bác gạt ra ngoài việc đòi bồi thường thì cũng...kẹt cho cháu.

- Tại sao lại kẹt cho ông?

- Anh Chuyên nhờ cháu làm trung gian để thương lượng với cặp vợ chồng sắp cưới. Cháu đã đặt điều kiện với họ xong xuôi.

- Ông đặt điều kiện như thế nào?

Khải khơi động lòng bà Uyên bằng tình cảm:

- Nghĩ đến hoàn cảnh của bác, cháu đòi họ một số tiến lớn để lo cho những ngày còn lại của bác.

Bà Uyên cảm động ra mặt:

- Cám ơn ông đã nghĩ đền hoàn cảnh hiện tại của tôi. Nhưng đòi nhiều quá làm sao họ kham nổi.

Khải cười:

- Bác có biết người chồng mới giàu có đến mức nào không? Một vài chục triệu như muối bỏ biển chẳng ăn nhằm gì đối với họ.

- Vẫn biết vậy nhưng bắt chẹt người ta quá lố cũng mang tội với Trời đất.

Khải cãi lại:

- Thưa bác thỏa thuận với nhau, không ai bắt chẹt ai.

- Vậy ông tính thế nào?

Khải đi thẳng vấn đề:

- Cháu sẽ lấy phân nửa, bác chịu không?

Bà Uyên không trả lời câu hỏi của Khải, bà ngồi yên một lúc. Khải phải lên tiếng:

- Bác thấy thế nào?

- Tôi thấy lương tâm cắn rứt khi đem tình cảm con mình ra mua bán.

- Đàng nào con bác cũng không lấy được cô ta, yêu thương làm gì cho thêm khổ. Cháu biết chắc sau biến cố nầy anh Chuyên sẽ quên cô ta trong một sớm một chiều. Anh Chuyên còn trẻ bồng bột và cũng mau quên, bác đừng lo và nên mừng thì đúng hơn.

- ?

- Chắc bác cũng đồng ý, lấy làm gì thứ ca sĩ hạ bét phòng trà, trước khi gặp anh Chuyên cô ta cũng qua tay cả chục người. Đây là cơ hội tốt nhất để dứt điểm.

Bây giờ bà Uyên mới chấp nhận lý luận của Khải.

- Ông nói cũng đúng. Thôi công ông, ông lấy năm mươi phần trăm cũng được.

Khải lặp lại:

- Đúng như vậy không bác? Bất luận số tiền do cháu đem về cho bác và anh Chuyên là bao nhiêu bác cũng đồng ý chia lại cho cháu năm mươi phần trăm?

- Vâng đúng như vậy.

- Dạ xin bác nói anh chuyên viết cho cháu vài chữ.

- Cũng được.

Khải từ giã bà Uyên ra về với nổi vui mừng trong lòng. Không phải thành công nhanh chóng trong việc thương lượng lấy năm mươi phần trăm số tiền mà chính Khải vừa khám phá được một điều mới lạ. Đây là then chốt quan trọng Khải sẽ dùng để lèo lái đoạn cuối của màn kịch.

Yến theo chân Chu xuống tận xe, nhìn Khải áy náy:

- Anh đưa ông chủ đến sở công an thành phố có chút việc.

Dù đã bàn luận trước với Chu nhưng Khải vẫn săn đón:

- Có gì quan trọng không bà chủ?

Chu trả lời thế:

- Chẳng biết chuyện gì, công an vừa gọi điện thoại yêu cầu ra sở làm việc gấp.

- Sao bà không đi luôn thể?

Yến nhún vai:

- Tôi không thích gặp mấy cô hồn nầy !

Nói xong Yên cúi xuống hôn ông Chu:

- May mắn nghe anh, xong nhớ điện thoại về để em khỏi lo.

- Không có gì để em lo, chắc tụi nầy mời lên kiếm chuyện xin tí tiền, anh biết trước mà !

Khải phụ họa:

- Chắc như vậy.

Vừa ra đường cái, Khải thấy Chuyên đang chạy theo sau. Qua khỏi sở công an, họ kéo nhau vào một quán café vắng khách. Khải vào chuyện giới thiệu hai người:

- Đây ông Chu, chồng sắp cưới của cô Yến, và đây anh Chuyên cũng là chồng hiện giờ của cô Yến.

Chuyên thì bình tĩnh nhưng ông Chu ngạc nhiên đến tột độ:

- Sao từ trước đến nay tôi không hay biết gì? Có thật không hay các anh dựng chuyện lên làm tiền tôi?

Vẫn giọng Khải:

- Thưa ông chủ, chúng tôi đâu dám dối gạt. Tôi làm theo lời yêu cầu của ông và mới khám phá ra sự thật. Việc vợ chồng thế nào thì anh Chuyên sẽ trình bày thẳng với ông chủ. Tôi xin phép ra ngoài để hai người nói chuyện tự nhiên hơn.

Chu lớn giọng ra vẻ đàn anh với Chuyên:

- Anh cần gặp tôi có chuyện gì, nói vắn tắt, tôi không có nhiều thời giờ.

Đã hứa với Khải sẽ nói những điều cần thiết khi đối diện, nhưng bây giờ trước mặt Chu không hiểu lý do gì Chuyên lại xuống nước:

- Thưa ông, tôi yêu Yến.

Chu cười khẩy:

- Chỉ có thế thôi !

- Dạ.

- Thì anh cứ yêu, chẳng có ai cấm cản anh.

- Nhưng xin ông vui lòng trả Yến lại cho tôi.

- Ô hay, anh yêu thì tôi cũng yêu vậy.

- Nhưng chúng tôi đã chung sống với nhau.

- Thì tôi cũng sẽ chung sống với Yến !

Chuyên năn nỉ:

- Vì có ông nên Yến bỏ tôi.

Chu cười lớn tiếng:

- Đó là chuyện riêng của anh. Yêu và lấy ai là quyền của cô Yến.

Nhìn thẳng vào mắt Chuyên ông hỏi:

- Tại sao Yến bỏ anh, anh biết không?

- Vì tôi nghèo.

- Đúng, tiền là trên hết. Yến bỏ anh là phải. Anh lấy gì để cung phụng cô ta?

Ngập ngừng giây lát, Chuyên trả lời:

- Dạ tình yêu cũng đem lại hạnh phúc cho con người.

- Xưa rồi. Có tiền thì cái gì cũng mua được trong nháy mắt, còn nghèo mạt rệp cở anh thì suốt ngày có quỳ gối, van xin lòi cổ ra ngoài cũng không nên cơm cháo gì. Tôi cho anh biết, già như tôi nhưng có tiền tôi có thể cưới cả minh tinh màn bạc chứ đừng nói ca sĩ phòng trà.

- Tại sao ông không kiếm các cô còn trinh nguyên, xinh đẹp hơn Yến?

- Mỗi người đàn bà đều có cái hay cái quyến rũ của họ. Anh đã hỏi thì tôi trả lời để anh rõ, tôi thích Yến vì cô ta có nhiều kinh nghiệm ái tình và sống động trong việc chăn gối. Tôi không cần các cô vị thành niên hoặc các nàng tiểu thư đài các, thêm mất công hầu hạ chiều chuộng phí thời giờ tuổi già. Anh còn trẻ nên quên cô Yến rồi kiếm một gái quê về làm vợ, như vậy nồi nào vung nấy có phải đẹp đôi vừa lứa hơn không. Đèo đuổi làm gì khi Yến dứt khoát bỏ anh ra đi không một chút đoái hoài thương tiếc.

Chuyên nghẹn lời:

- Tôi van ông, hãy buông tha Yến cho tôi.

- Tôi hỏi thật anh, Yến có thật tình yêu anh không hay chỉ xem anh là thằng chồng hờ tạm bợ qua ngày trong thời gian kiếm nơi nương tựa. Anh không có tự ái hay sao? Nghèo mạt rệp như anh đừng hòng trèo cao té nặng.

Nói đến đây tự dưng Chu giật mình, lên lớp người ta nhưng khi nghĩ đến bản thân mình có hơn gì hoàn cảnh của Chuyên đâu? Chu cũng biết Yến chỉ yêu tiền của ông không hơn không kém. Nhiều lúc suy nghĩ Chu thấy mình bị lợi dụng quá đáng, nhưng lở gục dưới tay một người đàn bà dù không tình cảm yêu thương nhưng ông cũng gở gạc được những giây phút tuyệt vời. Tuổi đã già, chỉ còn cách dùng tiền bạc để mua vui, níu kéo phút thần tiên của những ngày còn lại. Đôi lúc tự an ủi, Chu chấp nhận bỏ ra một số tiền để mua con búp bê cao su về mua vui cùng tuổi già. Chu đã tính kỹ bài toán, chia xong phần tài sản với vợ, ông mở một trương mục cất riêng phần lớn để phòng thân sau khi chia xong tài sản với vợ. Khi về Việt nam, ông chỉ mang theo một số nhỏ vừa đủ chi dùng. Số khổng lồ còn lại đã an toàn nằm yên trong một ngân hàng tại Los Angeles và chỉ độc nhất mình ông có quyền ký tên rút ra mà thôi.

Thương hại hoàn cảnh của Chuyên, Chu đề nghị:

- Tôi sẽ giúp anh một số tiền để anh làm lại cuộc đời. Cứ về suy nghĩ rồi cho tôi biết sau.

- Thưa ông bao nhiêu?

- Anh đề nghị tôi xem.

Nhớ lời Khải căn đặn, Chuyên cố can đảm nói lên con số:

- Hai chục ngàn dollars.

- Quá lố, tôi chỉ cho anh mười ngàn tối đa.

- Bao giờ ông đưa?

- Sau ngày cưới.

- Tại sao không đưa ngay từ bây giờ?

- Vì tôi muốn từ đây đến ngày cưới anh không thể làm phiền phá đám vợ chồng

tôi.

Sau khi ăn tối trở về, Chu đem chuyện của Chuyên ra hỏi Yến:

- Lúc chiều anh chưa nói hết em nghe chuyện trong sở cảnh sát.

- Ngoài chuyện hộ chiếu nhập cảnh, còn gì nữa anh?

Chu dò xét:

- Họ cho biết em đã có chồng, ông ta tên Chuyên đúng không?

- Dịch vật mấy thằng công an, chuyện không ra gì cũng phóng đại lên.

- Nghĩa là thế nào?

- Anh Chuyên là người bảo vệ và lái xe ôm đưa em đi làm hằng ngày. Chồng con gì đâu !

Chu cãi lại:

- Họ cho anh biết rõ nội tình, đâu có đơn giản như em nói.

Yến vẫn chối phăng:

- Ở Việt nam cứ thấy hai người khác phái đi với nhau không vợ chồng thì cũng bồ bịch.

- Không lửa sao có khói? Họ đưa anh xem hồ sơ, Chuyên và em liên hệ mật thiết với nhau trên ba năm nay. Trai gái ăn ở chung nhà thì chuyện gì cũng phải xảy ra.

Yến giựt mình, không biết cảnh hai người trần truồng như nhộng, đeo cứng lấy nhau trên giường có lọt ra ngoài hay không, đành phải trả lời hàng hai:

- Chở bằng xe honda thì em phải ôm eo ếch, đêm nào cũng về khuya, nhiều khi Chuyên còn nán lại uống café hút thuốc một hồi rồi mới ra về. Đôi lúc đèn phòng để đến sáng, ba thằng công an khu vực không có chuyện làm lại kiếm cớ báo cáo bậy. Anh nghĩ xem, không lý em đã có chồng còn dám công khai cưới một người khác?

- Anh tin em nhưng cũng nói để em rõ, anh không muốn cưới đồ thừa hay mang tiếng giựt vợ người ta.

Yến nổi giận:

- Có phải Chuyên đã nói với anh?

Chu khoát tay:

- Anh đâu có gặp Chuyên nào đâu. Nhưng công an cho biết, chính tòa lãnh sự Mỹ và sở công an thành phố phải điều tra rõ ràng trước khi cho phép mình kết hôn với nhau.

Yến dựa vào lời của Chu để lái câu chuyện qua một chiều hướng khác:

- Tưởng ai phá đám thì phải mất công thanh minh đính chính chứ bọn công an dựng chuyện lên thì không sao, chỉ cần đút cho bọn nó ít tiền là xong chuyện. Anh biết không, ở Việt nam, chuyện gì cũng có thể xảy ra và bất cứ gì cũng có thể giải quyết một cách êm đẹp bằng tiền. Thế anh cho chúng nó tiền chưa?

- Không cho làm sao họ thả anh về.

- Nhưng chưa đổi tiền, lấy gì đưa?

- Chúng nó đòi dollars, đâu thèm lấy tiền Việt.

- Như vậy hiện tại anh còn đủ số để tổ chức lễ cưới không?

- Dư sức, nhưng em không chờ giấy tờ hợp lệ, ký hôn thú trước khi đãi tiệc?

Yến không che dấu:

- Cưới trước ký giấy hôn thú sau đâu có gì quan trọng ! Trước tiên em muốn ra ngân hàng làm thủ tục để vợ chồng đứng chung tên trong trương mục, như vậy em cũng có thể ký tên rút tiền một mình. Sau đó ghé qua nhà hàng chọn món ăn và đặt cọc trước một ít.

- Em làm danh sách khách mời chưa?

- Đã có sẵn, chỉ cần cọng thêm số người bên nhà trai là biết ngay số lượng.

Chu cười:

- Bên anh có một hai người thân nhưng mất liên lạc đã ba chục năm nay. Thôi xem như không có ai cho tiện.

Tại cửa hàng dành riêng cho Việt kiều và người nước ngoài, Chu đang mãi mê trò chuyện với mấy người bạn Mỹ về du lịch, Khải lợi dụng thời cơ kéo Yến qua một quầy hàng khác:

- Bà chủ tính sao với anh Chuyên?

- Tính gì?

Khải nổi giận:

- Tính chuyện bồi thường một số tiền cho Chuyên như bà đã đề nghị trước đây. Tôi sợ bà quên, anh ta sẽ phá thối hư chuyện của bà.

- Quên thì không quên nhưng chưa tính.

- Tôi sợ anh ta mất bình tỉnh làm bậy.

Yến vẫn bướng:

- Rồi sao?

- Đâu có sao, chỉ cần sang vài tấm hình nó và bà chủ đang làm tình trong phòng ngủ rồi gởi cho ông chủ và cho vài tờ báo ở Sàigòn. Thế là mộng làm bà tỷ phú sẽ tan theo mây khói.

Yến vừa run vừa giận:

- Cái thằng khốn nạn vu khống, nó phịa chuyện nầy với anh?

Khải đáp tỉnh bơ:

- Đâu có phịa, anh ta cho tôi xem đến bốn kiểu hình khác nhau, kiểu nào cũng hấp dẫn, bà tấm nào cũng rõ và đẹp không chê vào đâu được.

Bây giờ thì Yến tái mặt:

- Vậy nó muốn tôi tính gì?

- Dễ thôi, anh Chuyên đề nghị bà mua lại mấy tấm hình là xong chuyện.

- Các anh làm tiền tôi?

- Đâu phải, trước đây bà hứa sẽ bồi thường một số tiền cho anh Chuyên. Tôi chỉ nhắc chừng bà chủ đừng quên mà thôi.

- Được nhưng để từ từ sau lễ cưới rồi tính.

Khải lắc đầu:

- Đâu được, anh Chuyên đòi phải giải quyết trước ngày cưới nếu không, sẽ có chuyện. Tôi khuyên bà đừng để anh ta nổi cơn điên làm bậy.

Yến dứt khoát:

- Tôi chỉ đưa tiền sau khi cưới xong !

Câu chuyện tạm ngưng vì Chu đang đi về phía hai người, tay xách mấy chai rượu, miệng cười tươi

- Mua mấy chai rượu champagne chính gốc của Tây để uống lúc cắt bánh.

Yến đề nghị:

- Phải mua một thùng, mấy chai quá ít.

Rồi lên mặt bà chủ:

- Anh Khải trở lại lấy nguyên thùng, nhớ mở ra xem từng chai một, để ý coi chừng lẫn lộn hàng dổm bên trong. Anh nhớ kỹ đừng để tôi mất mặt.

- Dạ.

Chu muốn tổ chức lễ cưới một cách bình thường không cần phô trương rườm rà. Đãi tiệc mời quan khách, bà con bạn bè chừng vài trăm người tại một nhà hàng ở Chợ lớn. Nhưng ngược lại Yến muốn tổ chức tại một nhà hàng thật sang ở trung tâm Sàgòn, mời gần cả ngàn người, ba ban nhạc sống và chục ca sĩ hát liên tục không nghỉ. Yến thuyết phục ông Chu phải phô trương thật lớn để cho Sàigòn biết, nể mặt lễ thành hôn của một ca sĩ với nhà tỷ phú. Trong đám thực khách nếu tính thân nhân của hai họ thì chẳng có ai, toàn khách mời trong giới lãnh đạo từ thành phố đến chính quyền địa phương. Họ là những người ăn cưới chuyên nghiệp, nghĩa là mỗi tháng năm sáu lần là ít, do đó có thói quen chỉ đến tay không, chẳng cần phong bì, bông hoa làm gì thêm phí tiền và phiền phức. Tiếp đến là đám ca nhạc sĩ, đến chơi vài ba bản, ăn no bụng còn lãnh thêm bao thư trước khi về. Cuối cùng, một số người không biết do ai mời, áo quần thật bảnh bao, trịnh trọng vào bắt tay cô dâu chú rể và tự động kiếm chỗ trống ngồi vào. Đến giờ khai mạc một số đến trễ buộc nhà hàng phải đặt thêm cả chục bàn phụ…Trên bàn tiếp tân, miếng vải đỏ không còn chỗ để khách ký tên lưu niệm nhưng trong rỗ đựng phong bì thì từ đầu giờ đến cuối buổi tiệc vẫn trống trơn.

Nghĩ cũng đúng, không ai dại gì trả tiền ăn cưới cho cô dâu chú rể tỷ phú bao giờ.

Theo lệnh của Yến người điều khiển chương trình phải chêm vào thật nhiều bài hát để buổi tiệc càng kéo dài càng thêm sang trọng, trái lại thực khách lại ăn quá nhanh. Chưa đến bốn mươi lăm phút, các món ăn ghi trên thực đơn xem như đã phục vụ xong xuôi. Nhưng khách chưa đứng dậy ra về vì còn một chương trình hấp dẫn, uống champagne chúc mừng cô dâu chú rể.

Đến giờ cắt bánh, người điều khiển chương trình mời cô dâu chú rể lên nâng ly chụp hình. Trong phòng ăn tất cả khách đang hướng về sân khấu, nơi đôi uyên ương đang choàng tay qua nhau, đưa ly rượu lên cao trong tiếng vỗ tay liên tục. Trong cảnh ồn ào náo nhiệt đó, Chuyên từ phía sau sân khấu, tay cầm con dao nhọn phóng tới trước mặt chú rể la lớn:

- Thằng già, mày giựt vợ tao, tao phải giết !

Chưa dứt câu, Chuyên vận dụng hết khả năng đâm mạnh con dao vào ngay bụng chú rể. Chu gục ngay xuống sàn, máu phun có vòi bắn ngược lên nhuộm đỏ phần lớn bộ áo cưới màu trắng của Yến. Yến rú lên một tiếng rồi xỉu vào một người đứng bên cạnh. Trong phòng trở nên hỗn loạn, khách chen nhau chạy ra cửa. Một cán bộ nhảy lên sân khấu dí dúng vào đầu Chuyên đang đứng nguyên tại chỗ, hai tay ôm đầu, mắt mở trừng trừng nhìn Chu.

Từ bàn dưới Khải nhảy lên sân khấu la lớn:

- Mày làm hỏng chuyện hết rồi, tại sao?

Bất chấp những người đang kiếm cách khóa trái hai cánh tay Chuyên, Khải nhào tới hét vào tai Chuyên:

- Mày biết mày đã giết ai đây không? Trời ơi là Trời !

Chiều ngày sau, tại phòng cảnh sát hình sự quận ba, Khải và Yến được gọi đến lấy cung. Gặp Khải trong phòng đợi, Yến vẻ mặt lạnh lùng, rút trong bóp ra tờ giấy đưa cho Khải:

- Xem đi.

- Gì vậy?

Yến bật khóc lớn:

- Trúng thằng đểu chứ gì.

- Tôi không hiểu.

Yến giải thích qua nước mắt:

- Sáng nay ra ngân hàng, người ta đưa cho tôi tờ giấy kết toán vào lúc 5 giờ 30 chiều hôm qua, trong trương mục của ông Chu chỉ vỏn vẹn hơn một ngàn dollars. Ngân hàng không biết gì số tiền hiện có của ông ở nước ngoài, nhưng ông đã ra lệnh rằng, những số tiền rút trên một ngàn dollars chỉ được phép xuất do một chữ ký độc nhất của ông mà thôi, ngoài ra không còn ai khác.

Khải cãi lại:

- Bà là vợ thì có quyền hưởng gia tài của chồng để lại, dù tài khoản nằm ở đâu.

- Cưới rồi nhưng giấy hôn thú chưa làm thì cũng như không !

Đến lượt Khải bứt tóc:

- Trời ơi, chưa làm giấy hôn thú, như vậy chết cả đám rồi ! Thằng Chuyên thật khốn nạn, nó làm tiêu tùng hết công lao chúng ta.

Đến đây hai người được gọi vào trong, Chuyên đang ngồi trước mặt một cảnh sát, đầu gục xuống ghế. Không dằn được cơn tức giận, Khải hét lớn:

- Khải, ông Chu là cha ruột của mày mất tích trên ba chục năm nay, mày biết không?

Tất cả mọi người há hốc miệng mồm trước câu nói của Khải. Người cảnh sát quay qua hỏi:

- Tại sao anh quả quyết vậy?

- Chuyên là tên ghép của hai chữ Chu và Uyên, do mẹ anh đặt ra để đánh dấu mối tình ngày xưa giữa bà và ông Chu. Ông gọi bà Uyên đến sẽ rõ.
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 81
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com