watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:51:2826/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Tiếng Đất
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 9 trong tổng số 20
Chương 5 Tiếng đất
Thuở còn nhóc, tôi là thằng chúa hay hỏi. Mẹ tôi gắt, hỏi gì hỏi lắm thế! Cha tôi bảo, có ham hỏi nó mới chóng khôn. Tuy vậy, không không giai đáp cho tôi được bao nhiêu. Ông làm thợ mộc, xách xưa đục đi suốt. Người săn sàng trả lời hết những câu hỏi của tôi, bằng cử chỉ dịu dàng ôn tồn và bằng lời lẽ trong sáng dễ hiểu là anh Thống hơn tôi bảy tuổi. Anh không có họ với tôi, chỉ là hàng xóm. Nhà tôi ở ven đê, ngoài bờ đê là con sông La nước trong như mắt mèo, đứng trên bờ có thể nhìn thấy cát chảy dưới đáy. Nhà anh ở cuối xóm. Chỗ ấy hiu hắt, chỉ nghe tiếng bìm bịp kêu ngoài các đầm, đìa. Không hiểu sao anh Thống rất mến tôi. Có thể vì anh không có em trai. Sau anh là hai đứa con gái. Cái Thiết nhỉnh hơn tôi, còn cái thắm lại bé hơn, tôi vẫn còn trêu nó là thò lò mũi xanh. Về mùa hè, chiều nào anh Thống cũng dắt hai đứa em gái ra sông tắm. Và rủ tôi cùng đi. Mẹ tôi rất tin anh Thống nên gửi tôi cho anh. Anh Thống đã ra vẻ người lớn, bận quần đùi tắm,còn ba chúng tôi tồng ngồng ào xuống nước, khoát nước vào mặt nhau đến ngộp thở. Rồi chơi trò thả quả bời lời. Ba chúng tôi đứng thành ba góc ngoảnh mặt vào nhau, nước chấm ngực. Anh Thống cầm quả bời lời ném đánh bủm xuống nước trước mặt chúng tôi, ai nhặt được quả sẽ thắng cuộc. Thế là xảy ra một cuộc vẫy vùng, cuộn nướ cố sao cho quả bời lời nổi lên về phía mình. Vừa vẫy vùng vừa hò hét. Tôi là đứa láu cá, thấy vẫy vùng hò hét tốn sức mà chỉ tổ hoa mắt. Chỉ dại một lần, lần sau tôi đứng im, mở to mắt ra mà nhìn, cứ mặc cho hai chị em chúng nó bới nước tứ tung. Quả bời lời vừa mới nổi lên, chúng nó đã chồm lên nhau làm quả bời lời lại chìm vào vùng nước đục vừa quậy lên. Quả thật, đứng im mà nhìn tuyệt nhất, tôi thắng cuộc nhiều lần. Lần thì quả bời lời nổi lên sau lưng cái Thắm mà nó vẫn huơ huơ đôi tay về phía trước, lần thì nổi cạnh nách cái Thiết, có lần nổi ngay trước mặt tôi. Tôi chỉ lặng lặng nhón quả lên là xong. Anh Thống khen tôi khôn và sẽ có thưởng. Quà thưởng của anh Thống rất thú. Anh bận cả quần ướt trèo lên cây bàng trên sông, mò ra tận đầu cành hái quả chín. Từ trên cao anh gọi tên tôi:
- Đào này!
Vẫn trần như nhộng, tôi đưa tay ra đón. Dẫu tôi không bắt được, quả bàng rơi cuống cỏ, chị em cái Thiết, cái Thắm cũng không dám hôi. Chúng nó chờ đến lượt anh Thống gọi trúng tên. Dĩ nhiên là tôi được phần nhiều, nhưng tôi không ăn tham, cùng chia cho chúng nó.
Tắm táp xong, chúng tôi còn ngồi lại ở bờ đê hóng mát. ở đấy, cỏ sạch và mịn, còn gió thì quá thể là hào phóng. Trong khung cảnh tuyệt diệu ấy, tôi thường ôm lấy vai anh Thống đặt ra những câu hỏi và nghe anh trả lời. Thí dụ, hôm thấy cầu vồng, tôi bèn hỏi, sao cầu vồng không bắc ừ chân trời bên này sang bên kia, lại cụt lủn được một đoạn như thế? Sao cầu vồng lại có nhiều mầu? v.v... Cái Thiết cau mặt gọi tôi là thằng "hỏi lục vấn, cấn lỗ đít". Anh Thống mắng nó không được nói bậy, và tẩn mẩn giải thích hết mọi lẽ. Tôi tròn mắt ra thán phục, coi anh Thống là một kho vô tận cua sự hiểu biết. Chả điều gì anh không giải thích được. Còn hơn cả cha tôi. Nhiều câu hỏi của tôi, cha chỉ nói: "Lớn lên rồi con sẽ biết". Anh Thống không chờ tôi lớn lên, anh trả lời ngay tắp lự. Một buổi chiều se se vào thu, đang ngồi trên vệ cỏ, chợt nghe trong lùm tre tiếng chim bồ chao cứ loạn xạ lên, dễ có đến hàng chục con chim cùng kêu lên như cắn nhau, nhức cả tai. Tôi hỏi, anh Thống đáp:
- Chúng nó chửi nhau đấy! Thật không tốt!
- Tại sao chúng nó lại chửi nhau?
Anh ôn tồn giải thích:
- Người ta bảo "lao nhao như bồ chao vỡ tổ". Có đôi vợ chồng bồ chao làm tổ đẻ trứng ở trong lùm tre, chuẩn bị ấp, bỗng nhiên trứng bị mất sạch hoặc bị vỡ. Chúng nó nghi ngờ lẫn nhau, rồi cãi vã nhau chửi nhau loạn xạ.
- Anh Thống ơi, vậy chim cũng biết nói ư?
- Không những chim, loài gì cũng biết nói - Anh với một cành củi khô bên đường, dùng hai tay bẻ cái rắc và bảo - Đấy cành củi nó kêu đau, kêu anh chơi ác đấy!
Tôi toét miệng cười:
- Cây tre có biết nói không?
- Em nhắm mắt lắng tai nghe xem nó đang nói gì?
Tôi vâng lời anh và chợt reo lên khi nghe tiếng tre đu đưa kẽo kẹt.
Anh tủm tỉm cười cải chính:
- Đúng ra là cây tre đang reo lên rằng, ôi mát mẻ qua, trời đất ạ!
Anh Thống giỏi quá, nói đúng quá. Quả là gió mát hết chê. Gió vuốt ve trên cánh tay trần, luồn vào ngực, thổi phồng tấm áo vải thôi tôi đang mặc. Bộ tóc bết nước của chị em cái Thiết cái Thắm đã se khô từ lúc nào, đang bay lả lơi có lúc phủ kín mặt khiến chúng phải hất đầu lên cho khỏi rặm mắt. Vâng, gió thì mát nhưng tôi vẫn còn tò mò, vẫn còn nửa tin nửa ngờ. Bèn hỏi tiếp, nào con trâu có biết nói không, rồi dòng sông, rồi con thuyền, rồi chiếc diều của ông Sầm? ồ, chiếc diều của ông Sầm đích thị là biết nói, sáo kêu vo vo đến là vui tai. Điều thú vị là dưới con mắt của anh Thống, vật thể gì cũng biết nói và chỉ mình anh là người nghe thông thạo những lời nói tuyệt diệu ấy. Tôi ngồi ngẩn mặt, tuy thán phục lắm, nhưng vẫn chưa muốn chịu hẳn, cố nghĩ xem có cái gì chắc chắn là không biết nói sẽ buộc anh phải cứng họng. Chợt tôi đắc chí "a" lên:
- Thế đất có biết nói không?
Dường như câu hỏi này làm anh khó nghĩ. Anh bứt một cọng cỏ gà đưa lên miệng mum mum. Rồi thanh thản đáp:
- Có chứ! Em áp tai xuống đất nghe xem!
Cố nhiên là tôi toài xuống vệ cỏ ngay. Cả cái Thiết cái Thắm cũng làm theo, nhưng chúng nhổm lên tức thì, hoặc vì chẳng tin đất biết nói, hoặc vì bị lá cỏ cù vào tai vào má. Anh Thống cũng từ từ áp tai xuống, đưa mắt khích lệ tôi, ý hỏi có nghe thấy gì không?
Tôi căng óc, cố nghe và chợt nhận ra có tiếng gì gõ vào màng nhĩ. Tôi reo lên khoái trá:
- Em nghe đất nó kêu lộp cộp, lộp cộp!
Anh Thống nhổm người, nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Thực ra, đất nó bảo, ngựa cụ Chánh Tòng sắp về!
Lại còn thế nữa ư? Trời đã ngã vào hoàng hôn. Gió ở trên đê có mùi khói bếp thổi cơm chiều. Bây giờ thì tôi nghe tiếng lộp cộp hoàn toàn không chối cãi được... Và lạ chưa, đúng là tôi đã nhận ra từ xa, từ chỗ quán mụ Bền, con ngựa bạh chở cụ Chánh Tòng, gõ nước kiệu đi tới. Kia rồi, cụ ngồi oai vệ trên mình ngựa, khăn xếp, áo the giày hạ nghiêm chỉnh, bộ râu quai nón vừa rậm vừa dài của cụ bị gió đánh tỏe ra nom rất ngộ. Chúng tôi theo anh Thống lên tiếng chào. Cụ gật đầu, giật dây cương thúc con bạch làm nó nghênh nghênh cổ, bờm dập dình theo nước kiệu nhặt hơn. Rồi bóng cụ mờ dần vào hoàng hôn. Kệ cụ, tôi thầm nghĩ. Quả thật, tôi chẳng quan tâm gì đến vẻ oai vệ của cụ Chánh nếu không có tiếng lộp cộp gõ móng của chú ngựa bạch. Cái chính là tôi phục lăn anh Thống, thánh thật, anh nghe được cả tiếng đất máh bảo cụ Chánh Tòng sắp về. Sao anh Thống lại tài giỏi vậy! Sau này lúc đã trưởng thành, tôi mới hiểu cái tài giỏi của anh Thống là ở trí tưởng tượng tuyệt vời và còn ở tấm lòng của anh đối với thiên nhiên và con người. Còn bấy giờ, mới là chú nhóc lên sáu tuổi tôi coi anh Thống như thể đấng thiêng liêng, chỗ dựa tin cậy tuyệt đối. Và cái ấn tượng đất cũng biết nói tôi trân trọng mãi như cơn khát vỡ òa trong nhận thứ non nớt của tôi, như sự khám phá ra một thiên đường mới lạ.
ấn tượng đó càng khó quên khi tôi về nhà, liền vội vã tìm cách ứng dụng ngay. Trời nhá nhem tối, đom đóm đã lập lòe ngoài bờ ao. Tôi nằm bép xuống sân, áp tai vào đất, tập trung lắng nghe xem đất có mách bảo gì không. Chợt tôi nghe rõ mồn một bước chân uỳnh uỵch tất bật từ ngoài đường xóm rẽ vào ngõ nhà mình. Vẫn không rời tai khỏi đất, tôi gào lên: "Mẹ ơi! Mẹ ơi! Cha đã về! Đúng cha đã về!. Đang ghế dở nồi cơm, mẹ tôi chạy ra thấy tôi làm cái trò lạ lẫm, bèn xách cổ dậy và thuận đôi đũa cả đang cầm trong tay phết cho mấy quắn vào đít. Mẹ tôi rền rĩ rằng sao tôi ngu dại làm vậy, vừa đi tắm sông về lại trằn đất bột, thử hỏi tôi có đáng phải róc xương ra không. Thấy đúng cha tôi về đến sân, hòm cưa đục đeo tòng teng và chiếc rìu vác vai, vui vẻ đứng lại cười cười, mẹ tôi càng được thể mách tội tôi. Bị mấy quắn nhưng tôi không khóc. Tôi cãi rằng không phải tôi ngu dại nghịch đất. Tôi phải nằm áp tai vào đất mới nghe đúng bước chân cha đã về. Cha tôi và mẹ tôi nhìn nhau chia sẻ sự khó hiểu, rồi trân trân nhìn tôi như nhìn một con giống lạ. Dường như cha mẹ tôi thoáng chút lo sợ, phải chăng thằng bé bị ma ám hay có dấu hiệu của bệnh tâm thần? Một lúc sau, cha tôi rửa ráy chân tay xong lôi điếu cày ra rít một hơi rồi ôn tồn bảo tôi:
- Ai bày cho con làm như thế?
Tôi đáp một cách hãnh diện, cứng cỏi:
- Anh Thống! Anh ấy bảo đất cũng có tiếng nói.
Cha tôi không nói gì, vẻ trầm ngâm. Có thể cha tôi tuy chưa hiểu ra những điều có vẻ bí hiểm, những vẫn cảm thấy an tâm. Anh Thống dưới con mắt của cha tôi là một chú học trò thông minh, ngoan nết. Một tấm gương cholớp đànn em chúng tôi. Những điều gì anh Thống đã nói, chắc là có căn cứ. Nhà anh Thống xưa kia giàu có, nhưng bố anh lúc sinh thời đã cờ bạc phá tán hết, bây giờ chỉ còn vài sào ruộng và một khoảnh vườn. Mẹ anh, chúng tôi thường gọi là bác Dư tần tảo, nuôi con bằng hoa lợi ruộng vườn còn lại và gánh hàng xáo.
Mười ba tuổi học lớp Nhất trường huyện, anh Thống về nhà xay lúa giúp mẹ, nổi tròn bắp tay. Và anh thường học bài lúc giã gạo. Mùa hè năm ấy, cả làng tôi xon xao một tin vui. Kỳ thi "pờ ri me" toàn tỉnh, anh Thống đỗ đầu, được quan tuần phủ mời dự tiệc. Ra thi quốc học Vinh, anh cũng đỗ thủ khoa. Bởi con nhà nghèo, để có thể theo học, nhà nước đã cấp cho anh học bổng, thời đó gọi là "buốc".
- Đẻ được đứa con như thế cũng bõ công!
Mẹ tôi ao ước. Còn cha tôi nhìn tôi bằng bặp mắt nghiêm khắc:
- Mày coi anh Thống đó mà học!
Đấy là lời khích lệ, cũng là mệnh lệnh của cha. Tôi vâng. Bấy giờ tôi đã vào lớp đồng ấu của thầy giáo Quán. Tôi đã có nhiều bạn, những thằng Minh, thằng Trường, thằng Khuyến, thằng Long và bọn con gái như cái Oanh, cái Xuyến, cái Thiết. Tôi học vào loại sang dạ, thường xếp nhất nhì. Còn cái Thiết lớn tồng ngồng mà dốt ơi là dốt, thường bị thầy xách tai hoặc ghè thước lim vào đầu.
Mỗi lần bị đòn, ở trường về, nó thường thui thủi đi một mình. Tôi thấy thương thương, chùng chình đợi nó. Cái Thiết bảo:
- Giá anh Thống tao ở nhà...
Tôi ừ. Có anh Thống ở nhà kèm cặp, chắc nó không đến nỗi lẹt đẹt. Cơ mà anh Thống phải ra Vinh học, ở nhà sao được? Cả làng tôi chỉ bốn năm anh được vào trường quốc học Vinh, nhưng cũng chưa ai học giỏi nổi tiếng như anh Thống. Tôi cũng nhớ anh lắm. Vài tháng anh mới ghé về nhà vào một ngày chủ nhật. Nghe nói anh phải dạy kèm con ngnười ta để người ta nuôi cơm. Học bổng anh dành mua sách vở và may sắm quần áo. Mỗi lần về, anh đều cho tôi quà. Thường là mấy viên kẹo cau. Cố nhiên kẹo cau cũng thích, nhưng thích hơn là được ríu rít bên anh. Những điều cần hỏi, tôi tíh lại, đợi dịp anh về để tuôn ra. Anh rất khoái cái nết ham hỏi ủa tôi và lấy tôi ra làm gương để khuyến khích sự động não của cái Thiết và cái Thắm. Đúng là anh Thống về nhà như chuồn chuồn đớp nước. Chiều chủ nhật anh đã xuống đò ra Vình. Để chúng tôi lại háo hức đợi chờ anh về vào dịp khác. Nói là chúng tôi, bởi không chỉ riêng tôi mà những đứa khác như thằng Minh, thằng Trường cũng rất quý mến anh. Còn thằng Khuyến con Lý Đóa, thằng Long con Bát Tuyên tuy thích anh Thống đấy nhưng không quấn quýt bên anh. Con cái hào mục có máu mặt trong làng tỏ vẻ quy phục con nhà bạch đinh là điều chưa thuận, ít nhất là trong cách nghĩ và sự răn đe của chamẹ chúng. Cũng chẳng sao. Chẳng vì thế mà tình cảm giữa tôi và anh thống lại sa sút, phai nhạt đi.
Không hiểu ai đã nghĩ ra cách cho học sinh nghỉ ba tháng hè.
thật là tuyệt cú mèo. Thả diều, tắm sống, bắt tổ chim đã là những thú vui. Mà chẳng vui nào bằng anh Thống xách va li về và anh tổ chức dạy hè cho hầu hết đám học sinh lau nhau trong xóm. Cha tôi khoái ra mặt. Ông mời anh Thống ngồi ở nhà tôi. Nhà khá rộng, thoáng mát. Khoản bàn ghế cho hai chục đứa trẻ ngồi học, ông lo tất. Anh Thống cũng dạy cả ba lớp: lớp năm, lớp tư, lớp ba y như trường tư thục thầy giáo Quán. Đặc biệt bọn lớp ba, bọn vừa thi đỗ yếu lược, cần phải dùi mài để thi vào lớp nhì trường huyện, anh quan tâm hơn. Đã là thầy giáo, dù ít tuổi, cha tôi cũng bắt chúng ttôi thưa thầy hẳn hoi. Nhưng anh Thống bảo anh chưa phải thầy giáo, anh chỉ kèm cặp giúp các em trong mấy tháng hè. Cứ anh mà gọi. Khác hẳn thầy giáo Quán lúc nào cũng lầm lỳ nghiêm khắc, anh Thống xởi lởi vui vẻ trong tình anh em. Anh dạy rất dễ hiểu. Vừa dạy chữ, vừa dạy hát, kể chuyện, tổ chức trò chơi, tổ chức cắm trại ở chùa Am... Đất quê tôi về mùa hè, gió Lào thật khủng khiếp. Sờ tấm chiếu rải giường cũng nóng tay. Gần tắt mặt trời, cả xóm đổ ra tắm sống. Anh Thống coi việc tắm sông như chương trình thể thao. Anh chia từng nhóm để trông coi nhau. Đứa biết bơi tập cho những đứa chưa biết bơi. Rồi tổ chức trò chơi dưới nước, kéo co, ném bóng cao su. Dạy cho chúng tôi cách bắt tôm ở đám rễ cừa ăn xuống nước, cách mò hến ở chỗ nước nông đến đầu gối. Mùa hè đầu tiên, tôi đã bơi thạo. Sang mùa hè thứ hai, tôi đã thành một thứ rái cá. Anh Thống không cho phép, chứ tôi cùng thằng Minh thằng Trường dám bơi vượt sông như bỡn. Năm chúng tôi đã học lớp ba anh Thống mở thêm tiết mục hướng dẫn cách nhảy bổ nhảo xuống sông. Những cành cừa đổ nghiêng ra mặt nướ đượ cột thêm một tấm ván làm bàn nhảy tuyệt vời. Mỗi cú nhún chân nhảy chúc đầu xuống nước, làm cành lá lao xao. buổi đầu chưa thành thạo, chúng tôi còn nhảy đánh bẹp xuống, bụng rát kinh khủng, nước bắn tung tóe. Chẳng mấy chốc, noi theo động tác của anh Thống, chúng tôi lao xuống nước trong một tiếng bủm gọn và sắc lẻm, để vài giây sau đã nhô đầu lên ngoài xa, phun nước phì phì và sải cánh bơi vội vàng vào bờ, nằm dài ra trên bãi cát. Có lần đang nằm dài ra như vậy, anh Thống hỏi tôi:
- Đào ơi! Em có nhớ hồi nào anh bảo đất cũng có tiếng nói không?
- Vầng, em nhớ!
- Vậy lần này em thử nhắm mắt, áp tai xuống nghe xem!
Chẳng riêng tôi mà cả thằng Minh, thằng Trường cũng đều hí hửng vâng theo. Nào có khó khăn gì mà không nhận ra tiếng chân anh Thống nhảy thình thịch mấy cái liền. Thằng Trường láu táu kêu lên:
- Anh nhảy thình thịch cho nước ở lỗ tai ra!
Sự tinh ý mách bảo tôi rằng anh Thống muốn được diễn đạt cách khác. Tôi thưa:
- Đất bảo: Học, học, học!
Anh Thống lao đến ôm choàng lấy tôi: "Em giỏi lắm", và anh giải thích cho tất cả chúng tôi tin rằng, đất bảo thế thật, ở đời cái gì cũng phải học. Có chịu khó học mới thành tài. Lẽ nào tôi không hiểu cách giải thích của anh, nhưng bọn thằng Minh, thằng Trườn vẫn còn ngỡ ngàng, ngồi nghệt mặt ra lát sau chúng mới toét miệng cười. Và khoe rằng chúng học không đến nỗi tồi. Quả thật, chỉ sau mấy tháng hè được anh Thống kèm cặp, chúng tôi học tấn tới hẳn lên. Cái Thiết không nói làm gì, nó vốn tối dạ, nên dù có nhích lên một chút, thì yếu lược vẫn trượt vỏ chuối. Bác Dư không cho nó học nữa, con gái học thế là đủ, nhiều chữ vào để mà viết thư tình! Bá Dư nói vậy, nhưng vẫn chăm chút cho cái Thắm học. Đám học trò anh Thống dạy kèm đều đỗ yếu lược vào loại ưu, lại đỗ tất vào lớp nhì trường huyện. Xếp bảng hàng tháng, tôi chưa lúc nào ngồi dưới thứ 3, còn những đứa khác tuy xếp hạng thấp hơn tí chút, nhưng đều không làm mất thanh danh học sinh làng Triều chúng tôi. Cái từ "học sinh làng Triều" là câu nói cửa miệng của anh Thống. Làng tôi chưa phải làng khoa bảng nổi tiếng, ngày xưa có vài cụ đỗ cử nhân, tú tài, thời tân học đã có người đỗ tú tài tây, vài người đỗ "đíp-lôm". Họ có quan tâm tới cái làng Triều hay không, tôi không biết. Riêng anh Thống, anh luôn luôn tạo cho chúng tôi niềm tự hào về học sinh làng Triều, có lẽ bắt đầu từ chính anh. Chứ gì nữa, trong tổng tôi, đã có làng nào có học sinh đỗ đầu "pờ ri me" toàn tỉnh, lại là thủ khoa ở trường Quốc học Vinh?
Kỷ niệm tuổi thơ tôi gắn liền với con sông La, với tên tuổi một người anh, người thầy, đó chính là anh Thống. Kỷ niệm tuổi thơ sẽ êm đềm biết chừng nào, nếu không có một chuyện buồn xảy ra. Dạo mùa xuân năm ấy, chúng tôi mong ngóng hoài vẫn không thấy anh Thống về. Cũng có đứa đoán già đoán non kiểu khác, riêng tôi cứ chắc mẩm rằng, anh đang học đệ tứ niên, chỉ còn mấy tháng nữa là thi "đíp lôm" anh không muốn phí phạm thời gian đấy thôi. Một buổi tinh mơ, những nười đi buôn làng tôi ngược đò chợ Vinh lên, xôn xao một tin động trời rằng anh Thống bị bệnh hủi, đang được cách ly ở Nhà thương. Làm sao lại nhiễm cái bệnh gớm ghiếc ấy nhỉ? Làng mình xưa nay có ai bị hủi đâu?
Bác Dư gái lập cập ra Vinh và khi trở về khóc như mưa như gió. Rằng bác ăn ở hiền lành phúc đức mà trời hại bác. Thằng con vàng con ngọc của bác bị người ta đem đi cách ly ở một hòn đảo nào trong Quy Nhơn. Người ta bảo bác cứ yên tâm, một vài năm chữa lành bệnh, con trai bác lại về. Nhưng bác yen tâm làm sao được khi anh Thống nhiễm cái bệnh nan y đầu bảng vào thời đó. Dân làng tôi trong những lời xì xầm bàn tán đều phản phất vẻ buồn và lo. Buồn vì một anh học sinh giỏi nổi tiếng như thế bỗng mắc bệnh hiểm nghèo, bỗng trở nên hụt hẫng trước một tương lai sán lạn tưởng như đã cầm chắc trong tay. Còn nỗi lo lại cứ xoáy vào cái cội nguồn nào ủ bệnh, khiến làng tôi từ xưa đến nay chưa có tỳ vết gì, bỗng hóa ra làng có người hủi. đã có mầm ủ bệnh là dễ lây lan.
Cha tôi ngồi tặc lưỡi như thạch sùng. Ông tiếc cho một tài năng đang hứa hẹn. Cha tôi vì ông bà nghèo nên không được học đến nơi đến chốn. Ông luôn mặc cảm và cay cú. Quyết cho con học hành đỗ đạt để trả thù thiên hạ, để ngẩng mặt lên với đời. Ông thường bảo tôi: Rồi mà xem, đám Lý Đóa, Chánh Tòng lại chẳng cúi sấp mặt xuống trước thằng Thống. Nó sẽ đỗ đạt cao làm rạng rỡ cho làng Triều. Hy vọng của cha tôi, là anh Thống sẽ luôn luôn là tấm gương cho tôi soi. Giờ thì cha tôi buồn là phải. Còn buồn hơn cả dân làng và cha tôi, là đám lau nhau chúng tôi. Bấy giờ, chúng tôi đã học sắp xong lớp nhì đệ nhất, qua hè là lên lớp nhì đệ nhị, cũng đã mười tuổi cả rồi. Coi như chúng tôi mất anh Thống, mất cả những kỳ học hè thú vị và bổ ích. Riêng tôi còn như mất cả cuốn tự điển sống để tra cứu. Buồn, chúng tôi chỉ than thở với nhau. Chủ nhật, chúng tôi kéo nhau tới nhà bác Dư, ngồi ngắm tấm ảnh anh chụp chung với bạn bè học quốc học Vinh treo trên vách. Trong ảnh, anh Thống bận áo dài đen, khuôn mặt chữ điền, tóc rẽ đường ngồi, vầng trán rộng, đôi mắt sáng, miệng tươi cười. Dường như anh đang vỗ về chúng tôi "Các em đừng buồn! Cố học cho giỏi vào! Rồi anh sẽ về". Chúng tôi cũng muốn an ủi bác Dư nhưng không biết nói gì, chỉ nghe bác kể lể và khóc sùi sụt. Làm chúng tôi đều mủi lòng, ứa nước mắt theo.
Thời gian trôi đi như dòng sông La êm đềm chảy cạnh làng tôi, vắng anh Thống lâu dần thành thói quen, nỗi buồn của chúng tôi cũng khuây khuây. Chúng tôi vẫn vui chơi, giúp cha mẹ việc đồng và vẫn học hành tiến bộ. Chúng tôi ít đến nhà bác Dư. Dường như vô hình chung đã có một khoảng cách giữa dân làng và gia đình bác. Nhà có hủi dễ gợi cho người ta cảm giác xa lánh. Quê tôi có tục mời nhau uống nước mới. Thoạt đầu, nấu nồi nước chè xanh lên, bác Dư cũng cho con đi mời. Người ta chùng chình, đến lác đác. Người nể quá uống một hụm gọi là, có người đến nhưng xin kiếu, kêu chóng mặt. Bác Dư biết ý, khôngmời nữa, mà bác cũng không đi uống nước mới nhà khá, mặ dù ai cũng tỏ ra tế nhị, mất gì một lời mời. Đến nhà bác Dư thường là họ hàng ruột thịt, nhất là ông Đồng và ông Đoài đều là em con chú bác Dư trai. Họ vẫn đến chăm chút giúp đỡ bác Dư gái trong công việc đồng áng và bảo ban dạy dỗ con cái. Cái Thiết từ ngày thôi học, giúp mẹ làm hàng xáo. Khác với chị, cái Thắm lại học giỏi. Năm tôi vào lớp nhất trường huyện, nó cũng đỗ vào lớp nhì đệ nhất, sau tôi hai lớp. Con bé cũng xinh, mũm mĩm. Đi học trường huyện, chúng tôi đi cùng đường, tôi ra đến ngõ, thườn gặp nó. Thế là bọn quỷ nhà giời ở làng tôi, nhất là thằng Khuyến, thằng Long đầu têu việc ghép đôi chúng tôi lại. Không hiểu sao, cha tôi lại đặt tên tôi là Đào, rõ tên con gái. Để chúng nó rất thuận mồm khi gào to: "Đào, Thắm... Thắm, Đào...". Làm cả hai đều ngượng. Cái Thắm không dám đến nhà tôi mượn sách, hỏi bài, thường đến nhà cái Oanh, mặc dù phải xuống xóm dưới khá xa. Đi học gặp nhau đầu dố đê, tôi thường phóng lên trước hoặc nấn ná lại phía sau. Đi sóng đôi để mà rát mặt với bọn thằng Khuyến, thằng Long. may sao, một năm học trôi qua rất nhanh. Mấy đứa chúng tôi - đám học hè của anh Thống ngày trước đều đỗ "pờ-ri-me", tức là tiểu học. Thi vào Quốc học Vinh, chỉ tôi và thằng Minh đỗ, còn chúng nó trượt, đều xin học tư thục. Tất nhiên, tôi không đỗ thủ khoa như anh Thống, song được như vậy cũng mát mặt cho cha mẹ tôi và dân làng Triều chúng tôi. Cha mẹ tôi phải gồng sức mình lên để lo cho tôi trọ học trong thời buổi khá tốn kém. Tôi lại học sách anh Thống, xin dạy kèm trẻ con cho một ông chủ cửa hàng thuốc Bắc để được nuôi cơm đỡ gánh nặng cho cha mẹ. Học trò tôi kèm chỉ là một chú bé học lớp ba, hay khịt mũi và quần áo lúc nào cũng ám mùi thục. Dạy kèm cũng nhàn nhã, tôi còn khối thì giờ tự học. Vào học đệ nhất niên, tôi đã tìm được dấu vết anh Thống, mặc dù anh Thống đã đi biệt bốn năm rồi. Giáo sư Quỳnh dạy toán, một giáo sư dạy lâu năm ở trường thường nhắc tên những "cái đầu toán" do ông nhận xét. Họ gồm có 5 người, được ông ton là ngũ hổ. Đầu bảng là Lương Phan Thống, rồi đến Nguyễn Cảnh Hoàng, Đinh Nho Thương, Hà Học Thiệp, cuối cùng là Cao Xuân Lý hiện đang học ddeej tứ. Chẳng tiết toán nào, ông không nhắ đến tên những cái "đầu toán" đáng kính ấy. Không giấu được niềm tự hào, tôi và cả thằng Minh nữa thường khoe, Lương Phan Thống vừa là anh vừa là thầy của tụi tôi. Tất nhiên, chẳng vì thế mà bạn bè nể tôi hơn. Bọn chúng chỉ thực sự nể khi tôi trở thành một "cái đầu toán", do chính giáo sư Quỳnh cất nhắc. Điều đó dường như còn một quãng cách phải ráng sức mà rút ngắn. Hết niên học, xách va ly về quê, tôi không mở lớp dạy hè như anh Thống năm xưa, mà cùng tụi thằng Minh, thằng Trường lên làng trên, tìm được ông thầy vừa đỗ tú tài bán phần để thụ giáo. Về hè là về với con sông La quê tôi. Chúng tôi sửa sang lại cầu nhảy. Khi nhạt mặt trời, là kéo nhau ra sông. "Pơ-lông-gê" (1)


HOMECHAT
1 | 1 | 84
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com