watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:12:1929/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Môi Hồng
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Tất cả các trang
Trang 9 trong tổng số 14

Chương 6

Tường Vi dành cả buổi tối để xếp các thứ cần dùng vào va ly. Vừa bắt đầu những ngày nghỉ hè, Mẹ đã bảo "Tao đã xin Cậu cho chúng mầy đi Cấp nửa tháng". Vi và bọn nhóc con nhẩy cẫng lên reo hò tán thưởng. Vi ôm chầm lấy mẹ, hôn lên má lên mắt mẹ và la:
- Thích quá, nhất Mẹ, nhất Mẹ rồi!
Rồi nhõng nhẽo:
- Yêu mẹ nhất nhất.
Mẹ Vi củng vào đầu Vi:
- Mẹ mày. Chỉ thế là nhanh. Nhưng tao giao hẹn trước: đi Cấp mười lăm ngày thì mọi phí tổn sẽ trừ dần vào tiền quà vặt bấy nhiêu đứa trong vòng hai tháng đấy nhé.
Bấy nhiêu đứa xịu mặt xuống. Cu Tường nhăn nhó:
- Thời buổi này vật giá leo thang, tiền xuống... ký, mà mẹ còn trừ vào tiền quà sáng, tụi con ăn quà làm sao no nổi?
Bà Tâm cười trêu:
- Phải rồi. Tiền xuống giá, đáng lẽ càng không nên đi nghỉ mát cho đỡ tốn. Hay là thôi đừng đi nữa, ở nhà vậy?
Cả bọn nhao nhao phản đối:
- Đừng mẹ, đừng mẹ. Tụi con chịu trừ...
- Ở Sài Gòn mãi, đi đổi gió mới mập ra giống mẹ được.
- Tường dốt quá. "Người quân tử ăn chẳng cần no, ngày hai bữa vỗ bụng kêu.. bồm bộp". Nguyễn Công Trứ đã chả nói thế hay sao? Tường muốn làm quân tử hay tiểu nhân nào?
Thế là cả nhà huyên náo hẳn lên. Lũ nhỏ túa ra sửa soạn đồ đạc. Đứa tính mang theo cần câu, đứa dự trù mang phao để đi lội. Tường Vi vẫn ngồi bó gối, hỏi mẹ:
- Thế Cậu có đi không hở mẹ?
- Bố mày đi sau hai hôm. Ông ấy nghỉ phép thường niên mười ngày. Nếu vui thì ở lại, chú Dũng đưa về, không thì về sớm hai ba ngày cùng với Cậu.
- Có chú Dũng đi hở mẹ. Thế thì vui nhất rồi còn gì. Thế nào tụi con cũng bắt chú khao ăn uống tưng bừng mới được.
Bà Tâm lườm con:
- Thôi thôi, xin cô. Chúng mày vừa vừa chứ không tao mách cậu cho. Chú ấy dạo này túng rồi đó.
Tường Vi hăng hái cãi:
- Mẹ không biết đâu. Chú ấy giầu lắm. Vừa in xong tập truyện "Đôi mắt đôi môi" chú đã lãnh ngay của nhà xuất bản năm chục ngàn bản quyền. Hôm nọ chú rủ con đi gửi tiền ở quỹ Tiết kiệm rồi còn khao con một chầu xi nê nữa. Con hỏi chú gửi tiền làm gì, sao không mua chiếc xe mà đi, chú bảo đi taxi tiện hơn, đỡ mất công hầu hạ chiếc xe. Vả lại... gửi tiền đó để dành cưới vợ nữa. Mẹ xem ông ấy ghê không?
Bà Tâm cười, nghĩ thầm: thằng Dũng dạo này có vẻ đứng đắn hơn trước. Bà nhớ tới cậu em út - nhỏ nhất nhà mà cũng được thương yêu chiều chuộng nhất nhà - mà bà đã nhiều lần phải khóc vì em.

Ngày Dũng còn nhỏ, bà là người thay Mợ săn sóc Dũng từ miếng ăn, giấc ngủ. Không lúc nào Dũng xa bà lấy một bước, từ những buổi yên bình cho đến những ngày loạn lạc năm bốn mươi lăm. Lúc đó Dũng chưa đầy bốn tuổi, bà phải gánh hai cái thúng, một thúng để Dũng ngồi và thúng kia đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, chạy từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, từ Ninh Bình vượt Cầu Bố, Cầu Hàm Rồng vào Thanh Hóa rồi lại trở ra, tùy theo cơn lốc chiến tranh theo đuổi. Suốt bẩy năm trời như vậy, đến một ngàn chín trăm năm mươi hai gia đình mới xuôi về Hà Nội rồi theo đoàn di cư năm năm mươi bốn vào Nam. Rồi Dũng lớn dần lên, già dặn trước tuổi vì gần gũi chiến tranh. Khôn ngoan sớm vì cuộc đời gian nan từ thuở nhỏ. Bà Tâm lúc đó đã có chồng, có con, nhưng vẫn để ý săn sóc em từng chút một. Ngay đến bây giờ, dù Dũng đã trưởng thành, tự lập lấy thân mà bà vẫn lo lắng khi thấy một hai tuần em không ghé lại thăm. Mối băn khoăn của bà hiện tại là không hiểu khi nào Dũng mới chịu lập gia đình. Gần ba mươi tuổi còn gì.

Bây giờ nghe con gái kể, mặc dù biết con nói đùa bà vẫn cảm thấy hy vọng nhè nhẹ trong lòng. "Nó lấy vợ rồi sẽ đứng đắn hẳn ra, lo làm ăn chí thú. Và Thầy cũng sẽ vui lắm. Thế nào Cụ lại chả cười, bảo: Vợ chồng nó phải.. bảo nhau sinh cháu trai cho ông nội bế chứ". Bà đứng lên, bảo con:
- Liệu mà sửa soạn đồ dùng đi cô cả. Không rồi đến lúc lên xe, lại kêu ầm lên là quên cái nọ, cái kia. Sáng mai bẩy giờ rưỡi chú Dũng đến. Rồi tao bảo trước cho nó biết chúng mày định âm mưu bóc lột nó.
Tường Vi kêu lên:
- Đừng mẹ. Mẹ đừng nói, rồi con bắt chú mua quà cho mẹ luôn nữa.
Bà Tâm bật cười, mắng yêu con gái vài câu rồi bỏ vào phòng ngủ.
Còn lại một mình, Tường Vi ngồi ôm gối mơ mộng. Lâu lắm mới lại đi Vũng Tàu. Thế là được thấy biển rồi. Từ nhỏ Tường Vi đã cảm thấy mình yêu biển lạ lùng. Nhìn vùng trời nước bao la trong ánh hoàng hôn hay khi bừng nắng sớm, nàng thường thấy lòng rạo rực những ước mơ lãng mạn. Biển là của tôi. Biển là của riêng tôi. Tường Vi kêu thầm khoan khoái. Và nàng tung chăn nhẩy xuống đất, vào phòng sửa soạn.
Ngồi trước chiếc va ly mở nắp, nàng băn khoăn. Mang những gì đi nhỉ? Quần áo, đồ dùng cần thiết, dĩ nhiên rồi. Nàng cầm trên tay cuốn tập bìa dầy, chép những vần thơ lãng mạn mà nàng ưa thích. Phải mang cái này đi. Con búp bê ngồi bó gối. Phải mang đi chứ, thiếu sao được. Giấy và bao thư. Để viết thư cho con Phượng, con Liên.
Bỗng Tường Vi chợt nhớ. Cuốn nhật ký. Nàng tần ngần cầm cuốn tập bìa tím lên tay, lật đọc lại vài trang mới viết.
Những giòng chữ tròn trĩnh xinh xắn như ngày Xuân tươi đẹp trải ra trước mắt nàng. Toàn là những cảm nghĩ riêng tư thầm kín, những mẩu chuyện lãng mạn vu vợ. mà bất cứ người con gái nào ở vào tuổi Tường Vi cũng nghĩ đến và thích ghi lại. Hình như họ muốn những hình ảnh ấy không bao giờ tan biến nữa, ở lại và gần gũi với họ mãi.
Tường Vi cúi xuống đọc lướt qua vài đoạn và lật nhẹ vài trang. Mặc dù đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, Tường Vi vẫn thấy bồi hồi, nao nức, buồn rầu, vui vẻ theo từng chi tiết ghi chép trong đó.
Nàng gập cuốn tập lái ấp vào ngực, ngả lưng dựa vào tường nhắm mắt mộng mơ đến những hình ảnh xa vời trong quá khứ và ngay cả những khuôn mặt hiện gần gũi. Những khuôn mặt bạn bè, những khuôn mặt quên biết.. những khuôn mặt trai gái đã hơn một lần gặp gỡ.
Một vài khuôn mặt dừng lại trong ký ức nàng với nhiều nét duyên dáng dễ thương, nhưng rồi lại mờ đị.. và dành trọn vẹn cho một khuôn mặt con trai đã quen thuộc với nàng từ thuở còn thơ ấu. Khuôn mặt đen xạm vì nắng gió, ánh mắt quắc sáng và nụ cười tươi điểm chút ngạo nghễ. Khuôn mặt của Thọ.
Tường Vi rùng mình. Nàng nghe một cảm giác rờn rợn chạy khắp cơ thể. Thọ. Tại sao mình lại nghĩ đến Thọ nhỉ? Suốt mấy ngày nay, không lúc nào là nàng không nghĩ đến Thọ. Chả lẽ bức thư của Thọ nàng vừa nhận được đã làm nàng nghĩ ngợi nhiều đến thế?
Tường Vi lục cặp, tìm bức thư Thọ viết, đọc lại và bâng khuâng.

Vũng Tàu ngày...
Tường Vi,
Chắc Vi ngạc nhiên khi nhận đựơc thư anh? Vi có bao nhiêu việc bận rộn mỗi ngày, nên hẳn thư anh sẽ làm Vi bận rộn thêm nhiều nữa? Nếu quả thế, mong Vi thứ lỗi cho anh.
Những ngày ở Vũng Tàu thật buồn, đối với anh - Chung quanh là cả thế giới ăn chơi và hạnh phúc. Mọi người tha hồ phè phỡn, và nét mãn nguyện bộc lộ rõ rệt trên mặt họ. Nhưng anh thì thấy tù túng quá. Hình như biển rộng, sông dài mới là nơi cho anh bay nhẩy, chứ căn trại nhỏ bé với những ngày ăn chực nằm chờ để được giao nhiệm vụ sao mà nản thế. Một đôi lúc, ngồi nghĩ lại quãng ngày đã qua, những đồng đội đã mãi mãi ly biệt anh thấy tiếc nuối lạ. Đó là những ngày theo đoàn Biệt Hải vào hoạt động trong các mật khu. Bạn bè anh đã nằm lại trên vùng đất địch, chả bao giờ còn được trở về. Chỉ có anh bây giờ, bơ vơ như gà con mất mẹ. Gian nan nhiều nên được phép nghỉ ngơi, không lãnh thêm nhiệm vụ nào khác hơn chức vụ Huấn luyện viên người nhái. Bây giờ, anh như ông thầy đồ về già, ngồi trau rèn cho đàn trẻ nhỏ thành người.
"Một con nhái khi hết vẫy vùng sẽ chỉ còn là con.. nhái bén". Anh kết luận theo lối triết lý vụn như thế, về cuộc sống của anh.
Đó cũng là lý do tại sao anh viết cho Vi. Chiều nay ngồi trên ghềnh đá gần trại Hải quân Cát Lở nhìn ra khơi, anh lại tưởng tượng tới hồ Hoàn Kiếm. Và nhớ tới Vi. Bao nhiêu kỷ niệm vui buồn tuổi nhỏ chợt dồn dập trở về, và anh bỗng thấy nhớ Vi nhiều lắm. Có bao giờ Vi nhớ lại những hình ảnh ngày xưa không hở Vi?
Một người bạn vừa cho anh mượn cuốn Dòng Sông Định Mệnh của Doãn Quốc Sỹ. Hai đứa nhỏ trong câu chuyện đó sao giống chúng mình ngày xưa lạ. Vi đọc chưa nhỉ? Khác chăng là anh bây giờ vất vả và không có cơ hội nào gặp lại cô bạn nhỏ. Có dịp đi chơi Vũng Tầu, Tường Vi ghé thăm anh nhé. Anh sẽ kể chuyện Người Nhái cho mà nghẹ..
Thân mến,
Thọ

... Tại sao Thọ lại đem câu chuyện Dòng Sông Định Mệnh ra kể cho mình nghe nhỉ. Tại sao Thọ lại viết "chuyện đó và chuyện chúng mình ngày nhỏ giống nhau"?
Những ngày ở Vũng Tàu thật buồn. Vi nghe như Thọ đang ngồi cạnh mình than thở. Và nàng thấy tội nghiệp Thọ. Anh chàng tính tình nhộn thế mà bị bó chân bó cẳng ở một nơi hẳn là tù túng lắm. Tường Vi nghe lòng mình lâng lâng nhẹ và thoáng một chút sôi nổi không rõ duyên cớ. Chuyến này ra Cấp mình sẽ rủ chú Dũng đi thăm anh ấy. Mang theo bức thư này đi nữa.
Tường Vi đưa tay với cây bút, dở trang giấy chưa viết hết trong cuốn nhật ký, ghi mấy dòng vắn tắt:
Ngày...
Mình nghĩ quá nhiều về Thọ. Sao thế nhỉ?
....
Chiếc Mazda Pickup tà tà bò theo bãi trước. Lũ nhóc con oe oé reo lên:
- A, biển đẹp quá chị Vi ơi!
- Đông người quá xá.
- Chẳng thèm ăn nữa, đi tắm biển liền mới được.
Tường Vi nhổm người lên để nhìn qua vai thằng em út. Cả một bên chân nàng ê ẩm vì ngồi lâu trong chiếc ghế mây con, nhưng Vi không để ý. Biển xanh mướt, sóng phủ bọt trắng lăn tưan. Gió mát rượi lùa lên thoang thoảng mùi nước biển. Tường Vi gọi với ra phía trước:
- Mẹ Ơi, mình xuống bãi sau hay ở đây hở mẹ?
- Hỏi bố mày ấy, tao thì mệt lắm rồi. Đau "dần" cả người.
Cả bọn nhao nhao tán thành:
- PHải rồi, ba. Mình ở lại bãi này đi ba. Ai cũng mệt hết.
Ông bố cười hề hề:
- Mẹ con chúng mày dở quá. Mới có vài tiếng đồng hồ mà đã kêu ầm cả lên.
Rồi ông cho xe đậu sát lề đường. Bà Tâm lên tiếng chê:
- Dở gì. Tại anh dở thì có. Lái xe mà như đánh vật với chiếc xe. Chiếc xe bé tí lại chở cả đàn.. chó con với lại đồ dùng như thế làm gì mà không om người lên.
Bọn nhóc con nhẩy xuống đường rào rào, phụ họa:
- Đúng rồi mẹ. Xe bạ.. "quê" ghê. Ba mua xe gì chả mua, lại đi mua xe Pickup phải làm mui bạt, ngồi nóng muốn chết luôn.
Tường Vi lườm em:
- Mày chỉ thế. Nhà mình đông ba không mua xe này thì chở sao hết. Với lại ba muốn con gái lớn "ở nhà" với cha mẹ khỏi cần lấy chồng nên ba mua xe này chớ sao.
- Như chị chứ gì. Trông chị cũng giống tụi em đấy chứ, nghĩa là ... chó con cả.
Bà Tâm mắng nhẹ các con:
- Thôi vừa vừa chứ, kẻo bố mày khóc tới nơi rồi đây này. Đó, đó.. mắt chớp chớp thế kia là sắp... giòng châu giọt vắn giọt dài rồi đó.
Ông Tâm phì cười, véo thật mạnh vào mông vợ. Bà Tâm kêu oai oái, trong lúc lũ nhóc con reo hò tở mở. Tường Vi mỉm cười nghĩ thầm:
- Bố me... tình ghê!
Mọi người kéo nhau xuống bãi. Mấy đứa con trai trải bạt ngồi, mang đồ ăn trưa xuống rồi thay quần áo tắm. Tường Vi cũng hòa mình vào cuộc vui với các em. Nàng lặn hụp trong làn nước trong xanh, vị mặn nồng của biển gây cho đầu lưỡi Tường Vi một cảm giác thoải mái. Mãi đến lúc nắng lên cao mọi người mới cảm thấy mệt. Lũ nhóc con thôi hò hét tranh nhau quả bóng và Tường Vi cũng bỏ lên nằm ở chiếc ghế bố thuê, cạnh ông Tâm. Nàng nghiêng đầu nhìn mẹ. Bà Tâm đang thiu thỉu ngủ. Vi mỉm cười:
- Mẹ thì lúc nào cũng thích ngủ. Còn ba, sao ba tắm ít thế ba?
- Tại mẹ mày không tắm nữa, tao cũng phải thôi chứ, kẻo bà ấy mất công ngồi canh chừng.
- Sao lạ vậy ba?
Ông Tâm dí dỏm:
- Một là sợ tao... chết đuối, hai là sợ tao đi theo cô nào đó.
Tường Vi phì cười:
- Chết bố nhá. Lát con mách mẹ cho bố biết.
- Xuỵt. Đừng có nói. Lỡ mẹ mày tin thật tao.. khó ăn khó nói.
Hai bố con cười khúc khích. Tường Vi hát khe khẽ một bản nhạc vui. Nàng nói thầm:
- Tiếc quá. Không có con Phượng cùng đi. Nó mà ra đây thì hai đứa đi tung trời luôn. Lâu nay cấm nhẩy nhót chắc chân nó phát cuồng lên đựơc. Mà thiếu cả chú Dũng nữa, không có chú Dũng...
Vi định nói không có chú Dũng thì làm sao gặp được Thọ đây, nhưng lại thấy mắc cở với chính mình. Trước hôm lên đường một ngày Dũng đựơc lệnh đi làm phóng sự Ở chiến trường Tây Nguyên. Mặt trận bắt đầu sôi động dữ dội, chú Dũng bảo thế. Áp lực địch đè nặng trên tiền đồn Ban Het và các đồn lân cận. Nhiều đơn vị Bộ Binh và Thiết Giáp được tăng viện để giải tỏa áp lực địch, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa khai thông được trục lộ chính để tiếp tế thực phẩm đạn dược cho lực lượng đồn trú. Một đơn vị Thiết giáp ở Qui Nhơn được đưa lên Pleiku tung vào chiến trường. Dũng có người bạn ở Thiết đoàn đó, cho biết sơ lược tin tức và hỏi đùa: "Nhà báo dám đi theo làm một quắn phóng sự chiến trường không?". Dũng nhận lời và hẹn sẽ lên thẳng cao nguyên. Vì vậy chàng đành bỏ vụ đi Vũng Tàu với gia đình chị. Nghe chàng báo tin chị em Vi nhao nhao lên phản đối vì như vậy phải ở lại nhà hai ngày nữa, chờ ông Tâm nghỉ phép mới đi đựơc. Nhưng bà Tâm đã mắng át các con:
- Chúng mày chỉ thế là giỏi. Chú phải lo công việc xong mới đi chơi được chứ đâu phải ăn không ngồi rồi như chúng mày.
Rồi bà lăng xăng lo liệu các thứ cần dùng cho em. Không thiếu thứ gì, Dũng phải kêu lên:
- Em ra mặt trận mà chị làm như đi "picnic" không bằng. Phải gọn gàng mới "chạy" được chứ.
Bà Tâm vẫn nhất định bắt cậu em mang đi, từ mấy trái cam, hộp Patsille đến chiếc áo lạnh. Và Dũng lên đường hôm sau. Tiễn chú ra trạm hàng không Tường Vi thấy bâng khuân nhè nhẹ.
Trên taxi, hai chú cháu tỉ tê với nhau đủ thứ chuyện. Và trong một phút xúc động - nghĩ tới Thọ và lá thư - Tường Vi đã hỏi lại chú:
- Chú, yêu là thế nào hở chú? Cháu chả biết yêu là gì và cũng chả biết đã yêu ai chưa?
Dũng mỉm cười:
- Yêu là ... yêu. Không thể định nghĩa được và không thể đặt cho tình yêu những định lý, những luật lệ. Bây giờ ví dụ cháu có một người bạn trai nào đó và.. cháu muốn biết xem mình có yêu người đó không, nhé? Chú hỏi cháu: có lúc nào cháu dành một khoảng thời gian nào đó để nghĩ đến người ấy không?
- Có.
- Khi người ấy ở xa hoặc đi xa, cháu có mong người ấy về bên cháu không?
- Có.
- Khi người ấy ở xa xôi, cháu có mong sẽ luôn luôn nhận được thư từ, tin tức của "hắn" không?
-... Có... !
- Khi nghe tin người đó đau ốm hoặc bị thương, cháu có thấy lo sợ và buồn đau không?
- Có.. Ó...
- Khi ở cạnh người đó, cháu có thích đựơc nghe những lời êm ái, âu yếm của họ, được đón nhận những cử chỉ săn sóc và.. đôi lúc cảm động không?
- Chắc là.. phải có... chứ chú!
Dũng cười phá lên, trêu:
- Đó, đó. Chính Vi tự trả lời rồi đó. Thế tức là yêu, chữ yêu viết hoa to tổ bố, đứt đuôi con nòng nọc rồi con gì?
Tường Vi đỏ mặt, ngồi lặng im suy nghĩ về những lời chú nói, Dũng nhìn cháu:
- Nhưng mà... cô khoái anh chàng nào rồi đó, nói nghe coi nào?
Tường Vi bẽn lẽn:
- Chú kỳ quá à. Cháu có yêu ai đâu, chỉ thắc mắc tí xíu thôi mà. Cháu lớn rồi chứ bộ.
Dũng nghiêm trang:
- Đồng ý, cháu đã lớn. Nhưng chưa lớn trong lãnh vực tình yêu. Cháu có thể tìm hiểu, có thể bước vào ngưỡng cửa đó, nhưng nên suy xét kỹ, đừng lãng mạn quá, có hại.
Nói xong, Dũng bật cười. Chàng thấy mình đạo mạo, lẩm cẩm như một bà già. Và chàng đã nói ngược với lòng mình. Tôi nói dối. Tôi là thằng yêu đương không suy tính, không đắn đo. Tôi là thằng luôn luôn tự mâu thuẫn. Tôi yêu thật chung thủy một người, yêu kinh khủng. Nhưng tôi cũng ước ao, có những mối tình lẻ, có những người con gái khác để được ôm ấp một số nét dễ thương nào đó mà mỗi người họ có, không giống nhau. Tôi yêu họ như một người thưởng ngoạn những bông hoa. Và có một bông hoa tôi say đắm nhất. Bông hoa ấy giờ đã có người ngắt đi, và tôi ... đang buồn. Tôi nói dối với cháu tôi, không phải những lời đó là của Dũng. Mà của chú Vi. Nhưng vì tôi là con trai, vì tôi là người.. có quyền, có nghệ sĩ tính. Còn Vi thì... không nên.
Dũng chợt thấy buồn rầu. Những gì trong cuộc sống, người ta đều phải làm hai lối. Một lời nói, một hành động. Mình buông thả trong lúc vẫn phải nói những lời đạo đức. Mình tìm mọi cách để hoãn dịch đựơc năm nào hay năm đó mà vẫn phải viết chửi bới những thằng trốn lính. Mình chưa hề khoác quân phục mà vẫn ca tụng đời lính oai hùng. Có đúng không, có nên không? Biết bao nhiêu cái nham nhở trước mắt đã làm tôi ghê tởm. Ngay cả sự nham nhở của lứa tuổi đời. Những anh già, nhấp nhổm về già thì bất lực, cùn mòn nhưng cũng lọc lõi thâm hiểm. Tuổi trẻ môi hồng thì một nửa khai tử bởi chiến tranh, một nửa ăn hại hoặc ấm ớ làm lá bài cho kẻ khác sai khiến, chỉ nhìn thấy tiền là hơn hết.
Dũng thấy thương tất cả. Những người già có vẫy vùng lắm rồi cũng chết, nhưng những người trẻ tuổi còn cả một quãng đường dài chưa đi hết, rồi sẽ ra sao? Như cháu tôi đây. Mắt nó sáng và vô tư, môi hồng thắm. Rồi sẽ bao lâu nữa cuộc đời đầy đọa nó, và nó có còn đựơc nhìn đời bằng đôi mắt ấy, cười vui bằng đôi môi ấy nữa không.
Dũng thở dài. Tường Vi hỏi khẽ:
- Có gì vậy chú?
- Không.
- Sao chú thở dài?
- Chú thấy buồn.
Vi nhìn chú, mắt mở lớn:
- Chú buồn cháu ư?
Dũng lắc đầu, giọng đầy thương mến:
- Không phải đâu, chú buồn.. tự nhiên vậy thôi. Cháu chú ngoan, buồn cháu sao được.
Tường Vi cười, ôm lấy một bên tay chú:
- Chú ơi, chú phải cẩn thận nhé. Đánh nhau nguy hiểm, lỡ...
- Yên chí, chú không chết đâu. Còn sống để ăn cưới cháu chú chứ.
- Cháu nói thật mà chú..
- Ừ, chú hứa.
Vi ngồi lại trạm xe cho đến lúc chú lên xe ra phi trừơng. Còn một mình Vi thấy cô độc thế nào ấy. Mọi người ai ai cũng có đôi trông họ hạnh phúc tràn trề trên môi, trên mắt, trên bước chân quấn quýt, trên vòng tay đan nhau. Vi nhìn và nghĩ rằng mình với họ có hai khung trời quá cách biệt. Nàng lầm lũi ra về.
Bây giờ nằm một mình trên bãi biển Vi lại nghĩ về những lời chú Dũng nói. Tình yêu là thế đó. Phải rồi. Mình sẽ chẳng bao giờ tìm thấy tình yêu nếu không chấp nhận những điều chú Dũng nói. Từ trước tới nay chưa bao giờ mình chấp nhận rằng những điều đó là tình yêu, dù chẳng có gì khúc mắc. Hay tại mình chưa... người lớn chăng?
Tường Vi cứ xoay quanh ý tưởng đó cho đến khi nghe tiếng ông Tâm giục dã:
- VI, con đến đánh thức mẹ dậy về chứ, lỡ người ta tưởng mình không ra cho người khác mượn nhà thì nguy to.
Tường Vi uể oải đứng dậy. Nàng thấy nhức đầu lạ lùng.

Mặc cho Tường nô đùa với ngọn sóng, Tường Vi choàng chiếc áo choàng trắng lên vai lững thững đi về cuối bãi. Buổi chiều nhạt nắng và gió đã thổi gai gai lạnh những bước chân trắng xóa bọt biển của nàng. Ba ngày trôi qua bình thản, và mỗi ngày, sau những giòng nhật ký ghi về sinh hoạt ở đây, về bạn bè, Tường Vi đều viết và chỉ viết một câu về Thọ:
"Vẫn chưa gặp Thọ. Làm sao gặp anh đây?"
Chiều nay Tường Vi rủ Tường thuê xe ngựa đi tắm bãi sau. Ông bà Tâm mệt, nhất là sợ nắng nên ít khi đi tắm, chỉ đi hóng gió buổi chiều. Hai chị em ngồi ngất nghểu trên chiếc xe ngựa cao, người xà ích cho xe từ từ leo trên con đường dốc chạy quanh núi. Tới nơi Tường vào quán thuê hai chiếc ghế bố rồi hai chị em thay đồ tắm. Nằm trên cát mịn, sóng xô nhẹ từng đợt róc rách ngấm vào lần vải, mang theo những hạt cát nhỏ chạm vào da thịt khiến Tường Vi nhột nhạt một cách thích thú. Nàng nằm sấp, cằm gối lên tay nhìn mông ra biển cả. Mặt nước xa vút, xanh đậm tới chân trời. Những đợt sóng trắng đầu lóa xóa chạy vào bờ, gợi lên cảnh thanh bình đầm ấm. Tường Vi thở dài bâng khuâng nghĩ tới Thọ. Nàng ngồi dậy.
Đi tới cuối bãi, đanh định quay về vì những mỏm đá nhấp nhô chắn ngang, Tường Vi chợt nghe tiếng cười nói lao xao. Nàng lắng nghe, toàn tiếng đàn ông, đang trêu chọc nhau. Không hiểu một động lực nào đã thúc đẩy Tường Vi len lỏi giữa các mô đá, đi mãi về trước. Một đám người ở trần, đeo dao, đen trùi trũi bất ngờ hiện ra ở khúc rẽ quanh. Và cũng thật bất ngờ Tường Vi bị một người nhào tới, ôm chầm lấy, nhấc bổng lên xoay tít quanh, và một tiếng kêu thảng thốt đầy thích thú:
- Tường Vi, em đó ư?
Tường Vi chưa kịp hoàn hồn, tìm cách xô người ấy ra. Hắn dừng lại và ngập ngừng để nàng xuống:
- Vi không nhận ra anh sao?
Tường Vi chăm chú nhìn và bỡ ngỡ:
- Trời ơi, anh Thọ. Anh làm em...
Nàng thẹn thùng buông lửng câu nói. Một người đứng gần đó trề môi kêu:
- Anh làm em... "hết... ết... hồn"!
Thọ bật cười, quay lại:
- Lặn đi, các nhái. Đúng giờ điểm danh, có mặt ở trại đấy nhé.
Vẫn người lúc nẫy trêu chọc:
- Hè.. hè. Huấn luyện viên ôm bình hơi ha. Nè, chị hai ơi. Chị đi với anh hai, em dìa em méc ba má cho mờ coi..
Tường Vi ngượng tím cả mặt. Thọ gắt nhẹ:
- Vừa phải thôi. Cái miệng cậu... tươm tướp.
Cả bọn khóa sinh người nhái cười rúc rích, vừa đi vừa quay lại trêu chọc.
Thọ cúi nhìn Vi nhỏ nhẹ:
- Anh xin lỗi em. Tại anh mừng quá.
Tường Vi không biết nói sao, đứng mân mê vạt áo. Thọ đắm đuối nhìn nàng. Lần thứ nhất, chàng thấy Tường Vi đẹp, người lớn và đài các như một bông hoa quý.
Thọ hỏi:
- Em giận anh hở?
Vi ngẩng lên, tươi cười:
- Không ạ. Những người đó đang tập gì vậy anh?
- À, họ và anh đang học môn chạy dai sức từ bãi trước ra đến đây. Họ nghỉ ít phút trước khi tiếp tục chạy trên các mô đá thì em đến.
Tường Vi tò mò:
- Thế còn anh?
- Anh huấn luyện họ, và cũng tập như họ.
Rồi Thọ cười, tiếng cười hồn nhiên như giọng nói:
- Vi có hiểu tại sao anh "đón tiếp" em.. bất ngờ thế không? Từ hôm gửi thư cho em, anh bắt đầu chờ đợi một bất ngờ. Chờ mãi, chờ mãi, cứ hai ngày anh khắc một vết dao lên cán dao này của anh. Rồi anh tự hẹn, nếu được hai chục vết dao từ bốn chục ngày là em sẽ chẳng bao giờ ra đây cả và anh sẽ... thôi, không khắc nữa. Để khỏi buồn nhiều thêm. Vi, như em đã đọc thư anh đó, anh.. anh nhớ Vi biết bao nhiêu.
Tường Vi thấy nóng hai tai. Nàng xúc động trước những lời mộc mạc chân thành của người thanh niên đứng trước mặt. Vi lúng túng đứng tựa vào một mỏm đá, cố làm ra vẻ hồn nhiên:
- Thế đến hôm nay là vết dao thứ mấy rồi anh?
Thọ chống tay vào mô đá, ngay bên cạnh tai Vi:
- Hai mươi... sáu!
Cả hai cùng cười ròn rã. Vi thấy mắt mình cay cay nóng. Thọ nhớ tới nàng đến thế sao?
Tường Vi thắc mắc:
- Lúc nẫy anh nói cứ hai ngày anh khắc một vết vào cán dao? Tại sao thế anh, tại sao không là một ngày một lần, hay một tuần một lần?
Thọ tình tứ:
- Đó là những ngày đợi chờ và thất vọng. Nhưng dù là chờ đợi, dù là thất vọng thấy nó qua đi mà em không hiện đến anh vẫn muốn nó.. có đôi.
Tường Vi bồi hồi cảm động. Thọ, người con trai ngày xưa từng săn sóc nàng bây giờ đứng đó, nói với nàng những lời như tình tự dù rằng cả hai chưa hề nói yêu nhau, chưa hề lộ ý chấp nhận một cuộc tình. Thọ đứng đó và nàng, thầm lén như hẹn hò, e thẹn như tuổi yêu đầu và cảm xúc đầy ắp tâm hồn đôi kẻ. Tường Vi kêu lên trong lòng:
- Mẹ Ơi, mẹ Ơi. Con phải làm sao đây?
Nhưng Tường Vi chưa phải làm gì cả, Thọ ân cần nắm lấy tay nàng kéo ngồi xuống mô đá gần đó:
- Sao em có vẻ sợ hãi vậy? Anh có điều gì làm phật ý em không?
Tường Vi lại càng lúng túng, khổ sở. Nàng không biết giải thích cách nào cho Thọ hiểu nàng sợ hãi không nguyên nhân nào khác hơn là nàng đã trải qua những giây phúc bất ngờ đến dồn dập, và nàng chưa kịp tiếp đón nó. Thọ đưa hai bàn tay to lớn, gân guốc ấp lấy tay Vi, hỏi khẽ:
- Em đi với ai đấy?
Tường Vi đọc được trong câu nói ấy những âm thanh e ngại. Và nàng hiểu Thọ đang nghĩ gì. Nàng vội vã:
- Không phải đâu. Em với Từơng đi tắm, nó đang bơi phao ở phía đằng kia.
Thọ thở phào. Chàng nhìn đồng hồ:
- Trời lạnh rồi đó. Vi nên về sớm đi. Anh cũng phải vào trại để ký sổ điểm danh. Vị.. Vi cho anh gặp lại tối nay nhé?
Tưồng Vi đứng yên, bối rối. Trả lời đi chứ Vi. Trả lời Thọ đi. Trả lời đi, tại sao mình đứng ỳ ra thế được.
Thọ nhắc lại:
- Vi bằng lòng không?

HOMECHAT
1 | 1 | 86
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com