watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:10:4326/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Mẹ Chồng Tôi
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 2 trong tổng số 2

Tôi về nhà, mẹ chồng tôi bảo: “Về là phải vì thai nghén, đi lại vất vả, ảnh hưởng đến đứa trẻ”. Những ngày tôi mang thai, bà bắt tôi tránh làm những việc nặng, mỗi tuần bà mua cho tôi hai ba con cá chép, mỗi con độ hai ba lạng, bà đem nấu cháo mỗi lần một con, trông cho tôi ăn hết bà mới chịu. Bà nói theo kinh nghiệm dân gian, ăn cá chép dễ sinh và da đứa trẻ thêm đẹp. Bà còn dặn thêm: “Khi có mang phải gạt bỏ cái xó xỉnh “bờ đê gốc dứa” ấy đi, hãy nhớ thằng Hòa, làm được việc ấy, đứa trẻ sẽ giống người mình yêu”.
Những đêm không ngủ, tôi giận Lực, giận mình. Tôi căm thù quân xâm lược. Không biết ở đất nước này có bao nhiêu người lính vào cảnh bất hạnh như Hòa của tôi, có bao nhiêu người vợ lỡ lầm và đau khổ như tôi, có bao nhiêu bà mẹ ở vào cảnh ngộ như mẹ chồng tôi. Qua nhiều đêm thao thức mỗi khi đặt tay lên bụng, cái thai càng ngày càng lớn, tôi càng thấy thương Hòa của tôi. Có lần tôi hỏi mẹ chồng:
- Bu ơi, gia đình ta là gia đình liệt sĩ, anh Hòa lại là con độc nhất, nếu ngày ấy bu xin ở lại thì chắc chắn anh Hòa không phải đi, tại sao bu không xin.
Câu hỏi của tôi vừa thành thật, nhưng cũng hàm ý trách khéo mẹ chồng, mẹ tôi kéo tôi nằm sát lại, bà nói:
- Bu biết chứ, nhưng bu không làm thế, chẳng phải là vì vinh dự hay sĩ diện gì. Việc tuyển bộ đội đã có chỉ tiêu cho từng xã, con mình không đi thì phải thế con người khác vào cho đủ. Mình xa con đã thấy lo lắng, thương nhớ như cào cấu ruột gan, biết thế mà mình cứ đẩy cho người khác phải chịu thì ác quá. Mặt khác cha ông mình có câu: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, bu già rồi, thằng Hòa đi đánh giặc là rất phải đạo.
Nghe mẹ tôi giải thích, lúc ấy tôi nghĩ cũng chỉ là một cách nói. Sau này càng ngày tôi càng hiểu, một người bình thường ở nơi thôn dã như mẹ tôi, đã từng nếm vị cay đắng của chiến tranh, nhưng ý thức về đạo lý làm người, ý thức về việc nước thật trong sáng, rõ ràng, mạch lạc.
Sau khi tôi sinh con trai, mẹ tôi đặt tên cho nó là cu Hoài. Có điều lạ là nó rất giống anh Hòa của tôi. Khi cu Hoài đã cứng cáp, qua thời kỳ kiêng khem nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của mẹ chồng, tôi mới được làm việc đồng áng. Mẹ tôi bảo: “Cháu khỏe, mau lớn, ngoài việc đồng ruộng mẹ mày còn phải tham gia công tác cho vui, đừng dựa vào có con mà bê trễ công việc được giao”. Có điều lạ, là mỗi lần tôi nhắc đến việc làm khai sinh cho cháu, thì mẹ tôi lờ đi, bà nói: “Việc ấy để bu lo”. Khi cu Hoài được 7 tháng, mẹ tôi mới đi làm giấy khai sinh cho cháu. Thì ra bà làm chậm phần vì để xem “mặt thằng của nợ ấy” có xoay xở gì không, mặt khác để mọi người không tò mò, lãng quên không để ý tới. Làm giấy khai sinh rồi, bà đem về bảo tôi:
- Thằng Hòa đi 1-10-1963, mẹ khai sinh cho cu Hoài vào 18-7-1964, tức là tính 9 tháng 10 ngày thì đúng vào dịp thằng Hòa nghỉ phép. Cầm lấy cất đi cho cẩn thận. Cha mày, lần khác nữa thì mày lo lấy và bu không để yên đâu.
- Con cảm ơn bu – Nói rồi tôi ôm lấy bà, tôi khóc.

Cháu Hoài được 2 tuổi, tôi được bầu làm bí thư xã đoàn. Một hôm họp giao ban ở cụm, có ông bí thư huyện ủy đến dự. Lúc tôi phản ánh tình hình và đề xuất công việc tới, ông bí thư rất chú ý nghe, ông nhìn tôi tỏ vẻ hài lòng. Cuối năm đó đại hội huyện đoàn, trước đại hội độ hơn một tuần, ông bí thư huyện ủy và anh bí thư huyện đoàn về xã làm việc có ghé thăm mẹ tôi. Thế rồi một điều bất ngờ đã đến với tôi: tôi đã được đại hội bầu vào ban chấp hành huyện đoàn với số phiếu cao nhất; khi họp chấp hành để phân công, tôi được cử làm phó bí thư huyện đoàn. Hôm đó ông bí thư huyện ủy tỏ ra rất vui, ông chúc mừng tôi và động viên tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Hai hôm sau tôi có quyết định điều lên huyện công tác, mẹ tôi vui lắm, bà giết mấy con gà mời bố mẹ tôi và vài bà con đến ăn bữa cơm vui. Theo ý mẹ tôi: cu Hoài ở nhà với bà, khi đi mẹ tôi dặn: “Ra đời phức tạp lắm con, đừng sai lầm lần thứ hai nữa nhé”. Tôi hứa với mẹ tôi: mong bà an tâm, tôi không dám làm điều gì thêm để bà buồn. Công tác của tôi thuận lợi, làm phó bí thư huyện đoàn hai năm, đến năm thứ ba tôi được cử làm bí thư huyện đoàn, được bầu vào ban chấp hành huyện ủy. Lúc này tôi đã học xong chương trình cấp III bổ túc văn hóa. Làm bí thư huyện đoàn được một năm tôi được cử đi học chính trị ở trường Nguyễn Ái Quốc, vừa về tôi được bầu vào Hội đồng nhân dân huyện, được Hội đồng nhân dân cử làm phó chủ tịch huyện phụ trách nông nghiệp. Do khiêm tốn, học hỏi, tôi được tiếng là làm việc nhanh nhạy, sâu sát, có tín nhiệm với các ban ngành của huyện và cơ sở. Khi sang ủy ban huyện, tôi đón mẹ tôi lên ở một gian tập thể để có điều kiện gần gũi chăm sóc mẹ tôi và cu Hoài. Ðã là năm 1971.

Sang ủy ban huyện công tác, tôi hay chạm trán với hai nhân vật cũ là ông Thảo và anh Lực. Ông Thảo hay làm việc với tôi, mỗi lần làm việc ông ta luôn lắp bắp: “Báo cáo chị... báo cáo chị”. Có lần ông ta nheo mắt nhìn tôi với giọng cười hô hố, ông ta nói: “Báo cáo chị... so với dịp ở công trường thì bây giờ chị mập mạp hơn nhiều...”. Ông ta đưa mắt lướt một lượt toàn thân của tôi. Thật là láu cá. Sau ông ta được cử làm trưởng phòng thủy lợi, tôi không phản đối.
Còn Lực – người mà em gái tôi gọi là “người không có trái tim” tôi đã chạm trán trong hai năm ở ủy ban. Anh đã vào đại học kinh tế tài chính năm 1964 cùng cô em gái tôi. Em tôi kể rằng: Lực rất chịu khó học, anh tốt nghiệp loại giỏi, do chăm học, ra trường anh có thể tự dịch và nói được tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Anh không có bạn gái, thường lẩn tránh mỗi khi bạn gái mời đi chơi. Em tôi bảo: “Nếu anh ta có trái tim thì em đã là vợ anh ấy rồi, hay là anh ta “ái nam ái nữ”. Nghe nói, tôi quay đi và trả lời: “Không biết...”. Sau khi tốt nghiệp, Lực về huyện công tác đến năm tôi sang ủy ban thì anh ta được cử làm phó phòng lao động. Lực làm việc tốt, có uy tín, đấu tranh thẳng thắn. Bất đắc dĩ anh ta mới làm việc với tôi, anh gọi tôi bằng “chị”, xong việc anh ta đứng lên đi ngay, vội vàng. Tuy nhiên đôi lúc ở xa xôi tôi vẫn nhìn anh bằng con mắt thiện cảm. Anh chẳng bao giờ đến chỗ tôi ở. Cả huyện này đặt cho anh cái tên “Lực lim” tức là tình cảm của anh khô khan như gỗ lim.
Rồi một hôm sau nửa tháng, tôi đi tập huấn lớp củng cố cải tiến quản lý hợp tác xã ở trên tỉnh về thì Lực đến nơi tôi ở. Mẹ tôi nghĩ anh đến bàn công tác nên bà không để ý, bà đi sang nhà hàng xóm thăm mẹ con bạn tôi mới đến chơi. Lực cho biết sáng mai anh ta sẽ lên đường đi dân công hỏa tuyến, đoàn quân của huyện có trên sáu trăm người, huyện cử anh làm đoàn trưởng. Tôi nghe tin này đột ngột quá, vì sao họ lại cử anh đi? Theo bình diện các gia đình ở hậu phương thì gia đình anh đóng góp như thế là đã quá đủ rồi. Tôi đang suy nghĩ thì Lực nói là đến chào tôi. Anh xin lỗi vì những gì đã xảy ra 9 năm về trước, và anh xin phép tôi cho anh được hôn cháu Hoài một lần. Cu Hoài vừa đi học chiều về, chờ nó chào hỏi xong, anh gọi nó lại gần, anh ôm nó vào lòng và hôn lên trán, lên má nó. Tôi thấy anh rưng rưng nước mắt, anh nói với nó: “Chịu khó học và ngoan nghe con”. Sau vài phút anh đứng lên về, chúc tôi gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Anh nói nhỏ câu cuối cùng: “Mong Thuận hiểu anh”. Ði được vài bước anh vụt quay lại, ôm chầm lấy cu Hoài lần nữa, nước mắt anh dàn dụa. Khi Lực đi rồi, cu Hoài hỏi tôi: “Sao chú ấy khóc hở mẹ?”. Tôi trả lời: “Vì chú ấy đi nam”. Sáng hôm sau Lực lên đường, cùng lãnh đạo của huyện tôi cũng có mặt để tiễn quân, tiễn anh. Khi bắt tay tôi, Lực nói nhỏ: “Ðừng buồn anh nghe em”. Tôi khẽ gật đầu. Sau ngày Lực lên đường, tôi đến ông chủ tịch ủy ban chất vấn về việc cử Lực đi, ông cho biết vì Lực là cháu ông, ông đấu tranh để Lực ở nhà không tiện. Tôi lại sang ông bí thư huyện ủy, ông trả lời: “Khối kẻ đánh giặc mồm thì mạnh lắm, nhưng khi cử đi tiền tuyến thì nhiều lý, lắm lẽ. Chú đã bàn với tổ chức tính để Lực đi một năm gọi là thử thách, sau nó về sẽ đưa vào cấp ủy và ý định giao cho nó làm chủ tịch huyện. Hôm nay cũng như lâu dài, phải có những người chủ chốt ở huyện nhà có đạo đức, có trình độ, có năng lực. Những yêu cầu ấy xem ra Lực có khả năng đáp ứng được”. Nghe sự giải thích của ông bí thư huyện ủy, tôi an tâm và mừng với anh.
Lực ra tiền tuyến được hơn ba tháng, một hôm tự nhiên tôi thấy ông chủ tịch vẻ mặt đau buồn, vào phòng làm việc của tôi, ông nói: “Thuận ơi! Thằng Lực hy sinh rồi, nó bị trúng bom trên đường làm nhiệm vụ”. Tôi bủn rủn chân tay, mắt tôi nhòa lệ. Ông chủ tịch bảo tôi: “Bác hiểu!”. Ðây là lần đầu tiên ông xưng hô với tôi như vậy. Hai tháng sau có giấy báo tử của Lực. Lễ truy điệu anh được quyết định tổ chức ở dưới quê. Biết tin này, tôi thấy sự thương tiếc anh thể hiện ở nhiều người trong các ban ngành. Mấy chị, mấy cô ở phòng thủy lợi, phòng lao động và văn phòng ủy ban khóc sưng cả mắt. Mọi người đều khen anh: chịu học, chịu khó làm việc, khiêm tốn, đứng đắn và chân thành. Tôi buồn, cái buồn vừa có lý trí, vừa có tình cảm, cái buồn đó có sự đúng, sự sai...
Ðêm ấy tôi thao thức, thở dài, thương nhớ Lực. Lực không phải của tôi, nhưng dẫu sao anh vẫn là người cha bí mật của cu Hoài. Càng nghĩ tôi càng thấy rối bời không sao chợp mắt được. Mẹ tôi hình như có linh tính, tự nhiên bà hỏi tôi:
- Thuận, con có thể nói cho bu nghe bố cu Hoài là ai không?
Tôi suy nghĩ hồi lâu mới dám trả lời:
- Con thưa thực với bu, bố cu Hoài là anh Lực mà mai là ngày truy điệu của anh.
Mẹ tôi lặng thinh, đến hơn tiếng sau thấy tôi vẫn chưa ngủ, bà dậy vặn đèn lên cho sáng, bà gọi:
- Cái Thuận, dậy bu bảo.
Lúc này tôi mới thấy lo, vì khi biết đích xác bố cu Hoài bà có thể nổi lòng tự ái, có thể sáng mai bà sẽ bỏ mẹ con tôi ở lại để về quê, lại có thể bà làm ầm lên thì bất tiện. Tôi lo đến không thở nổi, nhưng vẫn phải dậy để nghe bà phán quyết. Bằng một giọng ôn tồn, bà hỏi tôi:
- Con định thế nào trong lễ truy điệu anh Lực?
- Con không đi bu ạ.
- Nghe tao, điều ấy không nên, ở đời chuyện nào ra chuyện ấy, không nên giằng chuyện nọ xọ chuyện kia. Thằng Lực nó hy sinh vì nước, tao cũng thương nó đây (mẹ tôi khóc thật). Một ngày là nghĩa, tao cho phép con về thắp cho nó nén nhang để nó yên nghỉ dưới suối vàng. Phải cho cả cu Hoài đi nữa.
- Nếu bu cho con đi thì con cũng không cho cu Hoài đến đó, bu hiểu cho con.
- Không xử như vậy được con ạ. Xử như thế là trẻ con. Ngay cả bu nếu ngăn cản nó thắp hương cho bố nó là tàn ác lắm, thất đức lắm. Phải cho nó về, dù là chẳng cho ai biết mục đích, nhưng phải để nó thắp nén nhang cho bố nó. Ðược thế, hẳn bố nó ở dưới suối vàng cũng vui lòng. Biết đâu bố nó sẽ phù hộ cho gia đình mình may mắn.
Ðã khuya, mẹ tôi đi nằm, còn tôi thao thức đến sáng. Hôm sau mẹ tôi dậy rất sớm. Bà bảo tôi chờ bà về rồi hãy đi làm, bà đi có việc. Ðợi mãi 7 giờ mới thấy mẹ tôi về mang theo hai chục huệ, ba thẻ nhang. Mẹ tôi bảo: “Hai chục huệ với hai thẻ nhang là của mẹ con mày. Cho bu gởi một thẻ nhang để viếng thằng Lực”. Chiều đó tôi và cu Hoài đến trước. Tôi đi với danh nghĩa là đại diện ủy ban huyện vì hai đồng chí phó chủ tịch khác đi vắng. Tôi và cu Hoài vào nhà Lực, căn nhà mà anh đã từng gắn bó, từng lớn lên ở đây. Thấy tôi mọi người ra đón, trong đó có ông bác anh là thủ trưởng của tôi. Trên bàn thờ có ảnh anh Lực, khói hương nghi ngút, sau lời chia buồn, tôi xin phép được thắp nhang cho anh. Lúc ấy cu Hoài tự nhiên rút ra một băng tang bằng vải đen đeo vào cánh tay phải, thì ra mẹ tôi đã chuẩn bị và dạy nó cách dâng hương, cách lạy. Làm xong thủ tục tự nhiên nó tiến lại bàn thờ hai tay nâng tấm ảnh anh Lực lên, miệng nó mếu máo: “Chú Lực ơi! Hôm đi chú còn hôn cháu cơ mà”. Tôi lặng người. Ông bác anh rút khăn lau nước mắt...
Lễ truy điệu anh Lực được tổ chức trọng thể tại sân đình làng, có tới mấy trăm người dự. Hôm đó tôi được ủy ban phân công đọc điếu văn. Tôi duyệt lại một lần trước khi đến sân đình. Câu cuối cùng của bài điếu văn ghi: “Với tấm lòng thương nhớ vô hạn, chúng tôi xin vĩnh biệt anh”. Tôi ghi thêm vào: “Xin vĩnh biệt anh, xin vĩnh biệt” để nói thêm cho tôi và cho cu Hoài. Tới đó đọc xong bài điếu, tôi thấy hoa mắt lên, tôi lảo đảo đi về hàng ghế quan khách. Sau ngày truy điệu anh Lực, cu Hoài thỉnh thoảng lại hỏi tôi:
- Mẹ ơi! Bao giờ bố về?
Mỗi lần nghe con hỏi, trước cảnh đời éo le, trắc ẩn, tôi rơm rớm nước mắt. tôi bảo cháu:
- Bao giờ giải phóng miền nam thì bố về!

Tháng 6-1975 anh Hòa có thư về, cả nhà đều vui, và tháng 8 năm ấy anh được về thăm nhà với quân hàm thiếu tá. Mẹ tôi, tôi và cu Hoài mừng rỡ hết chỗ nói vì thấm thoắt mà chúng tôi xa nhau đã tới hơn 12 năm trời. Những ngày đầu gặp lại, lúc vắng anh tôi khóc. Tôi nói với mẹ tôi:
- Con thực không xứng đáng với anh Hòa, xin bu hãy nói thực với anh, nếu anh chia tay, con cũng không dám phàn nàn gì.
Mẹ tôi an ủi:
- Ðời có éo le thật đấy, nhưng “nước đã đánh phèn, đừng cho bùn lại vẩn lên mấy lần”. Ðời còn dài, hãy ăn ở với nhau cho tốt, bu mong ngoài cu Hoài rồi đây có một hai cháu nữa cho vui. Mày mà lôi thôi là mày giết bu đấy...
Cuối năm ấy chồng tôi chuyển ngành về Sở thương binh xã hội. Chúng tôi sống tiếp những ngày êm thắm và có thêm hai cháu trai nữa. Giữa cuộc sống thanh bình, yên vui của gia đình thì mẹ tôi đột ngột ra đi, để lại một khoảng trống trong gia đình, trong tôi, không thể lấy gì bù đắp.

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 103
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com