watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:29:3326/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Mảnh Giả Vụn
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 2 trong tổng số 2

Ngày cuối cùng, tòa án xử tôi tội đồng lõa đả thương với bản án không có gì nặng lắm. Tôi nhẩm tính: Bản án ba năm trong tù và hai năm tại ngoại, mình ở trong tù đã hơn hai năm, như vậy không còn bao lâu nữa. Kể ra cũng đáng thôi. Bề nào thì thằng Pakkis cũng đã chết. Tôi chấp nhận bản án. Thời gian trong tù, tôi được dạy nghề thợ mộc, cái nghề tôi thích từ nhỏ, cũng là nghề của ông nội. Những ông thày trong tù khen tôi khéo tay, khen tôi siêng học, làm nhiều báo cáo tốt cho tôi, hứa tìm việc cho tôi khi mãn hạn tù. Tôi nôn nao chờ ngày ra.
Trời Phật đâu sao không chứng giám cho lòng thành của tôi. Trước khi mãn hạn tù, tôi nhận được một tờ giấy báo là tôi sẽ bị trả về Việt Nam vì bản án đồng lõa, cố tình đả thương người cho đến chết. Ngẩn ngơ mù người, tôi đòi có thông dịch để dịch lại bản án. Đúng vậy. ĐM thằng thông dịch hồi đó. Nó dịch mà không giải thích, dịch là bản án đồng lõa đả thương người. Nhiêu đó. Tôi không hiểu rõ nghĩa từng chữ khi người ta đọc bản án dầu đã được dịch ra tiếng Việt. Mấy người đó đâu biết khả năng tiếng Việt của tôi có hơn gì tiếng Na Uy đâu. Tôi chỉ mới học tới lớp ba là phải đi vượt biên mà. Tôi có đồng lõa cho nên tôi không kháng án ngay lúc đó, cho nên tôi nhận tội liền vì tôi đã khai là tôi đá thằng đó. Nhưng còn tệ hơn nữa là lý do tôi bị đuổi về Việt Nam vì tôi là một phạm nhân không có quốc tịch Na Uy. Lạ đời không? Cả nhà ai cũng vô quốc tịch hồi tôi còn đi học, hồi tôi ở nhà mồ côi. Đúng vậy. Ba má tôi quên, quên ghi tên tôi vô đơn khi gia đình xin vô quốc tịch vì trên giấy tờ, tôi không phải là con của ba má. Người ta quên tôi, quên sự hiện diện của tôi. Má tôi khóc, ba tôi ân hận, thừa!
Tôi kháng án. Hai năm tại ngoại tôi từ hẳn đám bạn du đảng, từ hẳn, không giao tiếp với người Việt Nam với hy vọng làm lại từ đầu, với hy vọng nếp sống chừng mực sẽ là bằng chứng tốt khi tòa xử lần nữa. Tôi được huấn nghệ, tôi được cấp nhà, tôi có bạn bè Na Uy đàng hoàng, tôi sống như một người Na Uy, tôi đi trượt ski, tôi chơi thể thao, tôi thực tập ở hãng Eskones. Thư kháng án của tôi được chấp nhận. Bạn bè Na Uy hứa giúp tôi kháng án tiếp. Muốn giúp là một chuyện, công pháp là một chuyện. Cho đền gần ngày xử, suy ngẫm những lần hỏi cung, linh cảm một kết quả vô vọng, tôi quyết định trốn qua Đức, tìm đến tụi Việt Nam bên đó mà tôi đã giao du từ mấy năm trước. Số mạng tôi nằm trên bàn cân mà cán cân là một sợi chỉ hy vọng mong manh. Một hạt cát thêm vô đầu cân kia, thế là quyết định trả tôi về Việt Nam được ký, theo lời người bạn kể.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, tụi Việt Nam bên Đức làm ăn táo bạo hơn tụi bạn của tôi ngày xưa. Tôi phải lăn vô để kiếm sống. Cùng là cặn bả của xã hội, nhưng phong sống của tụi này khác tụi Việt Maxi, làm tôi nhớ bạn bè, nhớ gia đình quá sức. Tôi lẻn về thăm gia đình. Không biết sao, cảnh sát chờ canh, chận bắt trước khi tôi về đến nhà. Được phép gặp ba má năm phút, tôi bị hai người cảnh sát mặc quần áo dân sự áp tải ra phi trường Fornebu.
Ba má tôi van xin. Các em tôi khóc lóc. Má tôi xin được gởi về Việt Nam thay tội cho tôi. Chuyện đâu có dễ như ba má nghĩ. Gương mặt ba héo khô già trước tuổi vì thằng con hoang đàng, mái tóc má lấm tấm trắng vì ân hận. Faen! Héo hắt! Bạc tóc! Tôi hoang đàng? Đúng! Ai đẩy tôi vào con đường hoang đàng? Nói đi! Chính tôi? Tôi không chối! Tại sao ba má chưởi mắng bắt tôi từ bỏ đám bạn của tôi? Tuổi trẻ tôi cần có bạn, không giao du với những người bạn ấy thì tôi giao du với ai? Ba má của tụi bạn cũng cấm cản không cho tụi nó giao du với tôi, ai tốt, ai xấu? Fuch you! Ai hơn ai? Ai đáng giá hơn ai? Ai sẽ tránh ai? ĐM! Tránh nơi này thì phải có một nơi trú ngụ khác. Nơi nào? Tôi là một hiện thể bằng xương bằng thịt bằng trái tim bằng khối óc, tôi phải có một chỗ dung thân giữa thế gian này. Nhưng tôi không có quyền lựa chọn.
Từ khi vừa bước chân đến Na Uy, tôi đã được huấn luyện cách nói láo. Láo là tôi qua đây một mình, kêu ba bằng dượng Hai, kêu má bằng dì Hai từ trong nhà cho tới ngoài đường để ba má nhận được tiền bảo dưỡng tôi, để cậu mợ được bảo lãnh qua Na Uy nhanh chóng. Láo về tuổi tác. Láo về công ăn chuyện làm đen của ba má. Láo đến độ đôi lúc tôi tưởng là thiệt. Thế mà tại sao tôi không nói láo, tại sao tôi không chối là tôi đã đá thằng Pakkis đó, có ai nhìn thấy rõ ràng là tôi đã đá đâu, có thằng bạn nào khai đâu. Tại sao? Tại sao khi tôi thành tâm muốn làm lại từ đầu, muốn được sống như một người bình thường thì được trả lời bằng một hình phạt này? Tụi kia chối, chối hết. Tụi nó được gì? Được máng án tù sáu tháng, một năm, hai năm là cùng. Còn tôi, tôi khai thật, cho nên tôi được tưởng thưởng bằng cái án biệt xứ, suốt đời. Đó là công lý, **** you! Đầu óc tôi bị những dấu hỏi dấu chấm than đánh tới đánh lui trong suốt hai mươi ba tiếng đồng hồ từ phi cơ này chuyển sang phi cơ kia.
Giao tôi cho công an tại phi trường Tân Sơn Nhất, hai người cảnh sát Na Uy biến mất. Lạ lắm, khi hai người cảnh sát Na Uy đi rồi, tôi mới nhận thức được là mối liên hệ với đất nước Na Uy, con người Na Uy hoàn toàn bị cắt đứt, một phần lớn trong tôi bị cắt lìa. Cảm giác mất mát càng lớn dần khi người công an áo vàng đeo những huy hiệu đỏ chói, đẩy tôi, nói, giọng nói lạ lùng tôi chưa từng nghe, tôi không hiểu lắm, đại khái hình như là: "Tao kiếm xe cho mày đi liền, ĐM, tụi Na Uy đem rác về đổ ở đây."
Với năm trăm dollar được mấy người công an đổi ra tiền Việt Nam, tôi bắt đầu chi dùng cho chuyến xe đò về Bắc Mỹ Thuận, về Cần Thơ, về quê tôi. Quê tôi? Người ta biểu Việt Nam là quê hương của tôi thì tôi biết vậy. Người tài xế lái chiếc xe gắn máy chở tôi lại địa chỉ được ghi trên tờ giấy mà công an ở phi trường biểu tôi phải trình diện. Bỏ tôi đó, giống như hồi ông hiệu trưởng tôi dẫn tôi đến lớp học, giao tôi cho cô giáo mà không hề thắc mắc là tôi sẽ xoay trở như thế nào giữa muôn ngàn âm thanh hoàn toàn xa lạ, ông quay lưng bỏ đi.
Người ta mướn cho tôi căn phòng được dựng kế bên nhà một người bà con xa của ba ở một con hẽm sâu, cho tôi một địa chỉ để tôi liên lạc. Căn phòng ba bề là lớp ván mỏng, vừa đủ chỗ cho cái gường lính, bếp gaz, vài kệ bằng mủ cứng, cái bàn nhỏ và vài ba cái ghế. Tôi tập quen dần với cái nóng hâm hấp của mái tole từ khi vài vệt nắng chen qua khe hở ở cánh cửa duy nhất cho tới khi tôi phải bật cái bóng đèn treo lơ lững trên đầu.

Cách đây mười lăm năm, tôi ngơ ngơ ngáo ngáo trong lớp học, mọi lời nói loáng thoáng qua tai, không bắt được một câu cho trọn vẹn, bắt chước cười, bắt chước la, bắt chước vẽ, mong chờ tiếng chuông reng hết giờ. Ngày nay, giữa phố chợ đông người, tôi cũng ngơ ngơ ngáo ngáo, mọi lời nói cũng loáng thoáng qua tai, không hiểu được một câu trọn vẹn. Nhưng tôi không thể bắt chước cười, tôi không thể bắt chước thong dong ngồi quán với ly bia trên bàn, tôi không thể làm những chuyện trái ngược để được chú ý bởi tôi không muốn ai gọi tôi là "con khỉ tóc hoe", bởi đầu tôi có quá nhiều dấu hỏi, có quá nhiều dấu chấm than.
Ngày rời Việt Nam tôi mười một tuổi, nay trở lại, tôi hai mươi sáu tuổi. Mười lăm năm! Ngày đi, tôi là một thằng nhỏ còn chạy quanh chọc phá mấy cặp rù rì trong vườn bông ban đêm, chưa bao giờ đứng trước gương ngắm nhìn chính mình, chưa bao giờ ngồi yên được vài phút, tiếp nhận mọi sự việc quanh mình như con chim con há mỏ nhận mồi chim mẹ thả bỏ vô, hít thở hơi mưa dầm cơn nắng hanh như nụ hoa mười giờ bò lan tràn trên mặt đất nở ra khi có nắng đóng lại khi nắng tàn, chưa biết ước mơ cho tương lai. Ngày trở lại, tôi là một người đàn ông luôn luôn nhìn quanh thăm dò cho mỗi bước đứng bước đi, gương mặt mang đầy dấu tích hận đau làm tôi không dám đứng trước tấm gương tự ngắm nhìn mình, tiếp nhận mọi sự việc chung quanh bằng tấm lòng có nhiều lớp cạn lọc, không biết mơ ước tính toán gì cho tương lai.
Nếu ai đó hỏi tôi là người nước nào thì thật tình tôi không biết trả lời như thế nào. Mười một năm ở Việt Nam so với mười lăm năm ở Na Uy, bên nào nặng? Tôi là người Việt Nam vì nội ngoại, ba má là người Việt Nam, vì má sanh tôi trong nhà thương Cần Thơ, vì tóc tôi đen, vì mũi tôi tẹt. Những năm ở Na Uy, đối với người Na Uy thì tôi mãi mãi là người Việt Nam, dầu tôi có nhuộm tóc, dầu tôi ăn chơi không thua gì tụi bạn Na Uy. Nhưng tôi lại không tự cảm thấy tôi là người Việt Nam hoàn toàn, tôi không có một chút gắn bó nào với câu vọng cổ kéo dài với những giọng hát nhèo nhẹo và tôi không cười được khi xem những vở kịch trên video.
Không phải tự tôi không cảm thấy tôi hoàn toàn là người Việt Nam mà ngay chính cả mọi người chung quanh đây, có ai coi tôi là người Việt Nam đâu. Người ta cười câu nói ngây ngô phát từ miệng người đàn ông gần ba mươi tuổi. Người ta nhíu mày không hiểu vài chữ phát âm ngượng nghịu từ người đàn ông da vàng mũi tẹt như họ nhưng lại đến từ một đất nước xa xôi. Xấu hổ, mặc cảm, tôi rút mình không muốn giao thiệp. Ngày ba bữa cơm thui thủi, tối trở lăn gối chiếc một mình, cứ thế mà hít thở cái không khí bưng bưng bụi bậm.
Phải tìm đường sinh nhai, tôi ráng lần tìm nơi xin việc, đủ mọi việc.
- Ông có thể cho tôi làm ở đây.
- Mày có thể làm gì?
- Ơ... tôi có học chuyện này, học hai năm.
- Chuyện này là chuyện gì?
- Chuyện... chuyện như ông đang làm.
- Ha... ha... chuyện tao đang làm mà cũng đi học, cũng học hai năm... ha... ha... Mà tao học hơn mày, tao học cả đời, học từ lúc cầm búa đập dập nát ngón tay cho đến khi tao nhắm mắt mà cũng bào láng cón mặt bàn, đến bây giờ cũng còn học, mày có thể biết không?
- Dạ, tôi có thể học nữa.
- Sao mày không có thể học nữa ở chỗ mày đã học đó... ha...ha... thằng này nói nó có thể làm được. Nó chỉ có thể thôi... ha...ha... có thê mà cũng xin vô đây làm. Mày có thể cho tao biết mày là người gì mà không biết nói chuyện. Mày có thể đi chỗ khác để tao ****c cho xong cái chân bàn này không. Mày có thể đừng đứng lạng quạng cản công cản chuyện của tao không?
Như thế, tôi xin hết chuyện làm này đến chuyện làm kia, không ai tin tôi khi họ nghe giọng nói nạc mỡ, câu văn ngượng ngập. Ngưòi ta nghi ngờ tại sao tôi đang ở ngoại quốc nghe nói sung sướng giàu sang lắm mà lại về Việt Nam lang thang tìm những việc làm "rẻ tiền". Lâu lâu bạn bè khi thì tụi trong băng Việt Maxi ngày xưa, khi thì tụi bạn Na Uy, khi thì ba má chợt nhớ đến tôi, gởi cho vài trăm đô để dành sống qua ngày. Tôi tiêu dè dặt từng đồng vì không biết khi nào được nhớ tới. Tôi lo sợ đến một lúc nào đó bạn bè, gia đình quên người bạn, người con đang bơ vơ giữa "xứ người".

Na Uy không có án tử hình. Nếu tòa án cho tôi lựa chọn thì tôi chọn cái án nặng nhất của Na Uy là hai mươi mốt năm thay vì cái án "trở về quê hương" này. Hai mươi mốt năm trong tù, dầu gì thì còn có một chỗ đứng, được cư xử như một con người, được có những ước mơ cho hai mươi mốt năm sau. Còn ở đây, ở Việt Nam, ở nơi người ta gọi là quê hương của tôi thì tôi chỉ là một tấm giẻ rách vụn, suốt đời là tấm giẻ vụn trong muôn ngàn tấm vải đầy màu sắc được mang ra may thành những tấm áo, tấm màn. Làm sao tôi có được ước mơ cho hai mươi mốt năm sau?
Ba má đã cắt một tấm vải từ bộ áo gia đình để vá lên bộ áo gia đình khác mà không cần biết đến kết quả của sản phẩm may vá đó. Ba má đã cắt một tấm vải từ bộ áo Việt Nam màu vàng rực rỡ để đem vá chồng lên bộ áo Na Uy màu xanh đỏ trắng tươi. Bởi màu sắc quá chói mắt nên người ta cắt tháo nó ra, đem nó vá chồng lên bộ áo nguyên thủy của nó nhưng người ta không hiểu rằng tấm giẻ vụn này đã không còn thích hợp với tấm áo Việt Nam ngày nay cho nên không ai muốn dùng nó. Chẳng lẽ từ nay và mãi mãi, nó chỉ là một tấm giẻ vụn vô dụng?
Tôi có dám ước mơ: Một ngày nào đó, người ta thâu lượm những mảnh giẻ vụn như tôi, kết may khéo léo thành một tấm khăn trải bàn, thành một cái bao gối. Hỡi đôi bàn tay khéo léo! Hỡi khối óc biết tận dụng của thừa vật thải! Hỡi tấm lòng biết nhìn xuống vực sâu! Các người có hiện diện trên thế gian này không?

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 81
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com