watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:41:1929/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Những Ngọn Gió Hua Tát
Trang 2
Tất cả các trang
Trang 2 trong tổng số 2

Truyện thứ sáu

Đất Quên

Lò Văn Pành là ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Hơn tám mươi tuổi, hàm răng của ông vẫn còn đều tăm tắp như răng chàng trai mười bảy tuổi. Cối đá giã gạo, ông dùng một tay cử lên như bỡn. ông làm bằng ba người khác. Uống rượu cũng vậy, sức ông có thể chấp nổi muôn người. Tráng đinh trong bản Hua Tát nhìn ông kiêng nể. Ông Pành có ba vợ, tám đứa con và khoảng ba chục đứa cháu. Họ sống hòa thuận và khá sung túc. Gia đình cũng giống như những lò than, các cục than có sức tỏa ấm cho nhau nhưng rồi sau đó lại thiêu đốt nhau. Gia đình nào mà chẳng thế?
Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như ông Pành chỉ sống quanh quẩn ở trong thung lũng Hua Tát. Nhưng đùng một cái, ông bỗng nảy sinh ý định đi về Mường Lưm mua trâu. Thực ra nếu chỉ mua trâu chẳng phải vất vả nhiều đến thế, chỉ cần sang bản Chi, bản Mạt, ông Pành có thể mua được những con trâu cày hạng nhất. Nhưng Mường Lưm là nơi thời trẻ ông Pành ở đó. Ký ức xa xưa sống dậy trong ông.
Mường Lưm là vùng đất xa xôi hẻo lánh tận cuối Châu Yên. Tiếng Thái Mường Lưm nghĩa là đất quên. ở đây có những khu rừng nguyên sinh từ thời thượng cổ, cây cối bạt ngàn, chim thú nhiều vô kể.
Hôm ấy, ông Pành cưỡi ngựa đến gần Mường Lưm thì trời đã tối. Một cơn mưa đá dữ dội ập đến. Ông Pành nhìn quanh xem có chỗ nào trú được nhưng chỉ mênh mông rặt đồi cỏ gianh lá sắc như dao. Đá ở trên cao ào ào trút xuống. Con ngựa sợ hãi không chịu đi nữa, miệng nó hý vang, móng cào xuống đất.

Ông Pành nhảy vội xuống ngựa, miệng chửi rủa, ông chưa bao giờ thấy trận mưa nào dữ dội đến thế. Gió to quá, những giọt mưa đá quất vào người ông đau điếng. Đêm dần ập xuống, sấm sét rền vang làm đất rung chuyển, con ngựa dứt đứt dây cương chạy vụt xuống đồi. ông Pành định đuổi theo thì bỗng nhiên thấy có bóng đen nhỏ chạy về phía minh. ông định thần lại. Đấy là cô gái đi làm nương về, gặp mưa bất thần, nàng sợ hãi vừa chạy vừa ngã, luôn miệng kêu trời. Gặp ông Pành, nàng kiệt sức ngã quỵ vào tay ông.
Mưa như trút, những cục đá văng như đạn ghém. ông Pành đứng lom khom che chở cho cô gái, cô gái úp mặt vào hai bàn tay, toàn thân run rẩy. Cô tựa vào bộ ngực trần vạm vỡ của ông tin cậy. ông Pành an ủi:
- Đừng sợ...đừng sợ...Cơn giận của Then sẽ qua đi thôi...
Họ đứng như thế giữa đồi cỏ gianh, xung quanh mưa đá sấm rền. ông Pành ngợp trong diệu huyền. Cả cuộc đời từng trải của ông, ông chưa bao giờ có cảm giác ấy. ông biết đây chính là điều ông vẫn hằng khao khát mong tìm. Hơn cả tình yêu, hơn cả những người phụ nữ mà ông đã gặp, cảm giác này như là hạnh phúc.
Khi trời mưa tạnh thì trên cao bắt đầu le lói một thứ ánh hồng mờ ảo. Cô gái ngượng ngập rút tay ra khỏi bàn tay ông Pành. ông chưa bao giờ thấy ai lại đẹp như vậy. Nàng vùng chạy. ông luống cuống đuổi theo, vấp ngã nhưng rồi cuối cùng ông nắm được tay nàng.
- Em tên là gì? - ông hỏi. - Ngày mai ta đến cầu hôn...Em có bằng lòng ta không? Cô gái bối rối, mãi sau nàng mới ấp úng:
- Em là Muôn...ở bản Mường Lưm...
Nàng đẩy ông ra rồi chạy xuống đồi, đôi bắp chân trắng nõn nà. ông Pành ngồi thụp xuống đất, mồ hôi vã ra, bủn rủn. Một niềm sung sướng tràn ngập lòng ông. ông nằm vật ra giữa đám cỏ gianh ướt sũng, mặc cho những con kiến đen to tướng bò lung tung trên tấm ngực trần. ông thiếp đi cho đến lúc con ngựa tinh khôn tìm thấy ông, lấy cái miệng nóng hổi nhay nhay vào cái tai to, có những chùm lông đen loăn xoăn của ông để lôi dậy.
Trưa hôm sau, ông Pành dắt ngựa vào bản tìm đến nhà Muôn. ông quỳ xuống, chồng cả đống bạc hoa xòe dự định mua trâu cho ông bố Muôn. Biết lời cầu xin của khách, bố Muôn cười vang, ông gọi vợ con và dân bản đến. Mọi người cười cợt bàn tán. Ông Pành vẫn cứ trơ trơ giữa lời nhạo báng sắc tựa dao chích. Muôn nấp sau khe cửa nhìn ra. Nàng thấy hay hay và thấy câu chuyện còn có vẻ buồn cười nữa. Quả thật, nàng đã quên khuấy đi cơn mưa đá đêm qua, những giọt nước mắt và cuộc gặp gỡ trên đồi.

Một mực khăng khăng, ông Pành nhắc đi nhắc lại những lời cầu hôn. Thực quá đáng, mọi người không thể còn cười được nữa. Cuối cùng, bố Muôn đành phải đặt ra điều kiện:
- Thôi được, ông muốn làm rể tôi thì ông ở đây làm sao hạ được cây gỗ lim to nhất ở đỉnh Phu Luơng mang về. Cây gỗ ấy sau này sẽ là căn nhà của ông và con Muôn đấy...
Mọi người lại cười phá lên. Không ai ở đây không biết cây gỗ lim ấy, vòng gốc của cây gỗ lim tám người đứng ôm không xuể. Nó mọc trên đỉnh núi đá vôi cao đến nỗi đứng ở trên ấy nhìn xuống thì bản Mường Lưm chỉ bé như mái nhà sàn.
- Được! Xin ông hãy giữ lấy lời! - ông Pành trả lời như dao chém đá.
Người ta đồn rằng hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập được nhát rìu đầu tiên vào gốc cây lim thì ông kiệt sức. ông chết vì bị vỡ tim.
Đám tang ông Pành, Muôn không đi đưa. Hôm ấy nàng bận đi chợ Yên Châu xem đám chọi gà. Chiều về nàng cũng gặp mưa, nhưng mà lần này trời không mưa đá.

Truyện thứ bảy

Chiếc Tù Và Bị Bỏ Quên

Trên gác xép nhà trưởng bản Hà Văn Nó có chiếc tù và không biết đã từ đời nào sót lại. Chiếc tù và này bằng sừng trâu, khảm bạc, rạn nứt, mạng nhện chăng đầy, tò vò làm tổ ở trong. Không ai chú ý đến nó. Nó nằm đấy, lăn lóc, vất vưởng. Năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kỳ lạ. Chúng bé như những cái tăm, bám đầy chi chít trên những cành lá. Đi vào rừng hay đi lên nương, cứ nghe tiếng sâu bật mình lách tách, tiếng rào rào nghiến lá của chúng mà rợn cả người. Không có thứ lá cây nào mà loài sâu ấy lại không ăn được. Từ lá lúa, lá tre, cả lá của những cây song, cây mây đầy gai cũng bị chúng nhai ngấu nghiến.
Trưởng bản Hà Văn Nó gầy rộc. ông cùng với dân bẫn tìm đủ mọi cách để diệt thần trùng ấy. Họ rung cây, đốt lửa, hun khói, dội nước nóng và nước lá ngón. Tất cả mọi cách thảy đều vô hiệu. Loài sâu sinh nở nhanh chóng lạ lùng. Bản Hua Tát tiêu điều như có dịch hạch.
Người ta đã bàn tới chuyện dời bản Hua Tát về nơi khác. Các bô lão họp bạn. Mọi người mời thầy mo về cúng.

Trưởng bàn Hà Văn Nó sai người giết trâu, giết lợn để xin trời đất quỷ thần phù hộ. Thầy mo bảo:
- Cái xương ông tổ họ Hà đang rữa, biến thành sâu bọ, phải lôi cái xương ra ánh mặt trời mà rửa mới hết được sâu.
Trưởng bản giật mình. Họ Hà ở đây có tục thiêu người khi chết. Sau khi thiêu xong, xương cốt được cho vào cái tiểu sành mang đi cất giấu. ở trong dòng họ chỉ có một người đàn ông duy nhất biết được nơi cất giấu này. Trước khi chết, người ấy chọn ra một người trong họ để kế tục mình. Có lời nguyền rằng nếu thù ghét nhau, kẻ địch chỉ cần tìm được xương ấy mang tán trộn vào thuốc súng bắn đi là cả dòng họ tuyệt diệt. Họ Hà không ít kẻ thù. Bây giờ nếu mang ra rửa, làm lộ nơi giấu, khác nào tạo cho kẻ thù cơ hội tốt. Trưởng bản nghĩ ngợi. ông biết kẻ thù đang rình rập ông từng bước, nhưng chẳng lẽ cứ để nạn sâu phá hoại quê hương?
Một đêm cuối tháng, trưởng bản thức dậy rồi gọi con trai là Hà Văn Mao theo mình. Mao mười tám tuổi, tuấn tú, thông minh, trí lự hơn người. Hai cha con trưởng bản bí mật ra đi. Nơi cất giấu hài cốt họ Hà ở một hang sâu tít trên đỉnh núi. Ngoài cửa hang, một cây si già buông rễ phủ kín. Rạch qua lớp rễ ken dày mới chui được vào trong đó. Vất vả lắm, khi ánh mặt trời le lói thì hai cha con trưởng bản mới đưa được cái tiểu sành ra được cửa hang.

Trưởng bản mở nắp tiểu sành, bày xương ra đất dùng rượu rửa. Xương cốt còn nguyên không hề mủn nát như lời thầy mo nói. ở giữa đám xương có một sợi dây bằng bạc cực kỳ tinh xảo.
Mao hỏi cha:
- Dây này để làm gì vậy?
- Không biết! - Trưởng bản nghĩ ngợi. - Có thể nó dùng để buộc hay đeo vũ khí gì chăng?
- Con thích nó - Mao bảo cha và chàng giắt sợi dây bạc vào người.
Hai cha con trưởng bản rời hang, cắt đường xuống núi. Họ đến chố ngoặt cách hang không xa thì thấy một toán người lạ nằm phục. Trưởng bản nhận ra kẻ thù. ông sai con chạy về bản gọi người ứng cứu, còn ông ở lại chặn đường.
Trưởng bản lập kế. ông tìm cách nhử kẻ thù ra xa hang sâu bí mật. Trong thế không cân bằng này, tính mạng của ông như treo sợi tóc. Mao về bản. Chàng lập tức gọi ngay những tay súng cừ khôi nhất bản lên rừng để cứu cha mình. Tiếng súng thưa thớt trên rừng khiến lòng chàng như lửa đất.
Đến trưa, họ mới tìm thấy trưởng bản. ông bị trói dưới gốc cây xa cái hang bí mật đến chục dặm đường. Khẩu súng hết đạn vứt dưới chân ông. Kẻ thù đã cắt lưỡi ông vì không chịu khai nơi dòng họ cất giấu hài cất.
Mao đưa cha mình về bản. Trưởng bản không chết, nhưng từ bữa ấy ông thành người câm, không còn nói được.
Nạn sâụ phá hoại vẫn cứ lan tràn càng ngày càng tệ hại. Mao nổi giận, chàng sai cắt lưỡi thầy mo rửa hận cho cha, rồi chàng ra lệnh chuẩn bị dời bản đi sang đất khác.

Hôm dọn đồ đạc, Mao thấy cái tù và ở trên gác xép. Trên tù và có một lỗ nhỏ buộc dây. Chàng sực nhớ ra sợi dây bằng bạc lấy trong đám xương cụ tổ. Chàng bèn lấy sợi dây đeo vào tù và. Chiếc tù và cũ bỗng dưng trông đẹp hẳn lên. Mao cầm tù và rúc thử một hồi. Thật kỳ lạ! Khi tiếng tù và vừa mới cất, những con sâu đen trên cây tự dưng quằn quại rồi rơi xuống đất.
Mao ngạc nhiên, chàng cầm tù và rúc thử vài lần. Những con sâu đen rụng xuống như mưa. Chàng sung sướng, vội vã sai ngay mọi người dừng việc dọn nhà.
Ca bản reo hò theo Mao lên rừng. Sáng ngày hôm ấy, chiếc tù và không ngớt rúc lên âm thanh kỳ lạ của nó. Sâu đen rơi xuống rào rào, người ta chỉ cần vun lại giết đi. Nạn sâu phá hoại chỉ trong một ngày đã bị diệt sạch. Diệt xong nạn sâu, dân bản Hua Tát mở hội ăn mừng. Chiếc tù và cũ được đặt trang trọng trên ngai thờ.
Từ đấy, ở bản Hua Tát, sáng sáng lại có một hồi tù và vang dội cất lên. Tiếng tù và cổ xưa nhắc nhở mọi người nhớ đến tổ tiên, báo hiệu cuộc sống bình yên không có sâu hại.
Chiếc tù và lúc nào cũng đeo bên mình ông già câm Hà Văn Nó. Chiếc tù và ấy trông cũng bình thường, chẳng khác mấy tí những chiếc tù và thường gặp. Thậm chí còn như xấu xí, tiếng kêu cũng chẳng to hơn.

Truyện thứ tám

Sạ

Kẻ điên rồ nhất ở bản Hua Tát là Sạ. Sạ là con út ông Pành, người từng lập nên cả một gia đình đông đúc có tám người con và gần ba chục đứa cháu; ông già nổi tiếng khắp các bản mường. Từ nhỏ, Sạ đã nghịch ngợm và thích phiêu lưu. Suốt đời chàng mơ làm nên sự tích phi thường. Bỏ qua hết thảy những lời khuyên nhủ, chàng chỉ khăng khăng một mực làm theo ý thích của mình. Uống rượu ư? Ai có thể uống luôn một lúc hai mươi sừng rượu, hãy đọ với chàng! Săn hoẵng ư? Ai có thể đuổi theo con hoẵng hơn ba ngày trời để cho con hoẵng đến nỗi phải nằm vật ra đứt ruột, hãy đọ với chàng! Ai có thể tung còn được nhanh và khéo hơn chàng? Ai có thể làm cho chiếc khèn bật ra âm thanh quyến rũ hơn chàng? Và nữa, ai có thể chinh phục trái tim phụ nữ tài giỏi hơn chàng?

Có lần bản Hua Tát vất vả một ngày mới bắt hết số cá thả ở dưới hồ lên thuyền. Chỉ còn chờ lúc chia cá thì Sạ lập úp thuyền xuống nước. Mặc kệ những lời kêu la chửi rủa, Sạ cười sằng sặc, chàng nhảy xổ vào đám cá trắng bạc đang quẫy tứ tung chàng vừa phóng thích.
Sạ điên rồ đến nỗi chỉ vì một lời thách đố là chàng nhảy ngay vào lửa. Đối với chàng, lời khen của đứa bé con hoặc một phụ nữ còn quý hơn cả lượng vàng. Thế nhưng - điều này cũng ác như mọi thói đời, dân bản Hua Tát chẳng ai đi khen chàng cả. Người ta không gọi tên chàng. “Thằng Điên”... “Thằng Rồ”... “Kẻ Khùng”... đấy là tên gọi của chàng. Chàng như một con thú lạ sống giữa mọi người. Sạ sống như thế bứt rứt đau khổ.. Chàng ngờ vực trí tuệ, khả năng mình. ở trong đám hội, chàng vui đấy, nhưng chỉ lúc sau chàng lại lặng im như hóa đá. Chàng ngồi suốt ngày, suốt tháng, chế tạo ra thứ đồ chơi hay thứ vũ khí gì đấy, nhưng khi làm xong chàng lại vứt đi. Không ai dám đặt lòng tin hay dám giao phó việc gì cho con ngươl đầy bất trắc. đó. Nỗi cô đơn khủng khiếp giày xé tim chàng. Niềm ham sống và những khát vọng mãnh liệt bứt chàng ra mọi nếp thường. Năm ba mươi tuổi, nghe theo lời rủ rê của một gà buôn muối ở dưới xuôi lên, Sạ bỏ Hua Tát ra đi cũng với ý muốn lập nên sự tích phi thường ở vùng đất khác..
Sạ đi rồi, cuộc sống ở bẫn Hua Tát như buồn tẻ hơn. Các vụ đánh lộn không còn ác liệt như trước. Phụ nữ cũng ít ngoại tình. Không còn có những tiệc xòe thâu đêm suốt sáng. Nụ cườì ít hơn. Thậm chí đến cả chim chóc bay qua bầu trời Hua Tát vô cánh cũng như uể oải. Người ta trở nên cau có, công việc đè lên vai họ nặng nề hơn trước. Chơ đến lúc ấy, người ta mới thấy nhớ Sạ, mới thấy Sạ đi là điều đáng tiếc.
Tin tức về Sạ thỉnh thoảng do gã buôn muối mang đến làm mọi người kinh ngạc. Nghe nói chàng đang tham gia giúp việc Cần Vương ở mãi dưới xuôi. Một dạo, nghe nói chàng đang đi sứ ở một nước nào xa xôi ghê lắm. Lại có một dạo, nghe nói chàng bị đi đày vì đã tham gia âm mưu phản lại triều đình.
Phụ nữ bắt đầu lấy Sạ ra để làm gương dạy dỗ chồng mình. Người bản Hua Tát nhắc đến tên Sạ để mà so sánh việc nọ việc kia với người bản khác: Thậm chí, người ta còn dẫn những việc hồi xưa ở bản Sạ chẳng hề làm.

Tên tuổi của chàng thành niềm tự hào của họ.
Thế rồi năm tháng qua đi. Người ta nghĩ Sạ chắc đã gửi xác nơi đất khách quê người, thì một ngày kia Sạ bỗng trở vể.
Không còn chàng Sạ trẻ trung và vui nhộn nữa. Đấy là ông lão lụ khụ hệt người rừng, một chân cụt, đôi mắt già nua bắt đầu có nước đọng trong đồng tử.
Được hỏi chuyện, Sạ trả lời dè dặt về quãng đời oanh liệt ông từng trải qua. Những lời đồn đại do gã buôn muối kể lại phần nào có thật. Người bản Hua Tát dựng lên cho Sạ một mái nhà sàn. ông sống bình thường như mọi người khác. Có ai nhắc lại chuyện cũ thì ông lảng tránh. Sạ lấy vợ. Hai vợ chồng già sinh được một đứa con trai. Sống được đến bảy mươi tuổi thì ông mới mất. Trước khi mất, nghe đồn ông nói lại rằng:
- Quãng đời bình thường cuối cùng ta sống ở bản Hua Tát như mọi người đời, mới thực chính là sự tích phi thường mà ta lập được. Có thể thế châng? Không thấy người dân Hua Tát bàn tán gì về câu nói ấy. Nhưng dám tang Sạ, người ta cử hành trang trọng hệt như đám tang một vị vương hầu.

Truyện thứ chín

Nạn Dịch
ở Hua Tát có cặp vợ chồng Lù, Hếnh. Họ thân nhau từ nhỏ. Lớn lên, hai người yêu nhau, lấy nhau, sinh con đẻ cái. Họ thuộc cử chỉ, tính nết, đến cả ý nghĩ của nhau. Chẳng bao giờ hai người xa nhau. Đến kỳ Hua Tát có nạn dịch tả, hai người gắn bó với nhau kể đến năm chục năm trời. Dịch tả ở Mường La, Mai Sơn tràn đến Hua Tát vào một ngày thời tiết kỳ lạ: vừa nắng chang chang, vừa mưa như trút. Hơi nước ở trên mặt đất hầm hập bốc lên nghi ngút gai lạnh cả người. Trẻ con chết trước rồi đến người già. Người nghèo chết trước rồi đến người giàu. Người tốt bụng chết trước rồi đến lượt những tên đê tiện. Trong nủa tuần trăng, ở bản Hua Tát ba chục người chết. Người ta đào vội đào vàng những hố chôn người, rồi rắc vôi bột lên trên. Đến đêm thần Chết mở tiệc xòe dưới vầng trăng đỏ quạch.
Người Hua Tát chống trả dịch tả bằng rượu mạnh, gừng giã nhỏ trộn tỏi và ớt. Người ta đỏ ộc vào miệng những đứa bé con đang bú sữa mẹ hàng bát những thứ nước ấy. Chúng khóc thét lên vì gan ruột cào xé. Có hề gì, đằng nào thì sống ở đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần. Khi có nạn dịch thì Lù đang ở xa nhà. Thói ham mê rong chơi cờ bạc từ nhỏ đã làm hại ông biết bao nhiêu lần thì đến bây giờ đền đáp cho ông chỉnh bằng sự sống. Suốt thời gian ấy Lù đang mải bận vào hội đỏ đen trong mãi Mường Lưm. Mười ngày liền, vận đỏ không rời ông lấy một khắc, thậm chí cả đi đái Lù cũng vẫn bắt được tiền. Các tay cờ bạc ngờ ông hẳn có bùa chú. Đến ngày cuối cùng, với tay nải đầy bạc hoa xòe, Lù giã biệt ra về, để lại cho các thân chủ những nỗi tuyệt vọng đắng cay..

Qua chợ yên Châu, Lù mua một con ngựa không thèm mặc cả khiến cho tay buôn ngựa người Kinh hết sức sửng sốt, đấm ngực thùm thụp tiếc rẻ. Tay này vào quán, buồn cho mình, nốc bí tỉ đến nỗi mất hết số tiền bán ngựa. Lù ngật ngưỡng, cưỡi con ngựa mới về nhâ, lòng phơi phới. Đến đầu bản, Lù sửng sốt thấy hàng rào cấm lá xanh. Vôi bột trắng xóa khắp nơi. Trên các khau –cút nhà sàn đầy nhừng con quạ béo núc. Người ta ngăn Lù không cho vào bản. Họ chỉ đường ra ngoài rừng ma, nơi các con Lù vừa chôn mẹ chúng sáng nay. Bà Hếnh đã chết, ngôi mội mới rắc đầy vôi bột là mộ của bà. Đau đớn điên cuồng, Lù phóng ngựa ra chỗ chôn vợ. Phủ phục trước mộ, Lù kêu gào nức nở. Hếnh ơi...- Lù khóc - Tôi sống ra sao bây giờ khi không có bà? Đi làm nương về lấy ai đun nước cho tôi rửa mặt? Săn được con hoẵng, ai làm món lạp cho tôi...Lấy ai chia sẻ niềm vui, nỗi buồn?
Lù khóc lâu lắm. Ký ức sống dậy khiến ông đau đớn. ông thấy thương vợ vô cùng. ông nhận ra mình bạc bẽo, vô tình, thấy vợ cao thượng, chịu đựng. Càng nghĩ ông càng ân hận, thương cảm. Từ những miếng ăn Hếnh cũng nhường nhịn, những miếng vải đẹp Hếnh cũng dành dụm...Tất cả vì ông, vì con, Hếnh sống với ông như một người chị, người mẹ, một người đầy tớ. Còn ông hơn năm mươi năm, ông đã làm gì cho Hếnh?
Gục đầu trước mộ, Lù bỗng nghe thấy có tiếng rên rỉ dưới đất vọng lên. Tiếng rên của Hếnh! Ông đã quen thuộc từng hơi thở của vợ nên nhận ra ngay. Gạt sang một bên những nỗi kinh hoàng, Lù cuống cuồng vội vã bới đất, lòng thầm hy vọng có sự nhầm lẫn nào chăng? Càng đào sâu, tiếng rên càng rõ. Lù điên cuồng vui sướng. Tay ông tóe máu mà không cảm thấy đau. Cuối cùng, ông bật được nắp quan tài, thấy Hếnh còn đang thoi thóp.

Lôi vợ ra khỏi quan tài. Lù vội vã đặt lên yên ngựa, ôm túi bạc phóng sang bản Chi để tìm thầy thuốc. Người ta ngăn ông không cho vào bản. Lù đổ một nừa số bạc cho người gác để thuyất phục họ. Cuối cùng, người ta cũng cho hai người vào bản, có điều phải để lại hai phần ba túi bạc. Vào trong bản, Lù tìm đến nhà thầy thuốc. Chồng cả bạc hoa xòe còn lại, Lù xin thầy thuốc hết lòng cứu Hếnh.
Lù không lường được tai họa của việc ông làm. Ông bị lây bệnh. Cả hai người chết ngay đêm hôm ấy. Thầy thuốc đã lấy số bạc của ông tổ chức đám ma cho cả hai người. Hai người chôn cùng một huyệt. Khi lấp đất, người ta rắc vôi bột và ném xuống một vốc bạc trắng hoa xòe.
Dưới ba thước đất, chắc hẳn linh hồn Lù sẽ ngậm cười. Nạn dịch ở bản Hua Tát sau đó ít lâu thì, hết. Nỗi kinh hoàng về nạn dịch ấy đến mấy thế hệ sau mới được xóa nhòa. Ngôi mộ chôn Lù và Hếnh, bây giờ là một đụn đất khá cao, trên mọc đầy những cây song, cây mây gai góc, những người già ở bản Hua Tát đặt tên nó là mộ tình chung thủy, còn bọn trẻ con gọi là mộ hai người chết dịch.

Truyện thứ mười

Nàng Sinh

Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát.
Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, để nàng trong rừng. Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương. Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. Thân phận côn hươn(1) nàng sống thui thủi như con chim cút.

ở Hua Tát, trên đường đi vào rừng ma, có cái miếu nhỏ. Miếu này thờ chàng Khó, người từng giết con hổ dữ ngày nào. Trong miếu có hòn đá nhỏ bằng nắm tay người, để trên bệ gạch. Hòn đá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người. Ai muốn cầu xin thì sờ tay vào hòn đá, ghé sát miệng vào kể lể với nó. Hòn đá nằm trên bệ thờ từ bao đời rồi, chứng kiến rất nhiều cuộc đời, rất nhiều số phận. Hòn đá trở thành mốt thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm có người trông thấy hòn đá tỏa sáng như một cục lửá. Những nỗi đau khổ, những lời cầu xin tích tụ trong hòn đá nhỏ.
Một bận, có một người khách lạ từ dưới xuôi lên, ông ta cao lớn, cưỡi trên một con ngựa ô khỏe mạnh. ông rẽ vào nhà trưởng bản, thăm các bô lão, la cà khắp nơi đây đó, ông hiểu rất rõ phong tục ở bản. Dân bản Hua Tát đoán ông là người buôn cao hoặc lông thú hiếm. ông rất nhiều tiền, cư xử hào hiệp và sang trọng lắm. Một bữa, ông khách qua miếu chàng Khó, trông thấy hòn đá định cầm lên xem. Nhưng thật lạ lùng, ông không làm sao nhấc được hòn đá lên khỏi bệ thờ. Ngạc nhiên, ông về gọi dân bản đến xem. Người ta xúm xít xung quanh miếu nhỏ. ông khách thử cho từng người lần lượt vào miếu để nhấc hòn đá lên tay, nhưng đều bất lực. Hòn đá nặng đến kinh người.
- Chắc có chuyện gì uẩn khúc? - ông khách căn vặn mọi người. - Trong bản liệu còn có ai chưa đến miếu này nhấc thử?

Người ta soát lại thấy thiếu Sinh. Người ta quên bẵng mất nàng.
Ông khách bảo với mọi người đi tìm Sinh đến. Nàng đang đi đào củ mài mãi trong nguồn nước. Sinh đến miếu thờ. Mọi người rẽ lối cho nàng. Ông khách bảo nàng nhấc thử hòn đá. Như có phép lạ, Sinh nhấc hòn đá lên tay dễ dàng như bởn. Mọi người ngạc nhiên, tất cả reo hò sửng sốt. Sinh cầm hòn đá đưa cho ông khách. ánh sáng mặt trời chiếu vào đôi bàn tay nàng, đôi tay chai sạn, ngón không ra ngón. Sinh bóp khẽ vào cái ngẫu vật thiêng liêng. Hòn đá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người. Những giọt nước ấy trong như nước mắt, chảy qua kẽ tay nàng rơi xuống mặt đất, in hình trên đó như những ngôi sao. Ông khách lặng người rồi khóc. ông xin dân bản được đón Sinh đi. ông sắm váy mới, áo mới cho nàng. Sinh bỗng trở nên xinh đẹp lạ thường.
Hôm sau, ông khách rời bản Hua Tát ra đi. Người ta đồn rằng về sau Sinh rất sung sướng. Ông khách là một Hoàng đế cải trang vi hành. ở Hua Tát, con đường rải đá đi ra bên ngoài thung lũng, con đường nhỏ, vừa lối đi, hai bên đầy cây mè loi , tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì, con đường đó được gọi là Đường Nàng Sinh.
Cái con đường ấy còn đến bây giờ.

(1) Đẳng cấp thấp nhất

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 90
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com